CÂU HỎI VẬT LÍ 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC)
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
1. Phân biệt dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi
khái niệm trên. Có thể xem chuyển động của diễn viên xiếc nhảy trên một tấm thảm đàn
hồi là một dao động điều hoà được không ? Giải thích.
2. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, các đại lượng : tần số góc, biên độ và pha ban
đầu phụ thuộc vào yếu tố nào ? Có cách nào làm thay đổi biên độ và pha ban đầu của con
lắc lò xo không ? Vì sao nói pha của dao động xác định trạng thái dao động của vật dao động ?
3. Có ý kiến cho rằng khi con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng hoặc theo phương
nằm ngang thì chu kì dao động trong hai trường hợp đều như nhau ? Em hãy nêu nhận xét
về ý kiến trên và giải thích lập luận của mình ?
4. a) Vận tốc và động năng của con lắc lò xo biến thiên theo thời gian với chu kì có bằng nhau
không ? Giải thích.
b) Vẽ đồ thị sự phụ thuộc thời gian của động năng và thế năng của con lắc lò xo. Xác định
các thời điểm động năng bằng thế năng trong một chu kì và chỉ rõ các thời điểm đó trên đồ thị.
7 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi lí thuyết Vật lí 12 có tính suy luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 CÓ TÍNH SUY LUẬN G.V Nguyễn Đức Hiệp
55
CÂU HỎI VẬT LÍ 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC)
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
1. Phân biệt dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi
khái niệm trên. Có thể xem chuyển động của diễn viên xiếc nhảy trên một tấm thảm đàn
hồi là một dao động điều hoà được không ? Giải thích.
2. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, các đại lượng : tần số góc, biên độ và pha ban
đầu phụ thuộc vào yếu tố nào ? Có cách nào làm thay đổi biên độ và pha ban đầu của con
lắc lò xo không ? Vì sao nói pha của dao động xác định trạng thái dao động của vật dao
động ?
3. Có ý kiến cho rằng khi con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng hoặc theo phương
nằm ngang thì chu kì dao động trong hai trường hợp đều như nhau ? Em hãy nêu nhận xét
về ý kiến trên và giải thích lập luận của mình ?
4. a) Vận tốc và động năng của con lắc lò xo biến thiên theo thời gian với chu kì có bằng nhau
không ? Giải thích.
b) Vẽ đồ thị sự phụ thuộc thời gian của động năng và thế năng của con lắc lò xo. Xác định
các thời điểm động năng bằng thế năng trong một chu kì và chỉ rõ các thời điểm đó trên
đồ thị.
5. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Hãy chỉ rõ phương, chiều của vectơ vận tốc
và gia tốc của chất điểm ấy. Độ lớn vận tốc và gia tốc của chất điểm cực đại ở vị trí nào
trên quỹ đạo ? Thiết lập hệ thức giữa vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa.
6. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Gọi O là vị trí cân bằng, M và N là hai vị
trí ứng với li độ cực đại, I là trung điểm của ON. So sánh vận tốc trung bình của chất điểm
trên các đoạn :
a) OI và MN b) OI và ON
7. Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc đơn. Nếu thay đổi khối lượng
quả cầu nhỏ của con lắc đơn thì chu kì của nó có thay đổi không ? Tại sao ?
8. a) Một con lắc đơn được đưa từ miền xích đạo lên vùng địa cực thì con lắc dao động nhanh
hay chậm đi ? Nếu đưa con lắc đơn lên Mặt Trăng thì chu kì dao động của nó thay đổi thế
nào so với khi dao động ở gần bề mặt Trái Đất ?
b) Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại một nơi trên mặt đất, ngang bằng mực nước biển.
Nếu đưa đồng hồ ấy lên một đỉnh núi cao thì có thể xảy ra trường hợp đồng hồ vẫn chạy
đúng giờ như ở mặt đất được không ?
9. a) Một con lắc đơn được treo trên trần của một ôtô đang chuyển động trên đường nằm
ngang. Chu kì dao động của con lắc đơn có khác nhau không trong hai trường hợp : ôtô
chuyển động đều và ôtô chuyển động có gia tốc ?
b) Có hai con lắc đơn dao động với các chu kì T1 và T2 khác nhau rất ít. Nếu biết chu kì T1
của con lắc thứ nhất, làm thế nào ta có thể xác định được chu kì T2 của con lắc còn lại
bằng thực nghiệm ?
