Báo cáo thực tập Tổng hợp về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quản trị doanhh nghiệp Thanh Nê huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Mảng kinh doanh về huy động vốn.

- Bất cứ một tổ chức tín dụng ngân hàng hay quỹ tín dụng nhân dân vốn là một yếu tố quan trọng nhất để thu hút được một lượng lớn số dư tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức kinh tế đòi hỏi ngân hàng hay quỹ tín dụng phải đưa ra chính sách tuyên truyền trên mọi kênh thông tin, có những chính sách lãi suất linh hoạt: đa dạng các kỳ hạn, tiềm lực tài chính, uy tín của ngân hàng hay quỹ tín dụng, bảo hiểm tiền gửi, tính thanh khoản cao của ngân hàng hay quỹ tín dụng.

 + Nguyên tắc của huy động vốn.

Ngân hàng hay quỹ tín dụng là tổ chức đi vay để cho vay nên nhu cầu huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của quỹ tín dụng . Quỹ tín dụng huy động vốn từ dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho phát triển nền kinh tế. Trên cơ sở đó lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào để quỹ tín dụng tạo ra lợi nhuận. Đảm bảo chất lượng huy động vốn từ các cá nhân hay tổ chức kinh tế có hiệu quả, trong quá trình thực hiện hệ thống QTD ND phải tuân thủ các nguyên tắc sau.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập Tổng hợp về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quản trị doanhh nghiệp Thanh Nê huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vốn là yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế của nước ta đặc biệt đối với nền kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trên 70%, chính vì vậy những năm gần đây các tổ chức tín dụng đã dược hình thành và hoạt với nhiều loại hình phong phú và đa dạng cùng với việc mở rộng các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước và thành lập mới các Ngân hàng cổ phần. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy phần lớn các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, Ngân hàng cổ phần hoạt động tập trung ở địa bàn đô thị, những nơi có hoạt động về thương mại, dịch vụ hàng hóa và chủ yếu tập trung vốn cho các doanh nghiệp hay các hộ sản xuất , kinh doanh lớn. Chỉ có một số ít các Ngân hàng hướng hoạt động vào địa bàn nông nghiệp, nông thôn vì vậy các hộ nông dân, các hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ luân luân bị thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Xuất phát từ những vấn đề đó trên tình hình thực tế hiện nay đẻ tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội trong nông nghiệp, nông thôn từng bước xóa đói giảm nghèo tiến tới CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy từ giữa năm 1993 Ban bí thư TƯ Đảng có chủ trương thành lập thí điểm mô hình QTDND. Ngày 27 tháng 7 năm 1993 Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định 390/ TTG Thành lập thí điểm mô hình QTDND theo mô hình 2 cấp là QTDND khu vực ( nay là QTDND Trung Ương ) và QTDND cơ sở. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và đi vào hoạt động đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, taopj điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ từng bước mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có thu nhập nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đặc biệt là xóa được nạn cho vay nặng lãi ở địa bàn nông thôn. Hệ thống QTDND là mô hình hợp tác xã hoạt đông theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, ngoài những nguyên tắc cơ bản đó hệ thống QTD hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà còn mang tính hỗ trợ các thành viên vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho các lao động tại địa phương. Mặt khác mọi hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân phải bảo toàn vốn và tự trang trải được các chi phí trong hoạt động đẻ tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay. Những đòi hỏi trên đặt ra cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ trình độ kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng đồng phải có kiến thức về kinh tế thị trường mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay đội ngũ cán bộ trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong cả nước nói chung và Tỉnh Thái Bình nói riêng còn nhiều bất cập do việc đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc kể từ khi thành lập. Do vậy đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải chọn lọc và đào tạo lai thì mới đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ, hơn nữa Thái Bình là một trong các tỉnh của cả nước có nhiều QTD được thành lập, từ năm 1994 đến nay đã có 85 QTDND, đội ngũ cán bộ đông nhất trong cả nước chính vì những lý do đó trong những năm gần dây được sự quan tâm của ban lãnh đạo NHNN chi nhánh Tỉnh Thái Bình, sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường đại học KTQD Hà Nội, Ban Giám Hiệu Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô giáo trường đại học KTQD đặc biệt là các thầy cô giáo của khoa Ngân hàng – Tài chính Trường đại học KTQD đã đào tạo cho chúng em có một trình độ kiến thức để chúng em áp dụng vào công việc đang làm hiện nay. Để đạt được phương châm giáo dục đào tạo của nhà Trường, đồng thời giúp cho học viên củng cố được kiến thức cơ bản đã được học trên cơ sở thực tiễn đòi hỏi mỗi học viên phải ý thức được việc thực tập kỳ này nhằm giúp cho bản thân có được kiến thức thực tế gắn liền với lý thuyết đã được học làm cơ sở cho quá trình làm việc công tác tại đơn vị của mình. BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND THANH NÊ HUYỆN KIẾN XƯƠNG – TỈNH THÁI BÌNH BÁO CÁO GỒM 3 PHẦN PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND THANH NÊ. SỰ RA ĐỜI CỦA QTDND THANH NÊ. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA QTDND THANH NÊ. MẢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND THANH NÊ. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNGCỦA QTDND THANH NÊ. PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QTDND THANH NÊ. MẢNG KINH DOANH CHÍNH CỦA QTDND THANH NÊ. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA QTDND THANH NÊ TRONG 3 NĂM 2008,2009,2010. PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND THANH NÊ. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA QTDND THANH NÊ. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA QTDND THANH NÊ. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VI THỰC TẬP .. PHẦN 1 KHÁI QUAT CHUNG ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND THANH NÊ. 1. SỰ RA ĐỜI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THANH NÊ. Thị trấn Thanh Nê được thành lập theo nghị định 45/NĐ- CP ngày 12 tháng 4 năm 2002 trên cơ sở sáp nhập địa giới hành chính của 2 dịa phương là Thị trấn Kiến xương và xã Tán Thuật diện tích đất tự nhiên là 696,32 ha, nằm dọc hai bên đường 458 đi huyện tiền hải là địa bàn trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện kiến xương. Về dân số gồm 2995 hộ gần 10000 nhân khẩu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 65% còn lại 35% là kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngoài ra cũng có những doang nghiệp vừa và nhỏ các công ty TNHH đóng trên địa bàn, xét thấy tình hình thực té trên ngay từ đầu năm 1996 cấp ủy Đảng chính quyền của xã Tán Thuật cũ (nay là Thị trấn Thanh Nê) đã có chủ trương cho thành lập QTDND theo nghị định 390/TTG ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Thủ Tướng chính phủ, đã cử và cho cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ về hoạt động quản lý QTDND do NHNN chi nhánh Tỉnh Thái Bình mở lớp do dự án của 2 nước là Đức và Ca Na Đa tài trợ. Sau khi các cán bộ đã hoàn thành xong khóa đào tạo nghiệp vụ hoạt động , quản lý QTDND và cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đã có tờ trình đề nghị NHNN chinh nhánh Tỉnh Thái Bình cho phép được thành lập thí điểm mô hình QTDND và ngày 03 tháng 6 năm 1996 NHNN chi nhánh Tỉnh Thái Bình có quyết định cấp phép theo