Chơi với con giúp trẻ phát triển IQ

Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho bé thông điệp: “Mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý”. Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Học cách chơi với con

Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.

Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.

Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.

Chơi với con có ích cho cả bố mẹ

Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương. Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn.

Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chơi với con giúp trẻ phát triển IQ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch¬i víi con gióp trÎ ph¸t triÓn IQ Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho bé thông điệp: “Mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý”. Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ. Học cách chơi với con Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ. Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin. Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên. Chơi với con có ích cho cả bố mẹ Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress… và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn. Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ. Hãy để trẻ khởi xướng Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé. Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích” hoặc “chúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc mũ mấy chục lần rồi”. Đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi. Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó. Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc “Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?”. Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ”. Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của người lớn. Theo TS. Nguyễn Công Khanh, ThS. Hà Thiên Lý - VnExpress, Nghịch nước Trò chơi rót nước vào cốc mời mọi người trong gia đình: “Trời nóng quá, ai cũng khát. Vậy bé hãy rót nước mời ông, bà, bố mẹ… đi nào!” Lấy một bình nhựa đựng nước to và 4,5 cái cốc, bạn hãy cho phép bé tự rót nước vào từng cốc và lễ mễ mang ra mời mọi người. Lần đầu sẽ rớt, sánh nước ra ngoài, lần sau bé sẽ có kinh nghiệm hơn. Đây là bài học cho sự quan tâm chăm sóc đến người thân có sự tham gia của Nước. Cho bé ngồi vào chậu nước to hoặc bồn tắm: Thả vài thứ đồ chơi với độ nặng nhẹ khác nhau cho bé thấy cái nặng thì chìm, cái nhẹ thì nổi. Sau đó vớt hết đồ ra, cầm từng cái giơ lên đố bé: “Cái này sẽ chìm hay nổi hả con?” và thả xuống để cùng bé kiểm tra xem có đúng như thế không. Nếu đúng thì hãy reo lên khen ngợi bé thật nhiệt tình. Bài học vật lý đầu tiên trong đời bé đấy! Tập cho đôi tay linh hoạt: Bạn hãy lấy một khay đá trong tủ lạnh với những viên đá nhỏ đổ vào chậu nước to. Bé cầm cái cốc (hoặc một cái vợt nhỏ cũng tốt) vớt từng viên lên. Đó là trò c hơi “bắt cá”. Hãy gọi bé là bác đánh cá và cùng bé phấn khởi khi bắt được “cá to”. Ngoài ra bạn có thể để các viên đá vào cốc cho bé thấy một lúc sau nó tan ra thành nước hết. Vậy là đá lấy ở tủ lạnh ra cũng