A- Định nghĩa
Anđehit là những hợp chất hữu cơmà phân tử có nhóm – CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.
Xeton là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C=O liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử C.
B- Lập công thức
Nguyên tắc lập công thức:
Công thức Anđehit(Xeton) = Công thức Hidrocacbon tơng ứng – n nguyên tử H + n nhóm chức –CHO(>C=O). Andehit và Xeton là đồng phân của nhau nên cách lập công thức phân tử cũng tơng tự nhau, andehit có nhóm CH=O thì khi lập công thức của xeton thay bàng nhóm >C=O.
Ví dụ: Công thức hidrocacbon no: CnH2n + 2 CnH2n + 1-H CnH2n + 1-CHO
1- Công thức của andehit no: Công thức hidrocacbon no: CnH2n + 2
- Anđehit no, đơn chức: CnH2n + 2 CnH2n + 1H CnH2n + 1CHO n 0
- Anđehit no, hai chức: CnH2n + 2 CnH2nH2 CnH2n(CHO)2 n 0
- Anđehit no, m chức : CnH2n + 2 CnH2n + 2-mHm CnH2n + 2-m(CHO)m
2- Công thức của Anđehit không no:
Anđehit no, một nối đôi, đơn chức: CnH2n CnH2n - 1H CnH2n - 1CHO n 2
3- Công thức của anđehit đơn chức bất kỳ:
CnH2n + 1- 2kCHO hoặc CxHyCHO hoặc R-CHO
Cách gọi công thức: CnH2n + 1- 2kCHO : Anđehit tham gia phản ứng ở nối đôi của gốc hidrocacbon (p cộng H2, p cộng Br2.), phản ứng ở nhóm CHO.
CxHyCHO: Anđehit tham gia phản ứng cháy, phản ứng ở nhóm CHO
R-CHO: Anđehit chỉ tham gia phản ở nhóm CHO.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Anđehit. Xeton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANDEHIT-XETON
A- Định nghĩa
Anđehit là những hợp chất hữu cơmà phân tử có nhóm – CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.
Xeton là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C=O liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử C.
B- Lập công thức
Nguyên tắc lập công thức:
Công thức Anđehit(Xeton) = Công thức Hidrocacbon tương ứng – n nguyên tử H + n nhóm chức –CHO(>C=O). Andehit và Xeton là đồng phân của nhau nên cách lập công thức phân tử cũng tương tự nhau, andehit có nhóm CH=O thì khi lập công thức của xeton thay bàng nhóm >C=O.
Ví dụ: Công thức hidrocacbon no: CnH2n + 2 CnH2n + 1-H CnH2n + 1-CHO
1- Công thức của andehit no: Công thức hidrocacbon no: CnH2n + 2
- Anđehit no, đơn chức: CnH2n + 2 CnH2n + 1H CnH2n + 1CHO n0
- Anđehit no, hai chức: CnH2n + 2 CnH2nH2 CnH2n(CHO)2 n0
- Anđehit no, m chức : CnH2n + 2 CnH2n + 2-mHm CnH2n + 2-m(CHO)m
2- Công thức của Anđehit không no:
Anđehit no, một nối đôi, đơn chức: CnH2n CnH2n - 1H CnH2n - 1CHO n2
3- Công thức của anđehit đơn chức bất kỳ:
CnH2n + 1- 2kCHO hoặc CxHyCHO hoặc R-CHO
Cách gọi công thức: CnH2n + 1- 2kCHO : Anđehit tham gia phản ứng ở nối đôi của gốc hidrocacbon (pư cộng H2, pư cộng Br2...), phản ứng ở nhóm CHO.
CxHyCHO: Anđehit tham gia phản ứng cháy, phản ứng ở nhóm CHO
R-CHO: Anđehit chỉ tham gia phản ở nhóm CHO.
4- Anđehit bất kì: CnH2n + 2- 2k-m (CHO)m
C- Danh pháp
1- Tên thường: - Tên Anđehit = Anđehit + Tên axit hữu cơ tương ứng
Ví dụ: HCHO : anđehit focmic ; CH3 - CHO : anđehit axetic.
