Câu hỏi ôn tập và hướng dẫn làm Văn 12

Câu 1 (2đ):

Anh (chị) hãy tóm tắt ngắn gọn và rút ra chủ đề đoạn trích “Vợ chồng A-Phủ” của Tô Hoài.

Câu 2 (3đ):

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy thanh niên:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Anh (chị) suy nghĩ gì về lời dạy đó.

Câu 3 (5đ):

Nhận xét về nhân vật bà Hiền, nhân vật “tôi” trong “Một người Hà Nội” đã nói: Bà “là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội không pha trộn”. Phân tích vẻ đẹp người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền.

ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI

Câu 1 (2đ):

Anh (chị) hãy tóm tắt ngắn gọn và rút ra chủ đề đoạn trích “Vợ chồng A-Phủ” của Tô Hoài.

YÊU CẦU ĐỀ BÀI

- Tóm tắt đoạn trích “Vợ chồng A-Phủ” (ngắn gọn, nêu bật nội dung chính).

- Rút ra chủ đề đoạn trích.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

- Tóm tắt đoạn trích:

+ Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm “Vợ chồng A-Phủ” kể về cuộc đời Mị và A-Phủ ở Hồng Ngài.

+ Mị một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài thổi sáo nên có nhiều chàng trai sy mê Mị nhưng bị thống lí Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ. Sống trong nhà thống Lí Mịn phải làm việc suốt ngày đêm như một nô lệ. Có lúc Mị đã định ăn lá ngón tự tử nhưng th][]ng cha, Mị quay lại nhà Thống lí chấp nhận kiếp ngựa trâu. Mị sống như cái xác không hồn ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Nhưng đêm tình mùa xuâ lại trở về trên rẻo cao. Mị đã uống rượu và nhẩm bài hát theo tiếng sáo. Tiếng sáo và hơi men đã đánh thức niềm khát khao yêu sống của Mị. A-Sử đi chơi và bị A-Phủ đánh. Rồi A-Phủ bị bắt bị xử tội và trở thành nô lệ gạt nợ trong nhà thống lí.

