Trong quá trình đào tạo, việc vận dụng nguyên lý “Học phải luôn đi đôi với hành” là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định tới chất lượng giáo dục và đào tạo. Đối môn Địa lý, khảo sát nghiên cứu ngoài thực tế là điều kiện giúp sinh viên củng cố, vận dụng những kiến thức đã học từ giảng đường vào thực tế một cách có hiệu quả và sáng tạo.
Do vậy, thực địa kinh tế - xã hội là một học phần học tập quan trọng của sinh viên Địa lý. Chuyến đi thực tế này nhằm giúp sinh viên:
Củng cố, vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức ký thuyết đã học trong sách vở.
56 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo thực địa Địa lí Kinh tế - Xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở đầu
I. Mục đích, yêu cầu
Trong quá trình đào tạo, việc vận dụng nguyên lý “Học phải luôn đi đôi với hành” là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định tới chất lượng giáo dục và đào tạo. Đối môn Địa lý, khảo sát nghiên cứu ngoài thực tế là điều kiện giúp sinh viên củng cố, vận dụng những kiến thức đã học từ giảng đường vào thực tế một cách có hiệu quả và sáng tạo.
Do vậy, thực địa kinh tế - xã hội là một học phần học tập quan trọng của sinh viên Địa lý. Chuyến đi thực tế này nhằm giúp sinh viên:
Củng cố, vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức ký thuyết đã học trong sách vở.
Bổ sung, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới từ thực tế sản xuất và xã hội.
Giúp sinh viên thấy được mối quan hệ khăng khít giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội.
Làm quen với công tác thực tế, thu thập tài liệu, trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, là cơ sở để sinh viên thể hiện khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích tài liệu trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Kết quả chuyến đi được thể hiện trong báo cáo thực địa. Đó là kết quả của quá trình tổng hợp phân tích tài liệu, quan sát kết hợp kiến thức lý thuyết với thực tế sống động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra nó còn phát huy được tính độc lập, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh tế - xã hội và các vấn đề địa lý khác .
Lộ trình và địa bàn thực địa
Tuyến nghiên cứu.
Tuyến đường thực địa chính từ Hà Nội đến Quảng Ninh.
Hà Nội (QL 5) - Bắc Ninh (Q.Lộ 18) - Nam Sách (Hải Dương - QL 18) - Sao Đỏ (Hải Dương - QL18) - Đông Triều - Uông Bí - Yên Lập - Hạ Long - Cẩm Phả - Móng Cái.
Một số điểm và thời gian nghiên cứu.
Thời gian thực địa chính thức gồm 3 tuần (từ ngày 3/10/2005 - 24/10/2005 ).
Từ ngày 03/10/2005 - 08/10/2005: Làm công tác nội nghiệp, nghiên cứu các tài liệu phục vụ thực địa.
Từ ngày 09/10/2005 - 16/10/2005: Nghiên cứu thực địa.
Từ ngày 17/10/2005 24/11/2005: Viết báo cáo thực địa.
Địa bàn thực địa Quảng Ninh với một số điểm nghiên cứu chính sau:
Thị xã Cẩm Phả (09/10-12/10/2004): Các điểm nghiên cứu là mỏ than Đèo Nai, Thống Nhất, Công ty tuyển than Cửa Ông, cảng Cửa Ông, Đền Cửa Ông, Đảo Vân Đồn (Khu sinh thái Việt - Mỹ, Công ty cổ phần thuỷ sản Cái Rồng).
Thị xã Móng Cái (12/10-13/10): Các điểm khảo sát là mũi Sa Vĩ, mũi Ngọc, Trà Cổ, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, khu thương mại Móng Cái.
Thành phố Hạ Long (14/10-16/10): Các điểm khảo sát chính là Đảo Tuần Châu, Cảng Cái Lân, Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long (tuyến hang Sửng sốt và bãi Titốp).
Ngày 16/10/2005, đoàn thực địa hoàn thành thắng lợi chuyến thực địa về đến trường ĐHSP Hà Nội vào lúc 15h05’.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu không gian, thực trạng phát triển kinh tế của địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Nghiên cứu một số vấn đề địa lý kinh tế - xã hội Quảng Ninh:
Phát triển kinh tế tổng hợp.
Công nghiệp: công nghiệp khai thác than.
Nông- lâm- ngư nghiêp: thuỷ sản
Du lịch.
Dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại...)
Các vấn đề môi trường tại khu vực nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cưú thực trạng phát triển kinh tế Quảng Ninh chúng tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu chính:
Phương pháp điều tra thực địa
Nghe báo cáo: Đoàn thực địa được nghe báo cáo tại Công ty than Đèo Nai, Công ty than Thống Nhất, Tuyển than Cửa Ông, Công ty cổ phần thuỷ sản Cái Rồng.
Phương pháp thu thập thông tin thực tế từ các cơ quan chức năng (sách báo, số liệu thống kê...)
Khảo sát từ thực địa.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh tài liệu.
Trên cơ sở thông tin thu thập từ các cơ quan, thực tế... phân tích tổng hợp về thực trạng phát triển kinh tế Quảng Ninh cũng như khó khăn vướng mắc cần giải quyết của Quảng Ninh trong chiến lược phát triển bền vững. Có sự so sánh, đối chiếu, giữa các tài liệu về địa phương khảo sát từ đó thấy được những nét nổi bật, sâu sắc nhất của đối tượng nghiên cứu.
3. Phương pháp bản đồ: Sử dụng các tài liệu thông tin thành lập bản đồ thực tế, để phục vụ nội dung báo cáo.
Chương I
Đánh giá một số nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội phục vụ phát triển
kinh tế Quảng Ninh
I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Vị trí địa lý
Quảng Ninh là mảnh đất địa đầu Đông Bắc của tổ quốc có hình dáng đặc biệt, nằm chênh chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phía tây dựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng mình xuống Vịnh Hạ Long trong xanh với hàng nghìn hòn đảo nhấp nhô trên sóng nước biển Đông.
Tọa độ địa lý
Địa giới Quảng Ninh được xác định trong hệ tọa độ từ điểm cực bắc ở dãy núi Mỏ Toòng huyện Bình Liêu 21040’B đến điểm cực nam tại đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng là 20040’B và từ điển cực tây 106025’Đ (thôn Vân Đông- Nguyễn Huệ- Đông Triều) đến điểm cực đông là 108030’Đ (Bán đảo Trà Cổ – Hải Ninh).
Về mặt vị trí
Quảng Ninh có biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) 132km, tại phía bắc của các huyện Bình Liêu, Quảng Hà và thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có 300km giáp với Lạng Sơn (tây bắc), Bắc Giang, Hải Dương (phía tây và tây nam) và thành phố Hải Phòng. Các phía khác, Quảng Ninh nhìn ra biển với khoảng 200km hải giới là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển ngư nghiệp cũng như du lịch biển mà ít tỉnh nào có được. Diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 (phần đã xác định). Trong đó diện tích đất liền là 5.938km2, vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913km2.
Như vậy, Quảng Ninh có một vị thế đặc biệt ở cửa ngõ Đông Bắc trong giao lưu kinh tế, với các khu vực kinh tế trong cả nước cũng như với nước bạn láng giềng Trung Quốc và cả trong bảo vệ an ninh lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam nói chung.
Địa hình
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi - duyên hải độc đáo nhất Việt Nam lắm hình, nhiều vẻ. Đến với Quảng Ninh, người ta có cảm giác đến với đất nưứoc Việt Nam thu nhỏ bởi ở đây ta bắt gặp đầy đủ các dạng địa hình như đồng bằng, đồi núi, ven biển, hệ thống các đảo, thềm lục địaHơn 80% đất đai là đồi núi, hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là núi. Về cơ bản có thể chia địa hình Quảng Ninh thành các loại sau:
Địa hình miền núi
Địa hình vùng núi có thể chia làm hai vùng:
+ Vùng núi miền đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Quảng Hà, Móng Cái với hướng chủ đạo là đông bắc- tây nam. Hai dãy núi chính là dãy Quảng Nam Châu (1.507m) - Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên huyện Bình Liêu, Quảng Hà và dãy Ngàn Chi (1.166m) nằm phía bắc huyện Tiên Yên.
+ Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc T.X Uông Bí và huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp của cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử cao1.068m và đỉnh Am Vát cao 1094 m.
2.2 Vùng trung du và đồng bằng ven biển
Vùng này gồm những đồi thấp bị phong hoá, xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi tới các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Tiên Yên, Quảng Hà và một phần thị xã Móng Cái. Tuy những vùng này có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng lại rất thuận lợi cho nông nghiệp , giao thông nên dân cư tập trung đông đúc.
