Câu hỏi về Vi hành.
1. Trình bày ngắn gọn về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của truyện ngắn Vi hành.
Vi hành là một truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp của NAQ được đăng trên tuần báo Nhân đạo – cơ quan ngôn luận của ĐCS Pháp. Tác phẩm ra đời nhân dịp Khải Định được thực dân Pháp đưa sang tham dự hội chợ đấu xaỏ thuộc địa tại Mác xây. Thực chất là chuyến đi bày tỏ sự quy thuận của trièu đình Huế đối với nước Pháp, nhằm lừa bịp dân chúng Pháp đầu tư cho công cuộc khai thác thuộc địa của Chính phủ bảo hộ tại Đông Dương. Chuyến đi được tung hô rùm beng ấy đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, trong đó có NAQ. Bằng ngòi bút châm biếm sắc sảo, NAQ đã viết hàng loạt tác phẩm gồm kịch và truyện ngắn, đả kích sâu cay thân phận bù nhìn, tôi đòi của Khải Định và bóc trần bộ mặt bịp bợm của chính quyền thực dân.
Như vậy, đây là một truyện ngắn được viết ra nhằm mục đích đáu tranh chính trị, là tác phẩm thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ của ngòi bút truyện ngắn NAQ và khả năng chính trị hoá văn chương của Bác.
2. Nhan đề truyện cũng đã chứa đựng yếu tố châm biếm?
Viết về chuyến đi được tung hô rầm rộ của Khải Định, không chỉ trong nước mà cả tại nước Pháp, nhà văn lại đặt tên truyện là “Không ai biết”. Không ai biết về chuyến đi ấy hay là một chuyến đi không ai được biết rõ mục đích thật của nó? Bởi vậy, truyện đánh đúng vào sở thích hài hước và tính hiếu kỳ của độc giả Pháp, tạo sức lôi cuốn lớn. Dịch giả Phạm Huy Thông đã rất khéo léo dịch tên truyện là “Vi hành”, một từ Hán Việt mà người dân, nhất là người sống dưới chế độ phong kiến đều hiểu nghĩa. Nó bao hàm hai mặt của một hành động: Đi một cách bí mật, cải trang làm người thường của các bậc vua chúa thủa trước. Hành động ấy cao cả khi sau chuyến đi nhà vua có những chính sách thích hợp để ích quốc lợi dân. Hành động ấy lại tầm thường đáng khinh bỉ khi nhà vua lợi dụng nó để làm những điều xằng bậy mà không muốn ai hay biết. Như vậy, Khải Định đã dùng cái vỏ bọc cao quý để che đậy con người hạ tiện của mình như con sâu chui trong kén. Ngòi bút NAQ đã dùng tiếng cười giễu để lôi hắn ra ánh sáng, phơi bày trước công luận. Tính chiến đấu sắc sảo ngay lập tức đã được định hướng.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập về NAQ –HCM
Câu hỏi về Vi hành.
1. Trình bày ngắn gọn về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của truyện ngắn Vi hành.
Vi hành là một truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp của NAQ được đăng trên tuần báo Nhân đạo – cơ quan ngôn luận của ĐCS Pháp. Tác phẩm ra đời nhân dịp Khải Định được thực dân Pháp đưa sang tham dự hội chợ đấu xaỏ thuộc địa tại Mác xây. Thực chất là chuyến đi bày tỏ sự quy thuận của trièu đình Huế đối với nước Pháp, nhằm lừa bịp dân chúng Pháp đầu tư cho công cuộc khai thác thuộc địa của Chính phủ bảo hộ tại Đông Dương. Chuyến đi được tung hô rùm beng ấy đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, trong đó có NAQ. Bằng ngòi bút châm biếm sắc sảo, NAQ đã viết hàng loạt tác phẩm gồm kịch và truyện ngắn, đả kích sâu cay thân phận bù nhìn, tôi đòi của Khải Định và bóc trần bộ mặt bịp bợm của chính quyền thực dân.
