Các nhà máy thủy điện ở nước ta

THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG

Công trình Thuỷ điện lớn thứ hai miền Bắc đang được thi công tại huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Chính phủ phê duyệt báo cáo khả thi ngày 19/4/2002, đến ngày 22/12/2002 công trình đã bắt đầu khởi công.

 Các chỉ tiêu, thông số của nhà máy:

- Chiều dài đập theo đỉnh : 717,9 m

- Chiều cao đập lớn nhất : 92,2 m

- Chiều rộng đỉnh đập : 10 m

- Mực nước dâng trung bình : 36 m

- Dung tích hồ chứa nước : 2.245 tỷ m3

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhà máy thủy điện ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Công trình Thuỷ điện lớn thứ hai miền Bắc đang được thi công tại huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Chính phủ phê duyệt báo cáo khả thi ngày 19/4/2002, đến ngày 22/12/2002 công trình đã bắt đầu khởi công.  Các chỉ tiêu, thông số của nhà máy: - Chiều dài đập theo đỉnh : 717,9 m - Chiều cao đập lớn nhất : 92,2 m - Chiều rộng đỉnh đập : 10 m - Mực nước dâng trung bình : 36 m - Dung tích hồ chứa nước : 2.245 tỷ m3 - Số tổ máy : 3 - Công suất thiết kế : 342 MW - Loại đập : Đá đổ bê tông bản mặt - Thời gian thi công : 5 năm - Khối lượng đào đắp : 13 triệu m3 đất đá - Đổ bê tông : 950.103 m3 - Khoan phun : 101.103 m dài - Lắp đặt thiết bị : ~ 15.103 tấn THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ Nhà máy thuỷ điện Thác Bà là đứa con đầu lòng của ngành thuỷ điện Việt Nam, là nhà máy thuỷ điện được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc nước ta trong thời kỳ qúa độ đi lên chủ nghĩa xã hội.  Các chỉ tiêu, thông số của nhà máy: - Chiều dài đập : Khoảng 600 m - Chiều cao đập : Khoảng 45 m - Mực nước dâng tối đa : 36 m - Dung tích hồ chứa nước : hơn 2 tỷ m3 - Số tổ máy : 3 - Công suất thiết kế : 100 MW - Loại đập : Đá đổ có lõi sét - Thời gian thi công : 14 năm (Kể cả thời gian sơ tán và khôi khục sau chiến tranh phá hoại của Mỹ) - Khối lượng đào đắp : 4.500.000 m3 đất đá - Đổ bê tông : 150.000 m3 THỦY ĐIỆN HOÀ BÌNH Nhà máy thủy điện Hoà Bình công suất lớn nhất Đông Nam Á. Công trình thủy điện Hòa Bình có bốn nhiệm vụ chủ yếu: Cắt lũ, phát điện, cấp nước tưới và giao thông thủy.  Nhiều năm qua, công trình thủy điện Hòa Bình đã đem lại hiệu quả to lớn về các mặt chống lũ, phát điện, cấp nước tưới, giao thông thủy. Năm 2003, sản lượng điện của nhà máy đạt 8,58 tỷ kWh, cao nhất từ trước đến nay. Vụ đông xuân này, mức nước trong hồ thấp hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm khoảng 2 m, nhà máy vẫn xả về hạ lưu gần 2,7 tỷ m3 nước để cho đến thời điểm này, hơn 80% diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân ở khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ có đủ nước gieo cấy đã khẳng định hiệu quả to lớn của công trình trong việc chống hạn ở vùng châu thổ sông Hồng. Ðây cũng là sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Chính phủ, sự phối hợp điều hành nhịp nhàng, ăn khớp giữa các ngành thủy lợi, điện lực, nông nghiệp trong thời gian qua. Các chỉ tiêu, thông số của nhà máy: + Chiều dài đập : 734 m + Chiều cao đập : 128 m + Mực nước dâng tối đa : 120 m + Dung tích hồ chứa nước : 9 tỷ m3 + Số tổ máy : 8 + Công suất thiết kế : 1920 MW + Loại đập : Đá đổ có lõi sét + Thời gian thi công : 15 năm liên tục + Khối lượng đào đắp đất đá : gần 50.000.000 m3 + Đổ bê tông : 1.899.000 m3 + Khoan phun : 205.000 m + Lắp đặt thiết bị kim loại 46.721 tấn THUỶ ĐIỆN YALY Công trình thuỷ điện Yaly thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan.Với diện tích trên 20km2, công trình Nhà máy thủy điện Yaly nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chưpăh (Tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (Tỉnh Kon Tum).  