A – Mục tiêu cần đạt :
I – Về kiến thức :
- Giáo viên định hướng cho học sinh tự tìm hiểu và nhận diện được thể thơ Haiku của Nhật Bản và phần nào chiếm lĩnh được vẻ đẹp toàn bích của các bài thơ Haiku cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
- Đặc biệt là nét độc đáo riêng trong chất Thiền của thơ Haiku.
II – Về kĩ năng :
- Rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, nhập tâm vào văn bản thơ, khơi dậy khả năng khám phá, phát hiện của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, giải quyết một vấn đề.
III – Về giáo dục :
Hiểu được ý nghĩa thấu đáo và cảm nhận được vẻ đẹp nhân văn của thơ Haiku để từ đó them yêu và chân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống quanh ta.
B – Phương pháp :
- Đọc diễn cảm.
- Gợi tìm, tích hợp kiến thức ( với văn học Việt Nam và thế giới )
- Hoạt động nhóm, so sánh, liên hệ, nâng cao vấn đề.
- Cho học sinh thử tập sáng tác thơ Haiku
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10990 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhận về 1 bài thơ Haiku của Basho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI ĐIỀU KIỆN :
Đề bài : 1 – Soạn giáo án
2 – Cảm nhận về 1 bài thơ Haiku của Basho
3 – Sáng tác thơ Haiku.
1 – Soạn giáo án :
Thơ Haiku của Basho
A – Mục tiêu cần đạt :
I – Về kiến thức :
- Giáo viên định hướng cho học sinh tự tìm hiểu và nhận diện được thể thơ Haiku của Nhật Bản và phần nào chiếm lĩnh được vẻ đẹp toàn bích của các bài thơ Haiku cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
- Đặc biệt là nét độc đáo riêng trong chất Thiền của thơ Haiku.
II – Về kĩ năng :
- Rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, nhập tâm vào văn bản thơ, khơi dậy khả năng khám phá, phát hiện của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, giải quyết một vấn đề.
III – Về giáo dục :
Hiểu được ý nghĩa thấu đáo và cảm nhận được vẻ đẹp nhân văn của thơ Haiku để từ đó them yêu và chân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống quanh ta.
B – Phương pháp :
- Đọc diễn cảm.
- Gợi tìm, tích hợp kiến thức ( với văn học Việt Nam và thế giới )
- Hoạt động nhóm, so sánh, liên hệ, nâng cao vấn đề.
- Cho học sinh thử tập sáng tác thơ Haiku
C – Chuẩn bị :
I – Giáo viên :
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 chương trình nâng cao.
- Tập thơ “ Lối lên miền Oku” của Basho ( Vĩnh Sính dịch )
- Tranh ảnh minh họa.
- Sử dụng trình chiếu Power point.
II – Học sinh :
- Soạn bài.
- Tìm hiểu them về tác giả, thời đại, thơ Haiku.
D – Cách thức tiến hành :
1 - Ổn định tổ chức,kiểm tra sĩ số lớp.
2 – Kiểm tra bài cũ : Không.
3 – Giới thiệu bài mới :
Nhật Bản là một xứ sở diệu kì với những nét độc đáo trong truyền thống văn hóa với những quan niệm thẩm mĩ, cung cách ứng xử, tất cả đan dệt thành cánh
cửa bí ẩn, và có sức lôi cuốn kì lạ. Với đặc trưng văn hóa riêng biệt, văn học Nhật Bản đem lại cho ta cảm nhận mới mẻ, hấp dẫn nhưng khó hiểu. Và khi sự khó hiểu lại luôn đòi hỏi sự thụ cảm kinh tế thì đó chính là đặc chất của thơ Haiku – một thể thơ hết sức độc đáo của dân tộc Nhật Bản.
Hôm nay, cô và các em sẽ đi sâu, khám phá thể thơ độc đáo đó, hi vọng có thể làm giàu them kiến thức của chúng ta về xứ sở mặt trời mọc.
4 – Nội dung bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
GV : Gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK
HS : Đọc to, cả lớp lắng nghe.
GV : Qua tìm hiểu tiểu dẫn, em hãy trình bày những
hiểu biết của em về thể thơ Haiku của Nhật Bản?