giấy phép số 56/NH- GP của sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thái Bình cho phép được thành lập QTDND cơ sở Tán Thuật (nay là QTDND Thanh Nê). - Từ khi Quỹ tín được thành lập và đi vào hoạt động đã từng bước tạo được nguồn vốn vay cho các thành viên là hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, từng bước xóa đi nạn cho vay nặng lãi ở điạ bàn nông thôn, vì ở những thập niên 80-90 mà hộ sản xuất , kinh doanh tiếp xúc được với đồng vốn vay của các Ngân hàng còn bị hạn chế vì còn chế độ bao cấp cơ chế xin cho. Sau thời gian thành lập 7 năm thì Quỹ là một trong số Quỹ có tổng nguồn vốn hoạt động cao nhất của tỉnh. Từ đó Hội Đồng Quản Trị đã chủ trương xin cấp phép mở rộng địa bàn hoạt động sang hai xã liền kề chưa có QTDND hoạt động, bởi vì Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chỉ được hoạt động trên địa giới hành chính của một địa phương lã xã hay Thị trấn. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân có phát triển mạnh được theo cớ chế thị trường như hiện nay thì yếu tố vốn và thị trường là yếu tố quan trọng nhất, trong khi đó các hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các địa phương không có quỹ hoạt động thì vẫn còn thiếu vốn rất nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ vì tiếp cận được với nguồn vốn của các Ngân hàng thì bị hạn chế trong khi đó hệ thống QTDND lại là tổ chức gần dân, xát dân, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân,từ đó HĐQT đề nghị với cấp ủy Đảng chính quyền Thị trấn Thanh Nê được làm tờ trình đề nghị với cấp ủy Đảng chính quyền của hai địa phương là xã Quang Trung và xã An Bồi là địa bàn liền kề với Thị trấn Thanh Nê đã được cấp ủy Đảng chính quyền của hai địa phương chấp thuận cho QTDND Thanh Nê được hoạt động và HĐQT đã làm thủ tục đề nghị NHNN chi nhánh Tỉnh Thái Bình cho phép QTDND Thanh Nê đươc mở rộng địa bàn hoạt động sang hai xã liền kề và ngày 05 tháng 10 năm 2004 NHNN chi nhánh Tỉnh Thái Bình có quyết định cho phép QTDND Thanh Nê mở rộng địa bàn và đặt phòng giao dịch sang hai xã liền kề là xã Quang Trung và xã An Bồi. + Mạng lưới hoạt động của QTDND Thanh Nê. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của QTDND Thanh Nê. + Sơ đồ bộ máy quản lý và điều hành. + Hội đồng quản trị có chức năng quản trị QTD theo quy định của pháp luật. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch HĐQT, là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của HĐQT. Triệu tập và chủn trì các cuộc họp của hội đồng quản trị phân công và theo dõi các thành viên HĐQT thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, nghị quyết của HĐQT, đôn đốc giám sát việc điều hành của ban giám đốc QTDND. + Giám đốc là người lãnh đạo bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh, điều hành các công việc hàng ngày của quỹ tín dụng, và ủy quyền việc điều hành cho phó giám đốc khi giám đốc đi vắng hoặc đi công tác. + Ban kiểm soát là bộ máy có chức vụ thay măt thành viên giám sát và kiểm tra việc điều hành của giám đốc hoặc phó giám đốc trong mọi hoạt động kinh doanh theo điều lệ, nghị quyết đại hội thành viên, nghị quyết của hội đông quản trị theo đúng pháp luật. + Phòng tín dụng có chức năng nhiệm vụ là bộ phận kiểm tra thẩm định khách hàng , cho vay ,quản lý hồ sơ cho vay, đôn đốc thu hồi nợ vay. + Phòng kế toán có chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính , quản lý các hồ sơ chứng từ kế toán, thu nợ cho vay khách hàng, chi trả tiền gửi và một số nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. + Phòng ngân quỹ có chức năng nhiệm vụ thu chi tiền mặt hàng ngày, quản lý kho quỹ, sổ quỹ và các loại ấn chỉ có giá. Mảng hoạt động của quỹ tín dụng Thanh Nê. + Gồm có các mảng hoạt động sau. - Phát triển và kết nạp thành viên theo quy định. - Tạo nguồn vốn hoạt động bao gồm huy động vốn góp của thành viên, huy động tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân hay tổ chức kinh tế . - Nghiệp vụ thu chi phát sinh