2.3 Vùng biển và hải đảo
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn ngàn hình dáng bên ngoài cùng những hang động kỳ thú bên trong. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng tạo nên từ sóng biển tạo thành những bãi tắm tuyệt vời cho phát triển du lịch như Trà Cổ, Quan Lạn, Ngọc Vùng...., hoặc làm nguyên liệu cho công nghiệp xây dựng. Dạng địa hình này kết hợp cùng các lạch sâu đáy biển tạo nên hàng loạt các luồng lạch, hải cảng tạo nên tiềm năng lớn về cảng biển và giao thông đường thuỷ.
Như vậy, chính sự đa dạng của địa hình đã góp phần quan trọng tạo nên các cảnh quan độc đáo, là điều kiện để Quảng Ninh phát triển du lịch cả trên biển và đất liền.
3. Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Do nằm ở vùng Đông Bắc, lại gần biển, nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.200mm, lượng mưa cao nhất tập trung vào tháng 8 (454mm). Mưa mùa hè đã chiếm tới 85% lượng mưa của cả năm. Nhiệt độ trung bình: 22,90 C, nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,50 C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 50C. Độ ẩm trung bình hàng năm 82%.
Nhìn chung, khí hậu Quảng Ninh thuận lợi cho việc phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như du lịch, khai thác thuỷ hải sản, phát triển nôngnghiệp....Tuy nhiên cần chú ý tới việc phòng chống tính thất thường của thời tiết miền nhiệt đới gió mùa gây ra (sương muối, bão lụt).
4. Thuỷ văn và hải văn.
Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn và dốc, lưu lượng nước có sự chênh lệch lớn giữa các mùa. Lưu lượng mùa khô1,43 m3/s, mùa mưa lên tới 1.500m3/s chênh nhau 1000 lần. Một số sông tiêu biểu của tỉnh có thể kể tên như: sông Bặch Đằng, sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ, sông Ka Long...
Về phía biển, Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín có nhiều lớp đảo che chắn với chế độ nhật triều điển hình. Mực triều dâng trung bình cao 2 m. Thuận lợi cho việc phát triển các cảng biển nước sâu.
5. Tài nguyên sinh vật
Sự kết hợp giữa khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, dẫn đến sự phân hoá đã làm nguồn tài nguyên sinh vật Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng.
*Tài nguyên sinh vật biển:
Với 250km bờ biển và 6000 km2 mặt nước biển, tài nguyên biển Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng là ưu thế nổi trội cho phát triển ngành thuỷ sản và du lịch. Quảng Ninh có nhiều ngư trường lớn, cho sản lượng cao, ổn định, phân bố gần bờ và quanh các đảo thuận lợi cho khai thác với sản lượng trên 4 vạn tấn/năm. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biển hải sản xuất khẩu.
Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại thuỷ sản ở nước ta, có hơn 1000 loài cá, trong đó 730 loài đã được định tên. ở đây có nhiều đàn cá lớn và quý như giống cá chim, thu, cá song, cá ngừ...Trong các loài hải sản, tôm he núi Miều đứng hàng đầu về chất lượng tôm Việt Nam. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nhiều đặc sản như bào ngư, trai ngọc, sò huyết, ngán, rong câu, sái sùng. Ngư trường rộng với sự đa dạng về chủng loại thuỷ sản luôn là nguồn lợi quan trọng, một thế mạnh của kinh tế biển Quảng Ninh.
*Tài nguyên rừng:
Rừng ở Quảng Ninh hiện nay tổng số có khoảng 153.000 ha. Tuy nhiên, qua thực tế quan sát ( nhất là khi đi từ Cẩm Phả đến Móng Cái) có thể thấy rõ chủ yếu là rừng thứ sinh. Các cây chủ yếu là keo tai tượng, thông còn non xanh ngát. Độ che phủ của rừng hiện còn 32%. Sự phân bố theo đai cao của thảm rừng được thể hiện khá rõ.
Diện tích rừng ngập mặn Quảng Ninh đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nam Bộ), với các cây thấp và nhỏ hơn: sú, vẹt, đướcmọc phổ biến ở khu vực Móng Cái- Tiên Yên.