10. Để chuyển động của con lắc đơn được xem là dao động điều hòa cần phải có những điều
kiện gì ? Chứng tỏ rằng khi dao động điều hòa thì năng lượng của con lắc đơn không đổi và
tỉ lệ với biện độ góc. Ở vị trí có li độ góc bằng bao nhiêu (so với biên độ góc) thì động năng
và thế năng con lắc có cùng độ lớn ? (gốc thế năng lấy ở vị trí cân bằng).
11. So sánh dao động điều hòa của con lắc lò xo và con lắc đơn theo các điểm sau : lực tác dụng
– chu kì dao động – phương trình dao động – năng lượng.
CÂU HỎI LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 CÓ TÍNH SUY LUẬN G.V Nguyễn Đức Hiệp
56
12. Một chất điểm dao động điều hòa với li độ được biểu diễn bằng đồ thị theo thời gian như
hình vẽ.
Hãy viết phương trình vận tốc của vật. Cho biết 1 ô theo chiều ngang tương ứng 0,1s, theo chiều dọc là
2cm.
13. Phân biệt dao động duy trì và dao động cưỡng bức. Nêu ví dụ minh họa đối với mỗi khái
niệm trên.
14. Thế nào là dao động cơ tắt dần ? Nguyên nhân gây ra sự tắt dần. Sự tắt dần của dao động
có ứng dụng gì trong thực tế ?
15. Tại sao dao động của đồng hồ quả lắc bị tắt dần ? Muốn duy trì dao động của đồng hồ quả
lắc không bị tắt dần ta phải làm gì ? Tần số và biên độ dao động có phụ thuộc vào cách duy
trì dao động không ?
16. Tác dụng lên hệ dao động (con lắc lò xo chẳng hạn) một lực cưỡng bức thì dao động của hệ
sẽ như thế nào ? Tần số và biên độ của dao động cưỡng bức có đặc điểm gì ? Với điều kiện
nào thì biên độ của dao động cưỡng bức đạt cực đại.
17. Hiện tượng cộng hưởng là gì ? Khi nào thì có hiện tượng cộng hưởng ? Vì sao khi hành
quân qua cầu, người chỉ huy thường ra lệnh các chiến sĩ trong đoàn quân không được đi đều
bước ?
18. Vì sao nói dao động điều hòa được coi như hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống một
đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo ? Hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống
một trục không đi qua tâm của đường tròn có phải là một dao động điều hòa không ? Nêu
sự tương ứng giữa các đặc trưng cơ bản của dao động điều hòa của một chất điểm trên một
trục với các đặc trưng cơ bản của chuyển động tròn đều của một chất điểm.
19. Nêu các phương pháp xác định dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần
số nhưng có biên độ khác nhau. Ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
CHƯƠNG II. SÓNG CƠ
20. Nêu các điều kiện để hình thành sóng cơ. Nếu sau khi sóng lan truyền mà nguồn dao động
bị tắt đi thì sóng có còn tiếp tục lan truyền không ?
21. Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ rằng quá trình truyền sóng là một quá trình truyền năng
lượng chứ không phải là một quá trình truyền vật chất.
22. Biết phương trình dao động tại nguồn O là : x = Asin(2pft), hãy thành lập phương trình dao
động của một điểm M, cách O đoạn d, nằm trên phương truyền sóng, coi biên độ sóng
không đổi. Có nhận xét gì về tính chất của hàm sóng đó ?
23. a) Phân biệt vận tốc truyền sóng, vận tốc truyền pha, vận tốc dao động.
CÂU HỎI LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 CÓ TÍNH SUY LUẬN G.V Nguyễn Đức Hiệp
57
b) Nêu các định nghĩa khác nhau về bước sóng và viết biểu thức liên hệ giữa bước sóng với
các đại lượng đặc trưng của quá trình truyền sóng cơ.
24. Âm thanh do người hoặc nhạc cụ phát ra có được biểu diễn theo thời gian bằng hình sin
hay không ? Giải thích. Vì sao hai nhạc cụ khác nhau cùng tấu lên một nốt nhạc mà tai ta
vẫn phân biệt được tiếng của từng nhạc cụ ?
25. Giả sử bạn đang quan sát một người nói chuyện với một người khác qua điện thoại, âm
thanh mà bạn nghe được trực tiếp do người này nói và âm thanh nghe được do người kia
nói qua tai nghe điện thoại có cùng bản chất là sóng âm hay không ? Sóng truyền qua dây
điện thoại có phải là sóng âm không ?
