Nhu cầu về sữa của trẻ 1-3 tuổi khá lớn.
Đây là giai đoạn phát triển răng sữa ở trẻ nên nhiều người cho rằng trẻ không cần uống sữa nữa vì đã nhai được thức ăn. Quan niệm này không đúng. Thực ra, trẻ 1-3 tuổi cần ít nhất 1/2 lít sữa mỗi ngày.
Các nhóm thực phẩm dùng cho trẻ bao gồm:
- Lương thực căn bản.
- Rau: Rau càng đậm màu càng có nhiều caroten, vitamin C và các muối khoáng như sắt, vôi.
- Trái cây: Dùng tráng miệng sau bữa ăn.
- Thức ăn giàu chất đạm: Bao gồm cả thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và thức ăn thực vật (các hạt họ đậu, sữa đậu nành và sản phẩm của đậu nành).
- Nhóm thức ăn giàu chất béo: Rất cần cho trẻ vì giúp hấp thu các vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng.
- Đường: Không có cũng được vì hay gây táo bón và sâu răng. Năng lượng mà đường đem lại không nên quá 10% tổng số calo.
- Muối: Trẻ có nhu cầu về muối thấp hơn người lớn vì thận còn yếu. Chỉ cần cho trẻ ăn những thức ăn luộc với ít nước (không phải nêm) là có thể cung cấp đủ nhu cầu về muối khoáng.
Các bữa nên có đủ các chất bột, béo, đạm, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Vào độ 1,5 tuổi, trẻ đã ít nhiều ăn được những thức ăn giống như người lớn, khối lượng 1/3-1/2 bát (200 ml) mỗi bữa. Với thực phẩm giàu đạm như thịt, mỗi bữa không nên cho ăn quá 1 thìa canh vun, nếu là đậu phụ thì có thể cho gấp đôi. Sau bữa ăn nên cho trẻ tráng miệng bằng một ít trái cây, chẳng hạn 1 trái chuối cau hay 1-2 thìa đu đủ.
Khi chế biến thức ăn, không nên nêm mặn hay ngọt với mức như người lớn, chỉ cần bằng 1/3-1/2 lượng đường hoặc muối của người lớn là đủ. Cần tránh cho trẻ dùng những mẩu thức ăn cứng và nhỏ như hạt dưa, lạc. Với các loại trái cây có hạt nhỏ như na, hồng xiêm, trước khi cho ăn cần loại bỏ hạt.
1 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ ăn cho trẻ 3 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế độ ăn cho trẻ 3 tuổi
Nhu cầu về sữa của trẻ 1-3 tuổi khá lớn.
Đây là giai đoạn phát triển răng sữa ở trẻ nên nhiều người cho rằng trẻ không cần uống sữa nữa vì đã nhai được thức ăn. Quan niệm này không đúng. Thực ra, trẻ 1-3 tuổi cần ít nhất 1/2 lít sữa mỗi ngày.
Các nhóm thực phẩm dùng cho trẻ bao gồm:
- Lương thực căn bản.
- Rau: Rau càng đậm màu càng có nhiều caroten, vitamin C và các muối khoáng như sắt, vôi...
- Trái cây: Dùng tráng miệng sau bữa ăn.
- Thức ăn giàu chất đạm: Bao gồm cả thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và thức ăn thực vật (các hạt họ đậu, sữa đậu nành và sản phẩm của đậu nành).
- Nhóm thức ăn giàu chất béo: Rất cần cho trẻ vì giúp hấp thu các vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng.
- Đường: Không có cũng được vì hay gây táo bón và sâu răng. Năng lượng mà đường đem lại không nên quá 10% tổng số calo.
- Muối: Trẻ có nhu cầu về muối thấp hơn người lớn vì thận còn yếu. Chỉ cần cho trẻ ăn những thức ăn luộc với ít nước (không phải nêm) là có thể cung cấp đủ nhu cầu về muối khoáng.
Các bữa nên có đủ các chất bột, béo, đạm, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Vào độ 1,5 tuổi, trẻ đã ít nhiều ăn được những thức ăn giống như người lớn, khối lượng 1/3-1/2 bát (200 ml) mỗi bữa. Với thực phẩm giàu đạm như thịt, mỗi bữa không nên cho ăn quá 1 thìa canh vun, nếu là đậu phụ thì có thể cho gấp đôi. Sau bữa ăn nên cho trẻ tráng miệng bằng một ít trái cây, chẳng hạn 1 trái chuối cau hay 1-2 thìa đu đủ.
Khi chế biến thức ăn, không nên nêm mặn hay ngọt với mức như người lớn, chỉ cần bằng 1/3-1/2 lượng đường hoặc muối của người lớn là đủ. Cần tránh cho trẻ dùng những mẩu thức ăn cứng và nhỏ như hạt dưa, lạc. Với các loại trái cây có hạt nhỏ như na, hồng xiêm, trước khi cho ăn cần loại bỏ hạt.
Để trẻ có hứng thú ăn uống và tập thói quen dinh dưỡng đa dạng, nên tập cho trẻ tự xúc ăn một mình và bắt đầu "tham gia" vào các bữa cơm gia đình. Cha mẹ có thể cho bé "nếm" thử các thức ăn của người lớn sau khi xắt nhỏ.
Ngoài các bữa chính, mỗi ngày, bé cần được ăn thêm khoảng 2-3 bữa phụ vào lúc 9-14 giờ, 20-21 giờ. Tuy gọi là bữa phụ nhưng năng lượng tổng cộng cũng phải tương đương 1/2 lít sữa tươi. Trong đó, các món chính là sữa và sản phẩm từ sữa, kèm theo trái cây, nước trái cây, 1-2 cái bánh quy.
Riêng với sữa, trẻ 1-2 tuổi nên sử dụng sữa nguyên kem; trẻ 2-3 tuổi có thể dùng sữa loại bỏ 1/2 lượng chất béo để không bị thừa cân. Có thể pha trộn sữa với trái cây tươi hay nước ép trái cây để bổ sung caroten và vitamin C. Không nên cho thêm đường.
BS Nguyễn Lân Đính, Sức Khoẻ & Đời Sống
File đính kèm:
- an cho tre 4 t.doc