Các vị chủ tướng trận Bạch Đằng

Trận Bạch Đằng lần thứ nhất (năm 938) của chủ tướng Ngô Quyền, không chỉ là chiến thắng nhanh nhất chỉ trong một ngày mà còn là mẫu mực của sự khai phá cách đánh và thắng giặc độc đáo của Việt Nam từ ngàn xưa. Khi chọn dòng quang hà Bạch Đằng để chỉ một trận đánh giải quyết thắng lợi cả một cuộc kháng chiến. Ngô Quyền là người đầu tiên quyết định dùng phương thức gây chiến trực diện đánh đầu phủ đầu, đánh giặc ngay sau khi chúng kéo vào cửa ngõ của non sông.

Khí thế là như vậy, về thực lực, Ngô Quyền là chủ tướng còn biết mình , biết người khi thấy rằng quân giặc mạnh hơn ta rất nhiều, vì vậy ông biết khai thác caí thiêng liêng của dòng sông rồi sẽ đi vào lịch sử để dùng kế thiên thời và địa lợi của non sông, đất nước mà tăng lực cho nhân hòa của đạo quân kháng chiến mà mình đứng đầu. Đây chính là tài năng quân sự của một bật chủ tướng. Từ đây mà tìm ra sự lợi hại của thủy chế dòng quang hà Bạch Đằng. Lần đầu tiên đưa thủy triều vào thành một nhân tố, một lực lượng thủy chiến của trận đánh. Đây là sự sáng tạo đầu tiên mà lịch sử vàng son của dân tộc đã ghi công lao cho Ngô Quyền.

Đến như lại nghĩ ra cách cây tre, cây cọc bọc sắc nhọn mà tung hứng cùng thủy triều biến dòng sông thành những chiến bẩy nhân tạo khổng lồ, biến những cây chông cổ truyền của dân tộc, phóng đại thành một trận địa cọc. Đây chính là sự thiên tài quân sự của một vị chủ tướng và tất cả những điều hiếu chí sáng tạo như thế đã đúc kết thành ngôn từ một thời được chép vào chính sử, thành lời tổng kết chiến tranh đầu tiên của Ngô Quyền:

“Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong àng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hơn kế này cả”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vị chủ tướng trận Bạch Đằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC VỊ CHỦ TƯỚNG TRẬN BẠCH ĐẰNG VÕ MINH TẬP* Đất nước Đại Việt thời trung cổ là quê hương của những dòng sông. Có một dòng sông Đại Việt mang hi vọng lịch sử là Bạch Đằng Giang. Bởi chỉ cũng ba lần hào hùng trong những trang sử vẻ vang của dân tộc đến đỗi về sau. Mỗi con sông đều cuốn hóa Bạch Đằng. Đó mãi là tứ thơ ngợi ca dòng sông hiền quí này. Nguyễn Trãi xưa chắc đã nghiền ngẫm rất nhiều để tìm ra được câu và chữ ách để nói rằng Bạch Đằng là dòng sông quang hà, dòng sông của cửa ải và cửa ngõ của đất nước, là nơi thiêng nhiệm, có cái lợi hại của trờivà khẳng định là hào kiệt công danh thử địa tầng. Các bật hào kiệt xưa, chính đã từ chỗ này, dòng sông này đã lập công và nên danh, là các vị chủ tướng của ba trận Bạch Đằng. Đó là Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo. Ngô Quyền vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ nhất: Trận Bạch Đằng lần thứ nhất (năm 938) của chủ tướng Ngô Quyền, không chỉ là chiến thắng nhanh nhất chỉ trong một ngày mà còn là mẫu mực của sự khai phá cách đánh và thắng giặc độc đáo của Việt Nam từ ngàn xưa. Khi chọn dòng quang hà Bạch Đằng để chỉ một trận đánh giải quyết thắng lợi cả một cuộc kháng chiến. Ngô Quyền là người đầu tiên quyết định dùng phương thức gây chiến trực diện đánh đầu phủ đầu, đánh giặc ngay sau khi chúng kéo vào cửa ngõ của non sông. Khí thế là như vậy, về thực lực, Ngô Quyền là chủ tướng còn biết mình , biết người khi thấy rằng quân giặc mạnh hơn ta rất nhiều, vì vậy ông biết khai thác caí thiêng liêng của dòng sông rồi sẽ đi vào lịch sử để dùng kế thiên thời và địa lợi của non sông, đất nước mà tăng lực cho nhân hòa của đạo quân kháng chiến mà mình đứng đầu. Đây chính là tài năng quân sự của một bật chủ tướng. Từ đây mà tìm ra sự lợi hại của thủy chế dòng quang hà Bạch Đằng. Lần đầu tiên đưa thủy triều vào thành một nhân tố, một lực lượng thủy chiến của trận đánh. Đây là sự sáng tạo đầu tiên mà lịch sử vàng son của dân tộc đã ghi công lao cho Ngô Quyền. Đến như lại nghĩ ra cách cây tre, cây cọc bọc sắc nhọn mà tung hứng cùng thủy triều biến dòng sông thành những chiến bẩy nhân tạo khổng lồ, biến những cây chông cổ truyền của dân tộc, phóng đại thành một trận địa cọc. Đây chính là sự thiên tài quân sự của một vị chủ tướng và tất cả những điều hiếu chí sáng tạo như thế đã đúc kết thành ngôn từ một thời được chép vào chính sử, thành lời tổng kết chiến tranh đầu tiên của Ngô Quyền: “Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong àng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hơn kế này cả”. Việc đưa những lời độc ngôn như thế này muốn thuộc về sự mưu trí, tính toán của trận đại chiến rồi thiên biến, thuận hóa, điều binh khiển tướng mà chính xác đến từng chi tiết. và phút chót trong thực hành chiến tranh, khi ấy là những ưu việc tài năng quân sự của Ngô Quyền. ---------------------------------------- * Sinh viên khoa sử (K31), Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Vào cuối mùa thu năm 938, đoàn chiến thuyền của đại quân xâm lược nhà Nam Hán đích thân do Hoàng thái tử Lưu Hoằng Tháo rất hung hăng trong ý đồ chiến tranh nhưng vẫn chần chừ, thận trọng khi mới kéo binh đến cửa ngõ quang hà Bạch Đằng của nước Việt,. Bấy giờ vẫn là lúc triều cường, những cây chông khổng lồ và về sau được gọi là những chiếc cọc Bạch Đằng lợi hại vẫn chỉa mũi nhọn vào thế chờ giặc chìm sông nước, vùng của sông phải làm sao như cho giặc tiến sâu vào bãi chông của sông Bạch Đằng trước khi thủy triều xuống. Đây chính là sự tài tình của trận chiến thành công. Tiếp theo là làm sao phải đánh chặn, đánh được quân giặc tháo chạy ngược ra cửa sông vừa đến lúc thủy triều xuống. Những chiếc cọc Bạch Đằng lợi hại đã đội nước mà nhô lên chặng đứng, đâm nát chiến hạm của quân địch, hổ trợ đắc lực cho các cánh quân tiêu diệt sạch ở nơi quang hà Bạch Đằng Giang ấy, toàn bộ quân xâm lược bị giết tại trận và đại chỉ huy Hoằng Tháo. Trận Bạch Đằng lần thứ nhất của vị chủ tướng thiên tài Ngô Quyền mãi mãi xứng đáng ngợi ca hào hùng của chính sử Đại Việt sử kí toàn thư: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy” (Lê Văn Hưu). Và không chỉ sử thần Ngô Sĩ Liên, ở thế kỉ XV mà cả Ngô Thì Sĩ sử thần ở thế kỉ XVIII nữa: “ Trận thắng lớn trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào cái uy danh lẫm liệt ấy để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi”(Việt sử tiêu án). Vang vọng đến ngàn thu, không chỉ một thời mà mãi mãi chiến công và nhân thân của lịch sử đánh trận Bạch Đằng lần thứ nhất của tướng Ngô Quyền, về những sáng tạo thần kì đầu tiên, về hậu quả mở ra của một trong những chiến thắng lớn của cửa khẩu