Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập môn: hoá học lớp 9

- Tính chất chung của các hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim và mối quan hệ giũa các chất

- Tính chất chung của các hợp chất vô cơ cụ thể : CaO, SO2, NaOH, Ca(OH)2, HCl, H2SO4, kim loại, phi kim cụ thể: Al, Fe, Cl2, C, Si và một số hợp kim, hợp chất của chúng: gang, thép, CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, SiO2, H2SiO3, silicat, công nghiệp silicat.

 

doc49 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập môn: hoá học lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập môn: Hoá học Lớp 9 I. Phần chung 1. Các mạch kién thức chủ yếu, một số kĩ năng cơ bản của chương trình được thể hiện qua bộ sách giáo khoa Hoá học 9. 1.1 Các mạch kiến thức chủ yếu: Nội dung Lớp 9 Lí thuyết hoá học - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Chất - Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối Tính chất chung - Tính chất, ứng dụng, điều chế của một số chất cụ thể tiêu biểu cho mỗi loại như CaO, SO2, NaOH, Ca(OH)2, H2SO4, HCl, NaCl, KNO3, một số phân bón hoá học. - Kim loại, phi kim: tính chất chung và một số kim loại phi kim tiêu biểu:Al, Fe, Cl2, C, Si và một số hợp chất của chúng - Hiđrocacbon: metan, etilen, axetilen, benzen, - Dẫn xuất của hiđro cacbon: rượu etylic, axit axetic, gluxit... Biến đổi chất. Phản ứng hoá học - Phản ứng trung hoà, phản ứng trao đổi - Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng hoá este, phản ứng trùng hợp, phản ứng thuỷ phân, phản ứng xà phòng hoá Tính toán hoá học - Tính theo công thức hoá học - Tính theo phương trình hoá học. Phản ứng xảy ra trong dung dịch - Tìm công thức phân tử hợp chất vô cơ và hữu cơ 1. 2. Mạch kĩ năng cơ bản Lớp 9 Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học - Đọc tên và viết công thức của oxit, axit, bazơ, muối... - Đọc tên và viết công thức của một số kim loại, phi kim, công thức một số hợp chất của chúng - Đọc tên và viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ cơ bản Kĩ năng quan sát Quan sát: - Sơ đồ, thiết bị sản xuất hoá học. - Thí nghiệm hoá học. - Mô hình phân tử chất hữu cơ. - Hiện tượng hoá học trong thực tế: sự tôi vôi, sự kết tủa, sự sủi bọt khí… - Báo cáo kết quả Kĩ năng thực hiện thí nghiệm Biết thực hiện một số thí nghiệm : - Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng... - Thí nghiệm nhận biết chất trong lọ bị mất nhãn - Thí nghiệm thực hành cơ bản trong mỗi ch|ương Biết sử dụng dụng cụ, hoá chất thông thường Kĩ năng nghiên cứu tài liệu học tập để thu thập thông tin - Tự tìm hiểu thông tin trong SGK qua kênh chữ, kênh hình - Rút ra kết luận - Báo cáo kết quả Kĩ năng giải bài tập hoá học Tự luận - Bài tập lí thuyết định tính - Bài tập lí thuyết định lượng - Bài tập thực nghiệm Bài tập trắc nghiệm khách quan - Viết công thức hóa học chất vô cơ và hữu cơ - Viết phương trình hoá học biểu diễn tính chất của chất vô cơ và hữu cơ. - Phát biểu khái niệm, định luật, tính chất và áp dụng - Nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học của các chất vô cơ và hữu cơ. - Lập mối quan hệ giũa các chất vô cơ, hữu cơ, viết phương trình hoá học... - Tìm tỉ lệ % khối lượng hoặc thể tích trong hỗn hợp chất rắn, chất