Bài giảng Bài 25: phản ứng ôxi hoá - Khử (tiết 40)

1. Về kiến thức.

Học sinh biểu:

 + Cách x.định chất ôxi hoá, chất khử, quá trình ôxi hoá, quá trình khử.

 + Thế nào là phản ứng ôxi hoá - khử.

Học sinh biết:

 + Lập phương trình phản ứng ôxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

 

doc15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 25: phản ứng ôxi hoá - Khử (tiết 40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thpt trần quang diệu Giáo viên: Lê Thị Kim Cúc -------- Hải Phòng, ngày 16/ 01/ 2004 Giáo án bài dạy Bài 25: Phản ứng ôxi hoá - khử (tiết 40) I – Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức. Học sinh biểu: + Cách x.định chất ôxi hoá, chất khử, quá trình ôxi hoá, quá trình khử. + Thế nào là phản ứng ôxi hoá - khử. Học sinh biết: + Lập phương trình phản ứng ôxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron. 2. Về kỹ năng: + Phân biệt pứ oxi hoá - khử với các loại phản ứng khác. + Cách xác định chính xác số ôxi hoá của các chất trong pứ hoá học. II – Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Chuẩn bị các phiếu học tập Học sinh: Ôn lại các kiến thức cũ: + Phản ứng ôxi hoá - khử trong chương trình lớp 8. + Ôn lại các kiến thức về liên kết In, hợp chất Ion + Quy tắc tính số ôxi hoá. 2. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở. III – Tiến trình giảng dạy. GV: ở ớp 8 các em đã được nghiên cứu về phản ứng ôxi hoá - khử và đã rút ra định nghĩa về phản ứng ôxi hoá - khử. Vậy phản ứng ôxi hoá - khử ở lớp 10 được định nghĩa như thế nào ? Ta lại nghiên cứu phản ứng ôxi hoá - khử ở mức độ cao hơn. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I – Phản ứng ôxi hoá - khử. 1. Phản ứng của Natri với Ôxi: Hoạt động 1: Vào vài - Sử dụng phiếu học tập số 1. a) Hãy viết phương trình phản ứng giữa Natri và ôxi và chỉ rõ chất khử chất oxi hoá, sự khử, sự ôxi hoá ? b) Hãy tìm trong pứ trên chất nào nhường e ? chất nào không nhận e ? c) Xác định số oxi hoá của các chất trước và sau phản ứng và nhận xét về sự thay đổi của chúng. d) Kết luận gì về phản ứng trên ? GV: Dẫn dắt học sinh để dẫn đến kết luận đúng. 2. Pứ của sắt với dd muối đồng sunfat. Hoạt động 2: phiếu học tập số 2. a) Hãy viết ptpư giữa sắt với dung dịch muối đồng sunfát ? b) Có thể dựa vào sự kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi như ví dụ trên để xác định chất khử, chất oxi hoá và pư oxi hoá - khử được không ? c) Hãy xác định số oxi hoá của các chất trong phản ứng và nhận xét sự thay đổi của chúng và kết luận chất nào là chất khử, chất oxi hoá. d) Phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hoá - khử không ? 3. Phản ứng của hiđrô với Clo: Hoạt động 3: phiếu học tập số 3. a) Hãy viết ptpư giữa Clo với Hiđrô ? b) Dựa vào dấu hiệu chất kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi, hoặc dấu hiệu nhường e và nhận e có thể kết luận được pứ của Hiđrô với Clo là pư oxi hoá - khử được không ? Tại sao ? GV: Yêu cầu HS dựa vào sự thay đổi số oxi hoá để xác định chất oxi hoá, chất khử, sự khử. Từ đó rút ra kết luận 4. Định nghĩa: Hoạt động 4: GV: Yêu cầu một HS đọc các định nghĩa về phản ứng oxi hoá khử trong sách giáo khoa. a) Phương trình phản ứng: Sự oxi