Bộ câu hỏi môn ngữ văn lớp 7

Đặt câu hỏi là một biện pháp dạy học rất quan trọng. Đối với học sinh, các câu hỏi giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tránh tình trạng ghi nhớ máy móc và tạo không khí học tập sôi nổi. Đối với giáo viên, đặt câu hỏi nhằm hướng dẫn quá trình nhận thức, tổ chức cho học sinh học tập, khích lệ và kích thích học sinh suy nghĩ, đồng thời cũng cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi để biết được học sinh có hiểu bài hay không.

Nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi có chất lượng giúp giáo viên Ngữ văn Trung học cơ sở tham khảo trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học và xây dựng các loại đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, Dự án Phát triển giáo dục THCS II (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức biên soạn cuốn Bộ câu hỏi môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (kèm đĩa CD) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Nội dung đĩa CD gồm hệ thống câu hỏi chọn lọc theo các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chất lượng, nội dung đĩa CD được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.

 

 

doc216 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ câu hỏi môn ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÂU HỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ( NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC ) Đặt câu hỏi là một biện pháp dạy học rất quan trọng. Đối với học sinh, các câu hỏi giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tránh tình trạng ghi nhớ máy móc và tạo không khí học tập sôi nổi. Đối với giáo viên, đặt câu hỏi nhằm hướng dẫn quá trình nhận thức, tổ chức cho học sinh học tập, khích lệ và kích thích học sinh suy nghĩ, đồng thời cũng cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi để biết được học sinh có hiểu bài hay không. Nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi có chất lượng giúp giáo viên Ngữ văn Trung học cơ sở tham khảo trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học và xây dựng các loại đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, Dự án Phát triển giáo dục THCS II (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức biên soạn cuốn Bộ câu hỏi môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (kèm đĩa CD) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nội dung đĩa CD gồm hệ thống câu hỏi chọn lọc theo các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chất lượng, nội dung đĩa CD được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. LỚP 7 - CÂU HỎI PHẦN VĂN CÂU I.1 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung, nghệ thuật của những bài ca dao đã học. Câu hỏi : Đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của những câu ca dao than thân là gì ? Sử dụng các hình ảnh nghệ thuật, các biện pháp tu từ, các từ ngữ gợi cảm... để diễn tả tâm trạng con người và tố cáo xã hội bất công, độc ác. Thường dùng các con vật, sự vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh, biểu tượng để diễn tả tâm trạng, thân phận đau khổ, cay đắng của con người. Các con vật, sự vật gần gũi, nhỏ bé, quen thuộc với đời sống nhân dân thường là các hình ảnh mở đầu cho các bài ca dao than thân. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đối đáp, ví von, so sánh, các hình ảnh tượng trưng để diễn tả tâm trạng con người. CÂU I.2 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được khái niệm ca dao, dân ca. Câuhỏi:Hoàn thành khái niệm về ca dao sau bằng cách bổ sung thêm từ vào chỗ trống : Ca dao là ... của dân ca, chỉ một thể loại ... , diễn tả ... của con người. 137 CÂU I.3 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được đặc điểm cơ bản của ca dao. Câu hỏi : Đặc trưng cơ bản của ca dao là gì ? Sáng tác dân gian, truyền miệng, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Sáng tác của các nhà thơ, nhà văn thời phong kiến, bày tỏ cảm xúc trước cuộc đời. Lời thơ của dân ca, viết theo thể lục bát, bày tỏ thái độ của nhân dân trước xã hội. Một thể loại của văn học dân gian, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong xã hội phong kiến xưa. CÂU I.4 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được đặc điểm cơ bản của ca dao. Câu hỏi : Các ý kiến nào sau đây không chính xác về ca dao ? Ca dao là lời thơ của dân ca, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, mang màu sắc địa phương. Ca dao là các tác phẩm trữ tình dân gian, sáng tác chủ yếu bằng thể thơ lục bát Tác giả của ca dao là các nhà thơ thời phong kiến, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống xã hội. Ca dao là những sáng tác vô danh, truyền miệng, diễn tả đời sống nội tâm của nhân vật trữ tình thường là những người lao động bình dân. CÂU