Trung Nguyên lần thứ nhấtTất cả đều từ trận đánh và trận thắng đầu tiên trên sông, từ đây trở thành dòng sông lịch sử. Từ đây trở thành dòng sông mà tất cả các con sông của nước Việt đều nhóm lại hàng trăm và hàng trăm năm sau vẫn còn sống mãi bao thế hệ công dân nước Việt ở khắp mọi nơi. Lê Hoàn vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ hai: Chủ tướng của trận Bạch Đằng lần hai diễn ra sau trận Bạch Đằng lần thứ nhất chỉ 43 năm là quan thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Vị Hoàng đế mang cương vị Thiên Phúc Lê Đại Hành. Lên ngôi hoàng đế ở kinh đô Hoa Lư mùa thu năm 980, đến mùa xuân năm sau, anh hùng dân tộc Lê Hoàn đã lập chiến công Bạch Đằng, lập nên đại võ công trở thành chủ tướng của trận Bạch Đằng lần thứ hai. Trước Đây chưa đầy năm, những biến cố của kinh đô Hoa Lư vào mùa đông năm 979, khi Đinh Tiên Hoàng bị giết hại bởi kẻ ngu thần Đỗ Thích “ tham vọng nuốt cả sao trời”, đa dẫn đường xâm lược lên tham vọng hơn nữa của Vưong triều nhà Tống nhằm vào nước Đại Việt từ thời năm 980. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy Dương Thái Hậu đã sáng suốt công bằng theo ý nguyện của các tướng sĩ là cần phải có một người cầm đầu xứng đáng trước lúc họ ra trận sống mãi với quân thù. Được trao ngôi từ nước Đại Cồ Việt từ dòng họ nhà Đinh cho Lê Hoàn. cũng là người mang trọng trách , sư mệnh đứng đầu của cuộc kháng chiến giữ nước của vị tướng dẹp loạn 12 sứ quân hơn 10 năm trước đây.Vị tướng tài họ Lê trở thành vị hoàng đế nước Việt và trở thành chủ tướng của trân Bạch Đằng lần hai cũng trong tình thế ấy: “Người có theo về không?Chớ rước lấy tội lỗi. Ta đang chuẩn bị xe ngựa quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống, nếu quy phục thì ta tha cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay giữ, tự ngươi nghĩ lấy” Mặc kệ cho lời răng đe của nhà Tống, Lê Hoàn và quân lính không hề nao núng, dân nước Đại Cồ Việt một lần vào trận đánh giữ nước. Bấy giờ mùa đông năm 980, các cánh quân của Tống chia nhiều đường, nhiều ngã mà tiến vào đất Việt. Những kẻ chủ mưu đứng đầu là Hầu Nhân Bảo theo dòng quang hà Bạch Đằng mà tiến quân. Tấm bảng đồ chiến sự cuối mùa đông đầu mùa xuân những năm 980-981 của thế kỉ X cho thấy vị trí đặt cả bản doanh của vị Hoàng đế Đại cồ Việt khoảng cách khi ấy chính là nhằm giương gươm múa võ với cánh quân thủy lực của giặc. Và từ đấy, ý đồ giữ nước của Lê Hoàn rõ ràng muốn đánh quân giặc hung hăn của tướng Hầu Nhân Bảo. Nay trên Bạch Đằng giang lịch sử nhưng không thể lặp lại kinh nghiệm và bài học của trận Bạch Đằng giang lần thứ nhất do Ngô Quyền làm chủ tướng trước kia. Mà trận đánh trên sông Bạch Đằng lần này là thiên biến, vạn hóa. Từ mưu lược và cách đánh giặc của nước Việt nghìn xưa, một lần nữa được Lê Hoàn làm sôi động trên chiến trường Bạch Đằng giang thiêng liêng. Trước tiên là những trận đánh cầm cự kéo dài để kìm giam chân giặc, vừa làm nản lòng chúng. Những chiếc cọc Bạch Đằng được dựng lại nhưng không phải để phá giặc mà lại ngăn giặc. Như lời chép của sách Đại Nam nhất thống chí rằng “ Năm thiên phúc thứ hai tức là năm Dương lịch 981 bọn tướng là Hầu Nhân Bảo sang xâm lược sông Bạch Đằng. Lê Hoàn sai sĩ tốt đóng cọc ngăn sông” . Chỉ ngăn sông mà