hoá Sự khử 4Nao + O ---> 2NaO-2 Na: là chất khử O2: là chất ôxi hoá b) - Ng.tử Natri nhường e, là chất khử - Ng.tử ôxi nhận e là chất ôxi hoá c) - Số oxi hoá của Natri tăng từ 0 -> +1 Natri là chất khử. Sự làm tăng số oxi hoá của Natri là sự oxi hoá ngtử Natri. - Số oxi hoá của nguyên tử oxi giảm từ 0 -> -2: oxi là chất oxi hoá. Sự làm giảm số oxi hoá của oxi là sự khử nguyên tử oxi. d) Phản ưng trên là phản ứng oxi hoá - khử. Vì có sự thay đổi số oxi hoá. a) Phương trình phản ứng: Feo + Cu+2SO4 => Cu0 + Fe+2SO4 Chất khử Chất ôxi hoá b) Không thể được. c) Fe0 là chất khử Cu+2SO4là chất ôxi hoá. Fe0 -> Fe+2: số oxi hoá tăng: chất khử Cu2+ -> Cu0: số oxi hoá giảm: chất oxh d) Phản ứng trên là phản ứng oxi hoá - khử vì có sự thay đổi số oxi hoá (vì tồn tại đồng thời sự ôxi hoá và sự khử). a) Phương trình phản ứng: H + Cl = 2H+1Cl-1 Khử oxi hoá b) Được Tại vì: có tồn tại đồng thời sự oxi hoá và sự khử. IV – Củng cố bài. 1. Các phản ứng sau đây phản ứng nào là pứ oxi hoá - khử. CaO + H2O -> Ca (OH)2 MnO2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O Mg + O2 -> MgO 2. Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử ? V – Rút kinh nghiệm. Giáo viên: Trần Thị Kiều Lan Trường THPT Châu Thành A – CHâu Thành – tỉnh Bến tre Bài 25: (3 tiết) Phản ứng oxi hoá - khử I – Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: * Học sinh hiểu: Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử. Thế nào là phản ứng ôxi hoá khử. * Học sinh biết: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng p.pháp thăng bằng e. 2. Về kỹ năng: Phân biệt phản ứng oxi hoá khử với các loại phản ứng khác. Xác định chính xác số oxi hoá của các chất trong phản ứng hoá học. II – Chuẩn bị: Học sinh: Ôn lại kiến thức về: Phản ứng ôxi hoá khử trong chương trình lớp 8 THCS. Ôn lại kiến thức về liên kết ion, hợp chất ion Quy tắc tính số oxi hoá. III – Tiến trình giảng dạy: Tiết 1: * Kiểm tra bài cũ: Cho các phản ứng hoá học sau: a) NaOH + HCl -> NaCl + H2O c) Na + O2 -> Na2O b) Al + Fe2O3 -> Al2O3 + Fe d) Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu 1. Cân bằng phản ứng và cho biết phản ứng nào có sự thay đổi số oxi hoá. 2. Hãy xác định loại phản ứng (pứ trung hoà, pứ thế, pứ hoá hợp). -> Giáo viên cho HS nhận xét phần trả lời và giáo viên đi vào bài. * Các hoạt động học tập: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1: - GV tận dụng pứ 2,3 (phần kiểm tra bài cũ) yêu cầu HS cho biết trong 2 pứ này chất nào chiếm oxi, chất nào cung cấp oxi ? - GV gợi ý cho HS vận dụng kiến thức từ THCS để rút ra kết luận: chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, pứ oxi – khử. - GV yêu cầu HS tìm trong pứ 2,3,4 (Kt bài cũ) chất nhường e và chất nhận e. -> GV nhận xét ý kiến của HS và đưa ra kiến thức mới. + Ng.tử Na nhường e nên là chất khử, sự nhường e của ng.tử Natri gọi là sự oxi hoá. + Ng.tử oxi nhận e nên là chất oxi hoá, sự nhận e của ng.tử oxi gọi là sự khử. + Pứ đốt cháy Natri là pứ oxi hoá - khử vì xảy ra đồng thời quá trình nhường e, nhận e. - HS trả lời: + Chất chiếm oxi: Na, Cl + Chất cung cấp oxi: Oxi (Fe2O3) Chất khử - HS xác định: +Na, Al chiếm oxi nên là c.khử. + Oxi, Fe2O3 cung cấp oxi nên là chất oxi hoá. + Sự