1. Một nguyên tố X ở nhóm VIA, chu kì 3.
a. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X.
b. Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2. Nguyên tố X (thuộc nhóm A), có cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử là 3s23p6.
a. Hãy viết cấu hình electron (đầy đủ) của nguyên tử X.
b. Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
3. Cho nguyên tố X (Z = 15), Y (Z = 16), Z (Z = 20).
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 1: vị trí nguyên tố cấu tạo nguyên tử vị trí nguyên tố tính chất cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HKI
CHỦ ĐỀ 1: VỊ TRÍ NGUYÊN Tố CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ => TÍNH CHẤT CƠ BẢN
Một nguyên tố X ở nhóm VIA, chu kì 3.
Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X.
Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Nguyên tố X (thuộc nhóm A), có cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử là 3s23p6.
Hãy viết cấu hình electron (đầy đủ) của nguyên tử X.
Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cho nguyên tố X (Z = 15), Y (Z = 16), Z (Z = 20).
Định vị trí của các nguyên tố này trong Bảng tuần hoàn.
Viết công thức hợp chất khí của X, Y với hidro; oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của X, Y, Z.
Các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng trên có tính axit hay baz?
CHỦ ĐỀ 2: SO SÁNH TÍNH CHẤT
Sắp xếp các nguyên tố Ca, C, F, O, Be:
Theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử.
Theo chiều giảm dần bán kính của nguyên tử.
Cho biết Ca (Z=20), C (Z=6), F (Z=9), O (Z=8), Be (Z=4).
a. So sánh tính phi kim của Si (Z = 14) với Al (Z = 13) và P (Z = 15).
b. So sánh tính phi kim của Si (Z = 14) với C (Z = 6) và Ge (Z = 32).
Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13). Viết các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng, sắp xếp chúng theo chiều tính bazơ tăng dần.
CHỦ ĐỀ 3: VIẾT CÔNG THỨC ELECTRON, CÔNG THỨC CẤU TẠO
XÁC ĐỊNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ VÀ LIÊN KẾT ION
Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:
Br2, CH4, H2O, NH3, C2H6.
Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau và cho biết cộng hóa trị và số oxi hóa của Cacbon trong các hợp chất đó:
CH4, CO2, C2H6, C2H4, C2H2, HCHO, HCOOH.
Trong số các hợp chất sau đây: Cl2, CaO, CsF, H2O, HCl, chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị?
CHỦ ĐỀ 4: TOÁN DẠNG OXIT CAO NHẤT
Hợp chất khí của Hidro với nguyên tố X có dạng XH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% oxi về khối lượng.
Tìm tên X.
Cho 3,1 gam X tác dụng với oxi dư thu được hợp chất Y. Hòa tan Y vào nước thu được 500 ml dd axit. Tính CM của dd axit này.
Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất khí của nó với Hidro chứa 2,74% hidro về khối lượng.
Tìm tên R.
Nếu cho 0,25 mol đơn chất của R tác dụng với hidro (vừa đủ) thu được hợp chất khí. Hòa tan khí này vào nước thu được 200 g dung dịch axit. Tính C% của dung dịch axit này.
Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3 , trong hợp chất với hidro chứa 5,88% H về khối lượng. Xác định R , viết công thức oxit cao nhất của R.
a. So sánh tính chất của nguyên tố này với các nguyên tố xung quanh nó trong bảng tuần hoàn.
b. Từ cấu hình electron, hãy cho biết tính chất của nguyên tố này là gì (tính KL, tính PK)
X là nguyên tố thuộc nhóm halogen. Oxit cao nhất chứa 38,79% X vế khối lượng. Tìm tên X.
A là kim loại thuộc nhóm IIA. Lấy 4,8 g A tác dụng với dd HX thu được 0,4 g khí. Tìm tên A.
Cho đơn chất X tác dụng vừa đủ với 1,2 g A thu được một muối. Tính khối lượng muối tạo thành.
CHỦ ĐỀ 5: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Loại 1. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ ĐƠN GIẢN
NH3 + O2 → NO + H2O
CuO + NH3 → Cu + N2 + H2O
S + HNO3 → H2SO4 + NO
I2 + HNO3 → HIO3 + NO + H2O
H2SO4 + H2S → S + H2O
H2SO4 + HI → I2 + H2O
P + KClO3 → P2O5 + KCl
Loại 2. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ ĐƠN GIẢN CÓ MÔI TRƯỜNG
Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Ag + H2SO4đ Ag2SO4 + SO2 + H2O
Cu + H2SO4đ CuSO4 + SO2 + H2O
Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + H2S + H2O
Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + S + H2O
Fe + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
FeO + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe3O4 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe2O3 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + H2O
S + H2SO4 đ SO2 + H2O
C + H2SO4 đ CO2 + SO2 + H2O
P + H2SO4 đ H3PO4 + SO2 + H2O
HI + H2SO4 đ I2 + SO2 + H2O
HBr + H2SO4 đ Br2 + SO2 + H2O
H2S + H2SO4 đ S + SO2 + H2O
KI + KMnO4 + H2SO4 → MnSO4 + I2 + K2SO4 + H2O
Fe SO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3+ H2O
KMnO4 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
FeCl2 + KMnO4 + HCl → FeCl3 + KCl + MnCl2 + H2O
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
Na2SO3 + KMnO4 + H2SO4 → Na2SO4 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
NaCl + KMnO4 + H2SO4 → Cl2 + Na2SO4 + K2SO4 + MnSO4+ H2O
CrCl3 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + NaCl + H2O
Loại 3. PHẢN ỨNG TỰ OXI HÓA KHỬ
Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + KOHđ KCl + KClO3 + H2O
NO2 + NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
KClO3 KCl + KClO
Loại 4. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ NỘI PHÂN TỬ
KMnO4 K2MnO4+ MnO2 + O2
KClO3 KCl + O2
NH4NO3 N2 + O2 + H2O
Cu(NO3)2 Cu + NO2 + O2
Loại 5. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ PHỨC TẠP
FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2SO4 + H2O
FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
As2S3 + HNO3 + H2O → H3AsO4 + H2SO4 + NO
Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O
CHỦ ĐỀ 6: TOÁN OXI HÓA KHỬ
Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho qua ống đựng 4,2g CuO được đun nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng.
Nhúng thanh kẽm vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Tính khối lượng bạc kim loại được giải phóng và khối lượng kẽm đã tan vào dung dịch.
Cho 2,6g bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,75M. Lắc kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được.
Khi cho 3,33g một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 0,48g hidro thoát ra. Cho biết tên kim loại kiềm đó.
Cho 4,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200g dung dịch HCl 20% thì thu được 4,48 lít khí (đktc).
Xác định tên kim loại A.
Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại A, B thuộc nhóm IA tác dụng hoàn toàn với H2O thu được 2,24 lít (đktc). Xác định A, B. Biết A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp.
Chúc các em ôn tập tốt và thi tốt!
File đính kèm:
- ON TAP KHI HOA 10 CB.doc