HS : Phát biểu trả lời
GV : Giúp HS hướng và xác định nội dung cần đạt.
GV : Giải thích cảm hứng thẩm mĩ thể hiện sự nhận
thức thái độ, tư tưởng, tình cảm đẹp đẽ và cách thể
hiện chúng của nhà thơ trong mỗi bài thơ Haiku.
GV : Giới thiệu sau khi tìm hiểu về thể loại thơ chúng
ta sẽ đi tìm hiểu các tác giả tiêu biểu của thơ Haiku và
cũng là những nhà thơ xuất sắc của văn học Nhật là
M.Basho và Y.Buson.
Dựa vào SGK yêu cầu HS trình bày những nét
đáng chú ý về hai tác giả M.Basho và Y.Buson.
GV : Giải thích thêm về Oku no hosomichi là 1 tập kí
Kì hành ( thơ viết trên đường đi ) đã được Vĩnh Sính
dịch ra tiếng Việt.
GV : Giải thích về tranh Haiga : Là một loại tranh do Buson sáng tạo ra, tranh vẽ bằng mực nước, đơn sơ,
giản dị giống với Haiku nhiều bài thơ của ông, của
Basho như được truyền thần lại bằng những nét vẽ tài
hoa.
GV : Yêu cầu HS đọc diễn cảm các bài thơ Haiku của M.Basho.
HS : Một HS đọc và cả lớp nhận xét.
GV : Đọc lại, định hướng cách đọc cho HS.
GV : Đọc diễn cảm bài thơ.
HS lắng nghe.
GV : Nhan đề của bài thơ là gì ?
HS trả lời.
GV : Xuất xứ của bài thơ?
HS trả lời.
GV : Cảm nhận chung của em về bài thơ?
HS trả lời và GV định hướng lại :
- Thủ pháp tượng trưng là cách thức tác giả sử dụng để chuyển tải nội dung cảm xúc, và ý nghĩa hàm ẩn đa
nghĩa, với một số lượng câu chữ ngặt nghèo, cô đọng.
GV : Ý nghĩa tả thực của bài thơ là gì ?
HS trả lời.
GV : Quý ngữ của bài thơ là gì?
HS trả lời.
GV : Cảm nhận của em về ý nghĩa cành cây khô và con quạ?
HS trả lời.
GV : Vậy theo các em đây là bức tranh tả động hay
tĩnh? Tại sao?
HS trả lời :
GV : Qua đó e hiểu gì về tư tưởng tình cảm của Basho
qua bài thơ? Ý nghĩa chung của bài thơ?
HS tổng hợp, khái quát vấn đề.
GV : Để cảm nhận về bài thơ các em phải vận dụng
những gì?
HS trả lời.
GV : Đọc diễn cảm.
Hãy xách định quỹ ngữ của bài thơ?
HS trả lời :
GV : Giới thiệu về biểu tượng hoa anh đào Nhật Bản.
GV : Em cảm nhận như thế nào về câu thơ “ Hoa anh
đào như áng mây xa” ?
HS trả lời.
GV bình mở rộng : Màu sắc của hoa anh đào nếu chỉ
có từng bông riêng sẽ khó tạo nên vẻ đẹp toàn bích.
Khi các bong hoa xòe nở cạnh nhau thì sắc hoa sẽ bừng lên rực rỡ =>tạo ra sắc xuân, sức xuân.
GV : Theo em “tiếng chuông” có tác dụng gì trong bức tranh thiên nhiên đa âm sắc này?
HS trả lời.
GV bình mở rộng:
- Tiếng chuông ở đây khác với tiếng chuông thông
thường khác, đó là một âm thanh khác thường do con người tạo ra. Âm thanh được làm nên bởi sự sống của
con người – một sự sống tâm linh cao quý.
- Việc phân biệt tiếng chuông là của ngôi đền nào thực
ra không còn quan trọng nữa bởi có thể đó là tiếng
chuông của hai ngôi đền.
Tiếng chuông ở đây là sự kết hợp và tự nó có khả năng
kết hợp.
