Các bài toán về hàm số và đồ thị

I.Điểm thuộc đường – đường đi qua điểm.

 Điểm A(xA; yA) thuộc đồ thị hàm số y = f(x) yA = f(xA).

 Ví dụ 1: Tìm hệ số a của hàm số: y = ax2 biết đồ thị hàm số của nó đi qua điểm A(2;4).

 

 Giải:

 Do đồ thị hàm số đi qua điểm A(2;4) nên: 4= a.22 a = 1

Ví dụ 2: Trong mặt phẳng tọa độ cho A(-2;2) và đường thẳng (d) có phương trình: y = -2(x + 1). Đường thẳng (d) có đi qua A không?

Giải:

 Ta thấy -2.(-2 + 1) = 2 nên điểm A thuộc v ào đường thẳng (d)

 

II.Cách tìm giao điểm của hai đường y = f(x) và y = g(x).

 Bước 1: Tìm hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình f(x) = g(x) (II)

 Bước 2: Lấy nghiệm đó thay vào 1 trong hai công thức y = f(x) hoặc y = g(x) để tìm tung độ giao điểm.

 Chú ý: Số nghiệm của phương trình (II) là số giao điểm của hai đường trên.

 Ví dụ 1: Tìm tọa đ

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bài toán về hàm số và đồ thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BÀI TOÁN VỀ HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ I.Điểm thuộc đường – đường đi qua điểm. Điểm A(xA; yA) thuộc đồ thị hàm số y = f(x) ⟺ yA = f(xA). Ví dụ 1: Tìm hệ số a của hàm số: y = ax2 biết đồ thị hàm số của nó đi qua điểm A(2;4). Giải: Do đồ thị hàm số đi qua điểm A(2;4) nên: 4= a.22 ⟺ a = 1 Ví dụ 2: Trong mặt phẳng tọa độ cho A(-2;2) và đường thẳng (d) có phương trình: y = -2(x + 1). Đường thẳng (d) có đi qua A không? Giải: Ta thấy -2.(-2 + 1) = 2 nên điểm A thuộc v ào đường thẳng (d) II.Cách tìm giao điểm của hai đường y = f(x) và y = g(x). Bước 1: Tìm hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình f(x) = g(x) (II) Bước 2: Lấy nghiệm đó thay vào 1 trong hai công thức y = f(x) hoặc y = g(x) để tìm tung độ giao điểm. Chú ý: Số nghiệm của phương trình (II) là số giao điểm của hai đường trên. Ví dụ 1: Tìm tọa đ III.Quan hệ giữa hai đường thẳng. Xét hai đường thẳng : (d1) : y = a1x + b1. (d2) : y = a2x + b2. (d1) cắt (d2) ⟺ a1 ≠ a2. d1) // (d2) ⟺ a1=a2b1≠b2 d1) ≡ (d2) ⟺ a1=a2b1=b2 (d1) ⊥ (d2) ⟺ a1 .a2 = -1 IV.Tìm điều kiện để 3 đường thẳng đồng qui. Bước 1: Giải hệ phương trình gồm hai đường thẳng không chứa tham số để tìm (x;y). Bước 2: Thay (x;y) vừa tìm được vào phương trình còn lại để tìm ra tham số . V.Quan hệ giữa (d): y = ax + b và (P): y = cx2 (c≠0). 1.Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P). Bước 1: Tìm hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình: cx2= ax + b (V) Bước 2: Lấy nghiệm đó thay vào 1 trong hai công thức y = ax +b hoặc y = cx2 để tìm tung độ giao điểm. Chú ý: Số nghiệm của phương trình (V) là số giao điểm của (d) và (P). 2.Tìm điều kiện để (d) và (P). a) (d) và (P) cắt nhau ⟺ phương trình (V) có hai nghiệm phân biệt. b) (d) và (P) tiếp xúc với nhau ⟺ phương trình (V) có nghiệm kép. c) (d) và (P) không giao nhau ⟺ phương trình (V) vô nghiệm . VI.Viết phương trình đường thẳng y = ax + b biết. 1.Quan hệ về hệ số góc và đi qua điểm A(x0;y0) Bước 1: Dựa vào quan hệ song song hay vuông góc tìm hệ số a. Bước 2: Thay a vừa tìm được và x0;y0 vào công thức y = ax + b để tìm b. 2.Biết đồ thị hàm số đi qua điểm A(x1;y1) và B(x2;y2). Do đồ thị hàm số đi qua điểm A(x1;y1) và B(x2;y2) nên ta có hệ phương trình: ax1+b=y1ax2+ b=y2 Giải hệ phương trình tìm a,b. 3.Biết đồ thị hàm số đi qua điểm A(x0;y0) và tiếp xúc với (P): y = cx2 (c≠0). +) Do đường thẳng đi qua điểm A(x0;y0) nên có phương trình : y0 = ax0 + b (3.1) +) Do đồ thị hàm số y = ax + b tiếp xúc với (P): y = cx 2 (c≠0) nên: Pt: cx2 = ax + b có nghiệm kép ⟺ Δ=0 (3.2) +) Giải hệ gồm hai phương trình trên để tìm a,b. VII.Chứng minh đường thẳng luôn đi qua 1 điểm cố định ( giả sử tham số là m). +) Giả sử A(x0;y0) là điểm cố định mà đường thẳng luôn đi qua với mọi m, thay x0;y0 vào phương trình đường thẳng chuyển về phương trình ẩn m hệ số x0;y0 nghiệm đúng với mọi m. +) Đồng nhất hệ số của phương trình trên với 0 giải hệ tìm ra x0;y0. VIII.Một số ứng dụng của đồ thị hàm số. 1.Ứng dụng vào phương trình. 2.Ứng dụng vào bài toán cực trị.

File đính kèm:

  • docCac bai toan ve ham so va do thi.doc
Giáo án liên quan