Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở nhu cầu tái hiện kiến thức. Lặp lại các kỷ cương đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo, khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của học sinh. Do vậy bài kiểm tra phải bao gồm cả các câu hỏi kiểm tra trí nhớ ( Tái hiện kiến thức) với số điểm chiếm 30%, câu hỏi kiểm tra kỷ năng với số điểm chiếm 35%, câu hỏi phát triển tư duy, vận dụng, suy luận chiếm 35% số điểm.
Như vậy ta đã biết rằng khi ra đề kiểm tra người giáo viên phải đổi mới phương pháp ra đè theo cách thức đổi mới hữu hiệu nhất. Đề kiểm tra phải đảm bảo hai phần ( Phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận).
Phương pháp ra đề trắc nghiệm khi kiểm tra là phương pháp hữu hiệu nhất để đánh giá kết quả học tập của học sinh. các phương pháp trắc nghiệm chia làm 3 loại ( Quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm viết). Trong trắc nghiệm viết lại được chia thành 2 nhóm là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Mỗi loại trắc nghiệm đều có ưu điểm và hạn chế riêng. vì vậy cần kết hợp linh hoạt các loại trắc nghiệm nhằm đánh giá được khách quan, chính xác kết quả học tập của học sinh . Tuy nhiên tuỳ theo mục đích, nội dung cần đánh giá mà lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp.
Phương pháp trắc nghiệm vấn đáp dùng để kiểm tra bài hằng ngày hoặc thi cử. Loại trắc nghiệm này có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra hoặc xác định thái độ khi kiểm tra.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách ra đề kiểm tra theo phương pháp mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách ra đề kiểm tra theo phương pháp mới
I. Cơ sở lý luận:
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở nhu cầu tái hiện kiến thức. Lặp lại các kỷ cương đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo, khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của học sinh. Do vậy bài kiểm tra phải bao gồm cả các câu hỏi kiểm tra trí nhớ ( Tái hiện kiến thức) với số điểm chiếm 30%, câu hỏi kiểm tra kỷ năng với số điểm chiếm 35%, câu hỏi phát triển tư duy, vận dụng, suy luận chiếm 35% số điểm.
Như vậy ta đã biết rằng khi ra đề kiểm tra người giáo viên phải đổi mới phương pháp ra đè theo cách thức đổi mới hữu hiệu nhất. Đề kiểm tra phải đảm bảo hai phần ( Phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận).
Phương pháp ra đề trắc nghiệm khi kiểm tra là phương pháp hữu hiệu nhất để đánh giá kết quả học tập của học sinh. các phương pháp trắc nghiệm chia làm 3 loại ( Quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm viết). Trong trắc nghiệm viết lại được chia thành 2 nhóm là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Mỗi loại trắc nghiệm đều có ưu điểm và hạn chế riêng. vì vậy cần kết hợp linh hoạt các loại trắc nghiệm nhằm đánh giá được khách quan, chính xác kết quả học tập của học sinh . Tuy nhiên tuỳ theo mục đích, nội dung cần đánh giá mà lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp.
Phương pháp trắc nghiệm vấn đáp dùng để kiểm tra bài hằng ngày hoặc thi cử. Loại trắc nghiệm này có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra hoặc xác định thái độ khi kiểm tra.
Phương pháp trắc nghiệm viết bao gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm tự luận với câu hỏi mở:
Loại trắc nghiệm này đòi hỏi học sinh phải trả lời bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có. Học sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Trắc nghiệm tự luận có thể sử dụng trong trường hợp yêu cầu học sinh phân tích các mối quan hệ nhân quả, giải thích các hiện tượichsự vật địa lý
Trắc nghiệm khách quan :
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm mà trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi học sinh phải viết câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn câu trả lời gọi là trắc nghiệm khách quan. Loại trắc nghiệm này có thể kiểm tra được khắp nội dung chương trình, do đó độ tin cậy của laọi trắc nghiệm cao hơn và khuyến khích học sinh tích luỹ vón kiến thức nhiều hơn. Kết quả kiểm tra đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấn bài.
Khi sử dụng phương pháp trẵc nghiệm khi kiểm tra đánh giá các câu hỏi trắc nghiệm cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ được các năng lực của bản thân. Trong trắc nghiệm khách quan khi ra đề cũng phải có đầy đủ các loại khác nhau
- Trắc nghiệm đúng- sai: Loại này chỉ gồm 2 lựa chọn là đúng hay sai, cũng là loại đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên loại này cũng khó phân loại tích cực bởi vì cũng có khi sự trả lời "ngẫu nhiên" của học sinh cũng có thể đúng.