là nước, nhưng rất lạnh, lạnh đến nỗi đông thành đá (cho bé sờ tay vào đá để so sánh với nước thường). Bạn có thể kể thêm những câu chuyện về Bà Chúa Tuyết chẳng hạn, thổi hơi lạnh làm nước đông cứng… Trò chơi “tĩnh và động”: Thả những đồ chơi nổi vào chậu nước, nếu là hình con thuyền càng tốt. Bạn chỉ cho bé thấy khi để yên thì những con thuyền đứng yên trên nước, khi bạn thổi vào mựt nước thì con thuyền rung động. Và khi bạn cùng bé thò tay vào làm sóng thì thuyền bắt đầu bơi vòng tròn. Vừa chơi vừa tả cảnh gió tó, cảnh gió lặng… và để bé tự tưởng tượng thêm ra những gì bé thích. “Rửa bát giúp mẹ”: Hãy cho bé một cái rổ to, 2 chậu nước, cái giẻ rửa bát sạch và một ít bát đĩa nhựa. Bạn đã có một người giúp việc đắc lực rồi đấy. Hãy để cho bé tự rửa bát một mình, xem bé làm có giống mẹ không, úp bát có đúng cách không và thỉnh thoảng giữa những lời khen ngợi, bạn hãy khéo léo hướng dẫn thêm cho bé làm sao để động tác của bé chính xác hơn. Tương tự như vậy, bạn sẽ có trò chơi “rửa rau giúp mẹ”, “giặt quần áo giúp mẹ”, “tưới cây giúp mẹ”, “tắm cho em bé (búp bê)”… nữa. Đây là bài học cần thiết về sự yêu lao động của trẻ. Luyện cho tay khỏe, chính xác: Cho bé đứng cách chậu nước khoảng 1m. Hai mẹ con cùng ném những viên đá nhỏ hoặc đồ chơi trúng chậu nước. Ngoài ra có thể cho bé thấy rằng nếu ném mạnh thì nước bắn lên nhiều, ném nhẹ thì bắn ít. Chắc chắn các bậc phụ huynh còn có thể tự mình nghĩ ra rất nhiều trò chơi khác nữa cho bé vui vầy với nước, chỉ cần các bạn tưởng tượng thêm một chút và chịu khó bớt chút thời gian vừa chơi, vừa học cùng bé con đáng yêu của mình. Chúc các bạn một mùa hè nóng nực mà không buồn tẻ. Theo Tạp chí Mẹ và Bé   Trß ch¬i gióp trÎ ph©n biÖt mµu s¾c Bé yêu 3 tuổi của bạn đã có thể phân biệt được màu sắc nếu bạn biết cách dạy bé. Không chỉ phân biệt màu sắc, bé thậm chí còn biết chỉ ra đúng màu khi bạn yêu cầu. Bé cũng có thể thuộc được tên của ít nhất 4 màu. Hãy "bình thường hoá" màu sắc! Nguồn ảnh: Inmagine.com Để giúp bé phát triển tốt khả năng nhận thức màu sắc, bạn có thể áp dụng một số cách sau: “Bình thường hóa” màu sắc Bạn có thể tạo những nhận thức ban đầu về màu sắc cho bé trong những cuộc đối thoại hàng ngày. Chẳng hạn như “Hôm nay con thích mặc áo màu gì?”, “Con tìm cho mẹ cái ôtô trắng nhé”… Khi bạn đọc truyện cho bé nghe, bạn cũng có thể bảo bé tìm cho bạn con chim màu đỏ hay con sư tử màu vàng… trong tranh vẽ. Bạn cũng có thể hỏi bé xem con gà có màu gì?... Phối hợp màu sắc Bạn hãy chuẩn bị một ít đất nặn hoặc bột bánh và chia vào một số bát nhỏ. Thêm vào mỗi bát một vài giọt màu thực phẩm khác nhau và trộn đều màu sắc với đất nặn/bột bánh. Sau khi chuẩn bị xong, bạn hãy cùng bé yêu khám phá sự trộn lẫn màu sắc. Bạn hãy giúp bé trộn lẫn những cục đất nặn/bột nhiều màu với nhau và cùng dự đoán xem màu sắc sẽ thay đổi như thế nào. Bạn cũng có thể chuẩn bị một số lọ thủy tinh đựng nước sạch và nhỏ vào mỗi lọ một ít màu thực phẩm khác nhau. Đợi lúc trời nắng, bạn và bé yêu hãy cùng nhau mang những chiếc lọ này đặt lên bệ cửa sổ và ngắm sự biến đổi của màu sắc dưới ánh nắng. Trò chơi sắp xếp Mặc dù bé chưa có khái niệm về màu sắc hay