- Anđehit mạch thẳng: Thêm tiền tố n-
Ví dụ: CH3 –CH2- CH2- CHO : Anđehit n-butiric
- Anđehit mạch phân nhánh ở cacbon gần cuối mạch: Thêm tiền tố izo-
Ví dụ: CH3 –CH2- CHO : Anđehit izo-butiric
CH3
2- Tên quốc tế: - Chọn mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm –CHO làm mạch chính.
- Đánh số thứ tự các nguyên tử cacbon trong mạch chính, bắt đầu nguyên tử cacbon trong nhóm –CHO.
- Tên anđehit (Xeton)= Vị trí nhóm thế+Tên nhóm thế + Tên mạch chính (tên quốc tế của hidrocacbon tương ứng) + al(on).
Ví dụ:
4 3 2 1
3 2 1
CH3 –CH2- CH2- CHO : Butanal CH3 –CH- CHO : 2-metylpropanal
4 3 2 1
CH3
CH3 –CH - CH2- CHO : 3-metylbutanal
CH3
D- Một số anđehit, xeton thường gặp
1- Anđehit no, đơn chức:
- Anđehit focmic ; anđehit axetic ; anđehit propinic.
- Anđehit n-butiric ; anđehit izo-butiric.
2- Anđehit no, đa chức:
- Glioxal : HOC – CHO hay (CHO)2
3- Anđehit không no, một nối đôi, đơn chức:
- Propenal : CH2=CH-CHO
4- Xeton: (CH3)2C=O axeton(hay propanon)
E- Tính chất hoá học của anđehit, Xeton
1- Phản ứng cộng hidro (phản ứng khử anđehit) Rượu no Ni, to
CH3CH=O + H-H CH3-CH2- OH
CnH2n(CHO)2 + 2H2 CnH2n(CH2OH)2
Ni, to
CH2= CH-CH=O + 2H2 CH3-CH2- CH2- OH
Ni, to
(CH3)2C=O + H2 (CH3)2CH-OH
Ni, to
Tổng quát:
CnH2n + 2- 2k-m (CHO)m + (m+k)H2 CnH2n + 2-m (CH2OH)m
3- Phản ứng cộng nước, hidro xianua
H2C=O + H2O H2C(OH)2 không bền
(CH3)2C=O + HCN (CH3)2C(OH)(CN) (Xianohidrin)
3- Phản ứng oxi hoá
- Oxi hoá bằng Brom hoặc KMnO4:
Chỉ mình andehit có phản ứng này, xe ton khó bị oxihoa nên không pư
RCH=O + Br2 + H2O RCOOH + 2HBr
- Oxi hoá bằng Ag2O, đun nóng (phản ứng tráng gương):
NH3, to
HCHO + 2Ag2O CO2 + H2O + 4Ag
CH3- CHO + Ag2O CH3- COOH + 2Ag
NH3, to
Tổng quát:
R-CHO + Ag2O R- COOH + 2Ag
Hay:
R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O R- COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
- Oxi hoá bằng Cu(OH)2, đun nóng (phản ứng tạo kết tủ đỏ gạch Cu2O):
CH3- CHO + 2Cu(OH)2 CH3- COOH + Cu2O + 2H2O
Hay:
CH3- CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3- COONa + Cu2O + 3H2O
- Oxi hoá bằng oxi:
CH3-CHO + O2 2CO2 + 2H2O
CnH2n+1-CHO + O2 (n+1)CO2 + (n+1)H2O
CnH2n-1-CHO + O2 (n+1)CO2 + nH2O
Đối với anđehit no: ; Đối với anđehit không no:
4- Phản ứng ở gốc Hidrocacbon
Nguyên tử H cạnh nhóm Cacbonyl dễ tham gia phản ứng. Ví dụ khi có xúc tác là Axit axetic thì Br2 phản ứng thế với Axeton:
(CH3)2C=O + Br2 CH2Br-C(CH3)=O + HBr
F- Điều chế anđehit
1- Oxi hoá rượu bậc bằng CuO, đun nóng: to
CH3 –OH + CuO HCHO + Cu + H2O
to
CH3 –CH2- OH + CuO CH3-CHO + Cu + H2O
to
Tổng quát:
R-CH2- OH + CuO R - CHO + Cu + H2O
2- Phương pháp riêng điều chế anđehit axetic:
