Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn năm 2010

I. Mục đích: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức về văn nghị luận, biết cách làm về các dạng bài văn nghị luận khác nhau.

* Nội dung ôn tập:

I. Khái niệm văn nghị luận:

+ Là loại văn viết ra nhằm xác lập một quan điểm hoặc tư tưởng nào đó của người viết.

+ Các yếu tố không thể thiếu trong một bài văn nghị luận.

- Luận điểm: Là chủ đề bàn bạc trong bài văn.

- Luận cứ: Là chứng cứ (dẫn chứng) dùng để làm sáng tỏ luận điểm.

- Lập luận: Là cách bố trí sắp xếp các phần các mục theo một trình tự hợp lý.

II. Các dạng bài nghị luận.

1. Nghị luận xã hội: Bàn bạc các vấn đề liên quan đến phạm vi đời sống xã hội.

- Tệ nạn xã hội.

- Tệ nạn cờ bạc, trộm cắp.

- Ô nhiễm môi trường.

- Đạo đức lối sống.

-> Lấy dẫn chứng trong đời sống xã hội, nêu lên quan điểm người viết, rút ra ý nghĩa bài học.

2. Nghị luận văn học: Bàn bạc các vẫn đề liên quan đến văn học: Nhân vật, nội dung, nghệ thuật, hình ảnh.

 