hàng ngày. - Cho khách hàng là thành viên hay doanh nghiệp vay vốn bao gồm. - Cho vay tín dụng ngắn hạn. - Cho vay tín dụng trung hạn. - Cho vay hợp vốn với QTDND Trung Ương. - Cho vay ủy thác từ nguồn vốn ADB,A FD. - Cho vay từ nguồn ưu đãi của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp ,nông thôn. - Vay vốn từ nguồn tái cấp vốn của NHNN để đảm tính thanh khoản. - Cho vay khách hàng là hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ. - Làm dịch vụ, đại lý ủy thác của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác như dịch vụ chuyển tiền trong nước, dịch vụ chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài về. 4. Chức năng hoạt động của quỹ tín dụng Thanh Nê. 4.1. Chức năng là trung gian tín dụng. -Trong nền kinh tế thị trường các giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo ra những khoản thu nhập, chi tiêu tích lũy bằng tiền của các tầng lớp trong xã hội. Qua trình đó làm hình thành nên những người có tieeentichs lũy có khả năng cung cấp tín dụng và những người có nhu cầu về tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Nhưng làm thế nào để họ tìm gặp được nhau và làm sao có thể cùng thỏa mãn những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn khi các nguồn tiền tiết kiệm đang nằm phân tán trong xã hội mà mỗi nguồn tiết kiệm lại theo đuổi một mục đích riêng, nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thị trương tài chính mà trong đó có hệ thống các ngân hàng nói chung và hệ thống QTDND nói riêng giữ vai trò chủ đạo. Tổ chức tín dụng và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hoạt động như một chiếc cầu nối giữa các nhà có khả năng cung ứng vốn và nhu cầu về vốn trong xã hội là trung gian tín dụng Ngân hàng và Quỹ tín dụng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là những người có nhu cầu chi tiêu cần đi vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biện pháp, chính sách và áp dụng những phương pháp kỹ thuật theo hướng liên ngân hàng và Quỹ tín dụng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn vốn, tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để phân phối vốn cho nhu cầu sản xuất , kinh doanh dịch vụ,qua đó phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng và QTDND. 4.2.Chức năng tạo phương tiện thanh toán. - Qua trình tạo tiền của Ngân hàng và Quỹ tín dụng băt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tín dụng găn liền với việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng và Quỹ tín dụng. Qua việc thực hiện hai chức năng trên ngân hàng và quỹ tín dungjddax thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiền gửi khá lớn tại các ngân hàng và Quỹ tín dụng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho người khác vay và người này lại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệ thống ngân hàng và Quỹ tín dụng tự tạo được khối lượng tiền gửi tăng thêm nhiều lần từ số tiền gửi đầu tiên. PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QTDND THANH NÊ MẢNG KINH DOANH CHÍNH CỦA QTDND THANH NÊ 1.1 Mảng kinh doanh về huy động vốn. - Bất cứ một tổ chức tín dụng ngân hàng hay quỹ tín dụng nhân dân vốn là một yếu tố quan trọng nhất để thu hút được một lượng lớn số dư tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức kinh tế đòi hỏi ngân hàng hay quỹ tín dụng phải đưa ra chính sách tuyên truyền trên mọi kênh thông tin, có những chính sách lãi suất linh hoạt: đa dạng các kỳ hạn, tiềm lực tài chính, uy tín của ngân hàng hay quỹ tín dụng, bảo hiểm tiền gửi, tính thanh khoản cao của ngân hàng hay quỹ tín dụng. + Nguyên tắc của huy động vốn. Ngân hàng hay quỹ tín dụng là tổ chức đi vay để cho vay nên nhu cầu huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của quỹ tín dụng . Quỹ tín dụng huy động vốn từ dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho phát triển nền kinh tế. Trên cơ sở đó lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào để quỹ tín dụng tạo ra lợi nhuận. Đảm bảo chất