chiếm oxi của Na, Al là sự oxi hoá. + Sự cung cấp oxi của oxi và Fe2O3 là sự khử. + Pứ xảy ra giữa chất cung cấp oxi và chất giữ oxi là phản ứng oxi hoá khử. - HS xác định được: + Chất nhường : Na, Al, Fe + Chất nhận: Fe2O3, oxi, CuSO4 I. Pứ oxi hoá khử. 1. Pứ của Natri với oxi: Sự khử Chất oxi hoá Sự oxi hoá 4Nao + O -> 2NaO-2 Chất khử (sự oxi hoá) Na - 1e ---------> Na+ 2/8/1 2/8 (sự khử) O + 2e ---------> H2- 2/6 2/8 Chất oxi hoá 2Na+ + O2- --------> Na2O 2. Pứ của Fe với dung dịch muối đồng sunfat. o +2 +2 o Fe + CuSO4 -> FeSO4+Cu Chất khử +2 Fe - 2e -> Fe (sự oxh) +2 +2 Cu + 2e -> Cu (sự khử) Chất oxi hoá - GV yêu cầu h/s so sánh pứ 2,3,4 về loại pứ, pứ nào có chất chiếm oxi và chất cung cấp oxi, có sự thay đổi số oxi hoá ntn ? - GV rút ra kết luận: không thể chỉ dựa vào dấu hiệu chất kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi để kết luận về pứ oxi hoá khử mà còn có thể dựa vào dấu hiệu nhường e, nhận e. Hoạt động 2: Cho Hiđrô tác dụng với Clo: a) Viết pt và xđ số oxi hoá của các chất. b) Pứ trên có sự nhường và nhận e không ? Tại sao ? - GV sửa sai cho h/s và đặt câu hỏi: Ta có thể dựa vào dấu hiệu chất kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi hoặc dấu hiệu nhường e, nhận e để kết luận pứ oxi hoá - khử được không ? - Ta có thể dựa vào đâu để xác định pứ H2 + Cl2 là pứ ox-khử. -> Gv nhấn mạnh: Ta có thể dựa vào sự thay đổi số oxi hoá - khử trong mọi trường hợp và chất khử là chất có số oxi hoá tăng sau pứ. Chất oxi hoá là chất có oxi hoá giảm sau pứ. - HS trả lời: + Cả 3 pứ đều là pứ oxi hoá - khử. + Pứ 2,3 có chất chiếm oxi và chất cung cấp oxi. + Pứ 4 không có chất cung cấpoxi + Na, Al, Fe có số oxi hoá tăng + Oxi, Fe+3, Cu+2 có số oxi hoá giảm sau phản ứng. - H/s trả lời: a) H + Cl -> 2H+1Cl-1 b) Hướng 1: Pứ trên không có sự nhường và nhận e vì liên kết hình thành là liên kết cộng hoá trị. Hướng 2: Pứ trên có sự nhường và nhận vì tạo ra H+ và Cl-. - Ta có thể dựa vào sự thay đổi số oxi hoá. 3. Phản ứng của hiđrô với Clo: H + Cl -> 2H+1Cl-1 Hoạt động 3: - GV dùng phiếu học tập để dẫn dắt h/s vào phần 4. Hãy điền các từ, cụm từ vào chỗ trống. 1) Chất khử là chất…….e. 2) Sự…….1 chất là làm cho chất đó nhận electron. 3) Pứ oxi hoá khử là pứ hoá học trong đó có sự thay đổi…..của một số nguyên tố. Các từ, cụm từ: a (nhường), b (nhận), c (oxi hoá), d (khử), e (hoá trị), p (số oxi hoá) - H/s thực hiện: BT. 1-a 2-d 3-f 4. Định nghĩa: a) Chất khử: là chất nhường e hay là chất có số oxi hoá tăng sau pứ chất khử còn được gọi là chất bị oxi hoá. b) Chất oxi hoá: là chất nhận e hay là chất có số oxi hoá giảm sau pứ. Chất oxi hoá được gọi là chất bị khử. c) Sự oxi hoá:… d) Sự khử: e) Pứ oxi hoá - khử:…. * Củng cố: Làm bài tập 1/106 Sgk Cho phản ứng: 1. Fe2O3 + Co -> Fe + CO2 2. MnO2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O Xác định số oxi hoá các chất, chất khử, chất oxi hoá trong các pứ trên. Viết các quá trình nhường e, nhận e. -> Giáo viên yêu cầu h/s khác nhận xét và g/v đi vào bài. Hoạt động 4: - Từ phần trả lời của h/s hướng dẫn cho h/s tìm ra hệ số và đặt hệ số vào phương trình. - áp dụng tương tự như trên cho TD 2, 3. - Chất khử: HCl - Chất oxi hoá: MnO2 II. Lập phương