GV : Ba tầng cộng hưởng mà chúng ta vừa nhắc đến
cho chúng ta cảm nhận gì?
HS trả lời.
GV: Yêu cầu HS khái quát ý nghĩa của bài thơ.
HS khái quát vấn đề.
GV : Như vậy, tìm hiểu thơ Haiku của Basho chúng ta thấy thơ ông đậm chất Thiền, ý vị thơ trầm lắng, u tịch.
Bây giờ chúng ta sẽ đến với Buson, các em sẽ gặp một phong cách thơ tươi mới và cũng không kém phần độc đáo.
Đọc diễn cảm, hơi cao giọng.
HS lắng nghe.
GV giảng : Buson là nhà thơ đa tài, là thi sĩ của mùa
xuân. Ông du ngoạn nhiều nơi, đến đâu cũng mang theo rượu, thưởng hoa xuân. Có lần đi trên đường, ông gặp
một vườn mận nở hoa, ông trải chiếu xuống đường
ngắm hoa mận nở :
Trải chiếu trên cánh đồng
Ta ngồi ngắm
Vườn mận nở hoa.
Thơ Haiku của Buson phần lớn viết về mùa xuân với nhiều đề tài khác nhau : mùa xuân của tình yêu, mùa
xuân của hi vọng , mùa xuân của con người, của tuổi
trẻ, tất cả đều rất kì diệu trong thơ Buson.
GV : Các em có nhận xét gì về âm điệu thơ?
HS trả lời.
GV : Quý ngữ của bài thơ là gì?
HS trả lời.
GV : Theo em tiếng thác chay tượng trưng cho điều gì?
Tại sao?
HS trả lời.
GV : Em có nhận xét gì về tính từ “tràn đầy” ?
HS suy nghĩ trả lời.
GV : Nhận xét chung của em về bài thơ?
HS nhận xét khái quát.
GV : Đọc diễn cảm
HS lắng nghe.
GV : Quý ngữ của bài thơ là gì?
HS trả lời.
GV bình mở rộng: Khi miêu tả mưa xuân, GV thường miêu tả các từ ngữ : mưa xuân gieo cài, mưa xuân rắc
hạt, bụi mưa xuân, xuân vũ…
Trong bài thơ này, Buson tả cảnh mưa xuân lất phất,
mưa không nặng hạt, không rét mướt mà còn có vẻ ấm
áp thân thiện.
GV : Cảm nhận của em về thời gian và không gian trong bài thơ?
HS trả lời.
GV : Em có nhận xét gì về tính từ lất phất ?
HS trả lời.
GV : Hình ảnh “áo tơi và ô” tượng trưng cho cái gì?
Bình giảng mở rộng :
- “áo tơi” là vật dụng che mưa của người Nhật, được làm bằng tranh hoặc rạ, người đàn ông dung để khoác lúc
mưa, bão, trên đầu đội them nón rơm hình nấm.
- “ô” là vật dụng mà người phụ nữ Nhật Bản thường
dùng để che mưa nắng.
GV : Hai hình ảnh này con cho ta cách hiểu nào khác không?( gợi ý : theo số ít hoặc số nhiều).
HS suy nghĩ trả lời.
GV : Em hãy tự tổng kết ý nghĩa khái quát của bài thơ.
HS trả lời.
GV : Tóm lại, từ các văn bản thơ đã tìm hiểu em hãy
xác định con đường đã đưa chúng ta tiếp cận thơ Haiku
một cách khác quan nhất?
HS trả lời.
GV : Chia HS thành hai nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu một
bài dựa vào cách tiếp cận như phần 1.
Giới thiệu một bài thơ của một du HS trên mạng.
Yêu cầu : - hãy nhận xét, sửa chữa cho phù hợp với đặc trưng của thơ Haiku.
- Thử tập sáng tác thơ Haiku
- Nhắc đến thơ Haiku Nhật Bản và sự ảnh hưởng với
các nhà văn, nhà thơ khác nhau ở các thời đại sau.
GV : Gợi ý cho HS so sánh thơ Haiku với thơ Đường
trên những nét lớn.