doc64 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/2010 BUỔI 1 ÔN TẬP VỀ CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN * Mục đích: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức về văn nghị luận, biết cách làm về các dạng bài văn nghị luận khác nhau. * Nội dung ôn tập: I. Khái niệm văn nghị luận: + Là loại văn viết ra nhằm xác lập một quan điểm hoặc tư tưởng nào đó của người viết. + Các yếu tố không thể thiếu trong một bài văn nghị luận. Luận điểm: Là chủ đề bàn bạc trong bài văn. Luận cứ: Là chứng cứ (dẫn chứng) dùng để làm sáng tỏ luận điểm. Lập luận: Là cách bố trí sắp xếp các phần các mục theo một trình tự hợp lý. II. Các dạng bài nghị luận. Nghị luận xã hội: Bàn bạc các vấn đề liên quan đến phạm vi đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội. Tệ nạn cờ bạc, trộm cắp. Ô nhiễm môi trường. Đạo đức lối sống. -> Lấy dẫn chứng trong đời sống xã hội, nêu lên quan điểm người viết, rút ra ý nghĩa bài học. 2. Nghị luận văn học: Bàn bạc các vẫn đề liên quan đến văn học: Nhân vật, nội dung, nghệ thuật, hình ảnh... III. Các dạng đề nghị luận. Đề mở: + Đề mở về yêu cầu: Là những đề nêu lên yêu cầu cụ thể: Hãy chứng minh, phân tích bình luận hay nêu suy nghĩ... + Mở về nội dung: Là loại đề cho người viết lựa chọn phạm vi tư liệu, trình bày theo cách hiểu riêng không có sự hạn chế về đề tài. Đề ẩn: Là loại đề không nêu ra yêu cầu cụ thể, người viết phải tự xét đoán, tìm ra yêu cầu và giải quyết vấn đề theo cách hiểu của mình. IV. Phương pháp làm bài nghị luận. Phương pháp chung. Khi tiếp xúc với một đề văn nghị luận cần thực hiện theo các bước sau: a. Xác định dạng đề: - Cần chú ý vào các từ ngữ trên đề để biết được đề yêu cầu: phân tích, chứng minh, giải thích hay bình luận... - Khi xác định được yêu cầu của đề người viết sẽ hình dung được hướng làm bài. b. Xác định yêu cầu nội dung đề: - Người viết phải phân tích đề để thấy được đề yêu cầu cần giải quyết vấn đề gì. - Cần nắm rõ đối tượng ở mức độ phạm vi như thế nào. c. Xác định phạm vi dẫn chứng, tư liệu - Xác định phạm vi chủ đề. - Định hướng được giới hạn phạm vi dẫn chứng tư liệu. Cần phân tích rõ thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn hoá, giai đoạn lịch sử nào. d. Lập dàn ý cơ bản - Dàn ý là bộ khung sườn giúp người viết trình bày các ý mà không sợ trùng lặp. - Làm theo dàn ý sẽ giúp người viết chủ động trình bày các ý, làm cho bài văn có sự liên kết chặt chẽ hơn. - Muốn lập dàn ý trước hết phải xác định các ý tập trung làm sáng tỏ chủ đề. - Sau khi xác định đủ các ý cần sắp xếp lại trình tự hợp lí, thống nhất và chặt chẽ. -> Đây chính là dàn ý. 2. Phương pháp cụ thể: a. Phép lập luận giải thích. + Mục đích: Giúp người đọc người nghe hiểu vấn đề đó là gì. + Phương tiện: bài giải thích chủ yếu sử dụng lí lẽ, đồng thời đưa thêm dẫn chứng để làm tăng tính thuyết phục của lí lẽ. + Phương pháp: Bài giải thích cần tiến hành theo các bước. Vấn đề đó nghĩa là gì? Tức là như thế nào? Làm rõ khái niệm. Tại sao có thể nói như vậy? Biểu hiện các vấn đề đó trong đời sống như thế nào? Vấn đề đó có tác dụng như thế nào trong đời sống xã hội. Bản thân nhận thức như thế nào vế vấn đề đó. b. Phép lập luận chứng minh. + Mục đích: Bàn bạc để làm rõ vấn đề đó là đúng hay sai. + Phương tiện: phương tiện chủ yếu là dẫn chứng, song lí lẽ cũng không kém phần quan trọng vì lí lẽ là cơ sở để rút ra nội dung của dẫn chứng. + phương pháp: Nếu gặp vấn đề khó hiểu thì trước tiên phải giải thích rõ nội dung. Xác định các dẫn chứng cần thiết để làm rõ vấn đề( dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc) Phân tích các dẫn chứng sẽ rút ra kết