Giáo án Hoạt động: Quan sát, trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé

I. Mục đích yêu cầu:

• Trẻ biết kể tên các bộ phận trên cơ thể mình.

• Trẻ biết kể tên các bộ phận và các giác quan ,các tác dụng của chúng.

• Rèn cháu biết trả lời trọn câu,mạnh dạn tham gia phát biểu thảo luận trong giờ học

• Biết quí trọng bản thân,giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

II. Chuẩn bị:

 Hình ảnh về cơ thể bé,tranh các bộ phận và các giác quan của cơ thể bé.

 Đàn ogan ,máy caset.

 III. Tiến trình hoạt động :

 

1.Hoạt động đón trẻ:

 Đón trẻ:

 Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé qua tranh ảnh.

 Thể dục buổi sáng:

 HH: Thổi nơ 2 lần 4 nhịp.

 Tay vai:Hai tay đưa ra trước lên cao 2 lần 4 nhịp.

 Chân: Ngồi khụy gối 2 lần 4 nhịp.

 Bụng:Đưa tay lên cao cúi người về phía trước 2 lần 4 nhịp.

 Bật: Bật chân trước chân 2 lần 4 nhịp.

 

doc42 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động: Quan sát, trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Hai Ngày 05 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động :Quan sát,trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé Mục đích yêu cầu: Trẻ biết kể tên các bộ phận trên cơ thể mình. Trẻ biết kể tên các bộ phận và các giác quan ,các tác dụng của chúng. Rèn cháu biết trả lời trọn câu,mạnh dạn tham gia phát biểu thảo luận trong giờ học Biết quí trọng bản thân,giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Chuẩn bị: Hình ảnh về cơ thể bé,tranh các bộ phận và các giác quan của cơ thể bé. Đàn ogan ,máy caset. III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé qua tranh ảnh. Thể dục buổi sáng: HH: Thổi nơ 2 lần 4 nhịp. Tay vai:Hai tay đưa ra trước lên cao 2 lần 4 nhịp. Chân: Ngồi khụy gối 2 lần 4 nhịp. Bụng:Đưa tay lên cao cúi người về phía trước 2 lần 4 nhịp. Bật: Bật chân trước chân 2 lần 4 nhịp. 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu hát và vận động bài “Năm ngón tay ngoan” Quan sát và đàm thoại : Cho cháu xem băng hình về cơ thể bé,sau đó cho cháu kể lại các bộ phận trên cơ thể bé theo suy nghĩ của cháu. Sau đó cô cho cháu cùng trả lời theo gợ ý của cô. Cho cháu đàm thoại cùng cô: Các con nhìn xem cơ thể các con gồm mấy phần:phần đầu,phần mình,phần tay chân. Phần đầu gồm những giác quan nào? Phần mình gồm có những gì? Thế các con hãy kể xem cơ thể con có mấy tay,mấy chân?Tay dùng để làm gì?chân dùng để làm gì? Trò chơi: Ghép các bộ phận trên cơ thể bé. Cho cháu chơi ghép các bộ phận trên cơ thể.Cháu chia lam 3 đội sau đó chọn tranh và ghép thành 1 cơ thể.Đội nào nhanh hơ thì đội đó sẽ chiến thắng. *Trò chơi 2:Ai nhanh hơn Cô cho cháu chơi trò chơi tay làm gì,chân làm gì. Khi có hiệu lệnh của cô bạn nào làm đúng và nhanh thì bạn đó sẽ chiến thắng. 3.Hoạt động ngoài trời: Hát bài “Năm ngón tay ngoan” Chơi tạo dáng Chơi với đồ chơi 4. Hoạt động góc: Góc phân vai:gia đình Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể bé bằng hột hạt. Góc khoa học: chai có gì đựng Góc nghệ thuật: Hát múa về bản thân. 5.Hoạt động chiều: Đàm thoại với cô về cơ thể bé Đọc thơ ‘Tay ngoan’ Chơi với đồ chơi Đánh giá cuối ngày: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Ba Ngày 06 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : NGHE VÀ ĐỌC THƠ “TAY NGOAN” Mục đích yêu cầu: Trẻ thuộc thơ,hiểu nội dung bài thơ,hiểu được những gì đôi bàn tay phải làm và vì thế mà đôi bàn tay rất ngoan. Rèn cho trẻ đọc to, rõ ràng,khi đọc thể hiện được ngữ điệu của bài thơ,phát triển vốn từ Trẻ biết yêu thương và giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ. Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa Một số bài hát về bản thân. Đàn, máy,đĩa III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ:cho trẻ quan sát tranh ảnh về bản thân. 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu hát bài “Năm ngón tay ngoan”,qua bài hát cô giới thiệu bài thơ Cô đọc mẫu : Cô đọc lần một kết hợp cử chỉ minh họa ,điệu bộ. Cô đọc lần hai kèm tranh minh họa.khi đọc cô chú ý nhấn vào các từ “tay ngoan vòng đón,xoè ra ,chải răng…’’ Đàm thoại trích dẫn: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? Do ai sáng tác? Bài thơ nóiđiều gì?và đôi bàn tay đã làm những gì? Đoạn1: Bốn câu thơ đầu. Đoạn thơ kể về vẻ đẹp của đôi bàn tay như thế nào? Các con nhìn xem các ngón tay như thế nào? Khi tay múa thì nó như thế nào? Đoạn 2: Bốn câu thơ tiếp theo -Các con hãy xem đôi bàn tay ngoan như thế nào khi khách đến thăm nhà? -Tay đã làm gì cùng bạn? *Đoạn 3:bốn câu tiếp theo -Buổi sáng các con thấy tay ngoan thế nào? -Ngoài chải răng ra, tay còn làm gì nữa? -Đôi bàn tay rất ngoan phải không các con? *Đoạn 4:Bốn câu cuối Đôi bàn tay rất ngoan ,nó tự biết chăm lo cho mình nữa phải không các con? Trẻ đọc thơ : Cho cháu đọc cùng cô1- 2 lần Cho tổ, nhóm,đọc. Đọc luân phiên,đọc nối tiếp,đọc to, đọc nhỏ,đọc thi đua giữa các tổ. Cá nhân đọc Trò chơi: Tập làm cô giáo Chia cháu làm hai đội ,mỗi đội sẽ hội ý và lần lượt đưa ra hành động mô phỏng nội dung trong bài thơ cho đội bạn đoán ,nếu đội nào đưa ra được nhiều hành động và đoán đúng được nhiều hành động của đội bạn là đội chiến thắng Hát và vận động múa bài “Vui đến trường”,giáo dục cháu biết yêu thương,tôn trọng và vâng lời cô giáo 3.Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé. Chơi trò chơi “Thỏ đổi lồng" Chơi theo ý thích 4. Hoạt động góc: Góc phân vai:Thời trang của bé Góc xây dựng:xếp hình cơ thể bằng hột hạt Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây Góc nghệ thuật: hát và vận động bài hát “cái mũi” 5.Hoạt động chiều: Đọc thơ “Tay ngoan” Chơi các trò chơi dân gian Đánh giá cuối ngày: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Tư Ngày 07 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : ĐẾM CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ Mục đích yêu cầu: Trẻ đếm được các bộ phận trên cơ thể Rèn cho trẻ đếm theo thứ tự,đếm không bỏ sót. Trẻ biết phối hợp với bạn trong nhóm để thực hiện tốt các yêu cầu của bài tập Chuẩn bị: Tranh lô tô Băng hình Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Cho cháu chơi nhẹ nhàng ở các góc chơi 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu hát bài “ Tập đếm” Cho cháu quan sát các bộ phận trên cơ thể gồm có những bộ phận gì? Sau đó cho cháu đếm tất cả các bộ phận trên cơ thể. Cô gợi hỏi có bao nhiêu phần trên cơ thể,cho cháu đếm và phân biệt các bộ phận,sau đó đếm các giác quan. Cho hai đội thi đua xem đội nào đếm đúng và nhanh hơn Trò chơi: Ai giỏi hơn Cô nói:tay, trẻ nói nhanh bao nhiêu cái tay,tương tự như vậy với các bộ phận khác, đội