Than Quảng Ninh
6. Khoáng sản
Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nổi bật nhất là than đá có trữ lượng tới 12 tỷ tấn, chiếm tới 90% trữ lượng than của cả nước. Trong đó trữ lượng khai thác lộ thiên 215,4 triệu tấn, khai thác lò 470,7 triệu tấn và trữ lượng cho khai thác giếng đứng 378 triệu tấn (Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001-2010). Than Quảng Ninh có chất lượng tốt, nhiệt lượng cao từ 7000-7500calo/kg, ít tro, khói và khí sunfua. Bể than này phân bố thành một dải không liên tục từ Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí đến Hòn Gai, Cẩm Phả, Cái Bầu. Dải than này kéo dài khoảng 130 km, rộng từ 20- 30km, độ dày tầng chứa than có nơi đến 2000 m, có nhiều mỏ lộ thiên dễ khai thác, có khả năng khai thác từ 18-20 triệu tấn/năm.
Tiếp đến là các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như đá vôi, sét, gạch ngói phong phú phân bố đều khắp tỉnh, ngoài ra ở đây còn có sắt (Hoành Bồ, Cái Bầu, Vân Đồn), ăngtimoan (Ba Chẽ), ti tan (Bình Ngọc- Móng Cái), đá dầu (Đồng Ho)...Khoáng sản là tài nguyên quan trọng, là lợi thế để Quảng Ninh phát triển công nghiệp góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
Điều Kiện kinh tế - xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Quảng Ninh là tỉnh có quy mô dân số ở mức trung bình so với cả nước. Năm 2003 dân số toàn tỉnh là 1045,6 nghìn người, chiếm khoảng 1,3% dân số toàn quốc, tỷ lệ dân thành thị 44,1% đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ dân thành thị (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng).
Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân 160 người/km2 nhưng phân bố không đều. Khu vực TP. Hạ Long có mật độ tới 1.236 người/km2, trong khi đó huyện Ba Chẽ chỉ có 27 người/km2; Cô Tô, Vân Đồn 70 người/km2
Về lao động: theo Sở lao động thương binh xã hội, hiện nay, Quảng Ninh có trên 640.000 người trong độ tuổi lao động (chiếm 61,5% tổng số dân). Trong đó, 141.900 lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 22.000 người (chiếm 15,5%), trung học chuyên nghiệp 44.882 người (chiếm 31,6 %), công nhân kĩ thuật là trên 75.000 người (chiếm 52,9%). Gần 50% dân số đã tốt nghiệp PTCS là điều kiện thuận lợi cho việc tạo ngành nghề và tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ, quản lý...Vấn đề lao động- việc làm cũng đang đặt ra cho Quảng Ninh nhiều thử thách bởi hàng năm tốc độ gia tăng lao động ở đây tương đối cao (3%/ năm).
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật của Quảng Ninh còn nhiều thiếu thốn và chưa đồng bộ. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng của Quảng Ninh hiện nay đang được chú trọng đầu tư tạo tiền đề, cơ sở cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống cảng biển thành tập trung ở các khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Tiên Yên. Hiện tại hệ thống cảng biển có thể tiếp nhận tầu đến 50.000 DWT, lượng hàng hoá thông qua cảng là hơn 8 triệu tấn.
Bảng 1: Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển của Quảng Ninh
đến năm 2010.
Cảng
Công suất năm 2003 (triệu tấn)
Công suất năm 2010 (triệu tấn)
Cái Lân (có các bến tàu container)
1.8 - 2.8
16 - 17
Cảng than Cửa Ông
4 - 4.1
5 - 5.2
Cảng nhà máy thép Cửa Ông
-
4 - 5
Hoành Bồ (chuyên dùng ximăng)
1.2 - 1.4
3.8
Dầu B12
1.5 - 2
3 - 3.5
Cầu Trăng (TP. Hạ Long)
1 - 1.2
1.8 - 2
Mũi Chùa
0.1 - 0.2
2
Điên Công
0.3
0.3 - 04
Nguồn: Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển của Quảng Ninh đến năm 2010
(quyết định 202/1999/QĐ- TTg ngày 12/10/1999 của thủ tướng chính phủ).
