Câu hỏi ôn tập + đáp án môn Văn học kỳ I

A.PHẦN VĂN.

Câu 1 : Kể tên các văn bản đã học và đọc thêm thuộc văn học Trung Đại Việt Nam?

-Có 8 văn bản đã học và đọc thêm:

 +Sông núi nước Nam-Lí Thường Kiệt.

 +Phò giá về kinh-Trần Quang Khải.

 +Bài ca Côn Sơn-Nguyễn Trãi.

 +Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương.

 +Qua đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan.

 +Bạn đến chơi nhà-Nguyễn Khuyến.

 +Sau phút chia ly-Đoàn Thị Điểm(dịch).

 +Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra-Trần Nhân Tông.

Câu 2:Kể tên các bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn 7 tập một thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú?Em hiểu thế nào là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,thất ngôn bát cú?.

*Các bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt là:

 -Sông núi nước Nam.

 -Bánh trôi nước.

 -Xa ngắm thác núi Lư.

 -Cảnh khuya.

 Thất ngôn tứ tuyệt là mỗi bài thơ có 4 câu, trong mỗi câu có 7 tiếng.Thường hiệp vần ở cuối câu 1,2,4.

 *Các bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú:

 -Qua đèo Ngang.

 -Bạn đến chơi nhà.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập + đáp án môn Văn học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP + ĐÁP ÁN. A.PHẦN VĂN. Câu 1 : Kể tên các văn bản đã học và đọc thêm thuộc văn học Trung Đại Việt Nam? @-Có 8 văn bản đã học và đọc thêm: +Sông núi nước Nam-Lí Thường Kiệt. +Phò giá về kinh-Trần Quang Khải. +Bài ca Côn Sơn-Nguyễn Trãi. +Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương. +Qua đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan. +Bạn đến chơi nhà-Nguyễn Khuyến. +Sau phút chia ly-Đoàn Thị Điểm(dịch). +Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra-Trần Nhân Tông. Câu 2:Kể tên các bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn 7 tập một thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú?Em hiểu thế nào là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,thất ngôn bát cú?. @*Các bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt là: -Sông núi nước Nam. -Bánh trôi nước. -Xa ngắm thác núi Lư. -Cảnh khuya. AThất ngôn tứ tuyệt là mỗi bài thơ có 4 câu, trong mỗi câu có 7 tiếng.Thường hiệp vần ở cuối câu 1,2,4. *Các bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú: -Qua đèo Ngang. -Bạn đến chơi nhà. AThất ngôn bát cú là thơ mỗi bài có 8 câu , mỗi câu có 7 chữ(tức chỉ có 56 chữ ở một bài thất ngôn bát cú). Các tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần bằng với nhau,hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối. Câu 3:Chép lại một bài thơ mà em thích?Học thuộc lòng tất cả các bài thơ? @Lời khuyên:Nên chép một số bài ngắn dễ nhớ.Ví dụ như:Cảnh khuya,Bánh trôi nước,Côn Sơn ca,… +Bài Cảnh khuya: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu 4:Nhớ và chép lại ba câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em”?So sánh điểm khác và giống nhau ?. @-3 câu bắt đầu bằng cụm từ “thân em”: +Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân. +Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. +Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa. I*So sánh: -Giống nhau:+Về nội dung:Đều là những câu ca dao nói về nỗi bất hạnh, phụ thuộc.không tự quyết được số phận của mình của người phụ nữ xưa. +Về nghệ thuật:Sử dụng biện pháp so sánh. -Khác nhau :.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 5:Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo Ngang và cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. @*Về giống nhau:-Cả hai bài đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”. -Đều trực tiếp thể hiện cảm xúc. *Về khác nhau: -Trong bài Qua đèo Ngang: +Chỉ tác giả với nỗi niềm riêng của mình. +Thể hiện sự cô đơn,bé nhỏ, không biết tâm sự với ai của con người trước trời non nước bao la. -Trong bài Bạn đến chơi nhà: +Chỉ hai người (Nguyễn Khuyến và bạn của ông). +Thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn ta và bạn,chung một tâm trạng vui mừng vì lâu ngày mới gặp lại nhau. B.PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 6:Thế nào là từ đồng âm,từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?Cho ví dụ về từng loại?. @*Khái niệm:-Từ đồng âm:Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,không liên quan gì với nhau.Ví dụ:bàn(danh từ)-bàn(động từ);giá(chỉ giá cả)-giá(chỉ cái giá để treo quần áo);…v.v……… -Từ đồng nghĩa:+Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.(Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau). +Từ đồng nghĩa có 2 loại:những từ đồng nghĩa hoàn toàn(không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)-ví dụ:trái-quả;…;những từ đồng nghĩa không hoàn toàn(có sắc thái nghĩa khác nhau).-Ví dụ:bỏ mạng-hy sinh;vợ-phu nhân;…….v.v……… -Từ trái nghĩa:Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.(Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau).~Ví dụ:lành-rách;giàu-nghèo;dài-ngắn;sáng-tối;..v.v……… Câu 7:Thế nào là đại từ?Có mấy loại đại từ? @-Khái niệm:Đại từ dùng để trỏ người,sự vật,hoạt động,tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc từ dùng để hỏi. +Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò nghữ pháp như chủ ngữ,vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ,của động từ,của tính từ,…… -Có 2 loại đại từ:+Đại từ để trỏ-dùng để: -Trỏ người,sự vật(gọi là đại từ xưng hô). -Trỏ số lượng. -Trỏ hoạt động tính chất,sự việc. +Đại từ để hỏi-dùng để: -Hỏi về người,sự vật. -Hỏi về số lượng. -Hỏi về hoạt động,sự việc,tính chất. Câu 8:Thế nào là quan hệ từ? @-Quan hệ từ dùng để biểu thị các ‎‎ý nghĩa quan hệ như sở hữu,so sánh,nhân quả…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Câu 9:Thế nào là thành ngữ?Điệp ngữ?Chơi chữ?.Cho Ví dụ? @*Thành ngữ:là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ‎ ý nghĩa hoàn chỉnh;nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ,so sánh,… -Thành ngữ có thể làm chủ ngữ,vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ,…~Ví dụ:Bách chiến bách thắng;Chó chê mèo lắm lông;Một nắng hai sương,… *Điệp ngữ:Khi nói hoặc khi viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ‎,gây cảm xúc mạnh.Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ,từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. -Điệp ngữ có nhiều dạng:điệp ngữ cách quãng,điệp ngữ nối tiếp,điệp ngữ vòng. *Chơi chữ:là lợi dụng đặc sắc về âm,về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị. -Các lối chơi chữ thường gặp là: +Dùng từ ngữ đồng âm. +Dùng lối nói trại âm(gần âm); +Dùng cách điệp âm; +Dùng lối nói lái; +Dùng từ trái nghĩa,đồng nghĩa,gần nghĩa. Câu 10:Thế nào là từ ghép?Có mấy loại từ ghép? @-Từ ghép là từ gồm hai tiếng có nghĩa trở lên ghép lại. -Từ ghép có 2 loại:từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. +Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính.Tiếng chính đứng trước,tiếng phụ đứng sau. +Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp(không phân ra tiếng chính và tiếng phụ). +Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính tạo nên nó. +Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Câu 11:Thế nào là từ láy?Có mấy loại từ láy? @-Từ láy thường là những từ tượng hình tượng thanh. -Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần,tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.Trong đó có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa. -Có 2 loại từ láy:từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. +Ở từ láy toàn bộ,các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn;nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.-Ví dụ:đo đỏ;……. +Ở từ láy bộ phận,giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.-Ví dụ:xấu xí;………. Câu 12:Phân biệt từ ghép và từ láy? @ Ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước. C.MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ LÁY Câu 13:Trong các từ sau:mềm mỏng,dễ dãi,nghe ngóng,lạnh lùng.Từ nào là từ ghép,từ nào là từ láy? @-Từ ghép:+Mềm mỏng;+lạnh lùng. -Từ láy:+nghe ngóng;+dễ dãi. Câu 14:Cho các từ:nghỉ ngơi,lũ lụt,nghĩ ngợi,nghênh ngang,nắc nẻ,nứt nẻ,ngang ngược,lam lũ.Từ nào là từ ghép?Từ nào là từ láy? @-Từ ghép:nghỉ ngơi,lũ lụt,nứt nẻ,ngang ngược. -Từ láy:nghĩ ngợi,nắc nẻ,nghênh ngang,lam lũ. Câu 15:So sánh các cặp từ sau: A B Phu nhân Vợ Thiếu nhi Trẻ em Tổ quốc Đất nước Thi sĩ Nhà thơ a)Em có nhận xét gì về những từ ngữ ở cội A với cột B? b)Hiện nay