khí - Tìm công thức của hợp chất 3 nguyên tố khi biết tỉ lệ % mỗi nguyên tố trong hợp chất - Tim công thức của đơn chất, hợp chất theo các số liệu thực nghiệm - Tính theo phương trình có phản ứng xảy ra trong dung dịch - Nhận biết một số chất vô cơ và hữu cơ: H2SO4 và muối sunfat, HCl và muối clorua, muói cabonat, một số kim loại Al, Fe, Cu..., khí metan, etilen, axetilen, ben zen, tinh bột, axit axetic, rượu etilic... Bài tập có nội dung Hoá học 9: - Bài tập điền khuyết - Bài tập có nhiều lựa chọn - Bài tập chọn đúng, sai - Bài tập cặp đôi 2. Những trọng tâm cần lưu ý để đánh giá kết quả học tập 2.1. Kiến thức Biết và hiểu được: - Tính chất chung của các hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim và mối quan hệ giũa các chất - Tính chất chung của các hợp chất vô cơ cụ thể : CaO, SO2, NaOH, Ca(OH)2, HCl, H2SO4, kim loại, phi kim cụ thể: Al, Fe, Cl2, C, Si và một số hợp kim, hợp chất của chúng: gang, thép, CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, SiO2, H2SiO3, silicat, công nghiệp silicat. - Khái niệm hợp chất hữu cơ, một số hợp chất hữu cơ cụ thể: metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic, chất béo, hợp chất gluxit( đường glucozơ, sacarozơ), tinh bột và xen lulozơ, polime… - Phương pháp điều chế một số chất quan trọng và các phản ứng hoá học làm cơ sở. - Một số ứng dụng quan trọng của một số chất vô cơ, kim loại, phi kim, một số hợp chất hữu cơ tiêu biểu 2.2. Kĩ năng Kĩ năng xây dựng kiến thức mới từ: - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng, mô hình, hình vẽ, biểu bảng - Nghiên cứu thí nghiệm: tiến hành thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích, viết phương trình hoá học ( nếu có), rút ra nhận xét. - Thu thập thông tin từ kênh chữ, kênh hình của SGK - Trả lời câu hỏi - Giải bài tập hoá học Vận dụng kiến thức về chất để: - Giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến hoá học - Dự đoán phản ứng và hiện tượng xảy ra - Lập mối quan hệ về biến đổi hoá học giữa các chất vô cơ, giưã các chất hữu cơ, giũa các chất vô cơ và hữu cơ. - Viết các phương trình phản ứng cụ thể về mối quan hệ giữa các chất. - Nhận biết một số chất bằng phương pháp hóa học - Tính khối lượng nguyên liệu hoặc sản phẩm trong quá trình sản xuất CaO, NaOH, gang và thép... - Tính % khối lượng hoặc thể tích của chất trong hỗn hợp chất vô cơ và hữu cơ ( hỗn hợp khí, hỗn hợp rắn, hỗn hợp lỏng) đã học. - Tìm công thức của kim loại, oxit kim loại, chất hữu cơ theo các số liệu thí nghiệm - Tính nồng độ của dung dịch: nồng độ %, nồng độ mol 3. Đinh hướng đổi mới đánh giá bộ môn Hoá học ở lớp 9. Tuân thủ theo định hướng đổi mới đánh giá ở trường THCS 3.1. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học. 3.2. Nội dung kiểm tra đánh giá Do mục tiêu, nội dung chương trình môn học đã thay đổi, mục tiêu đánh giá đã thay đổi nên nội dung đánh giá cũng cần thay đổi cho phù hợp. - Chú ý đánh giá theo tỉ lệ phù hợp 3 mức độ của nội dung hoá học: biết, hiểu, vận dụng. - Đánh giá cần tập trung vào nội dung hành của HS. - Chú ý đánh giá được kiến thức về phương pháp hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức hoá học. - Chú ý đánh giá năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức hoá