Cấu tạo chất. thuyết động học phân tử chất khí

I – MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức:

- Nêu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.

- Nêu được các ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy.

- Nêu được định nghĩa khí lý tưởng.

- So sánh được các thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử, tương tác nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo chất. thuyết động học phân tử chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Ngày soạn : 11/02/2012 Ngày dạy : 20/02/2012 Tiết dạy: tiết 3 (chiều) Lớp dạy : 10/12 Người dạy : Trần Trọng Công Người dự : Thầy Phạm Khắc Chính Tên bài dạy : CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ I – MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8. - Nêu được các ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy. - Nêu được định nghĩa khí lý tưởng. - So sánh được các thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử, tương tác nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt. 2. Về kỹ năng: - Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn. II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Dụng cụ đẻ làm thí nghiệm ở hình 28.4 SGK (nếu có). - Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức về cấu tạo chất ở THCS. NỘI DUNG VIẾT BẢNG TIẾT 48 - BÀI 29 : CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ I. Cấu tạo chất 1. Những điều đã học về cấu tạo chất: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. - Các phân tử chuyển động không ngừng. - Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 2. Lực tương tác phân tử: - Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy. - Khi khoảng các giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể. 3. Các thể rắn, lỏng, khí: - Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn. + Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng. + Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định. + Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. Thể Đặc điểm Rắn Lỏng Khí K/c ptử Rất gần rrắn < rlỏng < rkhí Rất xa Fliên kết Mạnh Fkhí < Flỏng < Frắn Yếu Cđ ptử Quanh VTCB Quanh VTCB không cố định Hỗn loạn Hdạng Xđ Của bình chứa Không xđ Thể tích Xđ Xđ Không xđ II. Thuyết động học phân tử chất khí: 1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng: chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. 2. Khí lý tưởng: Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lý tưởng. III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: Ổn định lớp: (1 phút) Bài mới: (1 phút) - Chúng ta vừa nghiên cứu xong phần 1: Cơ học. Chuyển sang 1 phần quan trọng trong chương trình vật lý 10 phần II. Nhiệt học. Và chương mở đầu là chương V: chất khí. - Nước trong tự nhiên tồn tại ở mấy thể? - Về bản chất nước, nước đá, và hơi nước đều được cấu tạo từ các phân tử nước. Nhưng tại sao nước đá có thể tích, hình dạng riêng; nước có thể tích riêng, hình dạng bình chứa; hơi nước không có thể tích và hình dạng riêng. Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta vào bài hôm nay. Hoạt động 1:(9 phút) Tìm hiểu về cấu tạo chất Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Đặc điểm của vật chất đã được nghiên cứu ở THCS GV: Vật chất được cấu tạo từ gì? - Chất được cấu tạo từ các phân tử. Như nước được tạo nên từ các phân tử H và O; muối ăn tạo nên từ các phân tử Na và Cl. GV: Lấy ví dụ? GV: Chuyển động của các phân tử có đặc điểm gì? - Hs lắng nghe - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. - Hs trả lời - Các phân tử chuyển động không ngừng. - Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. ĐVĐ: Như chúng ta đã biết vật chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng. Nhưng tại sao viên phấn không rã ra mà có hình dạng và kích thước xác định? Hoạt động 2: (13 phút) Tìm hiểu về lực tương tác phân tử Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Lực nào đã giúp viên phấn không bị rã ra? - Chính lực liên kết phân tử đã giúp cho viên phấn cũng như mọi vật chất không bị rã ra thành từng phần riêng biệt Các vật có thể giữ được hình dạng, thể tích xác định là do giữa các phân tử có tồn tại đồng thời cả lực hút và lực đẩy. GV: Độ lớn lực các phân tử phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Yêu cầu học sinh quan sát mô hình: r = r0 r > r0 r < r0 r >> r0 r0: kích thước của phân tử. r: Khoảng cách giữa các phân tử. GV: Phụ thuộc vào khoảng cách như thế nào? - Qua mô hình khẳng định: Độ lớn lực liên kết phụ thuộc vào khoảng cách các phân tử - Y/c học sinh trả lời câu hỏi C1,C2 - Các vật có thể giữ được cấu tạo và thể tích của chúng là giữa phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy. - Độ lớn của các lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. - Khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì: - Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì: - Khoảng cách giữa các phân tử rraats lớn(lớn hơn rất nhiều lần kích thước phân tử)Þ giữa chúng coi như không đáng kể. - C1: Khi đặt 2 thỏi chì mài thật nhẵn tiếp xúc nhau thì khoảng cách giữa các phân tử là nhỏ, lực hút chiếm ưu thế. Ngược lại nếu 2 mặt tiếp xúc không mài nhẵn thì không hút nhau. - C2: Bột dược phẩm phải thật gần nhau thì lực hút chiếm ưu thế. Ngược lại khi bẻ đôi viên thuốc dùng tay ép lại thì lực đẩy chiếm ưu thế. ĐVĐ: Vật chất tồn tại ở mấy thể? Hoạt động 3:(10 phút) Tìm hiểu về các thể rắn, lỏng, khí Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Vật chất tồn tại ở mấy thể (trạng thái)? GV: Lấy ví dụ tương ứng? GV: Nêu những đặc điểm khác biệt giữa các thể đó và thử giải thích nguyên nhân.? - Y/ c hs lập bản so sánh theo mẫu: đđ thể Rắn Lỏng Khí K/c ptử Fliên kết Cđ ptử Hdạng Thể tích - Vật chất tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí - Thể khí: hơi nước, không khí, - Thể lỏng: nước, xăng, dầu,.. - Thể rắn: nước đá, gỗ,.. - Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng. - Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định. - Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. Hoạt động 4:(8 phút) Nghiên cứu thuyết động học phân tử Nội dung của thuyết động học phân tử ( 6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Y/c hs đọc nội dung sgk - Nội dung thuyết động học phân tử gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - Gv khẳng định lại nội dung, và phân tích từng nội dung - Hs lĩnh hội và ghi nhớ Khí lý tưởng( 2 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Khí lý tưởng là gì? . - Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lý tưởng. Hoạt động 5:(3 phút) Củng cố - Dặn dò: Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh - Y/c hs vận dụng kiến thức đã học giải thích câu hỏi được đặt ra ở phần đặt vấn đề. - Hs về học bài cũ. - Làm các bài tập trong SGK và sách BT. - Xem trước bài mới bài 29 tr 156 - Hs suy nghĩ trả lời IV – RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................... Chữ ký của BGH Chữ ký của GVHD Chữ ký của GSTT Phạm Khắc Chính Trần Trọng Công

File đính kèm:

  • doccau tao chat hay nhat.doc