Cộng
11 - 12
38 - 39
Cảng nước sâu Cái Lân (đoàn thực địa đến thăm vào 15h00’ chiều 15/10/2005)- một trong những cảng chính của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi như vụng nước sâu, được che chắn bởi các đảo trên Vịnh Hạ Long nằm gần cửa biển, luồng lạch ngắn, ít bị ảnh hưởng của phù sa sông biển và sóng gió...Cảng Cái Lân đang trong quá trình xây dựng để đáp ứng mọi nhu cầu về vận tải hàng hoá và các dịch vụ cung ứng hàng hải khác. Hiện nay cảng đã đưa vào sử dụng bốn cầu cảng đó là:
+ Cầu cảng số 1 dài 166m, cao độ đỉnh bến +5m, độ sâu trước bến: -9m. Tiếp nhân được tàu có trọng tải tối đa: 25.000DWT với mức nước -8,6m. Năng suất khai thác cầu cảng 1 đạt trung bình 3.620 tấn/m.
Cảng nước sâu Cái Lân
+ Cầu cảng 5,6,7 có tổng chiều dài 680m, cao độ đỉnh bến +5m, độ sâu trước bến -12m, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 40.000 DWT.
Một góc tỉnh Quảng Ninh
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn chú ý phát triển cả hệ thống đường bộ như đường 18A dài 240 km, đường 10, cầu Bãi Cháy (sẽ hoàn thành vào năm 2006)...Dự án xây dựng sân bay quốc tế Hạ Long tại huyện Vân Đồn được Bộ GTVT trình chính phủ phê duyệt để triển khai trong giai đoạn 2006- 2010. Hệ thống cung cấp điện được nâng cấp đã và đang cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho việc phát triển kinh tế của vùng. Các công ty than cũng đang dần hiện đại hoá để nâng cao năng suất. VD: công ty tuyển than Cửa Ông thập kỷ 80 được thiết kế theo công nghệ của Ba Lan. Do yêu cầu mới thập kỷ 90 đã chuyển giao công nghệ bằng công nghệ của úc để sản xuất có hiệu quả hơn. Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng, bảo hiểm cũng được hoàn thiện và nâng cấp phát triển mạnh mẽ hơn.
Tóm lại Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Đó chính là những tiềm năng to lớn để Quảng Ninh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp đến phát triển thương mại, dịch vụ. Đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch. Do đó, Quảng Ninh hiện là một trung tâm, một trọng điểm vững mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, mà trước hết là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
Chương II
Hiện trạng phát triển một số ngành
kinh tế tỉnh Quảng ninh
Khái quát chung
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế năng động đặc biệt là công nghiệp (đặc biệt là khai thác than) và du lịch. Thực tế, Quảng Ninh nổi bật trong bức tranh kinh tế- xã hội nước ta với hai đặc thù “vùng mỏ- vùng than” và “vùng du lịch”. Trong không khí phát triển sôi động của nền kinh tế đất nước hiện nay, Quảng Ninh đã và đang phát huy mọi lợi thế của mình để phát triển các ngành kinh tế xứng đáng là một trong ba trọng điểm phát triển kinh tế khu vực phía bắc (cùng với Hải Phòng và Hà Nội).
Sự phát triển kinh tế Quảng Ninh thể hiện trước hết ở giá trị tổng sản phẩm chiếm khoảng 2% giá trị tổng sản phẩm của cả nước, 12% tổng giá trị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1995 - 2001 là 17,1%. GDP bình quân đầu người đạt 3.042.000 đồng năm 1995 và 5.897.000 đồng năm 2001.
Biểu đồ 1: Tổng giá trị GDP tỉnh giai đoạn 1995-2001
Cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng có những sự chuyển đổi tích cực. Hai khu vực công nghiệp và dịch vụ có nhịp độ tăng trưởng nhanh và đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh.
Biểu đồ 2: Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế Quảng Ninh 1995, 2001
Năm 2001
Năm 1995
Năm 1995
Khu vực dịch vụ tuy về cơ cấu giảm trong tổng sản phẩm do tốc độ tăng trưởng công nghiệp rất cao. Dự báo trong tương lai, dịch vụ sẽ là khu vực đóng góp chính vào tổng sản phẩm của tỉnh. Hiện tại, các ngành thuộc khu vực này mới trong giai đoạn đầu tư ban đầu.
Về mặt lãnh thổ Quảng Ninh đã hình thành 3 khu vực kinh tế chính đó là vùng công nghiệp đô thị (TP. Hạ Long, TX. Uông Bí, TX Cẩm Phả, Móng Cái), vùng trung du và ven biển, vùng núi. Trong các khu vực kinh tế này thì vùng công nghiệp đô thị đóng vai trò quan trọng nhất. Đóng vai trò là hạt nhân phát triển kinh tế của cả tỉnh Quảng Ninh với các ngành chủ yếu đó là công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thương mại dịc vụ và du lịch.