lượng huy động vốn từ các cá nhân hay tổ chức kinh tế có hiệu quả, trong quá trình thực hiện hệ thống QTD ND phải tuân thủ các nguyên tắc sau. + Nguyên tắc 1. -Việc huy động vốn phải căn cứ vào nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, quỹ tín dụng với chức năng là cơ quan tập trung nguồn vốn từ các cá nhân và tổ chức kinh tế, phục vụ cho nhu cầu đầu tư sản xuất ,kinh doanh dịch vụ của các hộ nông dân hay các doanh nghiệp đòi hỏi quỹ tín dụng phải luôn có biện pháp để tăng cường nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, mặt khác quỹ tín dụng là một đơn vị hạch toán kinh doanh do vậy quỹ tín dụng cũng phải huy động nguồn vốn sao phù hợp, sao cho không bị ứ đọng. Muốn vậy Quỹ tín dụng nhân dân phải nắm được chính sách phát triển kinh tế của cả nước, của địa phương, của các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hay của các doanh nghiệp từ đó để đề ra các chính sách huy động vốn từ các cá nhân hay tổ chức kinh tế theo các kỳ hạn cho hợp lý để đảm sử dụng cốn có hiệu quả. + Nguyên tắc 2. Quỹ tín dụng nhân dân luôn luôn đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động, việc đảm tính thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý và nó luôn mang ý nghĩa to lớn với khả năng sinh lời của quỹ tín dụng nhân dân . Hơn nữa giải quyết những vấn đề thanh khoản luôn gắn với chi phí, bao gồm chi phí trả lãi vốn vay, chi phí cho việc tìm kiếm vốn thanh khoản và chi phí cơ hội. + Nguyên tắc 3. Tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm tiền gửi là một công cụ tài chính được sử dụng như một kênh quan trọng đảm bảo an toàn trong hoạt động của một hệ thống tài chính ngân hàng, QTD. Trong bối cảnh lạm phát cao một bộ phận ngươi dân lo nắng về sự không an toàn của một số ngân hàng hay quỹ tín dụng và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút tiền gửi với hoàn cảnh như vậy, bảo hiểm tiền gửi là một yếu tố quan trọng giúp người gửi tiền yên tâm mà không phải lo nắng hay phân vân về sự thiếu an toàn của hệ thống ngân hàng hay quỹ tín dụng. Trước mắt cũng như lâu dài DIV xây dựng niềm tin cho người dân để họ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng hay quỹ tín dụng. Một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát là”hút” tiền dư thừa trong lưu thông. Có những kênh để thực hiện mục tiêu này , nhưng một kênh đặc biệt quan trongjl là thông qua việc thu hút tiền gửi vào ngân hàng quỹ tín dụng không chỉ là vấn đề lãi suất mà còn là niềm tin của người dân đối với hệ thống tài chính ngân hàng và quỹ tín dụng . Và niềm tin đó được xây dựng thông qua hoạt động của tổ chức DIVđã thể hiện tính hiệu quả cao. + Những yếu tố được người dân quan tâm khi gửi tiền. Uy tín của quỹ tín dụng là: 10,47%. Được bảo hiểm bởi bảo hiểm tiền gửi: 21,15%. Lãi suất: 25,87%. Tất cả các yếu tố trên: 42,51%. 1.2. Mảng kinh doanh về tín dụng cho vay. * Nghiệp vụ sử dụng vốn. - Sau khi huy động được vốn QTDND phải sử dụng thế nào để hiệu quả hóa những nguồn tài sản này. Thông thường hoạt động sử dụng vốn của quỹ tín dụng nhân dân tập trung vào các hình thức sau. + Nghiệp vụ cho vay là một hoạt động kinh doanh chủ chốt của quỹ tín dụng nhân dân để tạo ra lợi nhuận, các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn từ 90 – 95% tổng số tài sản của quỹ tín dụng nhân dân và đem lai hơn 90% lợi nhuận cho quỹ tín dụng. Đại bộ phận tiền huy động được quỹ tín dụng cho vay theo hai loại chính là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn để khách hàng thực hiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, phục vụ đời sống. Tuy nhiên trên thực tế cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường và của ngành ngân hàng , các quỹ tín dụng còn đưa ra nhiều loại hình tín dụng khác đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng của các thành phần trong nền kinh tế. + Nghiệp vụ trung gian. Để giúp các QTDND phát triển toàn diện và đem lại QTD những khoản thu nhập khá quan trọng, QTDND còn tiến hành các nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng qua đó làm thỏa mãn của khách hàng đối với hai nghiệp vụ cơ bản trên , các dịch vụ trung gian thường là dịch vụ chuyển khoản , dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ kiều hối. Các vai trò của nghiệp vụ trung gian này là bổ sung thêm vào nghiệp vụ cơ bản nó tạo ra giá trị gia tăng và có thể tạo ra sự khác biệt của ngân hàng và QTD cạnh tranh. .Kết quả kinh doanh của QTDND Thanh Nê trong 3 năm 2008- 2010. 