luận vấn đề đó đúng hay sai. Nêu lên nhận thức, quan điểm riêng của mình và bài học kinh nghiệm. -> Lưu ý một bài văn nghị luận chứng minh cần sử dụng nhiều dẫn chứng, các dẫn chứng đó làm nổi bật một ý trong chủ đề nêu cần có sự tổng hợp ý nhỏ sau khi phân tích từng chùm dẫn chứng. c. Phân tích: + Mục đích: chia nhỏ đối tượng ra để khám phá làm rõ cái hay cái đẹp. + Phương pháp: Đọc và xác định ngữ liệu. Phân tích: chỉ ra cái hay, cái đẹp, tác dụng của nó như thế nào. Tổng kết nêu lên ý nghĩa của ngữ liệu. Rút ra giá trị của tác phẩm. d. Phép lập luận tổng hợp: Là bài nghị luận kết hợp nhiều phương pháp: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận và phát biểu cảm nghĩ. + Mục đích: phản ánh một cách chính xác, đầy đủ về đối tượng. + Phương pháp: Nêu ra luận điểm chung. Xác định tư liệu. Phân tích rút ra ý nghĩa. Khẳng định vấn đề. Nêu lên ý kiến bình luận, thái độ cảm xúc của cá nhân về vấn đề bàn luận. V. Giới thiệu mô hình trình bày một bài nghị luận. Giáo viên phát mẫu phôtô và hướng dẫn học sinh VI. Cách viết phần mở bài: Mục đích : Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế, khi viết Mở bài thực chất là trả lời câu hỏi : Anh (chị ) định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? Các cách mở bài dễ viết nhất : a. Mở bài trực tiếp : Tức là trả lời thẳng vào việc đó. Vớ dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Mở bài trực tiếp : Nói đến Chính Hữu không thể khong nói đến bài thơ “Đồng chí”.Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông. b. Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó, nêu vấn đề sẽ bàn trong bài. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp này nhưng tựu trung có 4 cách cơ bản: Cách 1: Diễn dịch . Cách 2: Quy nạp . Cách 3: Tương đồng . Cách 4: Đối lập . Dù viết mở bài gián tiếp theo cách nào thì trong đó cũng cần làm rõ 3 vấn đề: 1. Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, xuất xứ. Mở bài 2. Nêu vấn đề (dựa vào gợi ý ở đề bài ) 3. Nêu cảm nhận của mình về vấn đề. Một số vấn đề cần tránh : Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề. Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu. Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở phần Mở bài Một mở bài hay cần phải : Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu. Đầy đủ: (đủ 3 vấn đề ) Độc đáo : gây được án tượng cho người đọc . Tự nhiên :Giản dị, tự nhiên, tránh vụng về , gượng ép; tránh gây cho người đọc khó chịu bởi sự giả tạo. * Kết thúc: Củng cố các kiến thức cần ghi nhớ. Căn dăn học sinh ôn tập lí thuyết. Tập vận dụng lí thuyết để làm một số bài cơ bản. ================================================ Ngày soạn: 15/10/2010 BUỔI 2 THỰC HÀNH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN * Mục đích: Giúp học sinh vận dụng lý thuyết để làm bài nghị luận dựa trên các văn bản đã học. * Nội dung: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”. Xác định các biện pháp nghệ thuật. Kết hợp kể với bình luận. Sử dụng phép so sánh, chơi chữ. Đan xen thơ NBK và sử dụng từ hán việt. Sử dụng thành công phép đối lập. Hướng dẫn làm bài. Mở bài: Phong các Hồ Chí Minh là một bài thuyết minh đặc sắc, để lại trong lòng người đọc bao xúc động về người con muôn vàn kính yêu của Dân tộc. Sự thành công của bài thuyết minh có sự đóng góp không nhỏ của các biện pháp nghệ thuật. Thân bài: + Bài thuyết minh nhẹ nhàng, dung dị bằng lối kể chuyện tự nhiên kết hợp với những lời bình luận sắc sảo làm cho người đọc hiểu một cách tường tận, sâu sắc về con ngườu của Bác (lấy dẫn chứng phân tích rút ra ý nghĩa). + Vốn trí thức văn hoá và lối sống của người đã được