Công nghiệp
Quảng Ninh là một trong những trung tâm công nghiệp đầu tiên ở nước ta. Phát triển công nghiệp chính là thế mạnh của Quảng Ninh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này thể hiện qua vị trí: công nghiệp Quảng Ninh đứng thứ ba cả nước về tổng sản phẩm, đứng thứ tư về số lượng lao động. ở Bắc Bộ, công nghiệp Quảng Ninh chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội. Hiện nay, ngành công nghiệp đóng góp tới 49,3% tổng giá trị GDP với các ngành kinh tế chủ chốt là công nghiệp khai thác than, ngành chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, cơ khí, vật liệu xây dựng... Trong các ngành công nghiệp chủ chốt này thì công nghiệp khai thác than là ngành phát triển mạnh nhất do có lợi thế lớn về mặt tài nguyên.
Ngành công nghiệp khai thác than
1.1. Khái quát chung
Quảng Ninh là tỉnh khá giàu khoáng sản, trong đó nổi bật nhất là than đá. Bể than Quảng Ninh là bể than lớn nhất nước ta, có trữ lượng 12 tỷ tấn, chiếm tới 90% trữ lượng than của nước.
Ngành công nghiệp khai thác than có một vai trò quan trọng đối với Quảng Ninh. Đó là ngành mang lại thu nhập chính cho tỉnh đồng thời cũng là ngành tạo hàng nghìn công ăn việc làm cho nguồn lao động trong cũng như ngoài tỉnh. Thời gian gần đây nhu cầu về than của thị trường trong cũng như ngoài nước tăng cao làm cho giá trị sản xuất của than ngày càng tăng, tạo giá trị thu nhập lớn cho nền kinh tế của tỉnh, là cơ sở để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
1.2 Khai thác than
Công nghiệp khai thác than là một trong những ngành công nghiệp hình thành sớm nhất ở nước ta (theo sử cũ chép lại thì đã có từ thời Minh Mạng) và
địa phương đi đầu trong ngành chính là Quảng Ninh.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp đã thăm dò, khai thác phục vụ cho nhu cầu vơ vét bóc lột tài nguyên của thực dân Pháp. Tuy vậy, công nghệ khai thác còn thủ công, lạc hậu.
Từ sau năm 1954 ngành than được chú trọng phát triển nhưng do chiến tranh, cơ chế, cũng như phương tiện khai thác cũ kỹ lạc hậu nên năng suất và sản lượng rất thấp. Giai đoạn 1961 - 1965 sản lượng than đạt 18.3 triệu tấn; giai đoạn 1966 - 1970 tổng sản lượng chỉ đạt 11,4 triệu tấn (do chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ); giai đoạn 1975 - 1994 sản lượng trung bình đạt 5 triệu tấn/ năm.
Tháng 10/1994 Tổng công ty than Việt Nam được thành lập đã mang lại những bước chuyển mình lớn lao cho ngành công nghiệp khai thác than của cả nước cũng như ngành sản xuất than của Quảng Ninh.
*Sản lượng than của Quảng Ninh giai đoạn 1995 - nay nhìn chung là tăng đáng kể.
Bảng 2: Sản lượng than Quảng Ninh giai đoạn 1995 – 2002.
Năm
Sản lượng (triệu tấn)
Tỉ trọng so với cả nước (%)
1995
7.5
92.2
1996
9.4
95.7
1997
10.8
95.3
1998
11.3
95
1999
9.6
99.8
2000
11.0
94.8
2001
12.6
96
2002
14.4
96.7
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2003
Sản lượng trung bình của cả giai đoạn đạt khoảng 10 triệu tấn/năm, trừ năm 1999 sản lượng than có giảm xuống 9.6 triệu tấn do khó khăn chung về thị trường trong nước và khu vực. Năm 2001 sản lượng đạt là 12.6 triệu tấn, năm 2003 sản lượng khai thác than của cả nước đạt 19,085 triệu tấn thì riêng sản lượng của Quảng Ninh đã chiếm tới gần 14 triệu tấn chiếm 73,4 % sản lượng than của cả nước.