học đã học vào thực tiễn của HS. - Chú ý đánh giá khả năng hợp tác và làm việc trong nhóm trong quá trình học tập của HS v.v... 3.3. Phương pháp đánh giá Tăng cường sử dụng trắc nghiệm khách quan: Câu điền khuyết. Cấu tạo của câu gồm 3 phần: Phần yêu cầu, phần nội dung và phần cung cấp thông tin.. Phần yêu cầu là phần bắt buộc phải có, thường viết dưới dạng mệnh lệnh thức. Thí dụ: Hãy điền từ, cum từ (công thức ...) thích hợp vào chỗ trống( khuyết) vào đoạn câu sau đây. Phần nội dung là phần bắt buộc phải có, thường là định nghĩa, mô tả tính chất của chất... trong đó có một số chỗ trống(...). Phần cung cấp thông tin: . Đó là nội dung (cụm từ ...) cho trước, trong đó số cụm từ ( từ) cho nhiều hơn số chỗ trống cần điền. Trong câu điền khuyết, đôi khi không có phần cung cấp thông tin mà HS tự lựa chọn trong nội dung đã học. Yêu cầu trả lời: HS cần chọn nội dung thích hợp đã cho hoặc trong bài học điền vào chỗ để trống( ô trống, khoảng ........v.v...). Một số điểm cần lưu ý: - Số lượng các từ đã cho ... phải lớn hơn số lượng các chỗ trống cần điền. Thí dụ: Số lượng các từ đã cho có thể là 6 từ, thì số lượng các chỗ trống cần điền chỉ tối đa là 5. - Kết quả chỉ là một đáp án duy nhất để có nội dung đúng. Câu có nhiều lựa chọn: Cấu tạo của câu gồm: - Phần câu viết chưa đầy đủ. Thí dụ: nhóm các chất sau gồm các oxit; Phản ứng sau là phản ứng oxi hoá khử... - Phần chọn: Gồm 4-5 phương án. Trong đó có một phương án đáp ứng yêu cầu đề ra, thường là phương án đúng. Các phương án khác được gọi là nhiễu. - Phần yêu cầu: nêu ngắn gọn yêu cầu đặt ra. Thí dụ: Hãy chọn phương án đúng; Hãy chỉ ra câu sai... Yêu cầu trả lời: chọn một phương án phù hợp để có câu đầy đủ ( đúng hoặc sai) trong số 4-5 phương án. Một số điểm nên tránh : - Trong các phương án chọn có 2 - 3 câu trả lời đúng ( mặc dù chưa đủ) Thí dụ: Cho khí hiđro phản ứng với đồng(II) oxit nung nóng, hiện tượng quan sát đúng là: A. Có hơi nước bám ở thành ống nghiệm B. Có chất rắn màu đỏ tạo thành C. Không có hiện tượng gì xảy ra D. Cả A và B đúng. Nên dùng: "Hiện tượng quan sát đúng và đầy đủ nhất", vì chỉ A cũng đúng và chỉ B cũng đúng, D là đúng và đầy đủ nhất. - Trong các phương án chọn không có câu trả lời đúng. - Nội dung trong các câu chọn có chỗ chưa phù hợp với câu dẫn. Thí dụ: Công thức nào sau đây biểu diễn đơn chất: H, CH4, N2, O2, Cl. Thí dụ: Hãy cho biết trong các câu sau đây, câu nào phát biểu sai? Câu chọn đúng, sai. Cấu tạo câu gồm 2 phần chính: phần yêu cầu và phần để chọn. - Phần yêu cầu: thông thường là chọn nội dung (câu, mệnh để...) đúng (Đ ) hoặc sai (S). - Phần chọn: Gồm 4-5 câu hoặc mệnh đề ( khái niệm, tính chất các chất, hiện tượng hoá học....), mỗi câu có nội dung đúng hoặc sai. Tuy nhiên số lượng câu đúng, sai nên lệch nhau để tránh trường hợp HS không suy nghĩ mà vẫn được điểm. Yêu cầu trả lời: để trả lời câu hỏi này, HS cần chỉ rõ câu nào đúng, câu nào sai trong số các câu được đưa ra. Câu cặp đôi Cấu tạo câu: thường gồm 2 cột ( nhóm) tương ứng. Mỗi cột biểu diễn một số nội dung chưa đầy đủ có liên quan với nhau. Nội dung ở cột 1 cần ghép với nội dung phù hợp ở cột 2 thì tạo nên một nội dung đầy đủ. Số lưọng nội dung ở cột 1 và cột 2 nên lệch nhau để HS không thể dùng phép loại