2.1. Kết quả kinh doanh của năm 2008. Năm 2008 là năm gặp rất nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống QTD nói riêng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã kéo theo sự suy thoái kinh tế của nhiều quốc gia . Nước ta cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó cơn bão lạm phát kéo dài làm cho QTDND cũng phải chịu một sức ép quá lớn. Năm 2008 QTD Thanh Nê phải đối mặt liên tiếp biến động về lãi suất, đã làm ảnh hưởng đến sự tăng trueoengr của quỹ. Cuộc chạy đua lãi suất của các tổ chức tín dụng khiến cho lượng tiền mặt chỉ chuyển từ lãi suất thấp sang lãi suất cao, lưu thông tiền tệ không đúng với bản chất kinh tế của nó lãi suất cho vay ở những tháng đầu năm thì thấp từ 1- 1,2%/ Tháng, nhưng những tháng của cuối quý 2 đầu quý 3 thì lãi suất huy động băt đầu tăng mạnh lên đến 18%/năm như vậy lãi suất tiền vay lại thấp hơn lãi suất tiền gửi làm cho lợi nhuận của QTD giảm và gặp khó khăn trong việc chi trả cho khách hàng gửi tiền. - Nhưng với sự năng động của Hội đồng quản trị, ban giám đốc cùng với sự cố gắng của bộ phận chuyên môn cùng với sự giúp đỡ của các cấp các ngành cùng với việc quảng bá và uy tín của quỹ lên đã từng bước giảm bớt được những khó khăn và đi vào hoạt động ổn định, đến hết năm 2008 quỹ vẫn đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận và hoàn thành các mục tiêu đề ra. + Về phát triển thành viên đến 31-12-2008 tổng số thành viên của quỹ đạt 2720 tăng 247 TV, Và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2007. + Tổng nguồn vốn đến 31-12-2008 đạt 37.047.499đ tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2007. -Trong đó: Vốn tự có là. 1.728.249.815đ. Vốn huy động tiền gửi: 34.444.770.373đ. tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2007. + Dư nợ cho vay thành viên đến 31-12-2008 đạt. 31.738.533.800đ. tăng so với cùng kỳ năm 2007. - Trong đó: Cho vay ngắn hạn. 29.222.147.400đ. Cho vay trung hạn. 2.516.386.400đ. + Doang số cho vay năm 2008 đạt.64.825.349.500đ. tăng 43,5% so với cùng kỳ năm 2007. + Lợi nhuận dòng trước thuế đạt. 380.359.420đ. .Kết quả kinh doanh năm 2009. - Năm 2009 là năm hệ thống QTD tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của việc suy thoái toàn cầu nước ta cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.Vì vậy chính phủ đưa ra gói kích cầu kinh tế và ưu đãi về lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp và các hộ sản suất đầu tư máy móc nông nghiệp lên đến 4%/ năm, đã làm cho lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng và QTDND giảm nhanh từ 19.2% xuống còn 11-11.5% /năm, trong khi đó lãi suất huy động tiền gửi ở năm 2008 loại kỳ hạn 6- 9-12 tháng là 17.2%/năm, như vậy lãi suất đã bị đảo ngược lãi suất tiền gửi lại cao hơn lãi suất cho vay đã làm cho việc chi trả gặp khó khăn thu không đủ bù chi trong những tháng của đầu năm 2009 đã làm cho kết quả hoạt động giảm đáng kể so với năm 2008, đến 31/12/2009 chỉ đạt. + Về phát triển thành viên. - Tổng số thành viên đến 31/12/2009 đạt được.2908TV tăng 188TV so với cùng kỳ năm 2008. + Tổng nguồn vốn hoạt động đến 31/12/2009 đạt. 44,025 triệu đồng tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2008. - Trong đó: Vốn tự có đạt. 1,941 triệu đồng. Vốn huy động tiền gửi. 39,815 triệu đồng. Tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2008. + Dư nợ cho vay thanh viên đến 31/12/2009 đạt.

File đính kèm:

  • docbao_cao_thuc_tap_tong_hop_ve_co_cau_to_chuc_va_hoat_dong_cua.doc