*Về mặt giá trị ngành công nghiệp khai thác than cũng tăng lên đáng kể, nếu năm 1995 giá trị của ngành công nghiệp khai thác than mới chỉ đạt 1.671 tỷ đồng thì đến năm 2001 giá trị này đã tăng lên 3.349 tỷ đồng chiếm trên 70% giá trị doanh thu của Tổng công ty than.
Bảng 3: Giá trị doanh thu ngành công nghiệp khai thác than giai
đoạn 1995 -2001
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành
1995
1996
1999
2000
2001
Khai thác than
1.671
1.896
2.541
2.818
3.349
Nguồn: Niêm giám thống kê Quảng Ninh 2002
Biểu đồ 3: Sản lượng và doanh thu ngành công nghiệp khai thác than
giai đoạn 1995 -2001
*Các khu vực khai thác than chủ yếu của Quảng Ninh:
Đông Triều- Uông Bí, Hòn Gai - Bãi Cháy, Cẩm Phả. Than Quảng Ninh được tập trung khai thác trong các mỏ sau:
TT
Tên mỏ
Quy mô công suất dự kiến đến
năm 2010 (1000 tấn/năm)
1
Mỏ Cao Sơn
1.500
2
Mỏ Đông Cao Sơn
1.200
3
Mỏ Cọc Sáu
1.500
4
Mỏ Đèo Nai
1.500
5
Mỏ Thống Nhất
1.500
6
Mỏ Mông Dương
850
7
Mỏ Khe Chàm I
600
8
Mỏ Bắc Khe Chàm, Khe Tam
300
9
Mỏ Nam Khe Tam (Dương Huy)
1.500
10
Mỏ Ngã Hai
1.500
11
Mỏ Hà Tu
1.000
12
Mỏ Núi Béo
1.500
13
Mỏ Hà Lầm
1.500
14
Mỏ Giáp Khẩu
800
15
Mỏ Vàng Danh
1.800
16
Mỏ Mạo Khê
2.000
17
Mỏ Nam Mâụ
1.200
Nguồn: Danh mục các mỏ ban hành theo quyết định 20/2003/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam 2003 -2010” của Thủ tướng chính phủ - ngày 29/1/2003.
*Về công nghệ khai thác than ở đây chủ yếu tiến hành theo hai phương thức đó là khai thác lộ thiên và khai thác hần lò.
a. Khai thác lộ thiên
Khai thác than lộ thiên được tiến hành khi hệ số bóc lớp đất đá thấp dưới 4 m3 đất đá/ 1tấn than. Quy trình khai thác lộ thiên ở đây chủ yếu tiến hành theo 5 bước: Mở moong khai thác, khoan nổ mìn; vốc xúc; vận tải; sàng tuyển; tiêu thụ
Sơ đồ các khâu của công nghệ khai thác than lộ thiên
Thiết kế
mở moong khai thác, tháo dỡ đất đá bằng khoan nổ mìn
Bốc xúc
than và đất đá lên các phương tiện vận tải
Vận tải
ô tô vận tải hoặc các băng tải than về bãi chứa.
Sàng tuyển giảm bớt lượng đất đã lẫn trong than
Tiêu thụ
các xí nghiệp tuyển than, và thị trường trong nước.
Khai thác than lộ thiên cho năng suất cao hơn khai thác hầm lò và giá thành cũng hạ hơn, vì khai thác lộ thiên chỉ cần bóc đất đá để xúc than, chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp. Các mỏ than lộ thiên lớn là: Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Dương Huy... cung cấp khoảng 70% sản lượng than toàn ngành.
Công ty than Cao Sơn
Đoàn thực địa đã được đến công ty than Cao Sơn và khai trường của công ty vào buổi sáng ngày 10/10/2005. Năm 2005, công ty đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới từ 1995- 2004 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Đây là một trong những công ty “ăn nên làm ra” nhất trong khu vực này (theo GS.TS Lê Thông).
Hoạt động khai thác than tại mỏ Cao Sơn
+ vị trí:
Công ty than Cao Sơn thuộc phường Cẩm Sơn, TX. Cẩm Phả.
mỏ Cao Sơn nằm cách trung tâm công ty khoảng 10 km ở vùng núi cao được đặt tên là Cao Sơn. Mỏ giáp với các mỏ Cọc Sáu, Khe Chàm, Thống Nhất, Đèo Nai.
+ Về mặt tài nguyên
Mỏ than Cao Sơn
File đính kèm:
- Tai lieu thuc dia Thich.doc