26. a) Phân biệt cường độ âm và mức cường độ âm. TaÏi sao trong âm học người ta thường dùng
mức cường độ âm để so sánh các âm thanh với nhau ?
b) Một chiếc kèn phát ra âm có độ to là 50 đêxiben (dB). Với 10 chiếc kèn giống nhau như
thế cùng phát ra âm thanh có độ to bao nhiêu đêxiben ?
27. Phân biệt ngưỡng nghe, ngưỡng đau và miền nghe được. Ngưỡng nghe và miền nghe được
có phụ thuộc vào các đại lượng vật lí nào?
28. Bầu đàn, thân kèn, thân sáo có vai trò gì đối với âm thanh do chúng phát ra ? Vì sao khi
lên dây đàn càng căng thì tiếng đàn phát ra càng cao ?
29. Phân biệt :
a) siêu âm và hạ âm;
b) nhạc âm và tạp âm.
30. Có ý kiến cho rằng tai con người không cảm thụ được siêu âm và hạ âm, vì thế siêu âm
hoặc hạ âm đều không thể gây ảnh hưởng gì đến con người. Em có nhận xét gì về ý kiến
trên ?
31. Nếu hai sóng có tần số như nhau, hiệu số pha không đổi theo thời gian nhưng có biên độ
khác nhau thì có gây ra hiện tượng giao thoa không ? Xét hai sóng mặt nước thỏa mãn điều
kiện trên, mô tả hiện tượng quan sát được trên mặt nước.
32. Hai sóng (tạo ra từ một nguồn) phát ra sóng từ hai điểm A và B rồi truyền đến điểm M
cách A và B lần lượt là d1 và d2. Dựa vào dấu hiệu nào ta có thể xác định hai sóng đến M
là cùng pha? Ngược pha?
33. Có thể nói sóng dừng là một hiện tượng giao thoa được không? Sóng dừng và hiện tượng
giao thoa có những điểm nào giống nhau, khác nhau ?
34. Thế nào là sóng âm, sóng kết hợp, sóng dừng ?
35. Cho một sóng cơ học là sóng ngang. Tại một
thời điểm sóng có hình dạng như trên hình vẽ
(xem hình). Hãy cho biết sóng truyền theo
hướng nào ? Tại sao ?
CHƯƠNG III. DAO ĐỘNG ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
36. Phân biệt dòng điện một chiều, dòng điện không đổi, dòng điện xoay chiều.
37. Khi mắc một tụ điện vào mạch điện xoay chiều thì chúng gây ra những sự thay đổi nào đối
với dòng điện ?
38. Khi mắc một cuộn dây thuần cảm vào mạch điện xoay chiều thì nó gây ra những sự thay
đổi nào đối với dòng điện ? Từ đó nêu một ứng dụng của cuộn cảm.
39. Một mạch điện RLC được mắc với một nguồn điện. Trong trường hợp này, dao động điện
trong mạch là dao động tự do hay cưỡng bức. Tại sao?
CÂU HỎI LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 CÓ TÍNH SUY LUẬN G.V Nguyễn Đức Hiệp
58
40. Vẽ giản đồ vectơ cho một đoạn mạch RLC. Trong điều kiện nào thì u sớm pha, trễ pha,
cùng pha với i. Khi u và i cùng pha thì có hiện tuợng gì xảy ra trong đoạn mạch RLC ?
41. Một hộp đen được mắc với mạch điện xoay chiều. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện qua
mạch và hiệu điện thế hai đầu mạch điện bằng không. Hãy dự đoán trong hộp đen có
những linh kiện nào ?
42. Một hộp đen được mắc với mạch điện xoay chiều. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện qua
mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là p/2. Hãy dự đoán trong hộp đen có những linh
kiện nào ?
43. Một mạch điện RLC mắc nối tiếp với nguồn điện xoay chiều. Thay đổi từ từ giá trị của C
thì thấy có hai giá trị C làm cho cường độ dòng điện có giá trị như nhau. Mạch có trải qua
giai đoạn cộng hưởng không ? Tại sao ?
44. Máy biến thế có hoạt động được với dòng điện một chiều không? Một máy biến thế không
rõ số vòng dây. Với dụng cụ gồm có : một nguồn điện xoay chiều, một số vôn kế nhiệt nhạy
và dây điện dự trữ, hãy nêu cách xác định số vòng dây trong mỗi cuộn mà không cần phải
tháo ra.