+ A-Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ phải đi làm thuê làm mướn nuôi thân, lớn lên A-Phủ trở thành một thanh niên trai tráng, khoẻ mạnh, lao động giỏi và ưa mạo hiểm. A-Phủ trở thành niểm mơ ước của bao cô gái H Mông. Bị bắt về nhà thống lí Pá- Tra, A-Phủ cũng phải làm việc quanaf quệt quanh năm. Trong lúc đi chăn bò, ngựa vì mải mê bẫy nhím, A-Phủ đã để hổ ăn mất một con bò. Thống lí Pá-Tra bắt A-Phủ trói đứng vào cột, chờ đến khi nào bắn được con hổ mới tha.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập và hướng dẫn làm Văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 8 Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy tóm tắt ngắn gọn và rút ra chủ đề đoạn trích “Vợ chồng A-Phủ” của Tô Hoài. Câu 2 (3đ): Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy thanh niên: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Anh (chị) suy nghĩ gì về lời dạy đó. Câu 3 (5đ): Nhận xét về nhân vật bà Hiền, nhân vật “tôi” trong “Một người Hà Nội” đã nói: Bà “là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội không pha trộn”. Phân tích vẻ đẹp người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy tóm tắt ngắn gọn và rút ra chủ đề đoạn trích “Vợ chồng A-Phủ” của Tô Hoài. YÊU CẦU ĐỀ BÀI - Tóm tắt đoạn trích “Vợ chồng A-Phủ” (ngắn gọn, nêu bật nội dung chính). - Rút ra chủ đề đoạn trích. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI - Tóm tắt đoạn trích: + Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm “Vợ chồng A-Phủ” kể về cuộc đời Mị và A-Phủ ở Hồng Ngài. + Mị một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài thổi sáo nên có nhiều chàng trai sy mê Mị nhưng bị thống lí Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ. Sống trong nhà thống Lí Mịn phải làm việc suốt ngày đêm như một nô lệ. Có lúc Mị đã định ăn lá ngón tự tử nhưng th][]ng cha, Mị quay lại nhà Thống lí chấp nhận kiếp ngựa trâu. Mị sống như cái xác không hồn ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Nhưng đêm tình mùa xuâ lại trở về trên rẻo cao. Mị đã uống rượu và nhẩm bài hát theo tiếng sáo. Tiếng sáo và hơi men đã đánh thức niềm khát khao yêu sống của Mị. A-Sử đi chơi và bị A-Phủ đánh. Rồi A-Phủ bị bắt bị xử tội và trở thành nô lệ gạt nợ trong nhà thống lí. + A-Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ phải đi làm thuê làm mướn nuôi thân, lớn lên A-Phủ trở thành một thanh niên trai tráng, khoẻ mạnh, lao động giỏi và ưa mạo hiểm. A-Phủ trở thành niểm mơ ước của bao cô gái H Mông. Bị bắt về nhà thống lí Pá- Tra, A-Phủ cũng phải làm việc quanaf quệt quanh năm. Trong lúc đi chăn bò, ngựa vì mải mê bẫy nhím, A-Phủ đã để hổ ăn mất một con bò. Thống lí Pá-Tra bắt A-Phủ trói đứng vào cột, chờ đến khi nào bắn được con hổ mới tha. + Suốt đêm, Mị dậy hơ tay sưởi lửa vẫn thấy A-Phủ mở mắt trừng trừng biết rằng A-Phủ còn sống. Dòng nước mắt của A-Phủ đã thức tỉnh tình thương người, thương thân, ý thức sống và tội ác của cha con thống lí Pá-Tra. Mị quyết định cắt dây trói cứu A-phủ và cứu chính mình. Hai người chạy đến Phiềng Sa và nên vợ nên chồng. - Chủ đề đoạn trích: Đoạn trích kể về cuộc đời của Mị và A-Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá-Tra, họ là những người tiêu biểu cho người dân miền núi sống dưới ách kìm kẹp, áp bức của bọn thực dân và chúa đất, bị cướp đoạt tài sản, bị bóc lột về sức lao động và bị xúc phạm về nhân phẩm, nhân quyền. Ý thức được điều đó, họ đã tự vùng dậy giải phóng cho đời mình. Câu 2 (3đ): Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy thanh niên: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Anh (chị) suy nghĩ gì về lời dạy đó. YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI - Rút ra nội dung lời dạy của Bác Hồ về 4 câu thơ trên: lòng kiên trì và ý chí, nghị lực quyết định đến sự thành công của con người. - Đưa ra ý kiến cá nhân của mình về vấn đề này. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI A- MỞ BÀI - Nêu vấn đề cần bình luận: Cuộc sống có biết bao thử thách phải vượt qua, nếu không có nghị lực và lòng quyết tâm, con người sẽ không làm nổi việc gì và khó tránh khỏi thất bại. - Sinh thời Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người có ích trong xã hội. Người đã dạy: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”. - Lời dạy của Bác đã đúc kết một chân lí: lòng kiên trì và ý chí nghị lực là yếu tố quyết định đến sự thành công của con người. B- THÂN BÀI a- Phân tích ý nghĩa của câu nói: - Hồ Chí Minh khẳng định được ý chí, sức mạnh của con người trong cuộc sống: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Câu 3 (5đ): Nhận xét về nhân vật bà Hiền, nhân vật “tôi” trong “Một người Hà Nội” đã nói: Bà “là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội không pha trộn”. Phân tích vẻ đẹp người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền. YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI Qua nhân vật bà Hiền, phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội, người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn DÀN Ý A- MỞ BÀI - Nguyễn Khải là một nhà văn có nhiều gắn bó với Hà Nội. Ông yêu mến và suy nghĩ nhiều về vẻ đẹp của đất kinh kì. - “Một người Hà Nội” là khám phá của Nguyễn Khải về Hà Nội. Chọn nhân vật bà Hiền làm biểu tượng cho mảnh đất ngàn năm văn hiến, nhà văn đã thể hiện được nhiều suy nghĩ về con người và cuộc sống nơi đây. - Đặt tên truyện là “Một người Hà Nội”, tác giả đã thể hiện dụng ý khắc hoạ nét đẹp, bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội. B- THÂN BÀI - Vẻ đẹp người Hà Nội: Hà Nội không chỉ là một vùng đất mà là chốn kinh kì nơi hội tụ tinh hoa, đại diện cho sự thanh lịch, hào hoa của cả nước. Vẻ đẹp người Hà Nội chính là kết tinh vẻ đẹp văn hoá của người Việt Nam. - Nhận xét của nhân vật “tôi” chỉ hai phương diện trong vẻ đẹp của nhân vật: vẻ đẹp Hà Nội thuần tuý, vẻ đẹp của Hà Nội hôm nay. => Thực chất hai vẻ đẹp này không đối lập với nhau mà thống nhất với nhau vì giữ được những bản sắc văn hoá của Hà Nội, con người sẽ mãi mãi không bào giờ lạc hậu, không xa lạ với những thay đổi của thời đại. => Bà Hiền tiêu biểu cho nét đẹp văn hoá của Hà Nội, một Hà Nội thuần tuý không pha tạp. - Vẻ đẹp nhân vật bà Hiền + Bà là người có bản lĩnh sống, bản lĩnh là chính mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điểu đó thể hiện qua sự hiểu biết, cách nhìn nhận về. cuộc sống hết sức sáng suốt, tính táo: việc hôn nhân, việc sinh con, việc đánh giá vai trò người phụ nữ với gia đình => Đó chính là bản lĩnh, là cốt cách của người phụ nữ Hà thành bao đời nay. + Bà có lối sống giàu lòng tự trọng, đầy trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc: để hai con đăng kí ra mặt trận. Nhân vật có những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ , trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, với đất nước. Mặc dù bà hiểu rõ những mất mát chiến tranh có thể đem lại cho gia đình mình và hai con, nhưng với ý thức trách nhiệm của người công dân, bà không ngần ngại để hai con đăng kí ra mặt trận. + Lối sống tinh tế, thanh lịch, quí phái đầy chất Tràng An mà không biến động lịch sử nào có thể làm thay đổi. Nó toát lên từ cách bài trí, sắp xếp căn phòng khách mang đậm không khí Hà Nội lịch lãm, sang trọng đến thói quen tao nhã: tỉa thuỷ tiên mỗi độ xuân về, thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của nó. + Lưu gĩư nét đẹp truyền thống, bà Hiền đồng thời cũng là người rất hiện đại, người của hôm nay. + Cái hiện đại không chỉ thể hiện ra nhập vào lối sống gấp gáp, ồn ào của người đương thời, mà còn có cái nhìn sâu sắc để thấu hiểu qui luật phát triển của Hà Nội. + Bà tin vào những giá trị văn hoá bêng vững còn được lưu giữ mãi (hình ảnh cây si cổ thụ hồi sinh). + Bà không nuối tiếc Hà Nội một thời đã qua mà trân trọng vẻ đẹp của Hà Nội trong hiện tại. C- KẾT BÀI - Vẻ đẹp của bà Hiền là vẻ đẹp văn hoá của người Hà Nội: vừa thanh lịch, sang trọng vừa sâu sắc trí tuệ vượt thời gian. Xây dựng nhân vật này là một cách Nguyễn Khải trình bày những kiến giải, khám phá về vẻ đẹp đất Kinh Kì. - Ở nhân vật bà Hiền, truyền thống văn hoá của người Hà Nội được tiếp nối từ xưa đến hôm nay. ĐỀ 9 Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân. Câu 2 (3đ): Có 3 điều trong cuộc đời mỗi người nếu qua đi sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội. Câu 3 (5đ): Bài thơ “Từ ấy” có thể coi là tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống đích thực từ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Hãy phân tích bài thơ để làm rõ điều đó. GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân. YÊU CẦU ĐỀ BÀI Nêu nhận xét về tình huống độc đáo của truyện “Vợ nhặt”: Tính huống nhặt vợ của Tràng trong hoàn cảnh đói khát khủng khiếp 1945. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI - Nhà văn Kim Lân đã xây dựng trong truyện ngắn một tình huống vô cùng độc đáo, éo le và đầy cảm động, đó là tình huống Tràng- một nông dân nghèo, xấu xí, thô kệch, dân ngụ cư bỗng dưng “nhặt” được vợ giữa những ngày đói khát khủng khiếp 1945. - Tình huống độc đáo bộc lộ ngay từ nhan đề tác phẩm, khiến người đọc phải suy ngẫm về tình huống vừa kì quặc, oái oăm, vừa buồn, vừa vui, vừa bi thảm, vừa cảm động (DC). - Tình huống truyện làm nổi bật một sự thật bi thảm, chưa bao giờ giá trị con người lại rẻ rúng đến thế. Người đàn bà theo Tràng về làm vợ vì đói quá mà quên cả giữ gìn nhân cách, vục đầu vào ăn 4 bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì; vì đói mà chấp nhận theo không người đàn ông chẳng cần lễ nghi cưới hỏi. - Tràng- nhân vật chính tạo ra tình huống, nhưng chính anh vẫn bang hoàng, ngạc nhiên, không tin được mình đã có vợ sau một đêm hạnh phúc. “Nhặt” được vợ trong một khung cảnh xám xịt của buổi chiều “chạng vạng” nhưng đem đến cho anh một tình yêu, hạnh phúc và niềm tin vào sáng hôm sau khi bình minh lên. - Tình huống truyện nổi bật hai ý nghĩa: + “Vợ nhặt’ là lời kết tội đanh thép đối với giặc Pháp, Nhất và tay sai phong kiến đã đẩy người nông dân vào cảnh chết đói, khiến mạng người rẻ như cỏ rác. + “Vợ nhặt” mang một giá trị nhân bản sâu xa “… Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra người” (Kim Lân). Câu 2 (3đ): Có 3 điều trong cuộc đời mỗi người nếu qua đi sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội. YÊU CẦU ĐỀ BÀI Trình bày suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của: thời gian, lời nói và cơ hội. Tập trung giải thích ý nghĩa của từng khái niệm và rút ra bài học cho bản thân. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI MỞ BÀI - Giới thiệu vấn đề bình luận: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu qua đi sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội. - Câu nói trên như một triết lí nhấn mạnh tầm quan trọng thời gian, lời nói và cơ hội. Con người cần trân trọng những giá trị này, bởi một khi chúng đã mất đi thì không thể nào có lại được. THÂN BÀI a- giải thích khái niệm và nêu suy nghĩ cá nhân - Thời gian là gì? Thời gian là thứ vô hình, nó có mặt khắp nơi trên trái đất, nhưng cũng không tìm thấy ở nơi nào. Trong tia nắng, tiếng chim, ngọn cỏ, trong niểm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ, ước mơ… đều có thời gian. Thời gian vừa ở bên ngoài, vừa ở trong tâm thức. - Thời gian với con người: ngạn ngữ có câu “Thời gian là vàng”, nhưng vàng còn mua được, thời gian thì không. Thế mới biết vàng có giá, thời gian là vô giá. Đúng vậy: + Thời gian là sự sống (đối với người bệnh- DC). + Thời gian là cơ hội, là thành công, là thắng lợi (trong chiến đấu, kinh doanh…). + Thời gian là tiền (trong kinh doanh, sản xuất và lao động…). + Thời gian là tri thức (phải học thường xuyên mới giỏi…) => Khẳng định: thời gian quí hơn vàng, thừi gian qua đi không bao giờ trở lại, phải biết quí trọng và tiết kiệm thời gian, đừng để sau này phải hối tiếc những năm tháng sống hoài, sống phí, sống vô tác dụng. - Lời nói: Lời nói là âm thanh ngôn ngữ của con người khi tham gia giao tiếp. Lời nói thể hiện tri thức, sự hiểu biết, văn hoá, nhân cách của mỗi con người. Một lời nói nhã nhặn, từ tốn, khiêm nhường thì người nghe dễ tiếp nhận. Một lời nói gắt gỏng, trịch thượng, kiêu kì, đại ngôn khiến người khó nghe. Lời nói thiếu lựa chọn cân nhắc không những làm giảm giá trị của mình mà còn làm tổn thương đến người khác. + Lời nói có thể làm cho người tuyệt vọng trở nên hi vọng, nâng đỡ tâm hồn con người “Lời nói gói vàng”. + Lời nói làm vui lòng, hài lòng người nghe và cho họ những điểm thấm thía “Lời nói gió đưa ngọt ngào”, “thấu tình đạt lí”, “Nói ngọt lọt tận xương”, “Nói phải củ cải cũng nghe”. + Có những lời nói khiến người ta phải đau lòng, bởi lời nói sắc như dao, nhọn như tên. Người xưa có câu “Giết người không dao”, “Giết người ba tấc lưỡi”, “Lời nói tên bắn”, “Lời nói đọi máu”. + Lời nói có tầm quan trọng như vậy, cho nên: “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua….”, “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Có khi “Im lặng là vàng”- im lặng là điều cần thiết. “Chỉ cần ba năm để học nói nhưng lại cần sáu mươi năm để học im lặng”. => Lời nói không thể rút lại được, thu lại được nên cần phải cân