Câu hỏi ôn tập Học kì 1 Sinh học Lớp 7

Câu 1: Nêu các biện pháp phòng, chống giun sán ký sinh?

Câu 2: Nêu đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp? nêu biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường sống?

Câu 3: Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi?

Câu 4: Vai trò thực tiển của ngành chân khớp. Lớp nào trong ngành chân khớp cóa giá trị thực phẩm lớn nhất?

Câu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?

Câu 6: Mô tả hình dạng, cấu tạo ngoài của tôm sông?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Học kì 1 Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I Câu 1: Nêu các biện pháp phòng, chống giun sán ký sinh? Câu 2: Nêu đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp? nêu biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường sống? Câu 3: Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi? Câu 4: Vai trò thực tiển của ngành chân khớp. Lớp nào trong ngành chân khớp cóa giá trị thực phẩm lớn nhất? Câu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? Câu 6: Mô tả hình dạng, cấu tạo ngoài của tôm sông? Câu 7: Tầm quan trọng của động vật không xương sống? Câu 8: Đặc điểm chung của lớp cá? Câu 9: So với giun dẹp và giun tròn, mức độ tổ chức của giun đốt có gì tiến hóa hơn? Giải thích vì sao? ĐỀ CƯƠNG TRẢ LỜI Câu 1: (2 điểm) - Giữ vệ sinh cá nhân - Vệ sinh ăn uống - Vệ sinh môi trường - Tẩy giun sán định kỳ - Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm Câu 2: (2,5 điểm) - Nêu đặc điểm chung lớp sâu bọ (1,5 đ) - Có 3 phần cơ thể, 01 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng hệ thống ống khí - Pt qua biến thái. - Biện pháp phòng chống (1 điểm) Câu 3: Đặc điểm giúp cho thân khớp phân bố rộng rãi: - Hệ thần kinh phát triển đặc biệt là hạch não. - Cơ quan di chuyển khá phát triển. - Có nhiều tập tính để thích nghi môi trường sống và lối sống - Số lượng loài lớn. Câu 4: Vai trò thực tiễn chân khớp (có ví dụ cho mỗi ý) - Cung cấp thực phẩm cho con người. - Thức ăn cho động vật khác. - Làm thuốc chữa bệnh. - thụ phấn cho cây trồng. - Làm sạch môi trường * Lớp có giá trị thực phẩm lớn nhất: Giáp xác. Câu 5: (2,5 điểm) Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi đời sống: Nêu được mỗi đặc điểm + đặc điểm thích nghi (0,5 điểm) Đặc điểm Thích nghi - Thân hình thoi, thon, dài, dẹp bên, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân → Giảm sức cản của nước - Mắt không có mí, màng mắt tiếp xúc với nước → Màng mắt không bị khô - Vãy có da bao bọc, trong da có tuyến chất nhầy → Giảm ma sát giữa da với môi trường nước - Thân phủ đầy vảy, tỳ lên nhau xếp như mái ngói → Giúp thân cử động theo chiều ngang - Vây có các tia vây được căng bởi màng da mỏng, kớp động với thân. → Có vai trò như bơi chèo, giúp cá bơi tiến, lùi, rẻ Câu 6: (3 điểm) Cơ thể chia 02 phần - Đầu + ngực - Bụng a) Phần đầu – ngực có: - Gai nhọn hướng về phí trước → để tấn công và tự vệ. - Đôi mắt kép to nằm trên đuôi cuống giúp mắt cử động dễ dàng. - Hai đôi râu: đôi ngoài dài, đôi trong nhỏ giúp tôm rờ mó và tìm mồi. - Miệng có 6 đôi phần phụ miệng để đưa thức ăn vào miệng. - 5 đôi chân bò: 2 đôi trước tận cùng bằng kìm, 3 đôi sau tận cùng bằng móc – có một đôi phát triển lớn thành đôi càng để tự vệ và tấn công. b) Phần bụng: 7 đốt - 05 đốt đầu mỗi đốt có một đôi chân bơi nhỏ ở phía dưới. - Đốt 6,7 ở phía đuôi tôm; đốt 6 có phần phụ. Câu 7: (3 điểm) Tầm quan trọng của động vật không xương sống: nêu mỗi ý + ví dụ (0,25 điểm) 1. Mặt lợi - Làm thực phẩm - Có giá trị xuất khẩu - Được nhân nuôi - Giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh - Làm đồ trang sức, trang trí - Thụ phấn cho cây 2. Mặt hại - Làm hại cho người, động vật - Có hại cho thực vật Câu 8: (1 điểm) Cá là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước. - Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang. - Tim 02 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể - Thụ tinh ngoài - Là động vật biến nhiệt Câu 9: (3 điểm) So với giun dẹp và giun tròn, tổ chức cơ thể của giun đất tiến hóa hơn ở các điểm sau: - Có thể xoang - Có thêm hệ tuần hoàn - Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh có phần chuyển hóa hơn. Cụ thể: - Thể xoang giúp giun đất điều chỉnh cơ thể và là nơi nhận chất bài tiết từ cơ thể để thải ra ngoài. - Hệ tuần hoàn: gồm tim và các mạch máu → vận chuyển thức ăn và oxi cung cấp cho tế bào cơ thể sống và hoạt động. - Sự chuyển hóa của hệ tiêu hóa: phân hóa thành các bộ phận → tiêu hóa thức ăn tốt hơn, thành ruột hấp thụ thức ăn từ ruột vào máu. - Sự chuyển hóa hệ thần kinh → giun đất phản ứng chuyển hóa với từng kích thích khác nhau của môi trường.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_7.doc