I.5 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nêu được nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao đã học. 138 Câu hỏi : Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ có nội dung biểu cảm chính là gì ? Niềm vui sướng của khách tham quan trước khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp của mọi người khi đến với các danh lam thắng cảnh của Hà Nội. Cảm xúc ngạc nhiên, thú vị trước sức hấp dẫn của các danh lam thắng cảnh, các di sản văn hoá của thủ đô. Tình cảm yêu quý, tự hào của mọi người trước những cảnh đẹp, di sản văn hoá của thủ đô. Lời nhắn nhủ với mọi người khi đến tham quan các danh lam thắng cảnh, các di sản văn hoá của thủ đô. CÂU I.6 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Trình bày những cảm nhận cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đã học. Câu hỏi : Viết đoạn văn (khoảng 5 – 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài ca dao : Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô xứ Huế thì vô... CÂU I.7 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Trình bày những cảm nhận cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đã học. Câu hỏi : Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài ca dao : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. 139 CÂU I.8 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong các bài ca dao cụ thể. Câu hỏi : Cụm từ rủ nhau mở đầu bài ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ... gợi tả, gợi cảm về một không gian cảm xúc nào ? Trang nghiêm, thành kính. Nhộn nhịp, vui vẻ. Đông đúc, chật chội. Ồn ào, náo nhiệt. CÂU I.9 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong các bài ca dao cụ thể. Câu hỏi : Trong lời ca Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông, tác giả dân gian so sánh nghĩa mẹ với hình ảnh nước ở ngoài biển Đông để diễn tả sinh động ý nghĩa nào sau đây ? Tình nghĩa của mẹ thật mãnh liệt, cao cả. Tình nghĩa của mẹ thật sâu sắc, dịu êm. Tình nghĩa của mẹ thật rộng lớn, vô tận. Tình nghĩa của mẹ thật thắm thiết, vững bền. CÂU I.10 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong các bài ca dao cụ thể. 140 Câu hỏi : Khi so sánh công cha với hình ảnh núi ngất trời, lời ca ấy đã diễn tả sinh động ý nghĩa nào sau đây ? Công ơn của cha thật to lớn. Công ơn của cha thật sâu nặng. Công ơn của cha thật cao cả. Công ơn của cha thật vững bền. CÂU I.11 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong các bài ca dao cụ thể. Câu hỏi : Biểu tượng con cò trong ca dao thường có ý nghĩa biểu trưng cho điều gì ? Cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát. Cuộc sống quê hương thanh bình, no đủ. Cuộc sống long đong, cơ cực của những người nông dân. Tình yêu cuộc sống và khát vọng hoà bình của nhân dân. CÂU I.12 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong các bài ca dao cụ thể. Câu hỏi : Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài ca dao sau ? Cây khô chưa dễ mọc chồi Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu. So sánh. Nhân hoá. Ẩn dụ. Hoán dụ. 141 CÂU I.13 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Ca dao Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong các bài ca dao cụ thể. Câu hỏi : Các bài ca dao than thân là lời cảm thông, xót xa cho những cuộc đời, số phận bất hạnh trong xã hội xưa. Hãy bày tỏ cảm xúc của mình về một bài ca dao than thân đã để lại cho em nhiều tình cảm sâu sắc và xúc động. CÂU I.14 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học. Câu hỏi : Nội dung chính được tác giả Trần Quang Khải thể hiện qua hai câu đầu bài thơ Phò giá về kinh là gì ? Thông báo về các chiến công của quân và dân đời Trần. Liệt kê các sự kiện quan trọng dẫn tới chiến thắng giặc ngoại xâm. Niềm tự hào về khí thế và sức mạnh của quân và dân đời Trần. Gợi ra được không khí của cuộc chiến đấu qua các địa danh lịch sử. CÂU I.15 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học. Câu hỏi : Nội dung cảm xúc chủ yếu nào được thể hiện ở hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh ? Lòng yêu nước, hào khí chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng hoà bình. Niềm tự hào dân tộc và niềm tin dựng xây đất nước bền vững muôn đời. Lời khẳng định về chủ quyền dân tộc và ý chí chiến thắng giặc ngoại xâm. Khí phách hào hùng, ý chí chiến thắng giặc ngoại xâm và lòng tự hào dân tộc. 142 CÂU I.16 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học. Câu hỏi : Qua cái nhìn của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, khung cảnh làng quê hiện lên như thế nào ? Hiu hắt, vắng vẻ. Hoang sơ, tĩnh lặng. Thanh bình, yên ả. Vui nhộn, tràn đầy sức sống. CÂU I.17 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được đặc điểm thể loại thơ trung đại. Câu hỏi : Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải thuộc thể thơ nào sau đây ? Thất ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn bát cú. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Song thất lục bát. CÂU I.18 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học. Câu hỏi : Nội dung cảm xúc nào được thể hiện ở hai câu cuối của bài Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) ? Sức mạnh của quân và dân đời Trần. Hào khí chiến thắng của quân và dân đời Trần. Khát vọng về cuộc sống no đủ, thịnh vượng. Khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta đời Trần. 143 CÂU I.19 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học. Câu hỏi : Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của bài thơ Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) là gì ? Tả cảnh ngụ tình. Ngắn gọn, lung linh nhiều tầng ý nghĩa. Ngắn gọn, nén cảm xúc vào trong ý tưởng. Bài thơ đa nghĩa. CÂU I.20 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học. Câu hỏi : Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra thể hiện được nét đẹp nào trong tâm hồn tác giả ? Là một vị vua tài hoa có tâm hồn thanh cao, lãng mạn. Là vị tướng tài hoa có những vần thơ sâu xa, lí thú. Là vị vua luôn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. Là một nhà thơ tinh tế, có tình yêu thiên nhiên tha thiết. CÂU I.21 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được những cảm nhận cá nhân về một số bài thơ cùng chủ đề. Câu hỏi : Qua hai bài thơ Phò giá về kinh và Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra em có suy nghĩ gì về con người thời đại nhà Trần. 144 CÂU I.22 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được đặc điểm của thơ trữ tình trung đại. Câu hỏi : Nhân vật ta trong bài thơ Bài ca Côn Sơn là ai ? Nguyễn Trãi. Bạn của Nguyễn Trãi. Một thi sĩ. Một nhân vật để tác giả bày tỏ tình cảm. CÂU I.23 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được ý nghĩa, giá trị của bài thơ. Câu hỏi : Qua đoạn trích Bài ca Côn Sơn, vẻ đẹp tâm hồn nào của Nguyễn Trãi được bộc lộ ? Bình dị, chất phác, trong sáng. Tinh tế, nhạy cảm, tao nhã. Hào hoa, phóng khoáng, mãnh liệt. Nồng nhiệt, sôi nổi, đằm thắm. CÂU I.24 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được nội dung của các bài thơ đã học. Câu hỏi : Cảnh Côn Sơn được Nguyễn Trãi miêu tả qua những hình ảnh nào sau đây ? Suối chảy rì rầm, nệm êm, bóng trúc râm, vườn cây xanh mát. Bóng trúc râm, suối chảy rì rầm, đá rêu phơi, thông mọc như nêm. Suối chảy róc rách, cỏ cây chen đá, lá chen hoa, núi rừng yên tĩnh. Nước chảy như thác, khói tía bay trên đỉnh núi, cây lồng bóng nước. 145 CÂU I.25 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu hỏi : Nguyễn Trãi sáng tác Bài ca Côn Sơn trong hoàn cảnh nào sau đây ? Khi sống cùng với cha. Khi khởi nghĩa chống quân Minh. Khi cáo quan về quê ở ẩn. Khi ở vườn vải của mình. CÂU I.26 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được mối liên hệ giữa tác giả và tác phẩm. Câu hỏi : Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ, ta hiểu thêm điều gì về nhân cách, con người Nguyễn Trãi ? Thanh cao, trong sạch. Thanh liêm, ngay thẳng. Thanh liêm, chính trực. Ung dung, tự tại. CÂU I.27 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ trung đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được đặc điểm thể loại thơ trung đại. Câu hỏi : Văn bản Chinh phụ ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm dịch) được viết theo thể thơ nào ? Lục bát. Song thất lục bát. Thất ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn bát cú. 146 CÂU I.28 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt được tục ngữ với thành ngữ trong ngữ cảnh cụ thể. Câu hỏi : Trong các dòng sau, dòng nào là tục ngữ ? Bữa đực bữa cái. Chém to kho mặn. Tấc đất tấc vàng. Lên thác xuống ghềnh. CÂU I.29 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Nắm được nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ. Câu hỏi : Nối những câu tục ngữ ở cột A với những câu tục ngữ đồng nghĩa ở cột B : A B 1. Người sống, đống vàng. a. Đói cho sạch, rách cho thơm. 2. Giấy rách phải giữ lấy lề. b. Trông mặt mà bắt hình dong. 3. Uống nước nhớ nguồn. c. Một nghề thì sống, đống nghề thì chết. 4. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. d. Một mặt người bằng mười mặt của. 5. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. e. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 6. Cái răng, cái tóc là góc con người. g. Chết trong còn hơn sống đục. h. Người ta là hoa đất. k. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. 147 CÂU I.30 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Nắm được nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ. Câu hỏi : Câu tục ngữ nào không đồng nghĩa với câu : Lời nói, gói vàng Lời nói, đọi máu. Lời nói gió bay. Một lời nói ra bốn ngựa giỏi đuổi không kịp. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Nói hay hơn hay nói. CÂU I.31 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Nắm được nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ Câu hỏi : Câu tục ngữ nào sau đây trái nghĩa với câu : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ? Ăn cây nào rào cây ấy. Ăn cây táo, rào cây sung. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tuỳ chốn. Uống nước nhớ nguồn. CÂU I.32 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Nắm được nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ. Câu hỏi : Câu tục ngữ nào sau đây có thể bổ sung ý nghĩa cho câu : Một giọt máu đào hơn ao nước lã ? Lọt sàng xuống nia. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Con chị nó đi, con dì nó lớn. 148 CÂU I.33 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ đã học Câu hỏi : Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong các câu tục ngữ dân gian ? So sánh, nhân hoá Ẩn dụ, hoán dụ So sánh, ẩn dụ Nhân hoá, hoán dụ CÂU III.34 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được nội dung, ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học. Câu hỏi : Lời khuyên nào được ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm ? Cần biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ngay cả trong hoàn cảnh đói rách. Hãy biết chú ý đến sức khoẻ, vẻ đẹp thân thể của mình cho dù có thiếu thốn về mặt vật chất. Hãy biết giữ gìn nhân phẩm, không để nhân phẩm bị hoen ố dù trong bất kì cảnh ngộ nào. Đừng làm điều gì có hại đến vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn. CÂU I.35 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Phân biệt được tục ngữ với thành ngữ trong ngữ cảnh cụ thể. 149 Câu hỏi : Trong các dòng sau, dòng nào không phải là tục ngữ ? Còn người, còn của. Tấc đất tấc vàng. Nhẹ dạ cả tin. Người ta là hoa đất. CÂU I.36 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ. Câu hỏi : Câu tục ngữ nào sau đây không cùng nghĩa với câu tục ngữ Thương người như thể thương thân ? Chị ngã em nâng. Bán anh em xa, mua láng giêng gần Đau mắt thương người mù. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. CÂU I.37 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ đã học . Câu hỏi : Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. So sánh. Nhân hoá. Ẩn dụ. Hoán dụ 150 CÂU I.38 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được ý nghĩa của một số từ ngữ, biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của các câu tục ngữ đã học. Câu hỏi : Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) chỉ ra tác dụng của cách dùng từ trái nghĩa, nghệ thuật nói quá trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của câu tục ngữ : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. CÂU I.39 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được những cảm nhận, ý kiến cá nhân về nội dung, nghệ thuật của một số câu tục ngữ đã học. Câu hỏi : Ông cha ta có câu : Học ăn, học nói, học gói, học mở. Trình bày cảm nhận, suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên. CÂU I.40 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được nhũng cảm nhận, ý kiến cá nhân về nội dung, nghệ thuật của một số câu tục ngữ đã học. Câu hỏi : Câu tục ngữ : Người ta là hoa đất được hiểu như thế nào ? Viết đoạn văn (khoảng 5 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ đó. 151 CÂU I.41 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ. Câu hỏi : Trong đời sống của nhân dân, tục ngữ còn được gọi là gì ? Câu hát dân gian. Túi khôn dân gian. Hộp đen dân gian. Tổ hợp từ dân gian. Cách nói dân gian. CÂU I.42 Thông tin chung Chương trình : Học kì II Chủ đề : Tục ngữ Chuẩn cần đánh giá : Hiểu được nội dung của một số câu tục ngữ Việt Nam. Câu hỏi : Bài học kinh nghiệm nào được đúc rút từ câu tục ngữ : Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. Khi chân trời xuất hiện sắc vàng thì phải coi giữ nhà cửa. Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì sắp có bão. Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì sắp có lũ lụt. Khi chân trời xuất hiện cầu vồng thì sắp có mưa lớn. CÂU I.43 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được thể loại của bài thơ. Câu hỏi : Bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ nào ? Thất ngôn tứ tuyệt. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn bát cú. Song thất lục bát. 152 CÂU I.44 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Phát hiện được một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Câu hỏi : Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya So sánh, liệt kê. So sánh, điệp ngữ. So sánh, đối lập. Nhân hoá, ẩn dụ. CÂU I.45 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được phương thức biểu đạt của bài thơ. Câu hỏi : Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh dùng phương thức biểu đạt nào ? Tự sự để biểu cảm. Miêu tả để biểu cảm. Nghị luận để biểu cảm. Thuyết minh để biểu cảm. CÂU I.46 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được chủ đề tư tưởng của bài thơ Câu hỏi : Nội dung tư tưởng ở bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh là gì ? Tình yêu với thiên nhiên, cảm xúc trước vẻ đẹp quyến rũ, hoà hợp, đầy sức sống của quê hương, đất nước, lòng yêu thương con người trong hoàn cảnh khó khăn. 153 Tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha luôn thường trực trong một tâm hồn nghệ sĩ đầy rung cảm của Bác, niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu với thiên nhiên, nỗi lo toan, trăn trở của một nhà lãnh đạo cách mạng và niềm tin tưởng vào thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. CÂU I.47 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được ý nghĩa biểu cảm của một số hình ảnh thơ tiêu biểu Câu hỏi : Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu bản dịch bài Rằm tháng giêng : Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. (Hồ Chí Minh) CÂU I.48 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đạiViệt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được tâm hồn, tư tưởng và phong cách thơ Hồ Chí Minh. Câu hỏi : Qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng, em nhận thấy đặc điểm chung nào về tâm hồn, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạm gác nỗi lo dân nước để hoà mình với cảnh đẹp. Tâm hồn nghệ sĩ say đắm với thiên nhiên. Tấm lòng luôn hướng về nhân dân, về kháng chiến. Sự hoà hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và tâm hồn chiến sĩ. 154 CÂU I.49 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được nội dung tư tưởng và cách thể hiện tình cảm của bài thơ. Câu hỏi : Vẻ đẹp tâm hồn, của Bác Hồ được thể hiện như thế nào trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng ? Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp cao, rộng, đầy sức sống của thiên nhiên, thể hiện tư tưởng độc đáo và sâu sắc. Tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước thể hiện qua phong cách thơ giản dị, nhẹ nhàng mà giá trị tư tưởng sâu sắc. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn thơ nhạy cảm, lãng mạn của một thi sĩ và lòng yêu nước luôn thường trực của một chiến sĩ, vị lãnh tụ. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp, thống nhất với cốt cách người chiến sĩ, vị lãnh tụ. CÂU I.50 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Phát hiện được một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Câu hỏi : Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên được thể hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) là gì ? Tả chi tiết các đường nét. Tả khái quát cảnh. Gợi nhiều hơn tả. Tả nhiều gợi ít. 155 CÂU I.51 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Nhận ra được nét đặc sắc của thơ hiện đại Việt Nam so với các bài thơ trung đại cùng chủ đề. Câu hỏi : Hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đã thể hiện được đặc điểm nổi bật nào trong phong cách thơ Hồ Chí Minh ? Cổ điển mà hiện đại. Trong sáng và trang nhã. Giản dị mà sâu sắc. Trẻ trung và gợi cảm. CÂU I. 52 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được những cảm nhận cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu hỏi : Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) bày tỏ cảm nghĩ của em về hình ảnh thiên nhiên và con người trong hai câu cuối bài thơ Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh). CÂU I. 53 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : So sánh, chỉ ra được những nét đặc sắc của một số bài thơ hiện đại Việt Nam so với các bài thơ trung đại cùng chủ đề Câu hỏi : Cũng là thơ tứ tuyệt ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và bày tỏ tình cảm của nhà thơ nhưng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh lại có những nét đặc sắc riêng khác với thơ trung đại. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) chỉ ra vẻ đẹp riêng của thơ Bác so với thơ trung đại. 156 CÂU I. 54 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được những cảm nhận cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu hỏi : Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu thể hiện qua bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). CÂU I. 55 Thông tin chung Chương trình : Học kì I Chủ đề : Thơ hiện đại Việt Nam Chuẩn cần đánh giá : Chỉ ra được ý nghĩ biểu cảm của một số hình ảnh thơ tiêu biểu Câu hỏi : Cụm từ tiếng gà trưa có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. CÂU I. 56 Thô

File đính kèm:

  • docBo cau hoi Ngu van 7.doc