Trắc nghiệm điền khuyết: Loại này học sinh điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập.
Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: Loại này cho sẵn 2 nhóm tương đối sắp xếp tách rời nhau. Nhiệm vụ của học sinh là phải nối đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng thích hợp của nhóm thứ hai để đạt yêu cầu đề ra.
Trắc nghiệm trả lời ngắn: Học sinh viết câu trả lời ngắn thích hợp.
Trắc nghiệm lựa chọn: Loại này có 2 phần
Phần mở đầu: Nêu vấn đề và cách thực hiện
Phần thông tin: Nêu các câu hỏi để giải quyết vấn đề. Trong các câu trả lời này chỉ có một câu trả lời đúng còn các câu trả khác đều sai, nhưng phải là những sai lầm mà học sinh thường mắc phải. Khi làm bài chỉ lựa chọn một phương án đúng.
II. Thực hiện cụ thể.
Sau đây là một số đề kiển tra dùng câu hỏi trắc nghiệm khấch quan và trắc nghiệm tự luận.
Trong trắc ghiệm khách quan có đủ các loại trắc nghiệm khác nhau dùng cho giáo viên khi ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ.
Đây là loại đề kiểm tra kết quả hữu hiệu nhất:
Đề 1: Đề kiểm tra 15 phút ( Địa lý 7)
Phần một: Trắc nghiệm khách quan:
I/ Khoanh tròn chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu A: Dân số thế giới sống trong đô thị năm 2001 là:
a 37%
b 40%
c 45%
d 46%
Câu B: Dân số thế giới sống trong đới nóng gồm:
a 80%
b 70%
c 60%
d 50%
Câu C: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió là đặc điểm của khí hậu:
a Khí hậu xích đạo ẩm
b Khí hậu nhiệt đới
c Khí hậu nhiệt đới gió mùa
d Tất cả các loại khí hậu trên.
II/ Điền đúng ( nếu đúng), sai nếu em cho là sai vào ô trống
" Nam á và Đông nam á là những khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp "
Phần 2: Trắc nghiệm tự luận
III. Hãy nêu sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng .
Đề 2: Đề kiểm tra 15 phút: ( Địa lý lớp 9)
Phần 1 Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất:
I/ Dân số nước ta năm 1999 là:
a 75 triệu người
b 76,3 triệu người
c 78 triệu người
d 80 triệu người
II/ Tỷ lệ gia tăng dân tự nhiên nước ta năm 1999 là:
a 1,5% b 1,4%
c 1,45% d 1,7%
III/ Điền đúng ( nếu em cho là đúng), sai nếu em cho là sai trong câu sau vào ô trống " Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang được thay đổi"
Phần 2: Trắc nghiệm tự luận
IV/ Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta?
Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta.
Đề 3: Đề kiểm tra 45 phút . Môn Địa lý lớp 9.
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất:
A/ Mật độ dân số nước ta năm 1999 là:
a 195 người/ km2
b 212 người/km2
c 232 người/ km2
d 332 người/ km2
B/ Hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta đã giảm, nhưng dân số vẫn tăng nhanh là do:
a Tâm lý thích đông con của nhiều người dân.
b Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn nhiều.
c Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động tăng.
C/ Thành tựu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nước ta là:
a Tỷ lệ dân 10 tuổi trở lên biết chữ cao.
b Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng.
c Tỷ lệ tử, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm.
d Tất cả các ý trên.
CâuII, Sắp xếp các địa phương sau đây cho phù hợp với yêu cầu:
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Đồng Nai, Quảng Nam, Bình Dương, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.
a, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
b, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
c Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Phần 2: Trắc nghiệm tự luận:
Câu III, Thế nào là một ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu IV Hãy kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà em biết.
câu V . Cho bảng số liệu sau:
Tổng số
1991
1993
1995
1997
1999
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Nông -Lâm- Thuỷ sản
40.5
29.9
27.2
25.8
25.4
Công nghiệp và xây dựng
23.8
28.9
28.8
32.1
34.5
Dịch vụ
35.7
41.2
44.0
42.1
40.1
a, Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP 1991-1999
b, Nêu nhận xét.