Hai
I – Tìm hiểu tiểu dẫn :
1 – Thể loại :
- Haiku là thể loại quan trọng trong thơ ca
truyền thống Nhật Bản.
- Về hình thức :
Thơ Haiku có số từ vào loại ít nhất so với các
thể loại khác. Mỗi bài thơ chỉ có 1 dòng gồm
17 âm tiết, được ngắt thành 3 đoạn,thường theo
Thứ tự 5 – 7 – 5 ( âm tiết ).
Tiếng Nhật là thứ tiếng đa âm tiết nên 17 âm tiết đấy thực ra chỉ có mấy từ.
- Về nội dung :
+ Tứ thơ : Ghi lại một phong cảnh, sự vật củ thể trong một khoảng khắc hiện tại, từ đó gợi cảm
xúc suy tư.
+ Quý ngữ : Từ chỉ mùa.
+ Quan niệm về con người và thiên nhiên : gắn
với cái nhìn nhất thể hóa, tương giao.
+ Cảm thức thẩm mĩ : Đề cao cái vắng lặng,u
tịch, đơn sơ, thanh tịch, mềm mại, u huyền, thâm trầm.
+ Ngôn ngữ thơ : mơ hồ, chỉ gợi, không tả, đa
nghĩa.
2 – Tác giả :
a – Matsuo Basho ( 1644 – 1694 )
- Xuất than trong một gia đình võ sĩ đạo
( Samurai) bình thường ở thành phố Uênô.
- Theo thiền tông, cuộc đời lận đận, vất vả.
- Yêu thích thơ văn, hội họa từ bé, có nhiều hiểu
biết về thơ văn cổ Nhật Bản.
- Sự nghiệp :
+ Có cách tân về hình thức và nội dung thơ
Haiku. Ông rút về đầu 17 âm tiết xây dựng thành một bài thơ độc lập mang đậm chất suy tư trữ
tình.
+ Tập thơ “ Lối lên miền Oku”
( Oku no hosomichi ).
b – Yasa Buson ( 1716 – 1789 ) :
- Xuất thân trong một gia đình giàu có ở Osakas.
- Nhưng cuộc đời sống khá lận đận.
- Là người đa tài,tâm hồn phong phú, sáng tác
và thành công nhiều thể loại khác nhau.
- Sự nghiệp :
+ Phát huy phong cách thơ Basho, nhưng ở một
khía cạnh khác, thơ giàu màu sắc, âm thanh
tươi tắn, sinh động.
+ Để lại khoảng 2000 bài thơ và tranh Haiga
( bài họa ).
II – Đọc hiểu văn bản :
1 – Đọc và cảm nhận chung về tác phẩm :
- Thơ ca và con người Basho thường chú ý nhiều đến sự u tịch.
- Cần đọc chậm rãi, trầm lắng, nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp để thấy được chất Thiền sâu lắng, man mác. Cảm thức sabi cũng được nhận ra qua sự
cảm nhận, của chúng ta về sự đơn sơ, tao nhã,
cô lieu, trầm buồn của thơ.
2 – Thơ Haiku của Basho :
a – Bài số 1 :
Trên cành khô
chim quạ đậu
chiều thu.
- Các bài thơ Haiku của Basho vốn không có
nhan đề. Người đọc gọi tên bài thơ, bằng hình
ảnh ấn tượng trong bài, như bài này quen gọi tên là con quạ.
- Bài thơ được viết năm 1679, lúc Basho 35 tuổi.
Là một trong những sánh tác đầu tay của Basho,
vừa ra đời đã gây được tiếng vang trên thi đàn,
được xem như là bài thơ Haiku kiểu mẫu. Từ đó
Basho mở ra một phong cách sáng tác mới, gọi
là Tiêu phong (shofu) và bắt đầu nổi tiếng.
- Ở bài thơ cảm thức thẩm mĩ sabi đã kết hợp
nhuần nhuyễn với thủ pháp tượng trưng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng.
- Bài thơ tả thực một hiện tượng tự nhiên thông
thường. Basho chỉ khắc họa vài nét về một cành
khô, trên đó con quạ đậu giữa màu sẫm tối của
mùa thu nhưng lại tạo nên một sự xúc động nội
sâu sắc.