Với tổng công suất lắp đặt 720mw và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68tỉ KWh. Nhà máy thủy điện Yaly là công trình lớn thứ 2 ở nước ta sau Công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà. Việc nghiên cứu khả năng sử dụng năng lượng sông Sê San đã được nhiều hãng nước ngoài và cơ quan trong nước tiến hành từ nhiều thập kỷ trước: (Hãng nipon koie của Nhật Bản năm 1966; Uỷ ban Sông Mê Kông năm 1971; Viện quy hoạch - Bộ thủy lợi Việt Nam năm 1978; Viện năng lượng - Bộ năng lượng Việt Nam 1988). Riêng Công ty Tư vấn - Khảo sát - Thiết kế xây dựng Điện i - thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã mất 11 năm nghiên cứu khảo sát để lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật Công trình thủy điện Yaly để trình các cấp có thẩm quyền. Ngày 24/9/1992, luận chứng kinh tế trên đã được Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ) chính thức phê duyệt bằng quyết định số 346/ct. Ngày 4/11/1993, thay mặt Chính phủ, Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã long trọng nhấn nút nổ mìn khởi công công trình Nhà máy thủy điện Yaly. Sau 9 năm trời vật lộn với thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, những người thợ của Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã biến cả vùng thác Yaly hoang sơ thành một công trình kỳ vĩ mà theo cách nói của một già làng tại xã Yaly đã từng được dự Lễ khởi công thốt lên trong ngày vui khánh thành Nhà máy vừa qua “Cách mạng hơn cả Zàng rồi !. Trong suốt quá trình thăm dò khảo sát xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Yaly luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của địa phương. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Thủ Tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã nhiều lần về thăm và kiểm tra công trình. Ngày 27/4/2002 thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng cắt băng khánh thành Nhà máy. Cùng sẻ chia gian khổ với những người thợ xây dựng công trình là lực lượng cbcnv nhà máy, những người con ưu tú của mọi miền đất nước trong đó có con em các dân tộc Tây nguyên đã bám sát hiện trường từng ngày để giám sát, tiếp nhận và vận hành từng tổ máy và các hạng mục của công trình. Cũng chính từ những khó khăn và kinh nghiệm thực tế đã đã tôi luyện và làm trưởng thành đội ngũ cbcnv Nhà máy Thủy điện Ialy quản lý tốt, khai thác an toàn hiệu quả các thiết bị cùng các hạng mục trong suốt thời gian qua. Nhà máy thuỷ điện Ialy là một trong những nhà máy cung cấp nguồn năng lượng điện lớn để phục vụ cho Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước và phục vụ đắc lực cho khu vực Tây nguyên. Các chỉ tiêu, thông số của nhà máy: - Chiều cao đập : 60 m - Dung tích hồ chứa nước : hơn 1 tỷ m3 - Số tổ máy : 4 - Công suất thiết kế : 720 MW - Loại đập : Đá đổ, lõi sét - Thời gian thi công : 9 năm - Khối lượng đào, đắp : ước 18.000.000 m3 - Đổ bê tông các loại : hơn 5010.000 m3 - Khoan phun : 116.000 m - Lắp đặt thiết bị kim loại : 17.500 tấn - Khoan hầm : 7582 m Các khối lượng chủ yếu: - Đào đất đá hở: 8.527.000m3 - Đắp đất đá: 8.683.000m3 - Đào đá ngầm: 988.000m3 - Đổ bê tông hở: 330.000m3 - Đổ bê tông ngầm: 400.000m3 - Lắp đặt thiết bị: 17.800tấn Các mốc tiến độ: - Khởi công đường vào công trình: 08.05.1989 - Khởi công công trình chính: 04.11.1993 - Ngăn sông Sê san: 12.12.1995 - Lấp kênh dẫn dòng xả lũ: 25.12.1997 - Đóng hầm dẫn dòng tích nước: 27.05.1998 - Thành lập Nhà máy: 28.02.2000 - Khánh thành Nhà máy: 27.04.2002 Hoà lưới Quốc gia: - Tổ máy số 1: 12.05.2000 - Tổ máy số 2: 04.11.2000 - Tổ máy số 3: 16.05.2001 - Tổ máy số 4: 12.12.2001 THỦY ĐIỆN SƠN LA Nhà máy Thủy điện Sơn La với tổng công suất lắp máy dự kiến 2.400MW sẽ được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia bằng bốn đường dây 500kV Sơn La – Hòa Bình, Sơn La – Nho Quan, Sơn La - Việt Trì và Sơn La – Sóc Sơn. Trạm 500kV Sơn La dự kiến đặt tại khu vực Pi Toong, cách nhà máy này khoảng từ ba đến bốn km. Các chỉ tiêu, thông số của nhà máy: - Diện tích hồ chứa: 224km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước. - Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy. - Điện lượng bình quân hằng năm: 9,429 tỉ kWh. - Cấp công trình: Cấp đặc biệt. - Tổng vốn đầu tư: 42.476,9 tỉ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỉ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỉ đồng).

File đính kèm:

  • docCac Nha May Thuy Dien.doc
Giáo án liên quan