kích cỡ nhưng bé đã có thể sắp xếp đồ vật theo ý riêng của bé. Vì vậy lúc này bạn có thể bắt đầu dạy bé cách phân loại mọi vật theo đặc tính màu sắc. Bạn hãy chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu sắc (màu đỏ xếp riêng, màu xanh xếp riêng…). Bạn cũng có thể đề nghị bé giúp bạn tìm và sắp xếp những chiếc tất có màu giống nhau. Bạn sẽ rất vui khi thấy bé dần dần nhận thức được các màu sắc cơ bản thông qua quá trình bé tự giải quyết các vấn đề. Cầu vồng tự tạo Bạn hãy tìm mua những chiếc rèm trang trí làm bằng nhựa trong nhiều màu sắc, hình dáng và treo ở cửa phòng bé hoặc ở cửa sổ nơi có ánh nắng chiếu vào. Ánh sáng chiếu vào những ô nhựa đầy màu sắc sẽ tạo nên những chiếc “cầu vồng” rực rỡ trên tường. Điều này sẽ làm cho bé yêu vô cùng thích thú. Bạn cũng có thể chỉ cho bé những màu sắc tạo nên “cầu vồng”. §äc s¸ch cïng con Sách là món quà vô giá của cuộc sống. Đối với trẻ em, sách có thể giúp khơi gợi óc sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của trẻ. Sách giúp trẻ tiếp cận với thế giới và con người xung quanh, cung cấp kho từ vựng và giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là đến tuổi nào thì cho trẻ đọc sách được? Nên chọn loại sách nào cho con khi trên thị trường có khá nhiều loại sách dành cho trẻ em? Trẻ nhỏ: Từ 0 đến 18 tháng Có một điều thú vị là bé có thể đọc sách ngay từ lúc mới sanh. Với những em bé mới chào đời, bạn có thể đọc cho bé nghe trong lúc cho bé ăn hoặc trong khi chăm sóc bé. Thật ra ở độ tuổi này, điều quan trọng là thời gian bạn ở bên cạnh chơi đùa và đọc sách với con, hơn là nội dung quyển sách nói những gì. Khi bé yêu lớn thêm một chút, cha mẹ có thể đọc cho con mỗi ngày và nên chọn loại sách có màu sắc tươi tắn, những hình vẽ đơn giản và giữ được lâu. Sách dành cho trẻ nhỏ có nhiều màu sắc, tranh ảnh Trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi: Từ 18 tháng đến 3 tuổi Thời kỳ này, trẻ bắt đầu có hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, chúng bắt đầu biết được nhiều từ ngữ, bập bẹ những câu thơ, bài hát. Bạn có thể cùng đọc sách với con, giải thích cho trẻ nội dung câu chuyện. Trẻ ở lứa tuổi này có thể đọc một cuốn sách thật nhiều lần, sự lặp lại này cũng là một phần trong quá trình học hỏi của trẻ. Do đặc điểm trẻ có thời gian tập trung chú ý còn ngắn nên sách chọn cho con cần ngắn gọn, đơn giản và có nhiều tranh vẽ. Nên chọn quyển sách khổ lớn với một nhân vật chính xuyên suốt, nội dung dễ hiểu và có kết thúc rõ ràng. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo: Từ 3 đến 6 tuổi Giai đoạn này trẻ đã dần học được kỹ năng đọc qua việc quan sát cách cha mẹ đọc sách cho mình. Trẻ cũng bắt đầu hiểu được ý nghĩa của một số biểu tượng trên sách. Bé sẽ thích thú tham gia vào việc đọc sách trực tiếp với cha mẹ bằng cách đòi được lật các trang sách, đặt câu hỏi và đưa ra lời nhận xét về nội dung. Trong thời kỳ này, sách sẽ là một công cụ hữu hiệu để cha mẹ có thể dạy trẻ các kiến thức cơ bản như hình dáng, kích thước, màu sắc. Ngoài ra, trẻ có thể đặt những câu hỏi thắc mắc về thời tiết, con người, động vật, thực vật. Vì thế bạn nên chọn cho con loại sách có nhiều tranh