trừ. Một số điểm cần chú ý: - Số lượng giữa 2 loại cần ghép đôi phải chênh lệch nhau. - Nội dung cần ghép phải phù hợp - Chú ý kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận để làm tăng tính khách quan của đánh giá . Thực tế đã cho thấy những ưu thế và hạn chế của mỗi loại trắc nghiệm. Do đó cần kết hợp 2 loại trắc nghiệm này để tăng hiệu quả của đánh giá. Bước đầu trắc nghiệm khách quan chiếm khoảng 30 - 40%, tự luận chiếm khoảng 60- 70% về nội dung cũng như tổng số điểm. Chú ý đánh giá qua quan sát hoạt động học tập của HS ở trên lớp: Trong quá trình dạy học Hoá học, GV có thể đánh giá HS thông qua việc quan sát các hoạt động và hiệu quả trong giờ học. Thí dụ như: Quan sát nhóm HS làm thí nghiệm thực hành, quan sát HS hoạt động nhóm, quan sát HS xem có chú ý nghe giảng không, tích cực giơ tay phát biểu khi GV giao nhiệm vụ hay không? Đánh giá qua quan sát giúp GV đánh giá HS một cách chính xác hơn: vừa đánh giá quá trình hoạt động trên lớp, vừa đánh giá qua điểm số các bài kiểm tra, kết hợp đánh giá định tính và đánh giá định lượng, 3. 4. Qui trình đánh giá: Việc đánh giá kết quả học tập hoá học cần tuân theo qui trình sau: Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá Bước 2: Xây dựng bộ công cụ để đánh giá(xây dựng các đề kiểm tra) gồm: Xây dựng mục tiêu cần đánh giá, xác định mục đích và yêu cầu của đề, thiết lập ma trận xây dựng đề, biên soạn đề, đáp án và biểu điểm. Bước 3: Thực hiện đánh giá Bước 4: Xử lí kết quả đánh giá 3. 5. Hình thức đánh giá: Cần kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau: Ngoài việc duy trì các hình thức đánh giá truyền thống như: kiểm tra viết, nói , cần kết hợp đánh giá bài viết về một vấn đề nào đó nhằm vận dụng kiến thức kĩ năng của hoá học với đề tài đã được định trước , thí dụ như bảo vệ môi trường không khí ở địa phương, bảo vệ môi trường nước ở địa phương, vấn đề xử lí rác thải, vấn đề xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.v.v... Kết hợp đánh giá của GV và đánh giá của HS : GV đánh giá đầu giờ để kiểm tra bài cũ và đánh giá hoạt động của HS trong giờ học để xây dựng kiến thức mới. Không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ mà có thể lồng nội dung kiểm tra đánh giá trong khi xây dựng kiến thức mới. HS có thể đánh giá các hoạt động của nhau và tự đánh giá kết quả hoạt động của mình. Đảm bảo kết hợp kênh chữ và kênh hình theo một tỉ lệ thích hợp. Hiện nay trong các câu hỏi kiểm tra đánh giá thường mới chủ yếu sử dụng ở dạng kênh chữ, mà hạn chế sử dụng kênh hình. Do đó cần tăng hình thức sử dụng kênh hình trong các câu hỏi và bài tập để đa dạng hoá hình thức đánh giá đảm bảo nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của HS đồng htời phù hợp với yêu cầu đổi mới tài liệu giáo khoa là tăng cường sử dụng kênh hình, coi kênh hình như là nguồn kiến thức và phương tiện để phát hiện và xây dựng kién thức mới v.v... 4. Kĩ thuật xây dựng bộ công cụ đánh giá để kiểm tra và mẫu biểu quan sát giờ thực hành Bộ công cụ đánh giá cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Bộ công cụ ( hệ thống câu hỏi và bài tập....) đảm bảo được đánh giá những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà HS cần đạt được trong quá trình học tập. Hệ thống câu