kết cục lại là bắt được Hầu Nhân Bảo đem giết chết như lời chính sử trong kho sách đồ sộ của phương Bắc Đã bằng câu viết nguyên văn sau đây cho thấy hiệu quả của một cách dùng binh “ Đại tướng Lê Hoàn khôn khéo vận dụng trên sông Bạch Đằng năm 981. Tại sông Bạch Đằng lấy kế trá hàng mà làm tướng Hầu Nhân Bảo mắc mưu và bị giết hại. Đây là chủ tướng Lê Hoàn của trận Bạch Đằng lần thứ hai bằng mưư trí dùng binh đánh giặc đã đạt được mục tiêu chiến lược của mình là tiêu diệt kẻ cầm đầu bộ máy xâm lược của tống triều”. Nhà sử học Lê Văn Lan nhận định: “ Ở trận Bạch Đằng năm 981 này thì Lê Hoàn với tư cách là chủ Soái, đã tiến hành cuộc kháng chiến, cuộc chiến tranh rất khác với cuộc kháng chiến trên sông Bạch Đằng lần trước và sau đó. Bởi vì lúc này các cánh quân thủy bộ đã vào sâu trong đất liền, cho đến trước khi Lê Hoàn dùng sức cầm cự trên sông Bạch Đằng lịch sử này rồi sau đó mới dẫn, dụ dỗ địch và kể cả thủ pháp được dùng là trá hàng để rồi giết được chủ tướng của giặc là Hầu Nhân Bảo trên sông Bạch Đằng lịch sử. Sau đó lại triển khai tiếp một loạt trận đánh trong đó có trận đánh lớn ở Tứ Kết, kết thúc cuộc chiến chống xâm lược hết sức là vẽ vang”. Kết thúc giải phóng oanh liệt. cuộc kháng chiến chống Tống với anh hùng dân tộc Lê Hoàn được nên công và thành danh ở chiến trường sông Bạch Đằng. Vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ hai cũng hệt như chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ nhất, giương cao ngọn cờ chiến thắng, ca khúc khải hoàng trở về kinh đô Cổ Loa-Hoa Lư. Cởi tấm chiến bào, võ tướng khoát lại tấm hoàng bào, nhà vua ngồi vững trên ngai vàng quân chủ. Hoàng đế Thiên Phúc Lê Hoàn ngời sáng tài năng thao lược với những chiến công trên sông Bạch Đằng lần thứ hai. Vì thế mà sống mãi trong bảng vàng bia đá, đền đài, lễ hội, sống mãi trong lòng nhân dân của bao thế hệ khắp nơi, mãi mãi được tôn vinh và kính thờ. Trần Hưng Đạo- vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ ba: Trần Hưng Đạo là người có đức –tài, về nhân cách ông đặt mối thù chung lên mối thù riêng. Ông tập trung vào việc chống ngoại xâm là chính, đối với Trần Cảnh, Trần Chung thì ông vẫn giữ đoàn kết. Vua tôi đồng lòng, cả nước ra sức. Đó là yêu cầu chiến lược, là bài học lớn của chúng dân được Trần Hưng Đạo rút ta từ ba lần chống Nguyên – Mông xâm lược. Từ vai trò của vị tướng quân thời Trần trẻ tuổi, cuộc kháng chiến lần thứ nhất đến cương vị của một vị Quốc công thiết chế, đứng đầu sự nghiệp quân sự của toàn bộ quân dân Đại Việt. Ở cuộc kháng chiến gian khó nhất, ở cả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông xâm lược. Là cuộc kháng chiến lần hai đến lúc mở màng cuộc kháng chiến lần thứ ba. Đứng trên cương vị tối cao mà ở đó là nhờ những vị thống xoái già dặn, tài năng sự nghiệp chiến tranh và chiến trường đầy ấp vinh quang của chiến công và chiến thắng oanh liệt của thời đại tràng đầy hào hứng đông ca lúc bấy giờ. Trận Bạch Đằng lần thứ ba đã được dựng lại sự hình thành trận Bạch Đằng giang, giờ đây đã rõ ra là một dòng sông chiến trường lịch sử sau Ngô Quyền, Lê Hoàn lập đaị võ công. Cũng có nghĩa là giặc đã biết đến dòng sông ấy, đến dòng sông thiêng liêng ấy, nguy hiểm ấy là bị đánh cho toàn bộ. Vì thế không