nhắc trước khi nói. Người Việt Nam có câu “Toại chân thì dễ, toại miệng thì khó”, nên cần nói đúng lúc, đúng chỗ. Hãy cho nhau những lời nói gói vàng, nâng đỡ tâm hồn và làm cho ta xích lại gần nhau hơn. Đừng nói phũ phàng để rồi ân hận. - Cơ hội: + Cơ hội là hoàn cảnh đem lại nhiều thuận lợi cho ta niềm vuph, hạnh phúc và những thành công. + Cơ hội trong cuộc đời mỗi người không có nhiều, đến rồi đi không bao giờ trở lại “Hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai”. + Cơ hội và thời gian là cặp bài trùng, biết chớp lấy thời gian, nắm bắt cơ hội sẽ thành công, sẽ đạt được những gì mình mong muốn. Những người trong kinh doanh, sản xuất hay học tập biết nắm bắt thời gian, cơ hội một cách chính xác sẽ gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp. b- Liên hệ về thời gian, cơ hội, lời nói đối với học sinh: - Cần ý thức được đó là ba điều vô cùng quan trọng đối với tuổi trẻ. + Thời gian là vàng: đừng lãng phí thời gian học tập. + Cơ hội học tập cũng là vàng để dẫn tới mọi thành công. + Cần học tri thức, học lời ăn tiếng nói để hoàn thiện nhân cách, để chung sống, hội nhập và xây dựng cuộc sống. KẾT BÀI Cảm nghĩ về những điều ấy trong cuộc sống của riêng mình. Câu 3 (5đ): Bài thơ “Từ ấy” có thể coi là tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống đích thực từ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Hãy phân tích bài thơ để làm rõ điều đó. YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI Phân tích bài thơ để chứng minh đó là tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống đích thực khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Đó là niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng cộng sản, là những nhận thức mới mẻ về lẽ sống, là sự hoà mình, say mê vào cuộc sống mới. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI MỞ BÀI - Giới thiệu tác giả - Giới thiệu tác phẩm và chỉ ra luận đề “bài thơ được coi là tuyên ngôn về lẽ sống đích thực của nhà thơ. - “Tứ ấy” là bài thơ đánh dấu sự chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng nhà thơ, vì thế được coi là tuyên ngôn về lẽ sống đích thực của nhà thơ. THÂN BÀI * Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. - Hai câu đầu: viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm đặc biệt của đời mình là được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim” để diễn tả sức mạnh kì diệu của lí tưởng cộng sản. Lí tưởng như nguốn ánh sáng mặt trời chiếu rọi tâm hồn chàng thanh niên, khiến tâm hồn chàng được thức tỉnh và sưởi ấm. - Hai câu thơ sau: Tác giả sử dụng bút pháp trữ tình lãng mạn, với hình ảnh so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá” đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của mình khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. Đó là vườn cây xanh tươi với hương thơm trái ngọt và tiếng chim ca. * Khổ 2: Những nhận thức mới mẻ về lẽ sống - Hai câu đầu: đi từ chân trời của một người tới chân trời của mọi người, từ giã lối sống tiểu tư sản, Tố Hữu đã hoà cái Tôi vào cái Ta. Ông khẳng định một cách chắc chắn về lẽ sống của mình bằng động từ “buộc”. Đó là sự tự nguyện và quyết tâm hoà nhập với quần chúng của nhà thơ (“trăm nơi” chỉ đồng bào ở khắp mọi nơi, “trang trải” gợi ấn tượng về tình cảm rộng rãi, không phân biệt địa vị, tuổi tác). - Hai câu thơ sau: tình yêu thương của Tố Hữu không phải là tình yêu thương chung mà là tình hữu ái giai cấp. Nhà thơ khẳng định khi quan tâm đến con người, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ . Và ông muốn cùng nắm tay những người lao khổ ấy, “gần gũi” nhau để tạo nên sức mạnh bách chiến, bách thắng. * Khổ 3: Sự hoà mình say mê vào cuộc sống mới. Cuộc sống chiến đấu mới rẩ gian khổ nhưng dường như làm cho Tố Hữu say mê. - Tác giả khẳng định “tôi đã” nghĩa là cảm thấy mình gắn bó với cuộc sống mới và không còn muốn thay đổi nữa. - Điệp khúc “là con của….là….” càng khẳng định sự gắn bó mật thiết, tình cảm sâu nặng của nhà thơ với những người lao khổ. Đó là tình cảm ruột thịt gắn bó chứ không đơn thuần chỉ là tình cảm bạn bè, đồng chí mữa. C- KẾT BÀI. - Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu. - Bài thơ với giọng điệu tha thiết, say mê đã thể hiện niềm vui sướng vô bờ, hạnh phúc được làm người cộng sản, được hoà nhập vận mệnh cá nhân với vận mệnh dân tộc của nhà thơ.

File đính kèm:

  • docde van 12 2.doc