ảnh động vật, thực vật, con người, thế giới tự nhiên. Trẻ ở độ tuổi đi học: Từ 6 đến 9 tuổi Trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu học được từ mới và các khái niệm mới mỗi ngày và có thể bắt đầu tự đọc sách một mình. Giai đoạn này cần chọn loại sách phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Nếu cha mẹ đánh giá quá cao khả năng đọc sách của bé mà chọn loại sách “cao siêu” thì có thể làm trẻ chán nản và không thích đọc sách nữa. Những “bạn đọc nhí” này thích hợp với những sách truyện có câu chữ đơn giản, đường dây câu chuyện rõ ràng. Khi trẻ càng lớn, sự ham thích đọc sách của trẻ sẽ càng tăng. Chúng thích những quyển sách miêu tả cuộc sống thực tế về gia đình, bạn bè, trường học. Trẻ lớn: Từ 9 đến 12 tuổi Trẻ ở lứa tuổi này đã có những hiểu biết nhất định về xã hội, con người và thế giới xung quanh. Chúng không còn thích những câu chuyện với những nhân vật có tính cách đơn giản, những quyển sách có kết thúc dễ đoán nữa. Trẻ sẽ thích đọc những quyển sách có nội dung phức tạp, có chiều sâu và đòi hỏi phải suy nghĩ. Cha mẹ có thể chọn cho trẻ loại sách phiêu lưu mạo hiểm, khoa học viễn tưởng. Trẻ cũng có thể đọc những quyển sách về cuộc đời các nhà khoa học, các danh nhân, các nghệ sĩ, các cầu thủ thể thao, các anh hùng dân tộc. Theo Bs Như Huỳnh - Bệnh viện Nhi đồng 1   Chơi ô ăn quan   Trò chơi của con gái. Hai người ngồi đối diện nhau, vẽ một hình ê líp, hai đầu đặt hai viên sỏi lớn làm quan. Còn lại chia thành năm ngăn, mỗi ngăn hai ô, mỗi ô đặt năm viên sỏi nhỏ. Lần lượt mỗi người nhặt năm viên ở mỗi ô , rải mỗi ô một viên cho đến khi hết trước một ô trống thì được ăn các viên sỏi ở tiếp ô trống đó. Cứ thế cho đến khi ăn hết hai quan. Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi.   Thả đỉa ba ba   Trò chơi của trẻ em trai và gái. Đứng thành vòng tròn, một người chỉ tay vào từng người và hát: “Thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà, phải tội đàn ông, cơm trắng như bông, gạo tiền như nước, đổ mắm đổ muối, đổ chuối hạt tiêu, đổ niêu cứt gà, đổ phải nhà nào, nhà ấy phải chịu”. Mỗi tiếng chỉ vào một người. Người nào rơi vào chữ cuối cùng thì phải làm “con đỉa” đứng ở giữa sân. Những người khác đứng ở hai phía đối diện và chạy rất nhanh qua sân. “Con đỉa” túm được ai thì người đó phải thế chân làm “đỉa”.    Nu na nu nống   Trò chơi cho trẻ nhỏ cả trai và gái. Ba bốn người ngồi duỗi thẳng chân. Một người chỉ tay vào từng chân và hát “Nu na nu nống, cái bống nằm trong, con ong nằm ngoài,củ khoai chấm mật, phật ngồi phật khóc, con cóc nhảy qua, con gà tú hụ, bà cụ thổi xôi, ông tôi nấu chè, tò he cống rụt”. Chữ cuối cùng rơi vào chân ai, người đó rụt chân lại. Cứ thế cho đến người cuối cùng.   Trồng nụ trồng hoa   Trò chơi của con gái. Chọn hai người ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau. Chồng các bàn chân rồi đến các bàn tay, lần lượt nắm, rồi xoè ra, số người còn lại nhảy qua. Khi nào đủ bốn chân bốn tay xoè mà người nhảy không bị chạm thì người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi chạm chân thì mất lượt, phải ngồi vào thay thế.  

File đính kèm:

  • docVi tuong lai con em chung ta.doc