trong giao tiếp,người ta thường dùng từ ngữ ở cột nào? @a)-Nhận xét:+Giống nhau:Các từ ngữ cột A đồng nghĩa với các từ nhóm B. +Khác nhau:Nhóm A:Là những từ Hán Việt(chỉ sắc thái cao quí). Nhóm B:là những từ Thuần Việt(chỉ sắc thái bình thường). b)Hiện nay trong giao tiếp người ta thường dùng từ ngữ ở cột B.Vì không nên lạm dụng từ Hán Việt và làm trong sáng Tiếng Việt. Câu 16:Một số từ laý hay nhầm: @-Lốm đốm(đám mây):gợi sự phân bố chỗ đậm,chỗ nhạt. -Lê thê:chỉ sự di chuyển kéo dài,chậm chạp. -Loáng thoáng:xuất hiện ít,không rõ. -Thỉnh thoảng:gợi lên sự thưa thớt về thời gian. -Lồ lộ:hiện ra một cách rõ ràng. =>Những từ láy trên có tính gợi hình rất rõ,cách sử dụng những từ láy như vậy tạo cho câu văn hài hòa,nhịp nhàng,gợi hình,gợi cảm. D.MỘT SỐ BÀI VĂN BIỂU CẢM Câu 17:Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa. “Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm…. Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu. Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về. Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ. Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà: “Gà đẻ mà mày nhìn! Rồi sau này lang mặt.” Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật. Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà: Tay ba khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp. Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu. Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh trúc bâu Đi qua nghe sột soạt. Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình. Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp! Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!” Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.  "Trên đường hành quân xa  Dừng chân bên xóm nhỏ  Tiếng gà ai nhảy ổ:  “Cục… cục tác cục ta”  Nghe xao động nắng trưa  Nghe bàn chân đỡ mỏi  Nghe gọi về tuổi thơ"  Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.  Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:  Tiếng gà trưa  Ổ rơm hồng những trứng  Này con gà mái mơ  Khắp mình hoa đốm trắng  Này con gà mái vàng  Lông óng như màu nắng  Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.  Có giọng bà vang vọng:  Tiếng gà trưa  Có tiếng bà vẫn mắng  - Gà đẻ mà mày nhìn  Rồi sau này lang mặt!  Cháu về lấy gương soi  Lòng dại thơ lo lắng  Có bóng dáng thân thuộc của bà:  Tiếng gà trưa  Tay bà khum soi trứng  Dành từng quả chắt chiu  Cho con gà mái ấp  Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:  Cứ hàng năm hàng năm  Khi gió mùa đông đến  Bà lo đàn gà toi  Mong trời đừng sương muối  Để cuối năm bán gà  Cháu được quần áo mới"  Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.  "Ôi cái quần chéo go  Ống rộng dài quét đất  Cái áo cánh trúc bâu  Đi qua nghe sột soạt"  Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.  Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:  "Tiếng gà trưa  Mang bao nhiêu hạnh phúc  Đêm cháu về nằm mơ  Giấc ngủ hồng sắc trứng"  Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:  "Cháu chiến đấu hôm nay  Vì lòng yêu Tổ quốc  Vì xóm làng thân thuộc  Bà ơi, cũng vì bà  Vì tiếng gà cục tác  Ổ trứng hồng tuổi thơ."  Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nướcnhà.  Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. ___________________________________________________________________________________________ Câu 18:Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước. Bài làm Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xưa người phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh…Với bản lĩnh, tài năng của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” để cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ luôn chịu nhiều cơ cực, gian truân.                              “Thân em vừa trắng lại vừa tròn                              Bảy nổi ba chìm với nước non                              Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn                              Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Bài thơ gợi trong em ấn tượng sâu sắc về số phận chìm nổi và phẩm chất của người phụ nữ thời xưa. Chỉ là chiếc bánh trôi nước mộc mạc, giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ” của thời bấy giờ. Bài thơ chất chứa biết bao nhiêu tình cảm, nó đã trở thành hình ảnh mới lạ, khiến ai đã đọc qua đều không thể nào quên. Cả bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bao hàm hai lớp nghĩa. Tả cách làm bánh trôi nước: bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn thành viên tròn, có nhân đường phên, cho vào nồi nước đun sôi để luộc chín, mới bỏ vào thì chìm dưới đáy còn khi chín thì nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bài thơ còn nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, gợi tả. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc, bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sĩ viết bài thơ với tất cả lòng yêu mến, tự hào về bản sắc, nền văn hóa của Việt Nam. Nét bút của Hồ Xuân Hương tuy miêu tả không nhiều nhưng đã tả đủ, đúng và chân thực về bánh trôi nước.                              “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”          Tác giả làm cho câu thơ sinh động lên bằng cách sử dụng từ “Thân em” để người phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã, bình dị. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời, làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp. Khi dùng lối xưng hô đó, em đã liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc như                                       “Thân em như tấm lụa đào                                  Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”           Cảm nhận sâu sắc hơn thì hình ảnh chiếc bánh trôi sẽ mờ dần và hiện lên hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp cân đối, đầy đặn, xinh xắn về thể chất và trong sáng về tâm hồn. Tác giả dùng cặp quan hệ từ “vừa…vừa…” khiến giọng thơ như hàm chứa niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ.                              “Bảy nổi ba chìm với nước non”           Câu này có giọng thơ chuyển đổi đột ngột như một lời than thở. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa, số phận long đong, vất vả, cảnh sống chịu nhiều khổ đau. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà khi đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Nối tiếp lời tâm sự đó là cụm từ “với nước non” giúp ta hình dung ra không gian mênh mông, không biết đi về đâu, khó tìm được nơi hạnh phúc. Người con gái trên đã trở thành biểu tượng cho tất cả phụ nữ dưới thời phong kiến. Em thấy xã hội phong kiến thật bất công đối với phụ nữ. Em thật thương cảm, xót xa cho thân phận, cuộc đời của họ.                              “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”           Giọng thơ từ đây chuyển sang ngậm ngùi, cam chịu. Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ, nói lên cuộc đời người phụ nữ phải sống lệ thuộc, phụng dưỡng cho cha mẹ, chồng con đến hết cuộc đời. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống tự chủ cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí như thế. Bây giờ, trước mắt em là hình ảnh người phụ nữ cúi đầu trước số mệnh. Cặp từ trái nghĩa “rắn-nát” như diễn tả thân phận trôi dạt giữa dòng đời, được hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc vào “người làm bánh”. Em cảm thấy thật xót xa và đồng cảm với họ vì bị mất đi quyền làm chủ chính bản thân mình khi mang thân phận phụ nữ                              “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”           Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. Giữa sóng gió cuộc đời mà vẫn giữ “tấm lòng son” để tượng trưng cho phẩm chất sắc son, thủy chung, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ là lời khẳng định cái đẹp bên ngoài có thể phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn luông còn mãi, nó còn biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương và cảm thương cho người phụ nữ thời phong kiến. Bài thơ thật quý giá và đáng trân trọng, điều này đã làm cho bài thơ có ý nghĩa và giá trị lâu bền đến ngày nay. Ngày nay, người phụ nữ đã được đề cao và tôn vinh nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Đây là bài thơ hay mà sâu sắc, nó xứng đáng được lưu giữ mãi về sau Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp e

File đính kèm:

  • docde cuong on tap van hk1.doc