nào đếm đúng và nhanh là người chiến thắng Trò chơi: Tìm bạn Cô phát cho mỗi cháu một tranh lô tô về các bộ phận trên cơ thể cho cháu vừa đi vừa hát khi cô nói “Tìm bạn” cháu tìm các bạn có bộ phận giống mình và cho cháu đếm xem nhóm mình có bao nhiêu bộ phận giống nhau và cho cháu ghép thành một cơ thể bé. 3.Hoạt động ngoài trời: Đọc thơ “Tay ngoan” Chơi trò chơi: thỏ đổi lồng Chơi với đồ chơi trong sân 4. Hoạt động góc: Góc văn học: Nghe cô đọc chuyện Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể và các giác quan bằng hột hạt Góc thiên nhiên: nhặt lá vàng trong sân trường. Góc nghệ thuật: Nặn bạn trai ,bạn gái. 5.Hoạt động chiều: Đếm các bộ phận trên cơ thể qua tranh lô tô Rèn kỹ năng vỗ tay theo nhịp Chơi với đồ chơi Đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Năm Ngày 08 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : HÁT VÀ VĐTN BÀI “ NĂM NGÓN TAY NGOAN” Mục đích yêu cầu: Cháu hiểu nội dung bài hát, cảm nhận được giai điệu của bài hát ,biết biểu lộ cảm xúc tình cảm khi hát và vận động,biết lắng nghe cô hát và cảm nhận đươcgiai điệu của bài hát “ Hoa bé ngoan” Rèn cháu hát rõ lời ,đúng nhạc,động tác nhịp nhàng theo tiết tấu của bài hát,rèn sự chú ý lắng nghe qua trò chơi tai ai tinh. Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ . Chuẩn bị: Đàn, máy ,dụng cụ gõ ,trống 2 cái. Băng hình vềcác hoạt động chăm sóc và bảo vệ cơ thể của bé. III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Cho cháu xem tranh ảnh ở góc nghệ thuật 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu xem đoạn băng về hoạt động chăm sóc bảo vệ cơ thể của bé,sau đó cô trò chuyện với trẻ về nội dung đoạn băng và lồng vào giới thiệu bài. Vận động theo nhịp: Bài hát “Năm ngón tay ngoan” - Cô đàn bàiNăm ngón tay ngoan cho cháu đoán tên bài hát ,sau đó cho cả lớp hát lại một lần Theo các con bài hát này hát và vận động gì sẽ hay hơn,cho cháu hát và vận động theo ý tưởng của cháu Sau đó cô chọn một số động tác từ ý tưởng của cháu để làm động tác minh họa cho bài hát Cô hát và vận động cho lớp xem . Cô phân tích một số động tác cơ bản cho cháu hiểu. Cho cháu vận động theo giai điệu bài hát Cho cháu hát và vận động theo cô cho cả lớp hát và vận động theo đội hình vòng tròn. Cho cháu hát và vận động đội hình hai vòng tròn nhỏ. Cháu hát và vận động hai bạn đứng đối mặt nhau. Cho bạn trai vận động ,bạn gái hát và ngược lại,bằng các đạo cụ. Cho một số cháu hát và vận động cho cả lớp xem Cho cá nhân hát và vận động NGHE HÁT: Hoa bé ngoan Cho cháu nghe giai điệu bài hát Cho cháu nghe cô hát kèm động tác minh họa. TRÒ CHƠI: TAI AI TINH. Cô giới thiệu cách chơi ,sau đó cô gõ trống cho cháu phát âm lại ,hình thức chơi cả lớp chơi cùng cô. Chia cháu làm hai nhóm thi đua ,nhóm này gõ trống nhóm kia phát âm lại và ngược lại ,nhóm nào số lượng lần đoán chính xác nhiều hơn là người thắng cuộc. 3.Hoạt động ngoài trời: Đếm các bộ phận trên cơ thể bé. Chơi trò chơi: Tìm bạn. Chơi theo ý thích 4. Hoạt động góc: Góc khoa học: Nhốt không khí Góc phân vai: gia đình Góc thiên nhiên: Tưới nước chăm sóc cây Góc nghệ thuật: Làm abum về cơ thể bé 5.Hoạt động chiều: Hát múa bài “Năm ngón tay ngoan” Chơi kéo cưa lừa xe,nu na nu nống Chơi với đồ chơi Đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Sáu Ngày 09 