hỏi , bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học Đảm bảo phân biệt được trình độ của HS: giỏi, khá , trung bình, yếu. - Đáp án và hướng dẫn chấm rõ ràng, chính xác Cần xây dựng được bộ công cụ đánh giá thống nhất, đa dạng, có độ tin cây cao, có thể loại bỏ tới mức có thể được yếu tố chủ quan của người đánh giá. Bộ công cụ cần mang tính khả thi: - Về nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá phải nằm trong những nội dung đã được qui định trong chương trình sách giáo khoa, không quá khó, không lắt léo, có tính thực tiễn. - Về hình thức đánh giá: các hình thức đánh giá là có thể áp dụng được đối với tất cả các vùng miền khác nhau. - Đa dạng hoá nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá được những mục tiêu đã đặt ra cho môn Hoá học - Bộ công cụ đánh giá được xây dựng trên cơ sở khoa học, có khả năng áp dụng có hiệu quả đối với tất cả HS để nhằm xác nhận một trình độ hoặc nhằm điều chỉnh một vấn đề nào đó về nội dung, phương pháp. - Khả thi về sử lí kết quả đánh giá: Việc sử lí kết quả đánh giá có thể bằng tay hoặc bằng máy tính nhưng có khả năng áp dụng được, không quá khó hoặc quá phức tạp. Tuy nhiên, cần xem xét tính khả thi theo hướng phát triển , nếu không dễ bị lạc hậu so với thế giới. Các bước xây dựng bộ công cụ đánh giá: * Xác định mục tiêu đánh giá: đánh giá thường xuyên hay đánh giá xác nhận. * Xác định nội dung đánh giá: Kiến thức, kĩ năng cơ bản nào? Mức độ kiến thức, kĩ năng độ mức nào? * Xây dựng ma trận Mục đich của việc xây dựng ma trận để: - Xác định đầy đủ các mảng nội dung chính của chương hoặc học kì 1, học kì 2 - Xây dựng các câu hỏi theo theo mức độ: biết, hiểu, vận dụng - Xác định tỉ lệ trắc nghiệm khách quan và tự luận Phần II. Một số đề minh hoạ Đề kiểm tra miệng Đề 1. Sau bài tính chất chung của phi kim 1. (Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước công thức hoặc nguyên tố trả lời đúng). Cho sơ đồ biểu diễn biến đổi sau: M đ MO2 đ MO3 đ H2MO4 đ BaMO4 M là: A. Cl2 B. S C. N2 D. O2 2. Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra Hướng dẫn chấm và biểu điểm 1 2 điểm. B 2. 8 điểm. Viết đúng mỗi PTHH được 2 điểm Đề 2. Bài công nghiệp Silicat Hãy nêu sơ lược quá trình sản xuất thuỷ tinh thường A - Nguyên liệu chính B - Các công đoạn chính C - Viết các phương trình hoá học xảy ra. Thành phần chính của thuỷ tinh thường. Hướng dẫn chấm và biểu điểm A - 1 điểm. Cát thạch anh SiO2, đá vôi CaCO3, sô đa Na2CO3 B - 2 điểm. Nêu đúng như SGK. C - 7 điểm. Viết đúng PTHH. CaO + SiO2 CaSiO3 Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2 Thành phần chính CaSiO3 Na2SiO3 Đề 3. Bài tính chất hoá học chung của kim loại Nhìn vào các hình vẽ, hãy: 1. Điền kí hiệu hoặc công thức chú thích đầy đủ cho hình vẽ 2. Mô tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm 3. Lập phương trình hoá học của phản ứng Hướng dẫn chấm và biểu điểm 1. (2 điểm) - Điền đủ công thức, kí hiệu mỗi hình cho 1 điểm 2. (4 điểm) - Mô tả đủ hiện tượng mỗi thí nghiệm cho 2 điểm (SGK Hoá học lớp 9 thí điểm - trang 57) 3. (4 điểm) - Viết đúng mỗi phương trình phản ứng cho 2 điểm 1/ 3Fe + 2O2 to Fe3O4 2/ 2Na + Cl2 2NaCl Đề 4. Bài mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ Cho các chất: Cu, CuO, MgCO3, Mg, MgO. Chất nào tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: 1/ Chất khí cháy được trong không khí 2/ Chất khí làm đục nước vôi trong 3/ Dung dịch có màu xanh lam 4/ Dung dịch không màu và nước Hướng dẫn chấm và biểu điểm Mỗi câu trả lời đúng cho 2,5 điểm 1/ Mg ; 2/ MgCO3 ; 3/ CuO ; 4/ MgO Đề 5. Bài benzen Câu 1 (7 điểm): 1. Nguyên nhân nào làm cho benzen có tính chất hoá học khác etilen, axetilen? Hãy viết phương trình phản ứng của benzen với clo để minh hoạ. 2. Viết phương trình phản ứng của metan với clo. Hãy so sánh phản ứng này với phản ứng của benzen với clo. Câu 2 (3 điểm): Hãy nêu ứng dụng của benzen trong công nghiệp. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 (7 điểm): 1. - Giải thích nguyên nhân làm cho benzen có tính chất hoá học khác etilen, axetilen (2 điểm) - Viết đúng phương trình phản ứng của benzen với clo (1,5 điểm) 2. - Viết phương trình phản ứng của metan với clo (1,5 điểm) Phản ứng của metan với clo giống phản ứng của benzen với clo, đều thược loại phản ứng thế (2 điểm) Câu 2 (3 điểm): ứng dụng của benzen trong công nghiệp: - Làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo ... (2 điểm) - Làm dung môi (1 điểm) Đề 6. Bài axit axetic Câu 1 (6 điểm): 1. Viết công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có nhóm nguyên tử sau: a) -OH b) -COOH c) CH3COO- 2. Viết 1 phương trình phản ứng để điều chế mỗi hợp chất hữu cơ đó. Câu 2 (4 điểm): Hãy nêu ứng dụng của axit axetic trong đời sống và trong công nghiệp. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 (6 điểm): 1. Viết đúng mỗi công thức phân tử của hợp chất hữu cơ : 1 điểm 2. Viết đúng mỗi phương trình phản ứng để điều chế hợp chất hữu cơ: 1 điểm Câu 2 (3 điểm): - Nêu ứng dụng của axit axetic trong đời sống: 2 điểm - Nêu ứng dụng của axit axetic trong công nghiệp: 2 điểm Đề kiểm tra 15 phút Đề 1. Bài axitcacbonic và muối cacbonat Có các chất sau: NaHCO3, CaCO3, Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3 1. Dãy gồm các chất đều là muối axit là: A - NaHCO3, CaCO3, Na2CO3 B - Mg(HCO3), NaHCO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, C - Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3 D - Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3 2. Dãy gồm các muối đều tan trong nước là A- CaCO3, BaCO3, Na2CO3, Mg(HCO3)2 B - BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Mg(HCO3)2 C - CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3 D - Na2CO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2 3. Dãy gồm các chất đều có tính chất chung: bị nhiệt phân huỷ giải phóng khí cacbonic và oxit bazơ là: A - Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3 B - NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 C - CaCO3, MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 D - NaHCO3, CaCO3, MgCO3, BaCO3 4. Dãy các muối đều phản ứng với dung dịch NaOH là: A - Na2CO3, NaHCO3, MgCO3 B - NaHCO3, Ca(HCO3), Mg(HCO3), Ba(HCO3)2 C - Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3 D - CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3 5. Dãy các muối đều phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2 là: A - Na2CO3, CaCO3 B - NaHCO3, MgCO3 C - K2SO4 , Na2CO3 D - NaNO3, KNO3 Hướng dẫn