45. Trong cách đấu dòng điện ba pha theo kiểu tam giác nếu dây nối từ máy phát tới các tải bị
đứt thì dòng điện trong mạch vòng của ba cuộn dây máy phát bằng bao nhiêu ? Vì sao ? Tại
sao trong thực tế người ta ít dùng cách đấu các cuộn dây cũa máy phát theo kiểu tam giác ?
46. Trong cách mắc điện ba pha hình sao, với điều kiện nào có thể bỏ được dây trung hòa ?
47. Máy phát điện ba pha có cấu tạo khác máy phát điện một pha thế nào ?
48. Có thể mắc một động cơ điện ba pha 127V hoặc 220V và mạng điện 110V được không ? Tại
sao ? Khi đổi vị trí hai dây pha trong động cơ không đồng bộ ba pha thì chiều quay của
động cơ có thay đổi không ? Tại sao ?
49. Ưu và nhược điểm của máy phát điện một chiều.
50. Các phương pháp tạo ra dòng điện một chiều. Nêu ưu và nhược điểm của từng loại phương
pháp.
51. Vẽ sơ đồ và nêu lên sự khác nhau giữa phương pháp chỉnh lưu nửa chu kì và hai nửa chu kì.
Để nạp điện cho bình ắc quy, nếu dùng dòng điện xoay chiều đã được chỉnh lưu nửa chu kì
thì phải mất 10 giờ. Nếu dùng dòng điện chỉnh lưu hai nửa chu kì thì sẽ mất bao lâu ?
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
52. Cấu tạo của mạch dao động. Có thể tăng tần số dao động riêng của mạch dao động bằng
cách nào ? Nêu các kết luận về năng lượng của mạch dao động.
(Đề thi tốt nghiệp THPT 2003).
53. Chứng tỏ rằng nếu tích điện tích Q0 cho tụ điện của một mạch dao động LC thì trong mạch
sẽ có dòng điện cường độ : i = I0sin(wt + j).
54. Sóng điện từ có những đặc điểm gì khác với sóng cơ ? Mô tả thang sóng điện từ.
55. Lĩnh vực truyền thông hiện nay làm việc với dải bước sóng nào ? Các sóng nằm trong dải
bước sóng đó có thể gây ra hiện tượng phản xa, khúc xạï như sóng ánh sáng không ?
CÂU HỎI LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 CÓ TÍNH SUY LUẬN G.V Nguyễn Đức Hiệp
59
CHƯƠNG V. SỰ PHẢN XẠ VÀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
56. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hiện tượng phản xạ thông thường và hiện
tượng phản xạ toàn phần.
57. Nêu các ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
58. Cho gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng diện tích. So sánh thị trường của
các gương nói trên với cùng một vị trí đặt mắt. Vẽ hình minh hoạ.
59. Chiếu một chùm tia sáng đến một gương cầu lõm có tiêu cự f = 40cm sao cho điểm hội tụ
nằm trên trục chính, sau gương, cách đỉnh gương 20cm. Xác định vị trí của ảnh. Vẽ hình.
60. Một vật đặt trước một lăng kính sau hai lần phản xạ toàn phần thì cho ảnh ngược chiều
với vật. Hãy vẽ hình minh hoạ đường đi của tia sáng để thấy rõ ảnh ngược chiều với vật.
61. Một chùm sáng trắng hẹp song song coi là một tia sáng chiếu tới mặt một tấm thủy tinh
trong suốt có hai mặt song song với nhau đặt trong không khí với góc tới khác không. Hỏi
có thể quan sát thấy gì trên màn hứng đặt ở phía bên kia của tấm thủy tinh ? Giải thích.
62. Chiếu một tia sáng từ trong nước đến mặt giới hạn với không khí. Góc tới của tia sáng lúc
đầu nhỏ, sau đó tăng dần. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra và viết biểu thức tính góc giới hạn
phản xạ toàn phần.