Đề 4: Kiểm tra 45 phút
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Khoanh tròn các ý đúng nhất: ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
A, Đới lạnh là khu vực giới hạn từ:
a Chí tuyến đến vòng cực.
b Hai vòng cực đến hai cực.
c Vĩ tuyến 600 về phía 2 cực.
d Xích đạo đến hai chí tuyến B-N
B/ Tỷ lệ dân đô thị ở đới ôn hoà năm 2000 là
a, Hơn 60%
b Hơn 73%
c Hơn 75%
d Hơn 78%
C/ Diện tích Châu Phi là:
a 30 triệu km2
b 40 triệu km2
c 35 triệu km2
d 45 triệu km2
D/ Tình trạng mực nước đại dương ở vùng ven biển có xu hướng dâng cao do hậu quả trực tiếp gần đây của hiện tượng:
a, Mưa a xít
b, Rừng bị tàn phá nặng nề.
c, Hiệu ứng nhà kính
d, Mưa lũ dồn dập
E/ Các môi trường tự nhiên của châu Phi phân bố:
a, Theo chiều Bắc- Nam.
b, Theo chiều Đông - Tây.
c, Đối xứng qua xích đạo
d, Rải rác xen kẽ nhau.
Câu II/ Đánh dấu Đ ( nếu em cho là đúng)S ( Nếu em cho là sai) ( 1 điểm)
Châu Phi có nền văn minh rực rỡ trong thời cổ đại.
Đúng
Sai
Phần II/ Tự luận:
Tính chất khắc nghiệt của đới khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?
CâuIII/ Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì? Châu Phi có đảo nào lớn nhất?
III/ Kết quả thực hiện:
Đề số 1/
Lớp 7D
Tổng số: 33 em.
Điểm loại giỏi: 3 em đạt 9.1%
Điểm loại khá: 4 em đạt 12.1%
Điểm loại trung bình: 26em đạt 78.8%
Điểm yếu: 0 em.
Lớp 7E
Tổng số: 35 em.
Điểm loại giỏi: 2 em đạt 5.7%
Điểm loại khá: 12 em đạt 34,3%
Điểm loại trung bình: 19 em đạt 54.3%
Điểm dưới 5: 2 em. chiếm 5.7%
Đề số 2
Lớp 9A
Tổng số: 37 em.
Điểm loại giỏi: 3 em đạt 8,1%
Điểm loại khá: 13 em đạt 35,1%
Điểm loại trung bình: 19 em đạt 51,4%
Điểm dưới 5: 2 em. chiếm 5.4%
Lớp 9C
Tổng số: 44em.
Điểm loại giỏi: 8 em đạt 18,2%
Điểm loại khá: 17 em đạt 38,6%
Điểm loại trung bình: 18em đạt 40,9%
Điểm dưới 5: 1 em. chiếm 2,3%
Lớp 9D
Tổng số: 40 em.
Điểm loại giỏi: 3 em đạt 7,5%
Điểm loại khá: 12 em đạt 30%
Điểm loại trung bình: 24em đạt 60%
Điểm dưới 5: 1em. chiếm 2,5%
Lớp 9E
Tổng số: 40 em.
Điểm loại giỏi: 8 em đạt 20%
Điểm loại khá: 5em đạt 12,5%
Điểm loại trung bình: 24 em đạt 60%
Điểm dưới 5: 3 em. chiếm 7,5%
Đề số 3
Lớp 9A
Tổng số: 37 em.
Điểm loại giỏi: 6 em đạt 16.2%
Điểm loại khá: 10 em đạt 27%
Điểm loại trung bình: 20 em đạt 54.1%
Điểm dưới 5: 1 em. chiếm 2,7%
Lớp 9C
Tổng số: 44 em.
Điểm loại giỏi: 9 em đạt 20,5%
Điểm loại khá: 13em đạt 29,5%
Điểm loại trung bình: 21 em đạt 47,7%
Điểm dưới 5: 1 em. chiếm 2,3%
Lớp 9D
Tổng số: 40em.
Điểm loại giỏi: 6 em đạt 15%
Điểm loại khá: 10 em đạt 25 %
Điểm loại trung bình: 23 em đạt 57,5%
Điểm dưới 5: 1 em. chiếm 2,5%
Lớp 9E
Tổng số: 40em.
Điểm loại giỏi: 10 em đạt 25%
Điểm loại khá: 8em đạt 20%
Điểm loại trung bình: 22 em đạt 55%
Điểm dưới 5: em.
Đề số 4
Lớp 7D
Tổng số: 33 em.
Điểm loại giỏi: 4 em đạt 12,1%
Điểm loại khá: 4 em đạt 12,1%
Điểm loại trung bình: 25 em đạt 75,8%
Điểm dưới 5: 0 em.
Lớp 7E
Tổng số: 35 em.
Điểm loại giỏi: 2 em đạt 5.7%
Điểm loại khá: 4em đạt 11,4%
Điểm loại trung bình: 27 em đạt 77,2%
Điểm dưới 5: 2 em. chiếm 5.7%./.
File đính kèm:
- Dia li Cach ra de kiem tra theo pp moi.doc