làm nổi bật qua những câu văn so sánh và chơi chữ. Như một vị hiền thiết. Lấy ngôi nhà sàn làm cung điện. -> Làm nổi bật được sự lớn lao mà dung dị. +Cùng với hai biện pháp trên là cách đan xen thơ NBK và dùng từ hán việt. Trích dẫn thơ NBK làm cho Bác gần gũi hơn với các nhà nho xưa. Việc sử dụng nhiều từ hán việt đã khắc hoạ một cách rõ nét phẩm chất con người Bác. + Đặc biệt nhất trong bài là phép đối lập: Sự trái nghĩa giữa tri thức và lối sống không mâu thuẫn mà càng nổi bật hình ảnh của Bác. + Kết bài: - Bằng việc vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật mà Lê Anh Trà đã nâng vẻ đẹp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh lên tầm cao mới. Làm cho người đọc càng hiểu càng cảm phục và kính yêu Bác hơn. Chứng minh “ Phong cách HCM” là một văn bản thuyết minh. Mở bài: Phong cách Hồ Chí Minh là một bài viết khá đặc sắc của Lê Anh Trà về chủ tịch HCM, một con người vĩ đại của Dân tộc và nhân loại. Bài viết có sự dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt song thuyết minh là phương thức cơ bản. Thân bài: + Bài viết đề cập đến hai mặt: Tri thức văn hoá và lối sống giản dị của chủ tịch HCM. Tuy đây là hai vấn đề trìu tượng nhưng được tác giả trình bày một cách rõ ràng -> như vậy bài viết đã có đối tượng cụ thể. + Đây là bài viết trình bày một cách khoa học, chính xác, khách quan về những đặc điểm tiêu biểu trong con người HCM -> có đầy đủ cái tính chất của bài thuyết minh. + Bài viết của Lê Anh Trà còn sử dụng khá nhiều phương pháp thuyết minh: Phân loại liệt kê, so sánh, giải thích. + Tuy bài viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật song các biện pháp này không làm tăng giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà chủ yếu dùng để làm nổi bật đối tượng. Nó không làm sai lệch nội dung mà làm cho đối tượng trở nên cụ thể, sinh động hơn (HS lấy dẫn chứng sau mới nhận định khái quát đi phân tích). Kết luận: Từ các đặc điểm trên có thể khẳng định đây là bài thuyết minh tiêu biểu với nhiều đặc điểm nổi bật và sáng tạo. Qua văn bản chúng ta càng hiểu, càng tự hào và kính trọng người cha già dân tộc hơn. 3. Hãy chứng minh “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác- Két là một bài nghị luận sinh động? mở bài: Giới thiệu chung về Mác- Két. Ông đã từng đấu tranh không mệt mỏi vì hoà bình và hạnh phúc của nhân loại. “ Đấu.... bình” là một bài nghị luận sinh động được viết nên bằng những nghị luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực cùng với trái tim đầy nhiệt huyết vì hoà bình và hạnh phúc của nhân loại. Thân bài: Đây là bài nghị luận bởi tác giả đã đặt ra vấn đề chiến tranh và hiểm hoạ khủng khiếp. Các luận điểm sắp xếp hợp lý. + Sức mạnh huỷ diệt của kho vũ khí hạt nhân. + cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã làm mất cơ hội sinh sống tốt đẹp của con người. + Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại quy luật tự nhiên. + Vì vậy mọi người hãy đứng lên đấu tranh. Sức thuyết phục của bài nghị luận này là nghệ thuật lập luận sắc bén với những chứng cứ phong phú và xác thực (học sinh nêu và phân tích dẫn chứng). Bài nghị luận còn sinh động, hấp dẫn người đọc bởi cảm xúc mãnh liệt, đầy nhiệt huyết của tác giả. Bày tỏ một cách mạnh mẽ, thái độ quan điểm và mong muốn của mình -> tất cả vì cuộc sống của nhân loại. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm xúc của cá nhân. Học sinh về nhà viết thành bài hoàn chỉnh cho 3 đề bài trên. * Kết thúc: Củng cố nội dung và căn dặn học sinh dựa vào dàn ý tập viết lại bài văn hoàn chỉnh. Ngày soạn:25/10/2010 BUỔI 3: THỰC HÀNH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN QUA NỘI DUNG VĂN BẢN “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm chắc kiến thức về các văn bản, rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận. * Nội dung: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Mở bài: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam là đề tài phỏ biến thu hút sự chú ý của nhiều tác giả. Hình ảnh người phụ nữ được khám phá ở nhiều góc cạnh qua mọi thời đại. Nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người...... xương” cuả Nguyễn Dữ là một phụ nữ mang vẻ đẹp tiêu biểu người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Thân bài: + Sống dưới chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ bị coi khinh, đối xử rẻ rúng nhưng họ vẫn có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. + Vũ Nương là người hiền thục, nết na, xinh đẹp, “ thuỳ mị nết na, tư dung tốt dệp” -> vẻ đẹp của nàng đã làm đắm đuối tấm lòng của chàng trương khó tính. + Không chỉ có hiền thục nét na, Vũ Nương còn là người phụ nữ đảm đang, khôn khéo. Nàng hiểu tính chồng nên luôn giữ gìn khuôn phép, chưa một lần xảy ra chuyện thất hoà. Nàng đã biết cách gìn giữ và xây dựng hạnh phúc gia đình. + Vũ Nương là người phụ nữ nồng nàn tình yêu thương, một lòng thuỷ chung sâu sắc. Trước lúc chồng đi lính, nàng đã rót rượu tiến chồng bày tỏ niềm mong muốn và nối lo, chia sẻ với những gian lao của chồng. -> Vệc làm, lối sống của nàng khiến mọi người chứng kiến đều rơi lệ. Khi chồng đã ra đi “ Ngày qua..... được” -> luôn ngụ trị trong lòng nàng một nối nhớ gia diết. Nối lòng nàng luôn hướng về người chồng phương xa. + Không chỉ thuỷ chung son sắc với chồng mà Vũ Nương còn là người con dâu rất mực hiếu thảo. Một mình phải cáng đáng bao công việc nhưng VN vẫn luôn giữ được không khí ấm cũng trong gia đình. Khi mẹ ốm thì hết lòng thuốc thang, lễ bái thần phật, dùng lời ngon ngọt, khôn khéo để khuyên lơn. Khi mẹ mất thì phần việc ma chay lế giống như mẹ đẻ. -> Trong cuộc sống hiện đại hình ảnh người con dâu như Vũ Ngương như thế nào? + Cái tô đậm thêm vẻ đẹp của VN là tấm lòng vị tha. Tuy bị chồng chưởi mắng, làm nhục buộc phải tự vẫn nhưng khi xuống thuỷ cung lòng nàng vẫn hướng về chồng con, gia đình -> không khắc sâu thù oán mà sẵn lòng tha thứ. Kết bài: + Vũ Nương là người phụ nữ tiêu biểu. + Số phận của nàng đã làm độc giả xúc động. + Câu chuyện là lời cảm thông sâu sắc của tác giả Phân tích ý nghĩa của yếu tố truyền kỳ trong chuyện người con gái Nam Xương? Mở bài: + “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một áng văn hay, để lại trong lòng người đọc bao xúc động và tấm lòng người phụ nữ đức hạnh nết na... + Truyện vừa nêu lên hiện thực xã hội phong kiến vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc. + Nét đặc biệt của truyện là sự sáng tạo cuả tác giả với việc xây dựng các yếu tố kỳ ảo ở cuối truyện. Thân bài: + Theo mẫu chuyện “ Vợ chàng Trương” được lưu truyền trong dân gian thì sau khi gieo mình xuống biển Hoàng công thì câu chuyện khép lại, để lại trong lòng người đọc bao sự ngỡ ngàng, thương tiếc vô hạn. + Sự sáng tạo đầy tính nghệ thuật của Nguyễn Dữ đã làm ch câu chuyện mở ra nhiều hướng mới và thực hiện được giá trị nhân đạo cao cả. Thứ nhất yếu tố kỳ ảo đã làm cho câu chuyện kết thúc có hậu. Người pụ nư x hiền thục , nét na ấy đã được đấng siêu nhân cứu rỗi, nàng được rẽ nước đưa xuống thuỷ cung, sống cuộc sống yên bình ở chốn tiên cảnh. Thể hiện được mơ ước ngàn đời của nhân dân ta là “ ở hiền gặp lành” đây là ước muốn giản dị nhưng đầy ắp tình người. Đồng thời với việc làm cho câu chuyện kết thúc có hậu, yếu tố kỳ ảo còn làm cho câu chuyện