chấm và biểu điểm Trả lời đúng mỗi câu được 2 điểm 1 . B 2. D 3. C 4. B 5. C Đề 2. Bài sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Có các nguyên tố F, Cl, Br, I, O, S, N 1. Dãy các nguyên tố đều ở nhóm VII là: A. F, Cl, O, N C. O, I, S, F B. F, Cl, Br, I D. F, I, N, Br 2. Dãy các nguyên tố đều ở chu kỳ II là: A. F, Cl, Br, I C. N, Cl, Br, O B. F, N, I D. N, O, F 3. Dãy các đơn chất được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là: A. F2, Cl2, Br2, I2 C. I2, Br2, Cl2, F2 B. S, Cl2, F2, O2 D. F2, Cl2, S, N2 4. Dãy các đơn chất đều có tính chất hoá học tương tự Clo là: A. N2, O2, F2 C. S, O2, F2 B. F2, Br2, I2 D. Br2, O2, S 5. Dãy các đơn chất được tạo nên từ các nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng : A. N2, O2, Br2 C. S, O2, Br2 B. F2, Cl2, Br2, I2 D. O2, Cl2, F2 6. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử đều có 2 lớp e là: A. F, Cl, O C. O, S, Cl B. F, Br, I D - N, O, F Hướng dẫn chấm và biểu điểm Trả lời đúng mỗi ý được 2 điểm 1. B; 2. D; 3. C; 4. B; 5. B ; 6. D Đề 3 Hãy khoanh tròn một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1 (2 điểm). Có thể phân biệt dung dịch NaOH và Ca(OH)2 bằng cách cho một trong chất khí A, B, C hay D đi qua từng dung dịch: A. Hiđro B. Hiđroclorua C. Oxi D. Cacbonđioxit Câu 2 (2 điểm). Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây: A. Na2SO4 + CuCl2 B. Na2SO3 + NaCl C. K2SO3 + HCl D. K2SO4 + HCl Câu 3 (2 điểm). Có các chất: Cu, CuO, Mg, CaCO3, Fe(OH)3. Chất nào tác dụng với dung dịch HCl để tạo thành: A. Chất khí nhẹ hơn không khí, cháy được trong không khí B. Chất khí nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy C. Dung dịch có màu xanh lam D. Dung dịch có màu nâu nhạt Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 (2 điểm). D Câu 2 (2 điểm). C Câu 3 (6 điểm). Mỗi câu đúng cho 1,5 điểm A. Mg Mg + 2HCl đ MgCl2 + H2 (k) (1,5 điểm) B. CaCO3 CaCO3 + 2HCl đ CaCl2 + H2O + CO2(k) (1,5 điểm) C. CuO CuO + 2HCl đ CuCl2 + H2O (1,5 điểm) D. Fe(OH)3 Fe(OH)3 + 3HCl đ FeCl3 + 3H2O (1,5 điểm) Đề 4. Bài mối quan hệ giữa các hợp chất hữu cơ Câu 1 (2 điểm). Hãy chọn cách sắp xếp các kim loại đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần. A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K B. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe D. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn Câu 2 (2 điểm). Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 dung dịch trong cặp chất sau: A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch K2SO4 B. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl C. Dung dịch K2SO4 và dung dịch BaCl2 D. Dung dịch KCl và dung dịch NaCl Câu 3 (2 điểm). Có 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, tạo thành 448ml khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 (2 điểm). C Câu 2 (2 điểm). C Câu 3 (6 điểm). Chỉ có CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra chất khí. Phương trình phản ứng. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 (2 điểm) Số mol của CO2: = 0,02 (mol) (1 điểm) Số mol CO2 = số mol CaCO3 có trong hỗn hợp = 0,02 mol Khối lượng CaCO3 = 0,02 x 100 = 2 gam (1 điểm) Thành phần của các chất trong hỗn hợp: CaCO3 là: = 40% (1 điểm) CuSO4 là: 100% - 40% = 60% (1 điểm) đề 5. Bài benzen Câu 1 (6 điểm): (Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước một câu hoặc một hợp chất trả lời đúng). 