- Quý ngữ : Chiều thu
- Chiều thu được đặt trong mối liên hệ giữa cành cây khô và con quạ.
=> Cách tiếp nhận từ sự vật cụ thể đến một cảm nhận hết sức trừu tượng : chiều thu.
- Cành cây khô : Là hình ảnh hiện thực thiên
nhiên trong mùa thu tàn úa.
=> Sự vật tàn tạ, héo úa, tương giao với đất trời:
mùa thu – chiều tàn.
- Con quạ : Con quạ nhỏ bé, ngoài ý nghĩa tả
thực đã trở thành hình ảnh chấm phá, giàu tính tượng trưng.
=>Đó là biểu tượng của sự cô đơn, cô độc, sự
đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái rộng lớn
vô hạn của vũ trụ.
- Bài thơ là bức tranh tả động.
Động từ “động” chỉ cho thấy trạng thái không
chỉ hoạt động =>thể hiện sự vận động ngầm ẩn,
tiềm tàng của thế giới tự nhiên =>nghệ thuật
dùng tĩnh để tả động.
- Bài thơ chỉ qua vài nét đơn sơ, từ ngữ ít ỏi –
một đặc trưng của thơ Haiku đã vẽ nên một bức tranh
sự sống đang vận động với những nét tinh tế,
nhất của nó. Thơ chỉ gợi, không tả nhưng lại tạo
nên một vẻ đẹp kì thú mang sức ám thị mạnh
mẽ đối với người đọc.
- Kiến thức về tác giả, thể loại, thị giác và trí
tưởng tượng.
b – Bài số 2 :
Hoa đào
Như áng mây xa
Chuông đền U – ê – nô
vang vọng hay đền A – sa – cư – sa.
- Quý ngữ : Hoa anh đào => chỉ mùa xuân.
- Hoa anh đào là biểu tượng của vẻ đẹp, thiên
nhiên, tâm hồn Nhật Bản.
+ Hoa chỉ nở một lần vào tháng đầu tiên của
mùa xuân, rất đẹp.
=> Gợi cảm nhận về sự tồn tại mong manh,
ngắn ngủi của cái đẹp.
+ Hoa anh đào có ý nghĩa hết sức đặc biệt,
Basho đã viết khá nhiều về hoa anh đào, trong
đó có bài “ Cánh hoa muôn thuở”, ông đề cập
đến vẻ đẹp vô thườg.
- Trước hết, hoa anh đào được cảm nhận như là một hình ảnh của đám mây đang trôi, nó không
được nhận ra qua từng bong mà chỉ được nhận
biết bởi từng tầng tầng lớp lớp những bông hoa
hòa lẫn vào nhau, tôn tạo cho nhau, tạo nên một vừng hồng và một áng mây xa.
Chữ “xa” gợi cảm giác vừa hiện hữu, xác thực,
vừa mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt.
=>Tầng cộng hưởng thứ nhất : Hoa + Hoa =>
mây hoa.
- Nếu không có tiếng chuông, không gian,
phong cảnh ấy sẽ hết sức khô cứng, chỉ là một
bức họa tô màu, chưa phải là một không gian
sống, không gian hoạt động.
=>Tầng cộng hưởng thứ hai: Con người +
vật thể =>tiếng chuông.
- “hay” là thể hiện sự phân vân, do dự chưa xác
định rõ
Âm thanh tiếng chuông bao trùm không gian.
=> Tầng cộng hưởng thứ 3 : tiếng chuông + tiếng chuông => âm thanh tràn ngập không trung.
- Bài thơ là sự kết hợp giữa cái nhìn thấy (hoa
anh đào) và cái nghe được (tiếng chuông), giữa động và tĩnh tạo ra sự kết hợp hài hòa của đất
trời, chiều rộng, chiều cao => thể hiện sức sống
hòa quyện vào nhau.