trình của pứ oxi hoá - khử. TD1: +3 +2 o +4 Fe2O3 + CO -> Fe + CO2 Chất oxh Chất khử 2 Fe+3 + 3e -> Feo 3 C+2 - 2e -> C+4 Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2 TD2: +4 -1 +2 -1 o MnO2 +HCl -> MnCl2+ Cl2+H2O COX C.khử - Tại sao khi đặt hệ số vào pt mà phản ứng chưa cân bằng. - Học sinh nhận xét số ng.tử Clo ở 2 vế -> có 2 ngtử tham gia đóng vai trò môi trường. * GV lưu ý cho h/s: đối với những pứ có môi trường cần phải chú ý đến môi trường. Muốn cân bằng phản ứng đúng phải xác định chính xác số oxi hoá các chất, điền hệ số vào pt và kiểm tra lại. - GV mở rộng giới thiệu pứ tự oxi tự khử và pứ oxi hoá - khử nội phân tử. 1 Mn+4 + 2e -> Ma+2 2 Cl- - 1e -> Clo MnO2+2HCl -> MnCl2+CL2+H2O 1) +1 +5 –2 o +4 o 2AgNO3 -> 2Ag + 2NO2 + O2 C.khử C.oxi Ag+ + 1e -> Ago N+5 + 1e -> N+4 1 + 2e O-2 - 2e -> Oo 1 2) o -1 +1 Cl2 +2NaOH-> NaCl+NaClO+H2O C.khử C.oxi Clo + 1e -> Cl-1 1 Clo - 1e -> Cl+1 1 II. Lập phương trình của pứ oxi hoá - khử. TD1: +3 +2 o +4 Fe2O3 + CO -> Fe + CO2 Chất oxh Chất khử 2 Fe+3 + 3e -> Feo 3 C+2 - 2e -> C+4 Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2 TD2: +4 -1 +2 -1 o MnO2 +HCl -> MnCl2+ Cl2+H2O C.oxi C.khử TD3: a) Cân bằng pứ sau theo pp thăng bằng e. b) Có nhận xét gì về chất khử và chất oxi hoá của pứ. 1. AgNO3 -> Ag + NO2 + O2 2. Cl2+NaOH->NaCl+ NaCl+H2O * Củng cố: Nhấn mạnh các bước cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng e bằng cách cho h/s cân bằng phản ứng: Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H2O Giáo viên: Nguyễn Văn Bé Sáu Trường THPT Bán công Châu Thành A – Bến tre Bài 26: 1 tiết Phân loại phản ứng hoá học I – Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Làm cho học sinh biết. - Phân loại pứ hoá học dựa vào kiến thức đã học, củng cố và xác định số oxi hoá. - Nắm được thế nào là pứ toả nhiệt, thu nhiệt. 2. Rèn luyện kỹ năng: - Dựa vào cách tính số ôxi hoá để phân loại phản ứng. - Phân loại các phản ứng hoá học và biểu diễn phương trình nhiệt hoá học II – Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Sơ đồ phản ứng đốt cháy khí hiđrô, phản ứng khử đồng oxit. - Dụng cụ: ống nghiệm - Hoá chất: AgNO3, NaCl, CuSO4, NaOH. 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức về các phương trình phản ứng hoá học ở lớp 8. - Đọc bải phân loại phản ứng. III – Tiến trình giảng dạy. 1. ổn định. 2. Bài mới. Hoạt động 1: - Theo sơ đồ đốt cháy khí hiđrô HS mô tả và viết phương trình phản ứng. - Viết ptpư và xác định số ôxi hoá các ng.tố trong pứ: N2 + 3H2 -> 2NH3 Xác định số ôxi hoá của pứ: CaO + CO2 -> CaCO3 SO3 + H2O -> H2SO4 Học sinh nhận xét. - Dựa trên các phản ứng hoà hợp trên, HS đưa ra nhận xét về số ôxi hoá và kết luận. Hoạt động 2: Đun nóng Cu(OH)2 có màu xanh, HS nhận xét về màu sắc của các chất trong pứ sẽ có sự thay đổi. to - HS cho ví dụ khác: KclO3 ------ KCl + O2 Cho biết số ôxi hoá của các chất và nhận xét. Học sinh so sánh giữa pứ phan huỷ và phán ứng hoà hợp. Hoạt động 3: Học sinh cho ví dụng phản ứng thế đã học ở lớp 8. Cu + AgNO3 -> AlCl3 + H2 ư Zn + HCl -> ZnCl2 + H2 ư Học sinh nhận xét. Hoạt động 4: Xác định số ôxi hoá của pứ và rút ra nhận xét phản ứng sau: AgNO3 + NaCl -> AgCl ¯ + NaNO3 NaOH + CuCl2 -> Cu (OH)2 + NaCl Hoạt động 5: Dựa vào các vị trí pứ được chia làm 2 loại: Phản ứng có sự thay đổi số ôxi hoá và không có sự thay đổi số oxi hoá. Hoạt động 6: - Đốt cháy dây magie trong k.khí. - Đun nóng đường trắng. Nhận xét: + Thí nghiệm 1: cung cấp nhiệt ban đầu sau đó, nhiệt của pứ toả ra làm cho năng lượng tiếp tục cháy. + Thí nghiệm 2: cung cấp nhiệt liên liên tục. Hoạt động 7: Để biểu diễn một pứ hoá học thu nhiệt hay toả nhiệt người ta dùng phương trình hoá học. Ký hiệu: DH HS nhận xét 2 pứ -> rút ra kết luận. Hoạt động 8: củng cố. Bài tập 1,2,3,5,6 trang 100 Sgk. I – Sự thay đổi số ôxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng hoá học: 1. Phản ứng hoà hợp: a) Thí dụ 1: 2H + O -> 2HO-2 - Số ôxi hoá của hiđrô tăng từ 0 -> +1 - Số ôxi hoá của ôxi giảm từ 0 -> -2 b) Thí dụ 2: Ca+2O-2 + C+4O -> Ca+2C+4O - Số ôxi hoá của các nguyên tố không có sự thay đổi. * Nhận xét: Trong phản ứng hoà hợp, số ôxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. 2. Phản ứng phân huỷ: 0 -1 +1 +5 -2 a) Thí dụ 1: 2KClO3 ----> 2KCl + 3O2 - Số ôxi hoá của ôxi tăng từ -2 -> 0 - Số ôxi hoá của Clo giảm từ +5 -> -1 +1 -2 +2 -2 +2 -2 +1 b) Thí dụ 2: Cu (OH)2 ----> CuO + H2O Số ôxi hoá của các nguyên tố không thay đổi. * Nhận xét: Trong các pứ phân huỷ, số ôxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. 3. Phản ứng thế: a) Thí dụ 1: Cu0 + Ag+1NO3 ->Cu+2 (NO3)2 + 2Ago - Số ôxi hoá của Cu tăng từ 0 -> +2 - Số ôxi hoá của Ag giảm từ +1 -> 0 b) Thí dụ 2: Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 ư * Nhận xét: Trong phản ứng thế, bao giờ cũng có sự thay dổi số ôxi hoá của các nguyên tố . 4. Phản ứng trao đổi: a) Thí dụ 1: +1+5 -2 +1 -1 +1 -1 +1+5-2 AgNO3 + NaCl -> AgCl ¯ + NaNO3 b) Thí dụ 2: NaOH + CuCl2 -> Cu(OH)2¯ + 2NaCl * Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi, số ôxi hoá của các nguyên tố không thay đổi. 5. Kết luận: Trong pứ hoá học, có sự thay đổi số ôxi hoá và không có sự thay đổi số ôxi hoá. II–Phản ứng toả nhiệt và pư thu nhiệt. 1. Định nghĩa: - Phản ứng toả nhiệt là pứ hoá học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. - Phản ứng thu nhiệt là pứ hoá học hấp tu năng lượng dưới dạng nhiệt. 2. Phương trình nhiệt hoá học. Na (r) + Cl2 (K) -> NaCl DH = -411,1 KJ/mol 2Na + Cl2 -> 2NaCl * Kết luận: Phương trình phản ứng có ghi thêm giá trị H và trạng thái của các chất được gọi là phương trình nhiệt hoá học. DH > 0: phản ứng thu nhiệt DH < 0: phản ứng toả nhiệt Ngày soạn 18/7/2004 Giáo viên: Phạm Hồng Thuý Trường THPT Lạc Viên II – Vĩnh Phúc Tiết 42: Luyện tập chương IV (Ban KHTN) I – Mục tiêu: 1. Củng cố kiến thức: Phân loại phản ứng hoá học Nhiệt của phản ứng hoá học, phản ứng thu nhiệt, pứ toả nhiệt. Phản ứng oxi hoá khử, chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử. 2. Rèn Kỹ năng: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng e. II – Chuẩn bị: Đồ dùng dạy dạy: Phiếu học tập Phương pháp dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm. III – Tiến trình bài giảng: 1. Phân loại phản ứng hoá học: Hoạt động 1: GV: Dùng phiếu học tập số 1 gồm có 3 câu hỏi: Có thể phân loại phản ứng hoá học theo mấy loại ? Cho thí dụ. Em có nhận xét gì về sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong các phản ứng đó. Thế nào là phản ứng nhiệt hoá học, pứ thu nhiệt, pứ toả nhiệt. Có thể biểu diễn phương trình nhiệt hoá học như thế nào ? HS: Chia phản ứng hoá học thành 2 loại: + Pứ có sự thayđổi số oxi hoá + Pứ không có sự thayđổi số oxi hoá. Lượng nhiệt kèm theo mỗi pứ hóa học được gọi là nhiệt phản ứng. + Phản ứng hoá học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng toả nhiệt. + Phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng thu nhiệt. Phương trình phản ứng có ghi thêm giá trị DH và trạng thái các chất được gọi là phương trình nhiệt hoá học. 2. Phản ứng oxi hoá - khử: Hoạt động 2: GV: Đưa ra phiếu học tập số 2 gồm có 2 câu hỏi: Thế nào là pứ oxi hoá khử, chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử. Các bước tiến hành lập phản ứng oxi hoá khử. HS: Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng trong đó có sự di chuyển e giữa các chất trong phản ứng. + Chất oxi hoá là chất nhận e + Chất khử là chất cho e + Sự oxi hoá là quá trình mất e + Sự khử là quá trình thu e Có 4 bước lập phản ứng oxi hoá khử. + Xác định số oxi hoá… + Viết quá trình cho nhận e. + Đặt các hệ số vào quá trình cho, nhận… + Đặt hệ số vào phương trình. 3. Bài tập: Hoạt động 3: GV: Dùng các bài tập trong SGK trang 109 – 110. HS: Giải các bài toán về phân loại phản ứng hoá học. Bài tập 1: Hãy nêu thí dụ về phản ứng phân huỷ tạo ra. Hai đơn chất Hai hợp chất Một đơn chất và một hợp chất. Hãy cho biết số oxi hoá của các ng.tố trong mỗi pứ có thay đổi không ? -> Dựa vào bài tập này, giáo viên củng cố rằng: Phản ứg phân huỷ có thể là pứ oxi hoá khử hoặc không phải là phản ứng oxi hoá khử. Bài tập 2: Hãy nêu thí dụ về phản ứng tạo ra muối. Từ 2 đơn chất Từ 2 hợp chất Từ 1 đơn chất và 1 hợp chất Hãy cho biết số oxi hoá của các nguyên tố trong mỗi phản ứng đó có thay đổi hay không ? GV: Cho h/s làm rồi rút ra kết luận. “Trong phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxi hoá khử, có thể không phải là phản ứng oxi hoá khử”. Bài tập 3: Lập các phản ứng oxi hoá khử cho dưới đây: a) NaClO + Kl + H2SO4 đ I2 + NaCl + K2SO4 + H2O b) Cr2O3 + KNO3 + KOH đ K2CrO4 + KNO2 + H2O c) Al + Fe3O4 đ Al2O3 + Fe d) FeS2 + O2 đ Fe2O3 + SO2 Mg + HNO3 đ Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O GV: Cho h/s lên bảng làm (có thể gọi 2 đến 3 h/s) hoặc có thể cho h/s làm vào phiếu học tập rồi củng cố lại các bước lập phương trình pứ oxi hoá khử. Bài tập 4: Cho Kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric người ta thu được 1,2g mangan (II) sunphat. Tính số gam iôt tạo thành. Tính khối lượng kali iotua tham gia phản ứng. GV: Cho h/s làm nếu khó thì hướng dẫn. PTPƯ: 10KI + 2KmnO4 + 2H2SO4 đ 5I2 + 6K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O (1) nMnSO = 1,2 / 151 (mol) Theo (1): nI= 5/2 nMnSO= 5/2 x 1,2/151 = 0,02 (mol) đ m I= 0,02 x 254 = 5,08 (gam) Theo (1): nKI = 2 nI = 2.0 x 02 = 0,04 (mol) đ mKI = 0,04 x 166 = 6,6 (gam) GV: Kết luận bài này cho h/s biết cách tính theo số mol. Hoạt động 4: + Củng cố bài bằng cách nhấn mạnh các kết luận có trong bài tập ở phần trên. + H/s về nhà làm nốt các bài tập còn lại.

File đính kèm:

  • docga lop 10.doc
Giáo án liên quan