HC CH + H-OH CH3CHO
G- Mối liên hệ giữa số cacbon, số hidro và số nhóm chức
Số nguyên tử H ở gốc hidrocacbon 2. Số cacbon + 2 – Số nhóm chức
Cách giải nhanh một số thể loại phần bài tập anđehit:
Dạng 1: Từ công thức chung của anđehít
+ Viết công thức chung : CnH2n+2-m-2a(CHO)m hay R(CHO)n
Từ công thức chung ta có thể viết các công thức của các loại Anđehit:
- Anđehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1CHO với n0 vì trong phân tử có chứa một liên kết đôi ở nhóm chức: - CHO nên viết công thức phân tử: CnH2nO
- Anđehít không no đơn chức, mạch hở: CnH2n+1-2aCHO
- Công thức phân tử anđehit no, mạch hở: CnH2n+2-m (CHO)m
Chú ý: từ công thức chung của các loại anđehit nếu đốt cháy một anđehit thu được số mol CO2 = số mol H2O => nH: nC = 2:1 trong phân tử có một liên kết đôi vậy anđêhít trên no đơn chức, mạch hở; cũng có thể dựa vào phản ứng cháy, phản ứng cộng H2 từ đó xác định công thức tổng quát của anđehit...
Ví dụ 1: Đốt cháy một hỗn hợp 3 anđehit A, B, C cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO2 = số mol H2O, dãy đồng đẳng của anđehit trên là:
a. No, đơn chức, mạch hở b. Không no đơn chức c. No, đa chức d. Không no, hai chức
Giải: Vì đốt cháy thu được số mol CO2 = số mol H2O, trong phân tử có một liên kết đôi tại nhóm chức anđehit còn gốc hiđrocacbon no, mạch hở vậy anđêhit là no, đơn chức, mạch hở: đáp án a
Ví dụ 2: Công thức đơn giản nhất của một anđehit no đa chức là (C2H3O)n. Công thức phân tử của anđehit trên là:
a. C2H3O b. C4H6O2 c. C8H12O4 d. b và c đều đúng
Giải: CTPT anđehit: C2nH3nOn C2n-nH3n-n (CHO)n CnH2n (CHO)n
Từ công thức phân tử anđehit no CnH2n+2-mCHO)m ta thấy số nguyên tử H của gốc = 2 lần số nguyên tử C trong gốc+ 2 - số nhóm chức Vậy: 2n=2n+2-n => n = 2 : đáp án b
Ví dụ 3: Công thức thực nghiệm (công thức nguyên) của một anđehit no mạch hở A là (C4H5O2)n. Công thức phân tử của A là:
a. C2H3(CHO)2 b. C6H9(CHO)6 c. C4H6(CHO)4 d. C8H12(CHO)8
Tương tự ví dụ 2 đáp án là: c
Ví dụ 4: Cho các công thức phân tử của các anđehit sau:
(1) C8H14O2 (2) C8H10O2 (3) C6H10O2 (4) C5H12O2 (5) C4H10O2 (6) C3H4O2
Dãy các công thức phân tử chỉ anđehit no, hai chức, mạch hở là:
a.1, 2, 5 b. 2,4, 6 c. 4, 5, 6 d. 1, 3, 6
Giải: Vì là đồng đẳng của anđehít no , mạch hở, hai chức có công thức chung là: CnH2n (CHO)2 hay CnH2n-2O2 vì trong công thức phân tử có 2 liên kết ∏ vậy dãy đáp án : d
Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam một anđehit no, mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho qua dung dịch nước vôi trong dư có 45 gam kết tủa tạo thành. Công thức phân tử của anđehit là:
a. C3H4O2. b.C4H6O4. c.C4H6O2. d.C4H6O.