- Xét về thực chất, bài thơ vẽ ra một cảnh tượng
mơ hồ : hoa đào như áng mây xa lơ lửng bồng
bềnh trước mắt, bên tai nghe vang vọng tiếng chuông tan ra trong không gian, không xác định được cụ thể từ hướng nào. Cảnh tượng đó khiến nhà thơ có cảm giác được thưởng ngoạn cái đẹp của mùa xuân và hòa tan tâm trạng cô đơn, trống
vắng của mình vào thế giới mênh mang, vô tận.
3 – Thơ Haiku của Y.Buson :
a – Bài số 1 :
Gần xa đâu đây
Nghe tiếng thác chảy
Lá non tràn đầy.
Giúp HS định hình được mỗi bài thơ của Buson là hội tụ của nhiều tài năng nghệ sĩ khác nhau : thi
ca, nhạc, họa…
HS hiểu thêm về nhà thơ Buson, chủ đề mùa xuân trong thơ ông.
- Âm điệu câu thơ (dịch) được tạo nên từ những
từ ngữ nhẹ nhàng, tươi tắn, khỏe khoắn.
- Bài thơ được viết vào mùa xuân, lúc băng tan
nước chảy mạnh, tiếng thác nước ồn ào vang
động.
=> Quý ngữ : Lá non => một mầm sống đang
đâm chồi nảy lộc trong thời khắc xuân tràn.
- Thác nước là biểu tượng của sự sống. Do thác
luôn chuyển động, nước từ trên vách đá tràn
xuống,, nước len lỏi qua các phiến đá tràn qua
sông, chảy ra biển, thác cũng như cuộc đời người
luôn luôn biến động. Thác còn là biểu tượng của tiếng gọi mùa xuân, thúc rục ta hòa vào tiếng reo tươi mới của dòng nước chảy…
- Thơ Haiku rất hiếm khi dùng tính từ bởi thường chỉ nêu lên hiện tượng mà rất ít nói đến bản chất của nó. Nhưng ở đây Buson đã dung tính từ tràn đầy
để nói lên đặc tính lá non trong mùa xuân là điều
mới lạ.
=> Sự chân trọng, yêu quý, pha chút ngạc nhiên của nhà thơ đối với cảnh tượng thiên nhiên tươi đẹp
và giàu sức sống.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi tắn,
sinh động, giàu sức sống làm nên một phong cách thơ Haiku độc đáo của Buson. Cảm thức thẩm
mĩ của ông thiên về Karumi ( trong trẻo, nhẹ
nhàng) và Shiori ( mềm mại, trữ tình ).
b – Bài số 2 :
Dưới mưa xuân lất phất
áo tơi và ô
Cùng đi
- Quý ngữ : mưa xuân
Thơ Buson viết về mùa xuân rất hay thể hiện mưa xuân.
Mưa xuân là thứ mưa nhẹ nhàng tươi tốt.
- Về thời gian và không gian :
+ Thời gian : mùa xuân – lúc đất trời nở bung
những luồng sinh khí mới, vạn vật giao hòa với nhau, lãng mạn và tình tứ.
+ Không gian : Dưới trời mưa xuân lất phất.
- Thêm một lần nữa chúng ta lại bắt gặp Buson sử dụng tính từ hết sức đắc địa.
Mưa xuân vốn là loại mưa nhẹ, mưa không ướt
áo, đã vậy còn “lất phất” thì quả là làn mưa chỉ buông lơi, đùa giỡn với con người mà thôi.
=> Đó chính là phông nền mờ, xa xăm, hư ảo
của bức tranh mùa xuân, ở đó nội tâm nhà thơ
thể hiện một nội giới khác, hết sức bất ngờ và
thú vị….
“Áo tơi và ô
Cùng đi”.
- Ý thơ diễn xuôi sẽ là dưới mưa xuân có hai
người cùng đi một mặc áo tơi, một che ô.
Đây là hai biểu tượng độc đáo đã sử dụng phép
hoán dụ : áo tơi chỉ người con trai, ô chỉ người
con gái.
=> Đôi tình nhân đang sánh vai đi trong mưa
xuân => cho thấy sự nhịp nhàng, tương giao giữa con người với con người, con người với cảnh vật. trong màn mưa nhẹ, hai sự vật này chính là sự
điểm xuyết hết sức trang nhã cho con người.