Như vậy, đây là một truyện ngắn được viết ra nhằm mục đích đáu tranh chính trị, là tác phẩm thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ của ngòi bút truyện ngắn NAQ và khả năng chính trị hoá văn chương của Bác.
2. Nhan đề truyện cũng đã chứa đựng yếu tố châm biếm?
Viết về chuyến đi được tung hô rầm rộ của Khải Định, không chỉ trong nước mà cả tại nước Pháp, nhà văn lại đặt tên truyện là “Không ai biết”. Không ai biết về chuyến đi ấy hay là một chuyến đi không ai được biết rõ mục đích thật của nó? Bởi vậy, truyện đánh đúng vào sở thích hài hước và tính hiếu kỳ của độc giả Pháp, tạo sức lôi cuốn lớn. Dịch giả Phạm Huy Thông đã rất khéo léo dịch tên truyện là “Vi hành”, một từ Hán Việt mà người dân, nhất là người sống dưới chế độ phong kiến đều hiểu nghĩa. Nó bao hàm hai mặt của một hành động: Đi một cách bí mật, cải trang làm người thường của các bậc vua chúa thủa trước. Hành động ấy cao cả khi sau chuyến đi nhà vua có những chính sách thích hợp để ích quốc lợi dân. Hành động ấy lại tầm thường đáng khinh bỉ khi nhà vua lợi dụng nó để làm những điều xằng bậy mà không muốn ai hay biết. Như vậy, Khải Định đã dùng cái vỏ bọc cao quý để che đậy con người hạ tiện của mình như con sâu chui trong kén. Ngòi bút NAQ đã dùng tiếng cười giễu để lôi hắn ra ánh sáng, phơi bày trước công luận. Tính chiến đấu sắc sảo ngay lập tức đã được định hướng.
3. Nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn Vi hành được thể hiện trên những phương diện nào? Hãy chọn trình bày cụ thể về một nét nghệ thuật đặc sắc ấy?
B. Câu hỏi về Nhật ký trong tù.
1. Trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác tập NKTT?
Năm 1942, HCM lấy danh nghĩa là đại biểu của Việt Minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN sang TQ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Tĩnh Tây, Quảng Tây, TQ, Bác bị chính quyền TGT bắt giam. 13 tháng bị giải đi 30 nhà lao qua 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, người đã viết nhật ký bằng thơ với số lượng 133 bài bằng chữ Hán, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Mục đích rất giản dị như chính Bác bộc bạch: “Ngày dài ngâm ngợi cho khuây – Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”. Trong hoàn cảnh ngục tù vẫn có thể làm thơ, lại làm đến hàng trăm bài, không ít bài rất hay có thể xếp ngang với thơ Đường, thơ Tống chứng tỏ những vần thơ ra đời một cách ngẫu nhiên ấy lại thể hiện một tài năng thơ ca lớn kết hợp với bản lĩnh lớn của một tinh thần thép vĩ đại.
2. Nêu khái quát giá trị nội dung của tập NKTT:
a. NKTT là một bản án đanh thép về chế độ nhà tù TGT bất công và khắc nghiệt, tức là góp phần vạch trần bản chất phản động của chính quyền TGT qua nhiều bài thơ cụ thể mà có sức khái quát lớn như: Bốn tháng rồi. Lai Tân, Bị hạn chế…
b. NKTT là bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM, thể hiện tâm hồn cao đẹp và phong phú của người tù vĩ đại. Vẻ đẹp ấy là sự kết hợp hài hoà nhiều yếu tố đối lập:
+ Vừa kiên cường bất khuất vượt lên hoàn cảnh vừa mềm mại tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên và lòng người.
+ Vừa ung dung tự tại như một nhà hiền triết vừa nóng lòng ngóng chờ tự do, hướng về tổ quốc.