còn con đường nào khác đành phải qua dòng sông ấy, giặc cũng hết sức đề phòng và thật sự đã đề phòng quá sức. Bây giờ là đầu tháng ba âm lịch năm 1288, toàn bộ cánh quân gồm 500 chiến thuyền, sau năm tháng tung hoành ngang dọc trên non sông đất nước Đại Việt. Trong trận này tổng lực đại binh thủy bộ giờ đã lâm vào cảnh chia hai đường thủy bộ mà chạy về nước. Cánh thủy binh Nguyên-Mông do tướng Ô Mã Nhi chỉ huy rút lui qua đường sông Bạch Đằng này, chính là đối tượng để đánh một trận nhớ đời của tướng Trần Hưng Đạo. Vẫn là trận địa cọc tuyệt vời của trận Bạch Đằng lần thứ nhất, nhưng đây không phải là chiến trương đánh giặc khi giặc tiến vào mà là đánh giặc trên đường rút lui tháo chạy ngược chiều từ trong dòng sông ra ngoài. Thời gian của trận đánh không phải là giờ giấc của thuỷ triều mà là hướng gió của một ngọn gió đông. Cách dẫn dụ theo đường nào và vào lúc nào khi đến là rơi vào chiếc bẩy khổng lồ thứ ba này. Vì thế phải cũng khác, càng phải khác là cách đánh của một lực lượng khổng lồ sau nhiều lần trước mà là hết sức, quá sức đề phòng. So với sự phòng bị mưu lược của trận Bạch Đằng lần thứ hai, chỉ có được đó chính là thiên tài quân sự của vị chủ tướng kiệt xuất mới có thể nắm vững được, giải quyết được trọn vẹn những vấn đề lớn như thế nào trong muôn vàng chiến sự, chiến trận và chiến công sông Bạch Đằng lần thứ ba.. Với công lao rất lớn của vị chủ tướng trân Bạch Đằng lần thứ ba cũng như cả sự nghiệp kháng chiến giữ nước thời Trần đã vô cùng sứng đáng ngay sau đại võ công sông Bạch Đằng được triều đình phong từ Quốc Vương lên Đại Vương. Nhưng lòng dân mọi thời đại Trần Quốc Tuấn không chỉ là Hưng đại Vương mà còn được dự vào hàng tiên thánh và trở thành đức thánh Trần và hơn thế nữa được sánh là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cùng với Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo chính là hợp thành bộ ba chủ tướng của ba đại võ công lịch sử trên chỉ một dòng sông Bạch Đằng. Như vậy, ba cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc chống xâm lược Nam Hán, Nhà Tống, Nguyên- Mông đều kết thúc thắng lợi, rõ ràng bằng những trận đánh ở trên dòng sông Bạch Đằng. “ Thiên Hiệp” ấy là chữ của Nguyễn Trãi đã nói về cái thế trời cho, tức là nói về các yếu tố Thiên và địa của chiến trường sông Bạch Đằng. Ngay từ thời Trần đã có những tứ thơ, lấy án văn rất lạ để nối tiếp về một vấn đề rất lớn trong chiến công Sông Bạch Đằng, ấy là đâu phải chỉ có thiên hiệp, đâu phải chỉ có trời mà còn có người, còn có yếu tố con người. Trong các sử sách và văn thư cổ thì người là yếu tố nhân hỏa sau yếu tố thiên thời địa lợi, ở chỗ này được qui vào caí đức của nhà vua để cái phận số của non sông-đất nước. Nhưng thật ra cái chính là cái thiên biến vạn hóa của khoa học nghệ thuật quân sự do các vị chủ soái thiên tài của trận Bạch Đằng trọng dụng trong hoàn cảnh, trường hợp rất khác nhau để tạo ta thế và lực, để tạo ra thiên thời địa lợi và nhất là nhân hỏa trên tài năng quân sự kiệt xuất của mình. Tài liệu tham khảo: Đại Việt sử kí toàn thư. Việt sử tiêu án. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884: Nguyễn Phang Quang, Võ Xuân Đàn. CÁCH MẠNG TÂN HỢI 1911-“CƠN BẢO TÁP CÁCH MẠNG” Tình hình Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Về chính trị, sau thất bại của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và việc kí Hòa ước Tân sữu năm 1901, triều đình Mãn Thanh lún sâu vào khủng hoảng, các nước đế quốc ngày càng xiết chặt-khống chế triều đình, thao túng, can thiệp sâu vào nội bộ Trung Quốc và chúng đã hoàn thành quá trình biến Trung Quốc trở thành nước nữa thuộc địa. Lúc này triều đình nhà Mãn trở thành công cụ phục vụ cho các chính sách nô dịch của đế quốc. Về kinh tế, đầu thế kỉ XX, hàng loạt các hiệp ước buôn bán được tiếp tục kí kết giữa nhà Thanh với các nước đế quốc. Chính vì thế, các nước đế quốc thừa cơ tăng cường khống chế, vơ vét, nắm vững những mạch máu của nền kinh tế như tài chính, tiền tệ, giao thông vận tảicủa nước này. Sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản vào đất nước Trung Quốc một mặt phá vỡ nền kinh tế thủ công nghiệp ở thành thị cũng như ở nông thôn, mặt khác lại thúc đẩy kinh doanh buôn bán ở thành thị và nông thôn, kích thích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Từ đó giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh đầu thế kỉ XX, tuy nhiên giai cấp này không thể tránh khởi sự chèn ép, kìm hãm bở bọn đế quốc và phong kiến trong nước. Ngoài ra, triều đình cũng đã thực hiện “ tân chính” (chính sách mới) nhằm cũng cố và cứu vãn nền thống trị phong kiến, tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Tóm lại, dù thế nào đi nữa thì mâu thuẫn giữa đế quốc và nhân dân Trung Quốc và mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng gây gắt, không thể hòa giải được. Vì vậy mà câu hỏi đặc ra cho Trung Quốc (đại biểu là những nhà cách mạng cấp tiến) làm sao để cứu vãn Trung Quốc thoát khỏi tình trạng này? Đáp ứng cho Trung Quốc lúc bấy giờ là Tôn Trung Sơn, ông là đại biểu ưu tú, lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc. Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa “Tam dân”. Tôn Trung Sơn (1866-1925) sinh ra trong một gia đình trung nông (Hương Sơn, Quảng Đông), là một lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, người biết ngoại ngữ và đi nhiều nước Á-Âu, 2/3 cuộc đời của ông ở nước ngoài. Tháng 11 năm 1894, tại Hawai TTôn Trung Sơn sáng lập tổ chức cách mạng đầu tiên “hưng trung hội” và thảo điều lệ của Hưng trung hội, nêu tôn chỉ “chấn hưng Trung Hoa, duy trì quốc thể”. Lấy khẩu hiệu “diệt trừ giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, sáng lập hợp chúng chính phủ” (đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ Cộng Hòa) làm cương lĩnh cách mạng. Do ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, trong nước các tổ chức cách mạng lần lược ra đời: Hoa Hưng Hội (15/2/1904), Qunag Phục Hội (10/1904) Tháng 7 năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất tất cả các tổ chức cách mạng trên thành một chính đảng thống nhất lấy tên là “ Trung Quốc đồng minh hội” tại Tokyô (Nhật Bản). Đây là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc. Ngày 18 tháng 9 năm 1905, Đại hội chính thức của Đông minh hội gồm 300 đại biểu có mặt tại Tokyô nhất trí thống nhất qua cương lĩnh của Tôn Trung Sơn. Về tổ chức, Đồng minh hội là chính đảng do giai cấp tư sản lãnh đạo; thành phần gồm tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ yêu nước, công nhân; qui mô có tính chất toàn quốc, cơ cấu lãnh đạo thống nhất. Về cương lĩnh chính trị, được khái quát nội dung đấu tranh gồm 10 chữ “ diệt trừ giặc Thát, khôi phục Trunh Hoa, sáng lập dân quốc, bình quân địa quyền” và dựa trên cơ sở tư tưởng của tam đại chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn đó là: dân tộc, dân quyền và dân sinh (gọi tắt là chủ nghĩa tam dân). Về dân tộc, dân tộc phải được dộc lập (diệt trừ giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, đánh đỗ Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước dân tộc do dân Hán làm chủ). Vớia chủ trương này Trung Hoa sẽ phải sửa lại các điều ước đã kí với các nước Đế quốc, khôi phục lại địa vị bình đẳng và quền tự do trên trường quốc tế. Về dân quyền, phải được tự do (sáng lập dân quốc) tức là lật đỗ nền thống trị của chủ nghĩa quân chủ chuyên chế, xây dựng một nền dân chủ cộng hòa. Dân có 4 quyền căn bản được chính phủ tôn trong là quyền sáng chế; quyền phủ quyết (quyền được phủ quuyết Pháp luật của nghị viện làm ra); quyền bãi miễn (quyền cách chức công chức tham ô..) và quyền tuyển cử. Ngoài ra còn có hiến pháp ngũ quyền: lập pháp (quốc hội); hành pháp (tổng thống); tư pháp (tòa án); khảo thí;giám sát.Và tứ quyền là sáng chế; phủ quyết; bãi miễn và tuyển cử. Những vấn đề trên cấu thành dân quyền mà theo Tôn Trung Sơn để có dân quyền thì phải có tứ quyền để giám sát hiến pháp ngũ quyền. Về dân sinh, nhân dân được hưởng các quyền bình đẳng và tự do như nhau về sinh hoat, sở hữu kinh tế, giải pháp cụ thể là “bình quân địa quyền”, đó là cuộc cách mạng xã hội mà nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết vấn đề ruộng đất và hạn chế tư bản (tiết chế tư bản), nhu thế dân quyền mới được thúc đẩy. Mục tiêu cách mạng là “ lật đỗ nền phong kiến mãn Thanh, thành lập nước Cộng Hòa Trung Hoa dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất. Tất cả những đều nói trên, đó là đường lối cách mạng dân chủ tư sản được tiến hành trong điều kiện một nước nữa thuộc địa, nữa phong kiến, đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Chính vì thế Đồng minh hội phát triển cơ sở của mình một cách nhanh chóng trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Đồng minh hội cũng không tránh khỏi những hạn chế đó là cương lĩnh chưa nêu cao ý thức dân tộc chống đế quốc, là kr thù chính của nhân dân mà chỉ chỉa muĩ nhọn trọng tâm vào cuộc đấu tranh chống tập đoàn phong kiến mãn Thanh, chưa đánh bại hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến; chưa nhận thấy được lực lượng nồng cốt cách mạng là nông dân. Đây là những sai lầm lớn có tính chiến lược làm cho cách mạng Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhận thức sai lầm về kẻ thù của giai cấp tư sản Trung Quốc, họ cho rằng Trung Quốc lạc hậu bị đế quốc phương Tây xâm lược là bởi ách thống trị của phong kiến. Mặc dù vậy, cương lĩnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng là cương lĩnh đã cổ vũ mạnh mẽ phomh trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc, là cống hiến vĩ đại của Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội đối với lịch sử Trung Quốc.

File đính kèm:

  • doccac_vi_chu_tuong_tran_bach_dang.doc