Câu hỏi củng cố kiến thức và ôn tập học kì I môn: Địa lí 10 năm học: 2012 – 2013

Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ.

Câu 1. Để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, người ta thường dùng những phương pháp nào? Đặc điểm chung của phương pháp đó là gì ?

=> Trả lời:

- Các phương pháp thường dùng (hs tự trả lời theo nội dung đã học)

- Đặc điểm chung của các phương pháp:

 + Có thể cùng lúc biểu diễn được vị trí, quy mô, đặc điểm của các đối tượng.

 + Mang tính quy ước.

 + Có tính chất biểu trưng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi củng cố kiến thức và ôn tập học kì I môn: Địa lí 10 năm học: 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ ÔN TẬP HKI Môn: Địa lí 10 Năm học: 2012 – 2013 *** I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT: Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ. Câu 1. Để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, người ta thường dùng những phương pháp nào? Đặc điểm chung của phương pháp đó là gì ? => Trả lời: - Các phương pháp thường dùng (hs tự trả lời theo nội dung đã học) - Đặc điểm chung của các phương pháp: + Có thể cùng lúc biểu diễn được vị trí, quy mô, đặc điểm của các đối tượng. + Mang tính quy ước. + Có tính chất biểu trưng. Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. Xác định phương hướng trên bản đồ, tám hướng chính và tám hướng phụ gồm: Câu 2. Trình bày thứ tự các bước sử dụng bản đồ. =>Trả lời: Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng mà bản đồ thể hiện. Đọc bản chú giải trên bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng được thể hiện thế nào trên bản đồ. Xem tỉ lệ bản đồ để biết mức độ thu nhỏ trên bản đồ so với khoảng cách thực tế. Dựa vào bản đồ tìm ra đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lý được thể hiện. Dựa vào bản đồ xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lý. Câu 3*. Xác định phương hướng trong hình vẽ sau: I A J B O L O E G C K F H D Biết OA là hướng Bắc Biết OK là hướng Bắc Câu 4. Một bản đồ có tỉ lệ 1: 2200000. Hãy cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ nêu trên. Bài 5. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT Câu 5. Nêu khái niệm Vũ trụ, Hệ Mặt Trời => Hs tự trả lời. Câu 6. Hãy trình bày các hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày và đêm không ?Tại sao ? =>Trả lời: a. Sự luân phiên ngày đêm: Trái Đất có hình khối cầu nên luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nữa là ngày, một nữa còn lại chìm trong tối là đêm. Trái Đất tự quay nên ngày đêm luân phiên liên tục. b. Giờ trên Trái Đất: Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ thấy mặt Trời có độ cao khác nhau do đó có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương. Giờ địa phương không thuận tiện sinh hoạt của cả thế giới, vì vậy người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 150 kinh tuyến và có giờ chung với nhau gọi là giờ múi, lấy giờ ở múi số 0 làm giờ gốc, gọi là giờ quốc tế hay giờ GMT. c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể: mọi vật trên Trái Đất đều bị lệch hướng. Ở BBC lệch về phía tay phải của hướng di chuyển, ở NBC lệch về phía tay trái của hướng di chuyển. Sự lệch hướng gây ra do lực Coriolit. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chuyển động quanh Mặt Trời thì vẫn có ngày và đêm, do Trái Đất vẫn có nữa phần được chiếu sáng và nữa phần nằm trong bóng tối. Câu 7. Một trận bóng đá World Cup 2010 diễn ra giữa Nam Phi và Mexico lúc 21 giờ ngày 11/6/2010 theo giờ Việt Nam (Việt Nam 1050Đ). Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia sau: Vị trí Việt Nam Ấn Độ Trung Quốc LB. Nga Australia Hoa Kì Kinh độ 1050Đ 750Đ 1200Đ 450Đ 1500Đ 1200T Giờ 21h Ngày/tháng 11/6 (Tính ra múi giờ số mấy trướcbằng cách lấy kinh độ chia cho 15). → Bảng tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia: Vị trí Ấn Độ Trung Quốc LB. Nga Australia Hoa Kì Kinh độ 750Đ 1200Đ 450Đ 1500Đ 1200T Giờ 19 22 17 0 6 Ngày/tháng 11/6/2010 11/6/2010 11/6/2010 12/6/2010 11/6/2010 Bài 6. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT Câu 8. Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời ? =>Hs tự trả lời Câu 9. Mùa là gì ? Nguyên nhân sinh ra mùa ? Đặc điểm của các mùa trong năm. =>Trả lời: * Mùa: là một khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu. * Nguyên nhân sinh ra mùa: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời nên có thời kì Bắc bán cầu (BBC) nghiêng nhiều về Mặt Trời, có thời kì Nam bán cầu (NBC) nghiêng nhiều về Mặt Trời làm cho giờ chiếu sáng và lượng bức xạ Mặt Trời nhận được khác nhau. * Đặc điểm: Năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi mùa khác nhau tùy theo lịch sử dụng. Mùa ở 2 bán cầu diễn ra trái ngược nhau. - Mùa xuân: từ 21/3 – 22/6 : tiết trời ấm áp vì Mặt Trời di chuyển lên chí tuyến Bắc, nhiệt độ tăng dần nhưng chưa tích lũy nhiệt nên nhiệt độ chưa cao. - Mùa hạ: từ 22/6 – 23/9: thời tiết nóng bức vì góc nhập xạ lớn, nhiệt lượng được tích lũy nhiều. - Mùa thu: từ 23/9 – 22 /12: thời tiết mát mẻ vì tuy góc nhập xạ giảm nhưng còn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hạ. - Mùa đông: từ 22/12 – 21/3: thời tiết lạnh lẽo vì góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ. Câu 10. Giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa? Có thể rút ra kết luận gì? a. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa khác nhau: - Từ 21/3 đến 23/9, BBC nghiêng về phía Mặt Trời, vòng phân chia sáng tối ra sau cực Bắc và trước cực Nam. Ở BBC ngày dài hơn đêm. Xích đạo luôn có ngày đêm dài bằng nhau nhưng vĩ độ càng tăng thì sự chênh lệch ngày đêm ngày càng lớn. Trong khi đó tình trạng ở NBC sẽ ngược lại. - Từ 29/9 đến 21/3 năm sau: NBC nghiêng về phía Mặt Trời, vòng phân sáng tối ra sau cực Nam và ra trước cực Bắc. Ở NBC sẽ có ngày dài hơn đêm, càng ra xa Xích đạo sự chênh lệch ngày đêm càng tăng. Tình trạng ở BBC ngược lại. b. Quy luật chung: - Ở đâu nóng thì ngày dài hơn đêm, ở đâu lạnh thì đêm dài hơn ngày. - Xích đạo luôn có ngày đêm dài bằng nhau. - Càng ra xa Xích đạo sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn. - Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau, diễn ra trái ngược giữa 2 bán cầu. Bài 7. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. Câu 11. Nêu nội dung của thuyết kiến tạo mảng. => Hs tự trả lời Bài 8. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. Câu 12. Nội lực là gì ? Nguyên nhân sinh ra nội lực là gì ? => Hs tự trả lời Câu 13. Trình bày vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất. => Hs tự trả lời Bài 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. Câu 14. Quá trình phong hóa là gì? Nêu sự khác nhau của quá trình phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Kể tên các dạng địa hình tiêu biểu của 3 quá trình phong hóa, bóc mòn và bồi tụ. =>Trả lời: * Quá trình phong hoaù: Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí cacbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật. - Phong hoùa lyù hoïc: laø söï phaù huyû ñaù thaønh caùc khoái vuïn coù kích thöôùc to nhoû khaùc nhau maø khoâng làm biến đổi veà maøu saéc, thaønh phaàn khoaùng vaät vaø hoaù hoïc. Nguyeân nhaân chính: do thay ñoåi nhieät ñoä ñoät ngoät, söï ñoùng baêng, sự kết tinh của các chất muối. - Phong hoùa hoùa hoïc: laø quaù trình phaù huûy đá và khoáng vật nhưng chuû yeáu laøm bieán ñoåi thaønh phaàn, tính chaát hoùa hoïc cuûa đá và khoaùng vaät. Nguyeân nhaân: do taùc ñoäng cuûa chaát khí, nöôùc... - Phong hoùa sinh hoïc: laø söï phaù huûy ñaát ñaù vaø caùc khoaùng vaät döôùi taùc ñoäng cuûa sinh vaät nhö vi khuẩn, rễå caây, naám Câu 15. Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ. => Trả lời: Phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. Vận chuyển là quá trình di chuyển các vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy tại một nơi khác vị trí ban đầu. Ba quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ và diễn ra theo trình tự. Đá và khoáng vật nếu không bị phong hóa thi kích thước sẽ quá lớn không thể di chuyển đến nơi khác được và như vậy sẽ không có hiện tượng bồi tụ. Quá trình phong hóa diễn ra trước, tiếp đến là quá trình vận chuyển kết thúc bằng quá trình bồi tụ. Các dạng địa hình bồi tụ là kết quả của 3 quá trình trên. Bài 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT. Câu 16. Nêu nguyên nhân hình thành và sự phân bố các khối khí. Nêu khái niệm front (Frông), có những front cơ bản nào ? => Hs tự trả lời Câu 17. Nêu nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí trên Trái Đất. => Trả lời: * Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí: là nhiệt của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thu bức xạ mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên hình thành nhiệt độ không khí. * Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí: - Theo vĩ độ địa lí: càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. - Theo lục địa và đại dương: + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. + Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. - Theo địa hình: nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Bài 12. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH Câu 18. Nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp. => Hs tự trả lời Câu 19. Trình bày phạm vi hoạt động, hướng thổi và tính chất của gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch và gió Mùa. =>Hs tự trả lời Câu 20. Vẽ hình gió đất, gió biển, gió phơn và giải thích cơ chế hoạt động của các loại gió trên. Bài 13. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA Câu 21. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa Bài 15. THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. Câu 22. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông ? a. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: - Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. - Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao, nguồn nước cung cấp cho sông ngòi là băng tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân. - Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông. b. Địa thế, thực vật và hồ đầm: - Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước dâng nhanh. - Thực vật: giúp điều hoà dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt - Hồ, đầm: điều hoà chế độ nước sông: khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn. Câu 23. Ở lưu vục sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu ? Vì sao trồng ở đó ? → HS tự trả lời. Bài 16. SÓNG. THUỶ TRIỀU. DÒNG BIỂN Câu 24. Thủy triều là gì ? Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng thuỷ triều ? Hiện tượng triều cường, triều kém xảy ra trong trường hợp nào ? Vào thời gian nào của tháng ? - Thuỷ triều: là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân sinh ra trhủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. - Triều cường: khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất. Vào 2 thời điểm: trăng tròn (15, 16 ÂL) và không trăng (30, 1 ÂL) - Triều kém: khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất. Vào 2 thời điểm: trăng khuyết (7, 8 ÂL) và (22, 23 ÂL) Bài 17. THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG Câu 25. Vì sao lượng mùn lại giảm ở vùng đất trống, đồi trọc ? Biện pháp khắc phục? → HS tự trả lời. Câu 5: Tác động của con người trong sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất hay không? Hãy cho ví dụ chứng minh. → HS tự trả lời. Bài 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT. Câu 26. Sinh quyển là gì ? Con người tác động thế nào đối với sự phát triển và phân bố sinh vật ? - Sinh quyển là một quyển của Trái Đất trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. - Tác động của con người: + Tích cực: Con người làm thay đổi sự phân bố của nhiều loại cây trồng vật nuôi. Con người đã lai tạo để làm giống cây trồng, vật nuôi đa dạng thêm, chất lượng cũng được nâng cao hơn. Việc đẩy mạnh trồng rừng thường xuyên làm diện tích rừng mở rộng trên thế giới. + Tiêu cực: Con người phá rừng với những mục đích khác nhau làm thu hẹp diện tích rừng, đem lại hậu quả nghiêm trọng. Cuộc “cách mạng xanh” đã làm một số giống loài cây trồng địa phương bị tuyệt chủng. Bài 19. SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT Câu 27. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố thảm thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao ? *Nguyên nhân: - Độ vĩ thay đổi thì yếu tố khí hậu cũng thay đổi theo. Độ vĩ càng cao thì nhiệt độ càng hạ, độ ẩm thay đổi. Sinh vật chủ yếu là thực vật cũng như đất đai sẽ thay đổi theo sự thay đổi của khí hậu. - Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm tăng đến một mức độ nào đó rồi giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt và ẩm này tạo nên sự thay đổi về thực vật và đất theo độ cao. Bài 20. LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ Câu 28. Trình bài khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. - Biểu hiện: chỉ cần một thành phần thay đổi, các thành phần khác sẽ thay đổi theo. - Ý nghĩa: cần phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. Bài 21. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI Câu 29. Quy luật địa ô và quy luật đai cao giống và khác nhau ở điểm nào ? - Giống nhau: nguyên nhân hình thành cơ bản: đều do nguồn năng lượng bên trong của trái đất - Khác nhau: + Các đai cao được tạo nên do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao và sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa của miền núi. Trong khi đó nguyên nhân tạo nên quy luât địa ô là do sự phân bố đất liền, biển và đại dương làm cho khí hậu của lục địa bị phân hóa từ đông sang tây. + Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự thay đổi các vành đai đất và thực vật theo độ cao. Còn quy luật đại ô là sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ. Bài 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ Câu 30. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học ? Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí ở các nước đang phát triển ? - Gia tăng tự nhiên: là sự biến động dân số do sinh đẻ và tử vong. Để tính gia tăng tự nhiên người ta dùng tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, gia tăng dân số tự nhiên là động lực cho phát triển dân số. - Gia tăng cơ học: là sự biến động dân số do chuyển cư (xuất cư và nhập cư). Gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến dân số thế giới. * Hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh: gây sức ép lên kinh tế (tốc độ phát triển KT, tích lũy và tái sản xuất, lao động và việc làm), gây sức ép lên xã hội (giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe, thu nhập – mức sống), môi trường (cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững). Bài 23. CƠ CẤU DÂN SỐ Câu 31. Cơ cấu dân số theo độ tuổi là gì ? ý nghĩa của cơ cấu dân số theo độ tuổi ? a. Cơ cấu dân số theo độ tuổi: là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Trên thế giới thường chia làm 3 nhóm tuổi. - Dưới tuổi lao động: từ 0-14 tuổi - Trong tuổi lao động: từ 15-59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) - Quá tuổi lao động: từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên (Ở nước ta tuổi lao động qui định đối với nam từ: 15 đến hết 59 tuổi; với nữ từ: 15 đến hết 54 tuổi). b. Ý nghĩa: cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. Bài 24. PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ Câu 32. Nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố đó ? a. Đặc điểm: - Mật độ dân số trung bình trên thế giới là: 48 người /km2 + Phân bố dân cư không đều trong không gian: sự phân bố dân cư không đều giữa các khu vực trên thế giới. + Phân bố dân cư có sự biến động theo thời gian: sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì. b. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,... Bài 27. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Câu 33. Nêu vai trò của ngành nông nghiệp. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là gì ? Vai trò của ngành nông nghiệp: - Vai trò quan trọng và không thể thay thế được. - Cung cấp LT-TP cho con người. - Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. - Xuất khẩu nông sản, tăng nguồn ngoại tệ. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp: - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế. - Đối tượng lao động của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá. Câu 34. Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu ? Đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu là vì: - Các sản phẩm từ nông nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực của quốc gia, đảm bảo an ninh lương thực. - Các sản phẩm từ nông nghiệp có thể được đưa vào sản xuất công nghiệp (công nghiệp chế biên lương thực thực phẩm hoặc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng). - Các sản phẩm nông nghiêp được xuất khẩu để thu về ngoại tệ. Bài 29. ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI Câu 35. Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi. a. Vai trò: - Cung cấp cho con người thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa,...). - Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp (công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,...). - Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. - Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. b. Đặc điểm: - Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. - Cơ sở thức ăn chăn nuôi có tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu KHKT. - Có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa. len, trứng,..) II. MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG: Câu 1. Cho bảng số liệu: Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 - Số dân trên thế giới (tỉ người) 1 2 3 4 5 6 7 - Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người (năm) 123 32 15 13 12 12 - Thời gian dân số tăng gấp đôi (năm) 123 Từ 1-2 tỉ người 47 Từ 2-4 tỉ người 40 Từ 3-6 tỉ người *Nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới. - Về số dân: - Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người:. - Về thời gian dân số tăng gấp đôi: - Kết luận: Câu 2. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2005. Châu lục Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) - Châu Phi 30,3 906 - Châu Mĩ 42,0 888 - Châu Á (trừ LB Nga) 31,8 3920 - Châu Âu (kể cả LB Nga) 23,0 730 - Châu Đại Dương 8,5 33 Toàn thế giới 135,6 6477 a. Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục. b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục. Câu 3. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NĂM 2000. Tên nước Chia ra (%) Khu vực I Khu vực II Khu vực III Pháp 5,1 27,8 67,1 Mexico 28,0 24,0 48,0 Việt Nam 68,0 12,0 20,0 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mexico và Việt Nam. b. Nhận xét sự khác biệt về cơ cấu lao động ở 3 nước trên. Câu 4.Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH CỦA VIỆT NAM, THỜI KÌ 1990-2004. (Đơn vị: %) Năm Ngành 1990 2004 - Nông-lâm-ngư nghiệp 39 22 - Công nghiệp-xây dựng 23 40 - Dịch vụ 38 38 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Việt Nam, thời kì 1990 - 2004. b. Nhận xét về cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam. Câu 5. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004. Khu vực GDP (tỉ USD) Trong đó Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Các nước thu nhập thấp 1253,0 288,2 313,3 651,5 Các nước thu nhập trung bình 6930,0 693,0 2356,2 3880,8 Các nước thu nhập cao 32715,0 654,3 8833,1 23227,6 Toàn thế giới 40898,0 1635,9 13087,4 26174,7 a. Hãy vẽ bốn biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu ngành trong GDP. b. Nhận xét về cơ cấu ngành của các nhóm nước. Câu 6. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 – 2003. (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2003 Sản lượng 676,0 1213,0 1561,0 1950,0 2060,0 2021,0 a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm. b. Nhận xét. Câu 7. Cho bảng số liệu: ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1980- 2002 (Đơn vị: triệu con) Năm Vật nuôi 1980 1992 1996 2002 Bò 1218,1 1281,4 1320,0 1360,5 Lợn 778,8 864,7 923,0 939,3 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số lượng bò và lợn. b. Nhận xét.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap HKI.doc