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : TRƯỜN SẤP CHUI QUA CỔNG Mục đích yêu cầu: Trẻ biết trườn sấp chui qua cổng. Rèn cho trẻ kỹ năng trườn sấp, biết phối hợp chân tay để trườn và chui qua cổng sao cho không chạm vào cổng. Gíao dục cháu tính nhanh nhẹn và biết phối hợp các bạn trong nhóm. Chuẩn bị: Máy ,đĩa, nhạc nền, cổng Một số Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Cho cháu nghe các bài hát về bản thân. 2. Hoạt động học có chủ định: Cháu nghe hiệu lệnh của cô và khởi động cùng cô. Khởi động: Cho cháu đi kết hợp thay đổi các kiểu chân,đi bình thường ,mũi chân ,gót chân,chạy chậm chạy nhanh,và chậm dần về hàng. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Hô hấp:Ngửi hoa 2 lần 4 nhịp. Tay vai: Hai tay đưa ra trước lên cao 4 lần 4 nhịp. Chân: Đưa một chân ra trước 4 lần nhịp. Bụng:Đưa tay lên cao cúi người về phía trước 2 lần 4 nhịp. Bật: Bật chân trước chân 2 lần 4 nhịp. Vận động cơ bản: Trườn sấp chui qua cổng Cho cháu chơi các trò chơi trãi nghiệm về các trò chơi bò, trườn….Cô gợi hỏi các cháu vừa chơi trò chơi gì?qua đó cô giới thiệu bài mới. Cô làm mẫu: lần thứ nhất không phân tích thao tác. Cô làm mẫu lần hai vừa làm vừa phân tích thao tác: Tư thế chuẩn bị “Cô nằm sấp xuống sàn nhà ,khi có hiệu lệnh cô phối hợp chân nọ tay kia để trườn về phía trước và chui qua cổng sao cho không chạm vào thành cổng. Cho một số bạn làm lại cho cẩ lớp xem.Sau đó cho từng hai cháu thực hành cho đến hết số cháu trong lớp. Cho cháu chia ra từng nhóm nhỏ luyện tập thời gian 3-5 phút. Cho hai đội thi đua ,cô nâng cao yêu cầu bài tập,hình thức tăng thêm 2 đến 3 cái cổng. Trò chơi vận động: Tổ nào nhanh hơn Chia cháu làm ba đội cô cho cháu quan sát những hiệu lệnh của cô như cô vòng tay ba đội chạy về xếp đội hình vòng tròn,cô đưa tay về phía trước ba đội xếp đội hình thẳng v.. đội nào xếp đúng theo hiệu lệnh và xếp nhanh là đội chiến thắng Hồi tĩnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng ,hít thở sâu,bóp nhẹ chân tay. 3.Hoạt động ngoài trời: Nhặt lá vàng và xếp hình Chơi trò chơi:hãy làm giống cô Chơi với đồ chơi 4. Hoạt động góc: Góc phân vai: gia đình Góc xây dựng: xếp hình cơ thể bé bằng hột hạt Góc văn học: Kể chuyện theo tranh Góc nghệ thuật: Đọc thơ,hát các bài hát về bản thân 5.Hoạt động chiều: Chơi các trò chơi dân gian Nhận xét cuối tuần Chơi với đồ chơi Đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Hai Ngày 12 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRÊN, DƯỚI, TRƯỚC, SAU SO VỚI BẢN THÂN. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết phân biệt được sự khác nhau về các vị trí trên dưới ,trước, sau so với bản thân Rèn trẻ kỹ năng phân biệt các vị trí trên,dưới ,trước ,sau so với bản thân Biết phối họp với các bạn trong nhóm để hoàn thành bài tập theo yêu cầu của cô giáo. Chuẩn bị: Một só đồ dùng,đồ chơi và một bê. Một số bài hát về trường ,lớp mầm non III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Trò chuyện về các góc chơi trong lớp và đồ chơi của các góc Thể dục buổi sáng: HH: Thổi bong bóng 2 lần 4 nhịp. Tay vai:Hai tay bắt chéo trước ngực 2 lần 4 nhịp. Chân: Ngồi khụy gối 2 lần 4 nhịp. Bụng: Quay người sang hai bên 2 lần 4 nhịp. Bật: Bật tại chỗ 2 lần 4 nhịp. 