Giải:
Phương trình đốt cháy:
CxHyOz + x+y/4-z/2 O2 → xCO2 + y/2 H2O
0,45/xmol 0,45 mol 0,45 mol
x+y/4-z/2 = x => y= 2z (*)
Phân tử khối: 12x+ y +16z = 10,8x/0,45(**)
Từ * và ** ta có x = 3z/2
x : y : z = 3: 4: 2 vì no, mạch hở => đáp án a
Bài 1: Xét các loại hợp chất hữu cơ mạch hở sau:
Rượu đơn chức, no (A); anđehit đơn chức, no (B); rượu đơn chức, không no 1 nối đôi (C); anđehit đơn chức, không no 1 nối đôi (D). ứng với công thức tổng quát CnH2nO chỉ có 2 chất sau:
a. A, B b. B, C c. C, D d. A, D
Bài 2 Một anđehit no A, mạch hở, không phân nhánh, có công thức thực nghiệm là (C2H3O)n.
1- Tím công thức cấu tạo của A.
2- Oxi hoá A trong điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ B. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol B và 1 mol rượu metylic với xúc tác H2SO4 đặc thu được hai este E và F (F có khối lượng phân tử lớn hơn E) với tỉ lệ khối lượng mE : mF = 1,81. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng mỗi este thu được, biết rằng chỉ có 72% lượng rượu bị chuyển hoá thành este.
Bài 3 Cho hai chất hữu cơ A (C3H6O) và B (C3H4O2).
1- Viết công thức cấu tạo các đồng phân đơn chức mạch hở của A và B.
2- Viết phương trình phản ứng khi cho A là anđehit tác dụng với: H2 (Ni, to); Ag2O/NH3, to; Cu(OH)2 trong dung dịch NH3.
Bài 4 Khử hoàn toàn m gam một anđêhit no đơn chức và một anđêhit không no đơn chức (đều mạch hở) cần 0,25 mol H2. Sản phẩm được chia thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được 0,0375 mol H2.
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 0,2 mol CO2. Tìm công thức cấu tạo hai anđêhit.
Bài 5 Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp hai anđêhit đơn chức A và B (đều mạch hở) cần 0,25 mol H2. Sản phẩm được chia thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được 0,0375 mol H2.
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 0,2 mol CO2.
Tìm công thức cấu tạo của A và B. Biết rằng mỗi phân tử anđêhit chứa không quá một nối đôi C=C.
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,75 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 0,224 lít CO2 và 0,135 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so H2 bằng 35.
Xác định công thức phân tử của A.
Khi cho 0,35 gam A tác dụng với H2 (Ni, to) thu được 0,296 gam ancol iso-butylic. Xác định công thức cấu tạo của A và tính hiệu suất phản ứng tạo thành ancol.
Bài 7: A, B là 2 andêhit có cùng số cacbon trong phân tử, đều mạch hở và không phản ứng với nước brom.
Đốt cháy 13g hỗn hợp trên rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng 90g dung dịch H2SO4 88% và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy nồng độ H2SO4 trong bình 1 giảm còn 80% và bình 2 xuất hiện 60g kết tủa.
Xác định công thức 2 anđêhit.
Tính phần trăm theo khối lượng mỗi andêhit trong hỗn hợp.
Bài 8: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp 2 andêhit là đồng đẳng của andêhit fomic thu được hỗn hợp 2 rượu. Lượng rượu thu được cho phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc).
Oxi hoá cũng một lượng như trên hỗn hợp hai andêhit này để được hai axit tương ứng. Để trung hoà hết 2 axit này người ta đã dùng một lượng dung dịch KOH 28% (d=1,2g/ml) vừa đủ. Dung dịch sau phản ứng cô cạn được 30,8g muối.
Xác định lượng hỗn hợp andêhit đã dùng ban đầu ?
Thể tích dung dịch KOH cần dùng là bao nhiêu ?
Nếu biết 2 andêhit là đồng đẳng liên tiếp, hãy xác định công thức của chúng. Đọc tên.
Bài 9: Khử hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 andêhit đơn chức A và B cần dùng 5,6 lít H2 (đktc). Sản phẩm thu được chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần I cho tác dụng với Na dư thu được 0,84g lít H2 (đktc).