+ Vừa không nguôi nỗi đau dân tộc và nhân loại vừa tràn đầy lạc quan và tin tưởng.
Tất cả bắt nguồn từ một tâm hồn yêu nước lớn, mộttấm lòng nhân đạo lớn, một cốt cách nghệ sỹ lớn.
Ghi nhớ kỹ năng tìm hiểu thơ Bác:
1. Học thuộc phiên âm chữ Hán và hiểu rõ nghĩa từng câu.
2. Nguyên tắc so sánh, đối chiếu: bản dịch nghĩa và dịch thơ, so sánh những bài thơ cùng đề tài tránh bàn xa, tán nhảm đối với ý thơ.
3. Bố cục nửa trên nửa dưới: Đây là quan niệm tìm hiểu thơ Đường trong giới nhiên cứu và thơ Bác không nằm ngoài quy luật, tuy nhiên vẫn có nét riêng. Chính cảm hứng về sự vận động của thế giới ở Bác đã tạo nên sự vận động trong mỗi bài thơ; nửa trên là thiên nhiên, nừa dưới vận động sáng con người, nửa trên là bóng tối nửa dưới vận động đến ánh sáng. Sự vận động nào cũng mạnh mẽ, bất ngờ và tràn đầy hứng khởi (Vận dụng cụ thể vào cả ba bài thơ)
Tất nhiên đây không phải là kết cấu cững nhắc, bởi thực chất thiên nhiên cũng đã ẩn chứ con người, trong bóng tối cũng đã bao hàm ánh sáng.
4. Mỗi bài thơ của NKTT đều chịu sự chi phối của 2 quan hệ sau:
- Quan hệ ngang và quan hệ dọc:
cổ điển – hiện đại
thi sỹ – chiến sỹ
tình - thép
Nguyến tắc quan hệ ấy bao chứa 6 khái niệm quan trpọng nhất trong việc tìm hiểu thơ Bác. Nhìn nhận 6 khái niệm ấy không tách bạch mà trái lại có tính hệ thống, tạo nên chỉnh thể liên hoàn, biện chứng.
* Cổ điển: thể hiện ở đề tài ( hướng đến thiên nhiên); thể loại và ngôn ngữ (tứ tuyệt và Hán tự); điểm nhìn thiên nhiên: (cao -> bao quát toàn bộ không gian); bút pháp quen thuộc của thơ cổ (chấm phá, ước lê, tượng trưng, tả cảnh ngụ tình…); nhân vật trữ tình (ung dung, nhàn tản giữa thiên nhiên).
* Hiện đại:
- Tính vận động: thơ cổ thường tĩnh, thơ Bác vận động rất bất ngờ và khoẻ khoắn.
- Tính chủ thể: quan hệ giữa con người và thiên nhiên. (so sánh với thơ cổ)
- Tính dân chủ: tạo điều kiện cho ngôn ngữ và hình ảnh đời thường đi vào thơ ca.
* Chất thi sỹ: gắn liền với chất cổ điển, đặc biệt là hình ảnh trữ tình hoà hợp gắn bó với thiên nhiên.
* Chất chiến sỹ: tình cảm yêu thương đồng bào, đồng chí, lòng yêu nước, khát vọng chiến đâu cho dân tộc.
- Nghị lực kiên cường, vượt lên hoàn cảnh, tinh thần đấu tranh cải tạo hoàn cảnh, cải tạo thế giới.
* Chất thép: Gắn liền với tính chất chiến sỹ. Có hai biểu hiện:
+ Trực tiếp là thép:
+ Gián tiếp là thép:
* Chất tình:là tình yêu thiên nhiên, là tấm lòng dành cho con người, nhất là người cùng khổ. Chất tình trong thơ Bác là CNNĐ cách mạng vì tình thương người gắn liền với đấu tranh để giả phóng sô phận con người. Tình gắn bó với thép, là gốc của thép.
File đính kèm:
- TLV - 2.doc