63. Khi tia sáng đang bị phản xạ toàn phần tại mặt nước, nếu ta đặt tiếp xúc với mặt nước một
tấm thủy tinh trong suốt hai mặt song song thì tia sáng này sẽ truyền như thế nào ? Giải
thích. (Đề thi tốt nghiệp THPT 2003)
64. Một thấu kính gồm một mặt phẳng, một mặt lồi có chiết suất là n. Chiết suất của môi
trường ngoài là n0. Cho n > n0 . Chiếu một tia sáng song song với trục chính tới mặt phẳng.
a) Hãy vẽ đường đi của tia sáng qua thấu kính.
b) Vẽ lại đường đi của tia sáng nếu n < n0. Từ đó hãy tìm ra mối liên hệ giữa độ tụ của
thấu kính và chiết suất môi trường ngoài.
65. Vật thật đặt trước một thấu kính hội tụ. Hãy chứng tỏ rằng, nếu dịch chuyển vật lại gần
thấu kính thì ảnh sẽ ra xa thấu kính.
66. Dựa vào những dấu hiệu nào để có thể phân biệt một thấu kính là hội tụ hay phân kì ?
CHƯƠNG VI. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
67. Thế nào là sự điều tiết của mắt ? Một người mắt bình thường, một người viễn thị và một
người cận thị đều không đeo kính, lặn trong nước. Theo em thì ai là người có khả năng
thấy vật trong nước rõ nhất ? Giải thích.
68. Vì sao người cận thị nhìn một ngôi sao ban đêm thấy sao to hơn so với người có mắt bình
thường ?
69. Một người quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự f. Hỏi phải đặt mắt ở vị trí như thế
nào để độ bội giác của kính không phụ thuộc cách ngắm chừng ?
70. Tác dụng chủ yếu của dụng cụ quang học là gì ? Tại sao khi quan sát một vật qua các dụng
cụ quang học, người ta thường chọn cách ngắm chừng ở vô cực. Phạm vi ngắm chừng của
kính lúp và kính hiển vi khác nhau ở điểm nào ?
CÂU HỎI LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 CÓ TÍNH SUY LUẬN G.V Nguyễn Đức Hiệp
60
71. Tại sao khi quan sát ảnh của vật qua kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, người ta quan
tâm nhiều đến độ bội giác hơn là độ phóng đại ? Viết công thức tính độ bội giác của các
dụng trên khi ngắm chừng ở vô cực.
72. Ý nghĩa của độ bội giác thương mại ? Số ghi X6,25 trên vành một kính lúp có ý nghĩa gì ?
73. Kính hiển vi có thể cho ảnh thực quan sát được trên màn không ? Nếu có, em hãy trình
bày cách bố trí thiết bị.
74. Chứng minh rằng đối với kính thiên văn, nếu khoảng cách giữa vật kính và thị kính càng
lớn thì độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực càng lớn.
CHƯƠNG VII. TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG
75. Chiết suất của môi trường có phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng không ? Chiếu một chùm
tia sáng trắng từ không khí vào nước, tia sáng nào bị lệch nhiều nhất ?
76. Vì sao trên bề mặt của bong bóng xà phòng hoặc váng dầu trên mặt nước có những quầng
màu sặc sỡ ?
77. Tại sao nói rằng hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm khẳng định ánh
sáng có tính chất sóng ? Hiện tượng giao thoa thể hiện rõ rệt đối với những bức xạ nằm
trong dải bước sóng nào ?
78. Chiếu đồng thời hai nguồn sáng đơn sắc có l1 và l2 = 1,5l1 vào hai khe Yâng. Trên màn ta
thấy các vân được sắp xếp như thế nào ?
79. Dùng hai bóng đèn hoàn toàn như nhau phát ra các ánh sáng đơn sắc có bước sóng như
nhau chiếu lên một màn. Người ta không quan sát thấy hiện tượng giao thoa. Tại sao ?
80. Trong thí nghiệm giao thoa với khe Yâng :
a) Nếu dịch chuyển nguồn sáng lên phía trên theo phương song song với mặt phẳng chứa
hai khe thì vân trung tâm dịch chuyển theo hướng nào ?
b) Muốn đưa vân trung tâm trở về vị trí cũ, thì người ta đặt một tấm thủy tinh mỏng trên
đường đi nào của một trong hai tia sáng ? Giải thích.
81. Quang phổ của nguồn sáng là gì ? Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng : dây tóc bóng đèn
điện công suất 75W có nhiệt độ cao hơn của dây bếp điện có công suất 600W. Giải thích tại
sao dây bếp điện lại kém sáng hơn dây tóc bóng đèn ?