kết thúc có hậu, yếu tố kỳ ảo còn làm hoàn thiện thêm nét đẹp của Vũ Nương. Thứ nhất tấm lòng của nàng đã được thần linh chứng giám. nàng tìm đến với cái chết nhưng chính tấm lòng ngay thẳng của nàng đã cứu mình. Hơn nữa nét đẹp của nàng còn được bộc lọ làm rõ qua câu chuyện với phan lang và việc nàng trở về trên bến Hoàng Giang đã thể hiện được tấm lòng vị tha. Dù bị chồng ruồng bỏ nhưng nàng đã lấy ân trả oán cởi bỏ mối tơ vò trong lòng chàng Trương. Để cho Vũ Nương tiếp tục được sống ở thuỷ cung là chi tiết bày tỏ tấm lòng đầy thương cảm của N Dữ. Ông không muốn nhân vật của mình phải kết thúc cuộc đời oan uổng đầy bất công như thế. Đó là mong muốn, khát khao cháy bỏng vì một cuộc sống công bằng ... c. Kết bài: Yếu tố kỳ ảo trong câu chuyện là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, thấm đẫm ý nghĩa nhân văn. Bằng sự sáng tạo, ND đã biến câu chuyện dân gian thành một câu chuyện giá trị nhân đạo. ý kiến của em về nguyên nhân cái chết của Vũ Nương? a. Mở bài: + Nhân vật VN trong “ chuyện ... xương” của ND là mọt người phụ nữ xinh đẹp, nết na, thuỷ chung, hiếu tháo nhưng phải kết thúc cuộc đời một cách dở dang đầy thương tiếc. + Không ít độc giả khi đọc đã boăn khoăn và đi tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy bi thảm của nàng. + Mối người có một cách lý giải song cái chết ấy không chỉ vì một nguyên nhân. Nó có nguyên nhân chủ quan, khách quan, trực tiếp và gián tiếp. b.Thân bài: + Chỉ ra được nét đẹp của VN ( chỉ nêu khái quát) + Diễn biến của tấm bi kịch. + Tìm hiểu nguyên nhân. Do lời nói vô tình của VN vơi con. Do lời nói của bé Đảm vơi TS. Do nhận thức quá kém của TS. Do chiến tranh TS phải xa nhà. -> Tất cả đều có cơ sở nhưng chưa hoàn toàn đúng đắn. Mà nguyên nhân sâu xa là do xã hội phong kiến hà khắc với bao hủ tục lạc hậu. Chế độ trọng nam khinh nữ đã nhào nặn lên một TS ích kỷ, nhỏ nhoi, thiếu học, vũ phu -> Đã khiến chàng trở thành kẻ tàn ác. Bên cạnh đó là xã hội thối nát không có khả năng đảm bảo quyền sống tối thiểu cho con người. c.Kết bài: - Cái chết của VN do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản và sâu xa nhất là do bản chất của XHPK thối nát. - Qua tìm hiểu nguyên nhân ta mới hiểu được thái độ tg với XHPK đương thời. - Người đọc càng cảm thông sâu sắc với số phận của nàng. ý nghĩa của hình ảnh chiếc bóng trong “ chuyện người con gái Nam Xương” ? a. Mở bài: + Việc xây dựng các hình ảnh trong các tác phẩm là rất cần thiết, bởi chính cái hình ảnh này đã đem lại giá trị lớn cho tác phẩm. + Hình ảnh chiếc bóng trong “ chuỵen người con gái Nam Xương ” cũng vậy. đó là chi tiết mở ra đầu mối của tấm bi kịch vừa là yêú tố quan trọng làm phát triển diễn biến của câu chuyện. b.Thân bài: + Sau khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà phải đối mặt với bao khó khăn. Nuôi con nhỏ. Chăm sóc mẹ già. Lòng buồn và nhớ chồng khuôn nguôi. -> Nỗi vất vả của nàng không biết giải bày cùng ai. + Nối gian lao ấy kéo dài trong suốt ba năm, nỗi nhớ chồng của nàng mõi ngày một lớn. Khi con đã tập nói , trong đêm khuya, nàng đã có người bầu bạn. Nàng đã chỉ bóng mình và bảo đó là ba của Đảm một lời nói đùa con nhưng đầy ý nghĩa, ta có thể hình dung được khuôn mặt rạng rỡ, tươi cười vì thích thú của Đảm, vừa thấy được nối nhớ, niềm khao khát được đoàn viên, được thấy bóng chồng trong ngôi nhà lạnh lẽo của VN. Lời nói của nàng không ngoài mục đích làm vơi đi nỗi cô đơn. + Có ai ngờ rằng lời nói vô tình, một chút bônng đùa với con dại của VN lại chính là nguyên nhân mở ra tấm bi kịch thảm khốc. Trương sinh trở về lòng nặng ưu tư. Con khóc làm chàng thêm bực tực. Lời nói của con làm chàng nghĩ rằng vợ hư. Chàng mắng nhiếc, xỉ nhục VN khiến nàng phải tự vẫn. + VN mất đi để lại nỗi trống trải cô đơn trong lòng TS. Chàng ngôi cùng con và nghe con chỉ tay vào bóng mình bảo: “ cha...kìa” Chàng nhận ra nỗi oan của vợ -> càng đau đớn ân hận hơn. c. Kết bài: + Hình ảnh chiếc bóng là chi tiết được cài đặt rất khéo leo. Nó vừa là câu chi tiết làm phát triển câu chuyện. Gỡ rối trong lòng TS. + Khẳng định về tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Bài học đối nhân xử thế qua “ Chuyện.... Xương” ? Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm. + Khẳng định giá trị chung của tác phẩm. +Chuyện còn để lại bài học đối nhân xử thế rất quý báu đối với mỡi chúng ta. Thân bài: + Mỗi nhân vật đều để lại cho ta bài học kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau. + Vũ Nương: - Khôn khoé-> đối xử vớu chồng. Thuỷ chung, trinh bạch -> yêu thương chờ đợi chồng. Con dâu hiếu thảo -> đối đãi với mẹ chồng chu tất. Giàu tình làng nghĩa xóm -> được mọi người bênh vực. Tấm lòng vị tha -> sống biết bao dung, rộng lượng . + Trương sinh: - Hành động hồ đồ, ích kỉ -> gây hậu quả Biết nhẫn nại, nghe lời không cực đoan. + Bà mẹ:- Tấm lòng người mẹ hiền, quý mến con dâu. không nên mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. + Phan Lang: - Nhân từ ->Được đền ơn xứng đáng. -> ở hiền gặp lành + Linh phi: - Con người giàu lòng ân nghĩa. Sống có tâm, có tình, được mọi người kính nể. Kết bài: + Tóm lại mỗi cử chỉ, hành động của nhân vật là một bài học đối nhân xử thế quý báu. + Truyện đã đề cao giá trị nhân văn, giáo dục con người. Giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” Mở bài: + Khẳng định giá trị chung của tác phẩm. + Truyện đã đề cao giá trị nhân đạo. Thân bài: + Giá trị nhân đoạ trước hết là đề cao giá trị vẻ đẹp con người. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. Hành động Phan Lang, của bà mẹ. -> Bày tỏ thái độ trân trọng của tác giả trước những con người đầy vẻ đẹp. + Giá trị nhân đạo còn là tiếng lòng cảm thương chia sẻ với nỗi đau, bất hạnh của các nhân vật. Khắc hoạ nỗi đau của nhân vật là bị tác giả chứng kiến và rơi lệ cùng hoàn cảnh của nhân vật. Bày tỏ phần cuối truyện là để cho nhân vật được sống. Đó là mơ ước, là tấm lòng của tác giả. + Giá trị nhân đạ còn bao hàm giá trị tố cáo, phê phán và lên án tố cáo bản chất xã hội. Một xã hội loạn lạc với nhiều hủ tục. Một xã hội trọng nam khinh nữ. Một xã hôi làm biến chất con người. TS là kẻ gia trưởng, ích kỉ... Một xã hội không có khả năng bảo vệ quyền sống tối thiểu cho con người. Kết bài: + “ Chuyện... Xương ” là văn bản phản ánh sinh động hiện thực xã hội phong kiến. + Qua những trang đời đầy bất hạnh tác giả đã bày tỏ niềm cảm thương và khơi dậy sự đồng cảm nơi người đọc. Bài tập về nhà: Tìm và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả có trong “ Chuyện...Xương ” của Nguyễn Dữ. ============================================= Ngày soạn 1/11/2010 BUỔI 4. MỘT SỐ ĐỀ VỀ: - CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH - HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ * Mục tiêu: - Nắm chắc các nội dung của hai tác phẩm - Biết vận dụng để làm một số đề. * Nội dung: Một số kiến thức chung về hai tác phẩm. Giáo viên dựa vào giáo án Ngữ văn 9 để giới thiệu chung. Hiện thực của xã hội phong kiến qua “ Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh”? Mở bài: + “Chuyện....Trịnh” là một trong số 88 mẫu chuyện được viết trong tập “ Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. + Tuy chỉ là mẫu chuyện nhỏ trong phủ chúa nhưng đã tái hiện sinh động hiện thực của XHPK. Thân bài: Nhìn bề ngoài: đất nước vô sự, chiến tranh kết thúc, giống cảnh quốc thái dân an. Thực tế : + Trong phủ chúa. -Chúa ăn chơi sa đoạ. ->Thích chơi đèn đuốc. ->Ngự ở cái li cung. ->Dạo chơi tây hồ. ->Sưu tầm cây cảnh. Việc xây dựng đình đài diễn ra liên miên. Quan lại, hầu cận dẫn hầu quanh 4 mặt hồ. Chúa sức thu lấy những của quý trong dân gian. Rất tốn kém, lãng phí, một vị chúa vô tâm. + Quan lại: Nhờ gió bẻ măng. Ngày đêm cho người dò la: ghi “phụng thủ” Cho người lấy cắp: ghi “ dấu vật cung phụng” Doạ dẫm lấy tiền. Tham lam những nhiễu. + Người dân: Bị cưỡng bóc, phá huỷ tường rào, nhà cửa. Phải tự phá huỷ của quý để tránh tai vạ. Phải chạy vạy, van xin để tránh tội chêta. Sống trong nỗi lo nơm nớp. + Đây là một xã hội loạn lạc, vua quan cậy quyền lộng hành, dân bị đầy đoạ khổ ải. C. Kết bài: + Bằng ngòi bút mô tả tinh tế, cách kể khách quan, thái độ chân thật tác giả Phạm Đình Hổ đã vẽ nên một bức tranh hiện thực đầy sinh động. + Qua câu chuyện tác giả lên án, tố cáo bản chất xã hội thối nát, phản ánh một cách chính xác số phận của tập đoàn phong kiến chúa trịnh. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Mở bài: + Quang Trung là vị vua văn võ toàn tài, là người có công lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm. + Nhân vật lịch sử đó đã đfi vào văn chương như một hình ảnh đẹp. + Hồi 14, Hoàng Lê Nhất thống chí đã làm nổi bật hình ảnh người anh hùng dân tộc này. Thân bài: + Quang Trung là người hành đọng mạnh mẽ, quyết đoán. Là vị vua yêu nước thương dân -> ý thức đầy đủ về quyền dân tộc -> Khác xa vua Lê Chiêu Thống. Hành động xông xáo, nhanh gọn. -> Từ 24 – 11 đến 30 tháng chạp đã làm được rất nhiều việc. Đích thân cầm quân ra bắc. Mạnh mẽ, uy phong trước quân sỹ. + Là người trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. Sáng suốt phân tích tình thế giữa ta và địch. Phân tích trong lời dụ quân. Sáng suốt nhạy bén trong cách dùng người. Tài giỏi, sâu xa khi tyính kế đảm bảo yên bình cho muôn dân. + ý nghĩa quyết thyắng và tài dụng binh như thần. Chưa xuất binh đã hẹn ngày chiến thắng. Vạch kế hoạch tấn công trong vòng 7 ngày. chỉ đạo đại binh hành quân thần tốc mà không để lộ tin tức. Chia quân thành các cánh hợp lí. Sử dụng chiến thuật tài tình. + Anh hùng lẫm liệt khi xung trận. Là người vừa vạch kế hoạch vừa trực tiếp đối thúc đại binh. Cưỡi voi xung trận, bất chấp hiểm nguy, xông pha vào chốn tên bay đạn lạc. Kết bài: + Bằng những chi tiết miêu tả chân thực, sinh động, cách kể khách quan tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của người anh hùng áo vải của dân tộc. + QT – NH là hình ảnh tượng trưng cho tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu vì dân tộc. + Bày tỏ tình yêu, sự kính phục của tác giả với vị anh hùng. Học sinh viết hai dàn ý trên thành bài hoàn chỉnh. * Kết thúc: GV căn dặn HS dựa vào dàn ý tập viết thành bài văn hoàn chỉnh. ==================================== Ngày soạn: 10/11/2010 BUỔI 5 TRUYỆN KIỀU- NGUYỄN DU * Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được nhứng nội dung cơ bản của truyện Kiều và các đoạn trích. Thấy được nét độc đáo nghệ thuật của Nguyễn Du Nắm được các giá trị mà truyện phản ánh. * Nội dung: Một số kiến thức chung: Xuất xứ: dựa theo cốt truyện “Kim vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân người TQ. Thể loại: - Truyện thơ nôm. Trình bày dưới dạng thơ lục bát. Gồm 3254 câu thơ lục bát. Các yếu tố cấu thành tác phẩm. Giá trị hiện thực: nêu bật bản chất xấu xa, đen tối của xã hội phong kiến. Giá trị nhân đạo: Bày tỏ những cảm xúc

File đính kèm:

  • docboi duong hoc sinh gio van 9.doc
Giáo án liên quan