1. Một hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử cacbon. a) Hợp chất không làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là: A. Metan B. Etilen C. Axetilen D. Benzen b) Hợp chất không tan trong nước. Hợp chất đó là: A. Metan B. Etilen C. Axetilen D. Benzen 2. Một hợp chất hữu cơ: - Là chất khí ít tan trong nước - Hợp chất tham gia phản ứng cộng brom. - Cháy toả nhiều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí này sinh ra cacbonic và 1 mol hơi nước. Hợp chất đó là: A. Metan B. Etilen C. Axetilen D. Benzen Câu 2 ( 4điểm): Có các chất: Metan, etilen, axetilen, benzen. Chất nào có phản ứng cộng brom? Tại sao? Viết các phương trình phản ứng để minh hoạ. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 (6 điểm): Khoanh tròn đúng một trong các chữ A, B, C, D : 2 điểm (6 điểm) 1. a) D ; b). C ; 2. B Câu 2 (4 điểm): - Chỉ có etilen và axetilen phản ứng cộng brom (1 điểm) - Do etilen và axetilen có liên kết bội trong phân tử (1 điểm) - Viết đúng 2 phương trình phản ứng, mỗi phương trình 1 điểm (2 điểm) đề 6. Bài axit axetic Câu 1 (6 điểm): (Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước một câu, công thức hoặc nhóm nguyên tử trả lời đúng). 1. Một hợp chất hữu cơ tạo bởi C, H và O. Một số tính chất của hợp chất: - Là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước - Hợp chất tác dụng với natri giải phóng khí hiđro; Hợp chất tham gia phản ứng tạo sản phẩm este; Hợp chất không tác dụng với NaOH. Hợp chất đó là: A. CH3-O-CH3 B. C2H5-OH C. CH3-COOH D. CH3COO-C2H5 2. Một hợp chất: - Làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ; Tác dụng được với một số kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat. Hợp chất có các tính chất trên do phân tử có chứa nhóm: A. -CH=O B. -OH C. -COOH D. -CH3 3. Nước và axit axetic dễ trộn lẫn để tạo dung dịch. 80 ml axit axetic và 50 ml nước được trộn lẫn. Phát biểu nào dưới đây là đúng? Nứớc là dung môi Axit axetic là dung môi Cả hai là chất tan vì đều là chất lỏng D. Cả hai là dung môi vì đều là chất lỏng Câu 2 ( 4điểm): (Hãy khoanh tròn chữ D hoặc S nếu các câu khẳng định sau đúng hoặc sai) Có các chất sau: C2H5OH, CH3-COOH, NaOH, NaCl, Na, Cu. Những cặp chất tác dụng được với nhau: 1 C2H5OH + CH3-COOH có xúc tác H2SO4 đặc, tO Đ S 2 C2H5OH + NaOH Đ S 3 C2H5OH + NaCl Đ S 4 C2H5OH + Na Đ S 5 CH3COOH + NaOH Đ S 6 CH3COOH + NaCl Đ S 7 CH3COOH + Na Đ S 8 CH3COOH + Cu Đ S Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 (6 điểm): Khoanh tròn đúng một trong các chữ A, B, C, D : 2 điểm (6 điểm) 1. B ; 2. C ; 3. A Câu 2 (4 điểm): Khoanh tròn đúng một trong các chữ D , S : 5 điểm (4 điểm) 1 C2H5OH + CH3-COOH có xúc tác H2SO4 đặc, tO Đ S 2 C2H5OH + NaOH Đ S 3 C2H5OH + NaCl Đ S 4 C2H5OH + Na Đ S 5 CH3COOH + NaOH Đ S 6 CH3COOH + NaCl Đ S 7 CH3COOH + Na Đ S 8 CH3COOH + Cu Đ S Đề kiểm tra 1 tiết Đề 1. Chương Kim loại Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) Câu 1 (2 điểm). Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng Có các kim loại sau

File đính kèm:

  • docBo de Hoa 9.doc
Giáo án liên quan