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu hát và vận động bài “cái mũi” Xác định vị trí trên dưới ,trước, sau: Cho cháu xem băng hình về vị trí của một số vật so với búp bê.Cho cháu nhận xét về các vị trí của các đồ vật so với búp bê. Sau đó cô cho cháu xác định vị trí của các giác quan trên cơ thể mình như:mắt ở đâu ,tóc ở đâu , chân ở đâu,…so với bản thân. Tương tự cô cho cháu xác định các đồ vật ở trong lớp so với bản thân:nền nhà ,quạt ,.. *Trò chơi:Đi siêu thị Cho cháu chơi”Đi siêu thị”cho cháu chọn mua một số đồ dùng để cháu đi học ,sau đó về ngồi thành 3 đội,cho cháu xác định vị trí các đồ vật như cặp ,mũ ,dép của cháu so với bản thân cháu. Cho cháu xác định vị trí các đồ vật theo yêu cầu của cô . Cô nói:để cặp ra trước mặt cháu xác định cặp ở vị trí nào? Tương tự với các vị trí khác. Trò chơi: Kết bạn Cháu chơi kết bạn theo yêu cầu của cô:cô nói kết 2 bạn trai,1bạn gái .Bạn gái đứng trước ,bạn trai đứng sau,… Cho cháu hát bài “vì sao mèo rửa mặt” 3.Hoạt động ngoài trời: Hát bài “cái mũi” Chơi kéo co Chơi với đồ chơi 4. Hoạt động góc: Góc phân vai:Bé mặc quần áo cho búp bê Góc xây dựng:Xây nhà cho bé. Góc khoa học: Cầu vòng Góc nghệ thuật: Hát múa về bản thân 5.Hoạt động chiều: Đàm thoại về sự khác nhau về vi trí trên,dưới ,trước,sau so với bản thân. Nghe đọc chuyện:cậu bé mũi dài Chơi với đồ chơi Đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thư Ba Ngày 13 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : NGHE KỂ CHUYỆN CẬU BÉ MŨI DÀI Mục đích yêu cầu: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện ,biết được ích lợi của các giác quan trên cơ thể,biết được sự cần thiết của các giác quan. Rèn trẻ kể diễn cảm,kể rõ lời,biết thể hiện cử chỉ điệu bộ khi kể,phát triển vố từ Gíao dục trẻ biết yêu quí ,tôn trọng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các giác quan ,các bộ phận trên cơ thể. Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa, rối Một số bài hát về bản thân. Đàn, máy,đĩa III. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Quan sát các góc chơi trong lớp 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu hát bài “cái mũi”.Qua đó cô giới thiệu bài học. Cô kể: Cô kể chuyện trên mô hình ,cô kể kết hợp rối các nhân vật Đàm thoại trích dẫn: Cô vừa cho cháu xem rối về câu chuyện gì ? Do ai sáng tác? Đoạn1: Kể về cậu bé mũi dài Vì sao mọi người gọi cậu bé là cậu bé mũi dài? Khi dạo chơi ngoài vườn cậu bé dã nhín thấy gì? Vườn táo trĩu quả và rất ngon,cậu bé đã làm gì?và cậu bé có hái quả được không Đoạn 2 : Kể về sự cần thiết của cái mũi? Ra vườn hoa dạo chơi,chú ong đã nói gì với cậu bé ? Rồi tiếp đến các đoá hoa đẹp đã nói với cậu bé thế nào? Một lúc ,chú chim lại nói với cậu bé như thế nào? Đoạn 3: Cậu bé biết lỗi và không còn ý định vứt bỏ các giác quan trên cơ thể của mình Sau khi nghe các bạn nói về sự cần thiết của cái mũi cậu bé có cảm giác gì? Và các giác quan trên cơ thể cậu bé có mất không? Sau đó cậu bé dã thầm nghĩ điều gì ? Qua câu chuyện các con thấy các giác quan trên cơ thể của mình như thế nào?Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các quan đó? TRÒ CHƠI: ĐÓNG KỊCH CẬU BÉ MŨI DÀI Cho cháu chọn vai chơi ,cô là người dẫn chuyện. 3.Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể bé Chơi trò chơi “bánh xe quay" Chơi theo ý thích 4. Hoạt động góc: Góc phân vai: Nấu ăn Góc xây dựng:Xây nhà cho bé Góc thiên nhiên: Chơi với nước Góc nghệ thuật: Vẽ khuôn mặt của bé 5.Hoạt động chiều: Đọc thơ “Tâm sự của cái mũi” Chơi các trò chơi dân gian Đánh giá cuối ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Tư Ngày 14 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : HÁT VÀ VĐM BÀI “ CÁI MŨI” Mục đích yêu cầu: Cháu hiểu nội dung bài hát “cái mũi”,cảm nhận được giai điệu của bài hát ,biết biểu lộ cảm xúc tình cảm khi hát và vận động,biết lắng nghe cô hát và cảm nhận đươcgiai điệu của bài hát “hoa bé ngoan” Rèn cháu hát rõ lời ,đúng nhạc,động tác nhịp nhàng theo tiết tấu của bài hát,rèn sự chú ý lắng nghe qua trò chơi “hãy đoán xem đó là ai”. Giáo dục cháu biết yêu quí và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các giác quan trên cơ thể. Chuẩn bị: Đàn, máy ,dụng cụ gõ ,trống 2 cái. Băng hình về các hình thức hoạt động của các giác quan trên cơ thể. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về các góc chơi ở lớp 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu xem đoạn băng về các hình thức hoạt động của các giác quan trên cơ thể ,sau đó cô trò chuyện với trẻ về nội dung đoạn băng và lồng vào giới thiệu bài. Vận động múa: Bài hát “Cái mũi” Cô đàn bài “cái mũi” cho cháu đoán tên bài hát ,sau đó cho cả lớp hát lại một lần Theo các con bài hát này hát và vận động gì sẽ hay hơn,cho cháu hát và vận động theo ý tưởng của cháu Sau đó cô chọn một số động tác từ ý tưởng của cháu để làm động tác minh họa cho bài hát Cô hát và vận động cho lớp xem Cô phân tích thao tác múa Cho cháu hát và vận động theo cô cho cả lớp hát và vận động theo đội hình vòng tròn. Cho cháu hát và vận động đội hình hai vòng tròn nhỏ. Cháu hát và vận động hai bạn đứng đối mặt nhau. Cho bạn trai vận động ,bạn gái hát và ngược lại. Cho một số cháu hát và vận động cho cả lớp xem Cho cá nhân hát và vận động NGHE HÁT: Bài “Hoa bé ngoan” Cho cháu nghe giai điệu bài hát. Cho cháu nghe cô hát kèm động tác minh họa. TRÒ CHƠI: Hãy đoán xem đó là ai Cho một cháu lên đội mũ chóp che kín mắt lại ,sau đó cô gọi một cháu lên hát,hát xong cho mở mũ và đoán tên bạn nào hát, những lần chơi tiếp theo cô nâng cao dần yêu cầu như cho nhiều bạn hát hơn. 3.Hoạt động ngoài trời: Tìm hiểu về các giác quan trên cơ thể bé. Chơi trò chơi: Đàn chuột con. Chơi theo ý thích 4. Hoạt động góc: Góc phân vai: Bé mặc quần áo cho búp bê. Góc khoa học: Vật nổi, vật chìm Góc thiên nhiên:chăm sóc vườn cây. Góc nghệ thuật: Đóng kịch “Cậu bé mũi dài” 5.Hoạt động chiều: Hát múa bài “Cái mũi” Chơi đúc cây dừa, dệt vải Chơi với đồ chơi Đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Năm Ngày 15 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : BÒ THẤP MANG TÚI CÁT Mục đích yêu cầu: Trẻ biết bò thấp bằng hai bàn tay và hai cẳng chân. Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp hai bàn tay và hai cẳng chân để bò thấp mang túi cát. Gíao dục cháu tính nhanh nhẹn và biết phối hợp các bạn trong nhóm. Chuẩn bị: Máy ,đĩa, nhạc nền, túi cát. Mũ thỏ ,trống lắc. Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Cho cháu chơi nhẹ nhàng ở các góc chơi 2. Hoạt động học có chủ định: Cháu nghe hiệu lệnh của cô và khởi động cùng cô. Khởi động: Cho cháu đi kết hợp thay đổi các kiểu chân,đi bình thường ,mũi chân ,gót chân,chạy chậm chạy nhanh,và chậm dần về hàng. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Hô hấp: Thổi bong bóng 2 lần 4 nhịp. Tay vai: Hai tay đưa ra sau gáy 2 lần 4 nhịp. CHÂN: Ngồi khụy gối 4 lần 4 nhịp. BỤNG:Đưa tay lên cao cúi người về phía trước 2 lần 4 nhịp. BẬT: Bật chân trước chân 2 lần 4 nhịp. Vận động cơ bản: Bò thấp mang túi cát Cho cháu chơi các trò chơi trãi nghiệm về các trò chơi bò cao,bò thấp, trườn,….Cô gợi hỏi các cháu vừa chơi trò chơi gì?qua đó cô giới thiệu bài mới. Cô làm mẫu: lần thứ nhất không phân tích thao tác. Cô làm mẫu lần hai vừa làm vừa phân tích thao tác: Tư thế chuẩn bị “Hai tay cô đạt úp xuống sàn nhà ,hai cẳng cô quỳ xuống khi có hiệu lệnh cô bò bằng hai bàn tay và hai cẳng chân ,phối hợp chân nọ tay kia.,mắt nhìn về phía trước . Cho một số bạn làm lại cho cả lớp xem.Sau đó cho từng hai cháu thực hành cho đến hết số cháu trong lớp. Cho cháu chia ra từng nhóm nhỏ luyện tập thời gian 3-5 phút. Cho hai đội thi đua ,cô nâng cao yêu cầu bài tập,hình thức mang túi cát với đoạn đường xa hơn. Trò chơi vận động: Thỏ về chuồng Cho một cháu làm thỏ ,còn các bạn khác làm cứ hai bạn nắm tay nhau làm thành chuồng thỏ.Các chú thỏ vừa đi vừa hát khi cô có hiệu lệnh thỏ về thì các chú thỏ hãy nhanh chân chạy về chuồng,nếu chú thỏ nào không có chuồng thì sẽ bị nhảy lò cò. Hồi tĩnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng ,hít thở sâu,bóp nhẹ chân tay. 3.Hoạt động ngoài trời: Nhặt lá vàng và xếp hình Chơi trò chơi:Quay bánh xe Chơi với đồ chơi 4. Hoạt động góc: Góc phân vai: Nấu ăn Góc xây dựng: xây nhà cho bé Góc văn học: Kể chuyện theo tranh Góc nghệ thuật: Đọc thơ,hát các bài hát về bản thân 5.Hoạt động chiều: Chơi các trò chơi dân gian Chơi với đồ chơi Đánh giá cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ›¯š Thứ Sáu Ngày 16 Tháng 10 Năm 2009 Hoạt động : VẼ KHUÔN MẶT CỦA BÉ Mục Đích Yêu Cầu: Trẻ biết phối hợp các nét vẽ như nét cong ,nét xiên, nét cong liền đê tạo thành khuôn mặt bé theo ý tưởng của trẻ. Rèn kỹ năng vẽ, kỹ năng tô màu ,phối hợp các nét để tạo nên sản phẩm,cách sắp xêp bố cục cho phù hợp,cách chọn màu và phối hợp màu. Hoàn thành sản phẩm một cách trọn vẹn, yêu thương nhường nhịn, chia xẻ với bạn trong lớp Chuẩn Bị: Màu sáp,bút chì, giấy vẽ ,một số tranh mẫu của cô Đàn, máy ,một số bài hát Tiến trình hoạt động : 1.Hoạt động đón trẻ: Đón trẻ: Cho cháu quan sát tranh ảnh ở góc nghệ thuật 2. Hoạt động học có chủ định: Cho cháu hát và vận động bài “Rửa mặt như mèo”qua bài hát cô trò chuyện thảo luận về nôi dung bài hát và lồng vào giới thiệu bài. Quan Sát Tranh ; Cho cháu quan sát tranh mẫu của cô,cô gợi ý cho cháu mô tả những nét và đặc điểm của khuôn mặt của bạn trai,bạn gái,cách vẽ ,bố cục của tranh, cách tô màu phối hợp màu Cho cháu trò chuyện về ý tưởng cháu vẽ như thế nào? Cô gợi hỏi:các con có thích vẽ khuôn mặt của chính mình không? Nếu con là con trai thì con vẽ gì ? Còn nếu con là con gái thì con vẽ gì? Con phối hợp các nét nào để tạo ra búc tranh của mình? Khi tô màu các con tô như thế nào cho đẹp? Sau đó cho cháu khởi động bàn tay với bài hát”Bàn tay nắm lại” Trẻ Thực Hành: Cho cháu vẽ, khi cháu vẽ cô nhắc cháu cách chia bố cục của sản phẩm,cách phối hợp các đường nét ,cách chọn màu và phối hợp màu cho

File đính kèm:

  • docgiao an(15).doc