82. Quang phổ Mặt Trời quan sát được trên mặt đất là quang phổ gì ? Tại sao ?
83. Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa vào hiện tượng quang học chính nào ? Trong
máy quang phổ thì bộ phận nào thực hiện tác dụng của hiện tượng trên ? Nêu nguyên nhân
của hiện tượng này.
84. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sóng ánh sáng nhìn thấy và sóng âm.
85. Cho ánh sáng chiếu vào khối khí hi-đrô. Trong quang phổ của hi-đrô xuất hiện một vài
vạch.
a) Các vạch đó thường nằm trong vùng nào của quang phổ ?
b) Để tăng số lượng vạch, ta tăng cường độ hay tần số chùm sáng kích thích ?
CHƯƠNG VIII. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
86. Hiện tượng quang điện thường xảy ra với bức xạ ở dải bước sóng nào ? Tia Rơnghen có tác
dụng quang điện không ? Biết rằng công thoát của các kim loại nhỏ hơn 10eV và bước sóng
của tia Rơnghen là 10-8m.?
CÂU HỎI LÍ THUYẾT VẬT LÍ 12 CÓ TÍNH SUY LUẬN G.V Nguyễn Đức Hiệp
61
87. a) Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với các kim loại nào sau
đây?
b) Để chế tạo một tế bào quang điện nhạy cảm với ánh sáng vàng, ta nên chọn những vật
liệu nào sau đâylàm catốt của tế bào quang điện ?
Vật liệu Giới hạn
quang điện l0 (mm)
Vật liệu Giới hạn
quang điện l0 (mm)
Bạc 0.26 Canxi 0.45
Đồng 0.30 Natri 0.50
Kẽm 0.35 Kali 0.55
Nhôm 0.36 Xedi 0.66
88. Cường độ dòng quang điện có phụ thuộc vào góc tới của ánh sáng chiếu đến catốt của tế
bào quang điện không ? Vì sao khi chiếu sáng thích hợp vào catôt của tế bào quang điện,
mặc dù UAK = 0 nhưng trong mạch vẫn có dòng điện i ¹ 0 ?
CHƯƠNG IX. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
89. Hạt nhân 23592U hấp thụ một hạt nơtrôn sinh ra x hạt a, y hạt b, 1 hạt
208
82 Pb và 4 hạt
nơtrôn. Hãy viết phương trình của phản ứng này. Hạt b trong phản ứng thuộc loại b+ hay b-
?
90. Hỏi sau bao nhiêu lần phóng xạ a và bao nhiêu lần phóng xạ b cùng loại thì hạt nhân
232
90Th biến đổi thành hạt nhân
208
82 Pb ? Hãy xác định loại b
đó.
91. Cho hai nguyên tố phóng xạ A và B, có chu kì bán rã lần lượt là T1 và T2 = ½ T1. Giả sử
lúc đầu, chúng có cùng số hạt. Sau thời gian bao lâu thì độ phóng xạ của chúng bằng nhau ?
92. Vào một thời điểm nào đó, nguyên tố phóng xạ A có độ phóng xạ gấp 4 lần độ phóng xạ
của nguyên tố phóng xạ B. Chu kì bán rã của A là 2 tháng và của B là 4 tháng. Hỏi sau bao
lâu, độ phóng xạ của chúng bằng nhau ?
93. Khi một nguyên tố phóng xạ phát ra tia g, nguyên tố mới dịch bao nhiêu ô trong bảng phân
loại tuần hoàn ?
94. Phương pháp nguyên tử đánh dấu là gì ? Nêu một ứng dụng của phương pháp này.
95. Nguyên tắc đo tuổi cổ vật bằng C 14. Có thể dùng phương pháp này để xác định tuổi của
đá, đồ gốm được không ?
96. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 23592U lớn hay nhỏ hơn lực liên kết riêng của hạt
nhân 168O . TaÏi sao ?
97. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt
hạch.
98. Tại sao để phản ứng nhiệt hạch xảy ra cần có nhiệt độ rất cao ? Tại sao người ta gọi phản
ứng nhiệt hạch là phản ứng sạch ?
99. Nêu bản chất, tính chất của các bức xạ có khả năng gây ion hoá không khí. Sắp xếp khả
năng ion hoá của các bức xạ đó theo thứ tự tăng dần.
100. So sánh bản chất, tính chất của các tia a, b và tia g. Tia Rơnghen có bản chất giống tia
phóng xạ nào ?