- Phần II đốt cháy hoàn toàn cho 8,8g CO2.
Hỗn hợp andêhit trên có làm mất màu nước brôm không ?
Biết rằng trong hỗn hợp trên, số mol andêhit chưa no lớn hơn số mol andêhit no. Hãy xác định công thức mỗi andêhit.
Xác định m.
Bài 10: A là một andêhit mạch thẳng. Một thể tích hơi A cộng hợp được tối đa ba thể tích hidro, sản phẩm phản ứng nếu cho tác dụng với Na dư cho thể tích hidro bằng thể tích hơi A đã dùng ban đầu (các thể tích đo ở cùng điều kiện).
Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu được 14,08g CO2 và 2,88g H2O.
Xác định CTPT, viết CTCT A.
Oxi hoá A bằng dung dịch KMnO4 tạo hợp chất hữu cơ duy nhất B chứa 21,23% cacbon về khối lượng.
Xác định B. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,5M cần để oxi hoá 12,6g A thành B.
Bài 11: Chia m gam andêhit mạch hở X làm 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 khử hoá hoàn toàn để tạo Y phải cần V lít H2. Sản phẩm Y tác dụng với Na dư tạo ra V/4 lít H2 (đo cùng ở điều kiện)
- Phần 2 cho phản ứng với nước brôm dư thấy có 16g brom phản ứng.
- Phần 3 đốt cháy hoàn toàn cho 13,2g CO2 và 3,6g H2O.
Xác định CTPT, viết CTCT của X.
Hoà tan 3g Y vào nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). tính nồng độ phần trăm của Y trong dung dịch Z.
Dạng 2: Dựa vào phản ứng tráng gương: với dung dịch AgNO3 trong NH3
AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH + NH4NO3
AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH
Phức tan
Đối với anđehít đơn chức ( trừ HCHO) khi thực hiện phản ứng tráng gương dư AgNO3 trong dung dịch NH3 ta có phương trình phản ứng:
RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3 NH3 + H2O
Nhận xét: ta thấy tỷ lệ nRCHO : n Ag = 1: 2
Riêng đối với anđehit fomic HCHO, phản ứng có thể xảy ra qua 2 giai đoạn theo sơ đồ sau:
HCHO HCOONH4 + 2Ag
HCOONH4 (NH4)2CO3 + 2Ag
Vậy nếu dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thì tỷ lệ nHCHO : n Ag = 1: 4
Đối với anđehit R(CHO)n khi thực hiện phản ứng tráng gương ta có:
R(CHO)n 2n Ag
Trong quá trình giải bài tập phần anđehit liên quan đến phản ứng tráng gương cần chú ý một số kỹ năng sau:
- Nếu thực hiện phản ứng tráng gương hỗn hợp 2 anđehit đơn chức trong dư AgNO3 trong dung dịch NH3 số mol Ag thu được gấp 2 lần số mol hỗn hợp thì trong hỗn hợp không có anđehit fomic HCHO.
- Nếu thực hiện phản ứng tráng gương hỗn hợp 2 anđehit đơn chức trong dư AgNO3 trong dung dịch NH3 số mol Ag thu được lớn hơn 2 lần số mol hỗn hợp thì trong hỗn hợp có anđehit fomic HCHO.
- Nếu thực hiện phản ứng giữa hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức trong dư AgNO3 trong dung dịch NH3 số mol Ag thu được nhỏ hơn 2 lần số mol hỗn hợp thì trong hỗn hợp không có một chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương ( trường hợp này thường được áp dụng khi thực hiện phản ứng oxi hoá hỗn hợp 2 rượu đơn chức để xác định công thức cấu tạo của rượu...).
- Vậy đối với loại bài tập tham gia phản ứng tráng gương của anđehit cần bám chắc vào các dữ kiện đầu bài, kí mã đề bằng ngôn ngữ hoá học và tìm cách biện luận khả năng có thể xảy ra để đi đến kết quả tránh những sai lầm dễ mắc phải...
- Đối với anđehit đa chức 1 mol anđehit cho 2n mol Ag ( n là số nhóm - CHO ).
