Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
Chuẩn bị :
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, sọan giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Xem lại bài “Hội thoại” trong chương trình lớp 8.
Xem trước bài “Các phương châm hội thọai, SGK tr/ 8.
Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương châm hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
§Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
§Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
Chuẩn bị :
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, sọan giáo án, bảng phụ.
Học sinh: § Xem lại bài “Hội thoại” trong chương trình lớp 8.
§Xem trước bài “Các phương châm hội thọai, SGK tr/ 8.
Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học:
Nội dung
Họat động của Thầy
Họat động của Trò
Họat động 1: (3’).
Khởi động:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Bài mới:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THỌAI.
-Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số.
-Kiểm tra bài chuẩn bị của HS.
-Yêu cầu HS nhắc lại hai nội dung chính trong bài “Hội thọai” đã học ở lớp 8.
-Ở lớp 8, các em đã học vai và lượt lời trong hội thoại, hôm nay, các em sẽ tìm hiểu thêm các phương châm trong hội thọai:
-Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
-Cán bộ lớp cùng GV kiểm tra bài sọan của lớp.
-Cá nhân nhắc lại bài cũ: lớp 8 đã học vai và lượt lời trong hội thoại.
-Nghe GV giảng, ghi tựa bài.
Họat động 2: (15’).
Hình thành kiến thức mới:
I/ PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG:
-Khi giao tiếp,cần nói có nội dung.
-Nội dung cần đáp ứng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa.
II/PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT.
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
-Yêu cầu HS đọc đọan đối thọai 1 trong phần I.
Hỏi:
+Khi An hỏi: “Học bơi ở đâu?”, Ba trả lời: “Dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao?
+Qua đó, ta cần rút ra bài học gì trong giao tiếp?
+Em hãy đọc tuyện cười: “Lợn cưới, áo mới” và tóm tắt nội dung truyện. Vì sao truyện lại
gây cười?
+Lẽ ra hai nhân vật trong truyện phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe dễ hiểu được ý của người nói?
+Qua các ngữ liệu vừa phân tích, theo em, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ những yêu cầu gì?
-Giảng, tóm tắt y.ù
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 1 ở SGK tr / 9 và ghi bài.
-Yêu cầu HS đọc “Quả bí khổng lồ”, SGK tr / 9.
Hỏi:
+Truyện nhằm phê phán điều gì?
+Từ đó, em rút ra điề gì cần tránh khi giao tiếp?
-Tổng kết ý (nội dung 2, ghi nhớ).
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2, ghi bài.
-Cá nhân đọc to đọan thoại, lớp theo dõi SGK .
-Cá nhân: Câu trả lời không đáp ứng điều An muốn biết. Vì An muốn biết trường dạy bơi.
-Cá nhân trả lời: Phải nói đúng nội dung giao tiếp.
-Cá nhân đọc thầm truyện cười, tóm tắt nội dung chính và trả lời câu hỏi: truyện gây cười vì sự khoe khoang của 2 nhân vật, nói dài dòng.
-Cá nhân trả lời:
+Hỏi: Anh có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
+Đáp: Tôi không thấy.
-Cá nhân trả lời căn cứ vào ghi nhớ 1.
-Nghe GV giảng, hiểu.
-Cá nhân đọc ghi nhớ 1, ghi bài.
-Cá nhân đọc văn bản to, rõ, lớp theo dõi SGK .
-Cá nhân trả lời: Phê phán nói dối.
-Cá nhân trả lời: Khi giao tiếp không nên nói những điều không đúng hoặc nói dối.
-Nghe giảng, hiểu.
-Cá nhân đọc ghi nhớ 2, lớp theo dõi và ghi bài.
Họat động 3: (25’)
Luyện tập
Bài tập 1:
Thừa từ:
a/ Nuôi ở nhà.
b/ Có 2 cánh.
Bài tập 2:
a/ Nói có…chứng.
b/ Nói dối.
c/ Nói mò.
d/ Nói nhăng nói cuội.
e/ nói trạng.
Các từ, ngữ trên liên quan đế phương châm hội thoại về chất.
Bài tập 3:
Phương châm hội thoại về lượng không được tuân thủ (câu hỏi cuối thừa).
Bài tập 4:
a/ Đôi khi trong giao tiếp phải dùng các cụm từ: “Như tôi được biết, tôi tin rằng…”để bảo đảm phương châm về chất khi tính xác thực của thông tin chưa được kiểâm chứng.
b/ Để bảo đảm phương châm về lượng, khi nhắc lại nội dung người nghe đã biết, người nói cố ý muốn nhấn mạnh ý, chuyển ý, dẫn ý…
Bài tập 5:
-Aên đơm, nói đặt: Vu khống, đặt điều cho người khác.
-Aên ốc, nói mò: Nói không có căn cứ.
-Cải chày cải cối: Tranh cải không cần lí lẽ.
-Khua môi múa mép: Ba hoa, nói khóac.
-Nói dơi nói chuột: Nói không xác thực.
-Hứa hươu hứa vượn: Hứa mà không làm.
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1a, 1b và tìm lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu. (Gợi ý: chú ý các từ thừa hoặc thiếu).
-Tổng kết ý, ghi đáp án.
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2 SGK, chọn từ cho sẵn để điền vào câu cho hợp lí.
-Tổng kết ý, nêu đáp án.
Hỏi:
+Các từ ngữ cho sẵn ở bài tập 2 có liên quan đến phương châm hội thọai nào?
-Tổng kết , ghi đáp án.
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3 SGK và cho biết phương châm hội thọai nào đã không được tuân thủ?
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4 SGK, vận dụng các phương châm đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt như thế?
-Chốt ý (nội dung đáp án), hướng dẫn HS ghi đáp án.
-Yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi 5 và giải thích các thành ngữ.
-Hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm.
-Hướng dẫn, gợi ý, bổ sung cho nhau.
-Tổng kết ý, ghi đáp án.
¬Liên hệ thực tế: trong giao tiếp, nên tuân thủ các phương châm hội thoại vừa học một cách linh họat sáng tạo.
-Cá nhân đọc bài tập 1a,b, tìm lỗi sai: Thừa từ: nuôi ở nhà, có 2 cánh.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
- Cá nhân đọc bài tập 2, to rõ, lớp theo dõi, trao đổi, điền từ.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
-Cá nhân trả lời: Liên quan đến phương châm hội thoại về chất.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
-Cá nhân đọc bài tập 3, trả lời: vi phạm phương châm về lượng.
-Cá nhân đọc bài tập 4, làm bài tập theo nhóm (6hs), cá nhân nhóm phát biểu: nói như cách (a) vì thông tin chưa xác thực, mhư cách (b) để chuyển ý…
-Lớp góp ý bổ sung.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
-Cá nhân đọc bài tập 5, trao đổi nhóm (6hs), cá nhân nhóm trả lời.
-Lớp góp ý,bổ sung.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
-Nghe giảng, hiểu và áp dụng vào cuộc sống.
Họat động 4: (2’).
Củng cố.
Dặn dò.
-Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ ở SGK tr / 9, 10.
-Yêu cầu HS đọc trước bài “Phương châm hội thọai”(tt), SGK từ tr 21, đọc hiểu các dẫn chứng, sọan trước các bài tập.
-Cá nhân đọc to ghi nhớ, lớp nghe và hiểu.
-Lớp nghe GV dặn và chuẩn bị bài ở nhà.
File đính kèm:
- Cac phuong cham hoi thoai.doc