- Nhà thơ đã dung số ít để nói số nhiều, dung cái cụ thể hữu hình, để nói cái trừu tượng, khái quát,
dùng cái tĩnh để tả cái động…
=> Ta cảm giác bản than nhà thơ cũng hòa nhập vào không gian chung đó, cảm nhận được sự cộng hưởng, hào điệu của tâm hồn trong làn mưa xuân
- Bài thơ cực ngắn nhưng lại hàm chứa rất nhiều điều thú vị :
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Sinh hoạt của con người tươi tắn, rộn ràng.
+ Tình yêu cuộc đời, yêu con người, yêu thiên
nhiên của nhà thơ.
+ Sự quan sát tinh tế và tâm hồn lãng mạn của
thi nhân.
II – Tổng kết – Luyện tập :
1 – Tổng kết :
- Con đường tiếp cận một bài thơ Haiku:
Tìm quý ngữ của bài => nhấn vào hình ảnh ấn tượng nhất trong bài => mở rộng liên tưởng,
tưởng tượng, kí ức, trải nghiệm, tâm hồn nhạy
cảm để khám phá các lớp nghĩa ẩn dấu, khơi gợi suy tư, cảm xúc…
2 – Luyện tập :
- Bài tập 1: Tự đọc lại hai bài thơ của Basho và Buson.
- Bài tập 2 : Nhận xét bài Haiku trên mạng :
Trong đêm đen
Đóa hoa quỳnh đang nở
Sáng long lanh.
- Ví dụ thơ của Hollo Andras (Hunggari) :
Kí ức không nhầm lẫn
Nó tìm được
Cái không có.
Hoặc dạng “truyện trong long bàn tay” của Y.kawabata, thơ Tagor, thơ Lưu Đức Trung, thơ Nhất Chiêu…
3 – Bài tập về nhà :
So sánh thơ tứ tuyệt Đường luật và thơ Haiku về:
- Hình thức
- Tứ thơ
- Quan niệm về thiên nhiên và con người
- Ngôn ngữ.
5 – Củng cố - dặn dò HS :
2 – Cảm nhận một bài thơ Haiku của Basho :
Mặc dù là nước vinh dự có tiểu thuyết sớm nhất trên thế giới (Truyện Genji thế kỉ XI), song nhìn vào lịch sử văn học Nhật Bản, thơ vẫn chiếm vị trí áp đảo về cả số lượng và chất lượng nghệ thuật. Có thể nói, văn học Nhật Bản từ cổ đại đến thời Minh Trị, thơ chiếm vị trí chủ đạo. Người dân xứ sở hoa anh đào thường tự hào đất nước mình là một “thi quốc”. Trong các thể thơ truyền thống Nhật Bản, Tanka và Haiku tiêu biểu hơn cả. Cả hai thể thơ này đều ngắn, cô đọng và gắn với mỹ học Nhật Bản: yêu cái nhỏ bé, kiệm lời, những khoảng trống vô ngôn… Trong đó, Haiku là kết tinh của tư duy nghệ thuật và vẻ đẹp văn hóa đất nước Phù Tang.
Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới, mỗi bài thường chỉ có 17 âm tiết (có thể ngắn hoặc dài hơn một vài âm tiết). Trong nguyên bản tiếng Nhật, 17 âm tiết này thường được viết thành một dòng nhưng khi phiên âm la-tinh lại ngắt thành 3 dòng 5-7-5. Haiku cổ điển có niêm luật chặt chẽ. Một bài thơ Haiku phải thể hiện được cảm thức về thời gian qua quý ngữ (kigo). Quý ngữ có thể là từ miêu tả các mùa xuân, hạ, thu, đông hoặc là các hình ảnh, hoạt động mang đặc trưng của mùa. Việc dùng quý ngữ chỉ mùa thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người Nhật với thiên nhiên. Người Phù Tang rất nhạy cảm với bốn mùa, có cảm quan tinh tế về thời tiết, nhất là sự thay đổi của thiên nhiên. Tuy vậy, thiên nhiên trong thơ Haiku thường là những cảnh vật bình dị, nhỏ bé, tầm thường và dễ bị lãng quên như chú ếch, con quạ, chú khỉ nhỏ bé, chim đỗ quyên, tiếng ve, đóa hoa dại nở bên bờ suối, hòn đá…Hai đề tài nổi bật của Haiku là thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
Để làm nổi bật đặc điểm viết về thiên nhiên của mình Haiku đã thể hiện mình qua bài thơ nổi tiếng “Hoa anh đào muôn thuở” của Basho.