Ví dụ 1: Cho 0,2 mol hỗn hợp 2 anđehit cùng dãy đồng đẳng no, mạch hở, có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 số lượng Ag thu được là 43,2 gam ( hiệu suất 100%). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được 15,68 lít (ĐKTC) khí CO2. Công thức phân tử của 2 anđehit là:
a. HCHO, CH3CHO b. CH3CHO, C4H9CHO c. C2H5CHO, C3H7CHO d. cả b và c đều đúng
Giải: nAg = 43,2/108=0,4 mol => nAg : nhỗn hợp = 2:1 vậy hỗn hợp anđehit là no, đơn chức, mạch hở ( trong hỗn hợp không có HCHO ).
Gọi công thức trung bình là: CH2+1CHO
Sơ đồ phản ứng cháy: CH2+1CHO → +1 CO2
0,2 mol 0,7 mol
+ 1 = 3,5 => = 2,5 Trường hợp: n1 = 0 HCHO loại
Trường hợp: n1 = 1 CH3CHO vì = 2,5 => (n1+n2 ) / 2 = 2,5
Vậy : n2 = 4
Trường hợp: n1 = 2 = 2,5 => (n1+n2 ) / 2 = 2,5 Vậy : n2 = 3 đáp án d
Ví dụ 2: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với dung dịch dư AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 22,4 lít H2 (ĐKTC). Công thức cấu tạo phù hợp với X là:
a. HCHO b. CH3CHO c. (CHO)2 d. cả a và c đều đúng
Giải: Vì 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 0,1 mol H2 vậy trong X chỉ có một nhóm chức -CHO. Ta có tỷ lệ nAg : nX = 4:1 vậy Đáp án: a.
Ví dụ 3: Cho a mol anđehit X, mạch hở tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 3a mol H2 và thu được chất hữu cơ Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được a mol H2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được tối đa 4a mol CO2.
Công thức cấu tạo phù hợp với X là:
a. C2H4(CHO)2 b. CH(CHO)3 c. C2H2(CHO)2 d. C2HCHO
Giải: Vì khi tác dụng với H2 thì cần 3a mol H2 vậy trong X có 3 liên kết . Vì Y tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được a mol H2 : trong Y có 2 nhóm chức -OH vậy X có 2 nhóm chức - CHO, và trong gốc hiđrocácbon có một liên kết .
Sơ đồ phản ứng cháy: CnH2n-2 (CHO)2 → n+2 CO2
a 4a
Vậy n+2=4 => n=2 Đáp án: c.
Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp A gồm 2 anđêhít đơn chức, toàn bộ sản phẩm cháy cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng bình tăng 12,4 gam và khi lọc thu được tối đa 20 gam kết tủa. Mặt khác cũng cho hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 số lượng Ag thu được là 32,4 gam. Công thức cấu tạo của 2 anđehít là:
a. HCHO, CH3CHO b. CH3CHO, C4H9CHO c. C2H5CHO, C3H7CHO d. HCHO, C2H5CHO
Giải: Theo sản phẩm cháy:
Số mol CO2 = số mol CaCO3 = 20/100 = 0,2 mol
Khối lượng bình nước vôi trong tăng là: m ( CO2 + H2O) = 12,4 gam
=> nH2O = 3,6/18=0,2 mol vì số mol CO2 = số mol H2O nên 2anđehit đều no, đơn chức, mạch hở.
nAg = 32,4/108 = 0,3 mol > 2.n hỗn hợp A vậy trong A có chứa HCHO (x mol)
gọi công thức anđêhit còn lại là: CnH2n+1CHO (y mol)
Ta có sơ đồ phản ứng tráng gương:
HCHO → 4Ag
x 4x
CnH2n+1CHO → 2Ag
y 2y
Ta có hệ phương trình: x + y = 0,1 (I) Từ hệ ta có x = y = 0,05 mol
4x + 2y = 0,3 (II)
Gọi công thức trung bình là: CH2+1CHO
Sơ đồ phản ứng cháy: CH2+1CHO → +1 CO2
0,1 mol 0,2 mol => = 1
Vì số mol 2 anđehit bằng nhau nên ta có :
1 vậy n = 2
Đáp án: d
Ví dụ 5: Chia m gam một anđehit mạch hở thành 3 phân bằng nhau:
Khử hoàn toàn phần 1 cần 3,36 lít H2 (đktc)
Phần 2 thực hiện phản ứng cộng với dung dịch Brom có 8 gam Br2 tham gia phản ứng.
Phần 3 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được x gam Ag:
Giá trị của x là:
a. 21,6 gam b. 10,8 gam c. 43,2 gam d. Kết quả khác
Giải: Gọi công thức của anđehit là: CnH2n+2-m-2a(CHO)m z mol
Phần 1:
CnH2n+2-m-2a(CHO)m + (a+m)H2 CnH2n+2-m(CH2OH)m (I)
z mol z (a+m)mol
Phần 2: CnH2n+2-m-2a(CHO)m + a Br2 CnH2n+2-m-2aBr2a(CHO)m (II)
z mol z a mol
Phần 3: CnH2n+2-m-2a(CHO)m 2m Ag (III)
z mol 2mz mol
Ta có: z (a+m) = 0,15 ( theo phương trình I);*
za = 8/160 = 0,05 ( theo phương trình II);**
từ * và ** ta có zm = 0,1
phần 3 n Ag = 2zm = 0,1x2 = 0,2 mol vậy m Ag = 0,2x108 = 21,6 gam
đáp án a
Ví dụ 6: Cho 0,15 mol một anđehit Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 18,6 gam muối amoni của axít hữu cơ. Công thức cấu tạo của anđehit trên là:
a. C2H4(CHO)2 b. (CHO)2 c. C2H2(CHO)2 d. HCHO
Giải: Gọi công thức của anđehit Y là: R(CHO)n
Ta có sơ đồ: R(CHO)n R(COONH4)n
0,15 mol 0,15 mol
MR(COONH4)n = = 124
R + 62n = 124
n=1 => R=124-62 = 62 (loại)
n=2 => R=124-2x62 = 0 Vậy công thức cấu tạo là: OHC-CHO đáp án b
Ví dụ 7: Khi cho 0,l mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 ta thu được Ag kim loai. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag thu được vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 8,96 lít NO2 (ĐKTC). X là:
a.X là anđêhit hai chức b..X là anđêhitformic c.X là hợp chất chứa chức – CHO d.Cả a, b đều đúng
Giải: Vì số mol Ag thu được bằng số mol NO2 = 0,4 mol ,
ta thấy tỷ lệ nX : n Ag = 1: 4 Đáp án d
Bài 6 Hỗn hợp X gồm hai anđêhit no A và B (đều mạch hở).
Cho 2,04 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,12 mol Ag.
Đem hoá hơi hoàn toàn 2,04 gam X thu được 0,896 lít hơi (136,5oC và 1,5 atm).
Tìm công thức phân tử của A và B, biết rằng trong X số mol của A bằng số mol của B.
Bài 7 Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức. Hoá hơi hoàn toàn 2,9 gam X thu được 2,24 lít hơi ở 109,2oC và 0,7 atm. Cho 5,8 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag.
1 -Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của X.
2 -Điều chế X từ đất đèn.
3-Viết phương trình phản ứng của X lần lượt với: dung dịch AgNO3/NH3 khi đun nóng; Cu(OH)2/NaOH đun nóng; H2 (Ni, to); dung dịch KMnO4 loãng/H2SO4.
Bài 8 Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở. Cho 7 gam X tác dụng vừa đủ với 0,28 gam H2(Ni,t0). Mặt khác khi cho 7 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88g Ag. Tìm công thức của hai anđêhit.
Bài 9 Chia 14 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức mạch hở thành hai phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng vừa hết với 0,28 gam H2 (Ni, to). Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Tìm công thức cấu tạo của hai anđehit.
Bài 10: Cho 14,4 gam andehit A là đồng đẳng của andehit fomic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag sinh ra bằng dung dịch HNO3 thu được 9,856 lít khí màu nâu bay ra (đo ở 1atm, 27,30C).
Xác định công thức phân tử của A. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A và gọi tên chúng.
Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết khi hidro hoá A (Ni, t0) thì thu được rượu no, mạch nhánh.
Bài 12: Chia hỗn hợp 2 andehit đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 32,4 gam kim loại.
Phần thứ 2 cho tác dụng với H2 (Ni, to) thấy tốn hết V lít H2 (đktc) và thu được hỗn hợp 2 rượu no. Nếu cho hỗn hợp 2 rượu này tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3/8V lít H2 (đktc), còn nếu đem đốt cháy hỗn hợp rượu này rồi cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% thì sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại 9,64%.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các andehit và tính khối lượng mỗi andehit, biết rằng gốc hidrocacbon của các andehit là gốc no hoặc có một nối đôi.
Bài 13: Chuyển hoá hoàn toàn 4,2 gam andehit A mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hỗn hợp muối B. Nếu cho lượng Ag tạo thành tác dụng với HNO3 tạo ra 3,792 lít khí NO2 (270C và 740 mmHg). Tỉ khối hơi của A so N2<4.
Mặt khác khi cho 4,2 gam A tác dụng với 0,5 mol H2 (Ni, to) thu được chất C với hiệu suất 100%. Cho lượng chất C tan vào nước được dung dịch D. Cho 1/10 lượng dung dịch D tác dụng hết với Na làm thoát ra 12,04 lít H2 (đktc).
Tìm công thức của A, B, C.
Tìm khối lượng của hỗn hợp muối B, biết rằng các chất trong B đều có khả năng tác dụng với NaOH tạo ra khí NH3.
Tìm nồng độ % của C trong dung dịch D.
Bài 14: Chia 14,2g hỗn hợp X gồm 2 andêhit đơn chức làm 2 phần bằng nhau:
- Phần1 đem tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 thu được 43,2g bạc.
- Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 15,4g CO2 và 4,5g H2O.
Xác định CTPT, viết CTCT hai andêhit.
Tính phần trăm theo khối lượng mỗi anđêhit trong X.
c)Nếu không biết được lượng bạc thu được ở phản ứng tráng gương nhưng biết gốc hiđrôcacbon của các andêhit là gốc no hoặc gốc chưa no chứa 1 nối đôi thì có thể xác định được công thức 2 andêhit trên không ?
Bài 20: Hidro hoá hoàn toàn một andêhit đơn chức, mạch hở A thành rượu B phải dùng một lượng hiđro gấp bốn lần lượng hidro thu được khi cho toàn bộ B phản ứng hết với Na.
Mặt khác chia lượng A làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1 đốt cháy hoàn toàn cho 6,72 lít CO2 (đktc).
- Phần 2 cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thu được một lượng bạc nặng hơn 16g so với lượng andêhit đã tham gia phản ứng. Xác định công thức A, B.
Bài 22: Chia 12,6g một andêhit mạch hở là 3 phần bằng nhau:
- Để khử hoá hoàn toàn phần 1 phải dùng 3,36 lít H2 (đktc).
- Cho phần 2 phản ứng với brom dư thấy có 8g brôm phản ứng.
- Đem phần 3 phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được x gam bạc.
Tính x.
Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của andêhit, biết khi đốt cháy một thể tích hơi anđêhit thu được thể tích CO2 nhỏ hơn 6 lần thể tích hơi andêhit nếu đo cùng điều kiện .
Bài 23 (andêhit đa chức): Hoá hơi 5,8g hợp chất hữu cơ A thu được 4,48 lít hơi ở 109,2oC và 0,7 atm. Mặt khác cho 5,8g A tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thấy tạo 43,2g bạc.
1. Xác định CTPT, viết CTCT của A. Đọc tên.
2. Chia 11,6g A làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho phản ứng hoàn toàn với H2 thu được chất B.
- Phần 2 oxi hoá hoàn toàn tạo ra chất C.
Cho toàn bộ lượng chất B và C thu được ở trên phản ứng với nhau trong điều kiện có H2SO4 đặc làm xúc tác thấy tạo ra 69,6g một este D có cấu tạo vòng. Tính hiệu suất phản ứng este hoá.
File đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_andehit_xeton.doc