Samazama no Nhiều Koto omoidasu Chuyện nhớ lại Sakura kana Hoa anh đào !
Hoa Anh Đào là loại hoa rất được coi trọng ở nước Nhật Bản. Loài hoa này được coi là biểu tượng Quốc hoa tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng nên được các Samurai yêu thích từ ngàn xưa.
Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa Anh Đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa Anh Đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa Anh Đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành vội, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa Anh Đào nở. Ngaỳ xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh Samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp Samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không.
Basho đã sáng tác bài thơ trên khi trở lại cố lý ở Iga (nay thuộc huyện Mie) và viếng thành Ueno, nơi hơn hai mươi năm trước đã một thời là võ sĩ dưới trướng của Todo Yoshitada. Sau đó, vì chủ quân mất sớm, Basho đã từ bỏ phù hoa của thế tục để lấy gió trăng làm bạn lữ.
Nhìn lại những cành hoa anh đào mang sắc hình của tuổi hoa niên giờ đang nở rộ dưới nắng Xuân, chắc hẳn nhà thơ cũng dậy lên biết bao kỷ niệm. Tuy nhiên, Basho vẫn trầm tĩnh như mọi khi, chỉ cho biết là nhà thơ chợt nhớ lại cánh hoa đào ngày trước. Dĩ nhiên chúng ta đoán hiểu là cánh hoa đào nơi cố lý đã xui nhà thơ nhớ lại chuyện xưa. Lời thơ đơn sơ, nhẹ nhàng, nhưng hàm súc và sâu lắng khiến người đọc cảm nhận được những hình ảnh xưa hiện hữu trở về.
Bài thơ kết thúc nhẹ nhàng, để lại trong lòng bạn đọc nhiều cảm nhận nào là ý nghĩa của hoa anh đào, nào là những hoài niệm xưa của tác giả về một quá khứ đã qua, tất cả đã để lại cho bạn đọc những cảm nhận thật sâu hơn về thơ Haiku của Basho mang đậm ý nghĩa như thế nào?.
3 – Sáng tác thơ Haiku :
“Mùa xuân
Cây cối đâm chồi
Chim ca ríu rít.”
Mùa Thu trôi qua trên từng cành cây khóm lá, từng chiếc lá thu vàng úa đã tách khỏi nguồn sống, rơi lả tả từng cơn trong gió thu buồn heo hắt. Tiếng ve đã im bặt, chỉ còn những tiếng xào xạt của lá thu chạm trên thảm cỏ úa màu…và rồi, những cơn gió lạnh ồ ạt tràn xuống, phủ kín mọi vật, len vào tận những kẽ lá gốc cây, ướp lạnh mọi vật trong giá buốt. Cây cỏ xác xơ, cành khô trụi lá. Thân cây co mình run rẩy trước những ngọn gió đông lạnh từng cơn. Vạn vật thở than trong những đêm dài lạnh lẽo, trông chờ cho mùa Xuân chóng đến. Rồi một buổi sáng, mặt trời ló dạng, ánh nắng dịu dàng xuyên qua làn sương mỏng, nhẹ len vào từng khóm cây kẽ lá, đánh thức vạn vật sau một giấc ngũ dài mệt mỏi. Chúa Xuân nhẹ bước hiện ra, mang theo hương vị nồng nàn và ấm áp của nắng xuân.
Theo từng nhịp bước, tiết xuân khơi dậy sức sống cho muôn loài để rồi vạn vật đứng hẳn lên phô bày toàn diện vẻ đẹp huy hoàng và sức sống sung mãn của mình. Vui xuân, hưởng xuân và ao ước mùa xuân cứ tồn tại mãi mãi.
File đính kèm:
- Tho Haiku.doc