Chủ đề 3: Số nguyên

A/- MỤC TIÊU:

Kiến thức:

-Biết phân biệt và so sánh các số nguyên ( âm, dương và số 0)

-Tìm số đối và giá trị tuyệt đối của số nguyên.

-Hiểu và vận dụng đúng: qui tắc thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân các số nguyên (bao gồm hiểu và biết cách chuyển phép trừ sang phép cộng và ngược lại). Các tính chất của phép tính trong một số bài toán không phức tạp: các qui tắc chuyển vế, dấu ngoặc trong các biến đổi các biểu thức, đẳng thức.

-Hiểu được cách tìm bội, ước các số nguyên.

Kỹ năng: Thực hiện và tính toán đúng với dãy các phép tính các số nguyên trong các trường hợp đơn giản.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 3: Số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ NGUYÊN Chủ đề3 A/- MỤC TIÊU: Kiến thức: -Biết phân biệt và so sánh các số nguyên ( âm, dương và số 0) -Tìm số đối và giá trị tuyệt đối của số nguyên. -Hiểu và vận dụng đúng: qui tắc thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân các số nguyên (bao gồm hiểu và biết cách chuyển phép trừ sang phép cộng và ngược lại). Các tính chất của phép tính trong một số bài toán không phức tạp: các qui tắc chuyển vế, dấu ngoặc trong các biến đổi các biểu thức, đẳng thức. -Hiểu được cách tìm bội, ước các số nguyên. Kỹ năng: Thực hiện và tính toán đúng với dãy các phép tính các số nguyên trong các trường hợp đơn giản. B/- THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 6 Tiết ( 5tiết học + 1 tiết kiểm tra) Học sau “Chương II- Số nguyên”. C/- PHƯƠNG PHÁP: - HS tự nghiên cứu tài liệu ( Đọc và giải các bài tập trong chủ đề dưới hình thức thảo luận hoặc cá nhân và làm bài tập về nhà ). Sau đó GV hướng dẫn HS giải đáp những gì mà HS chưa giải được, chưa trả lời được. D/- NỘI DUNG: Kiến thức cần nhớ: 1. Tập hợp Z={.....-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4.....} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương gọi là tập hợp các số nguyên. 2.Giá trị tuyệt đối của số nguyên a được kí hiệu là: = 3. Cộng hai số nguyên + Cộng hai số nguyên cùng dấu ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung. Ví dụ (-25) + (-15) = - (25+15) = -40 + Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng(số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn Ví dụ: (-273)+55 = -(273-55)(vì 273>55) = -218 + Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0. 4. Tính chất phép cộng các số nguyên. 1/Tính chất giao hóan: a +b = b+a Ví dụ: (-12)+(-13)=(-13)+(-12) 2/Tính chất kết hợp ( a+b)+c= a+(b+c) Ví dụ: {(-3)+4}+2 =(-3)+(4+2)= 3 Chú ý: Khi cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tùy ý bằng các dấu (); []; {}. 3/ Tính chất cộng với số 0: a+ 0 = 0 + a = a. 4/ Hiệu của hai số nguyên : a - b = a+ (-b). Ví dụ 3-4=3+(-4) 5/ Quy tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-”đằøng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng bên trong dấu ngoặc : dấu “+” thành dấu “-“ và dấu”-“ thành dấu “+”. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì Dấu các số hạng bên trong dấu ngoặc vẫn giữ nguyên. Ví dụ:( -2002) – ( 57 -2002) = -2002 -57 +2002 = [(-2002)+2002] - 57 = - 57 6/ Qui tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó : dấu “+” đổi thành dấu “-“ và dấu “-“ đổi thành dấu “+”. Ví dụ: x –2 = - 6 x = -6 +2 = -4 7/Nhân hai số nguyên + a.0 = 0 + Nếu a, b cùng dấu thì a.b = {a][b] + Nếu a, b khác dấu thì + a.b = -({a][b]). 8/ Tính chất của phép nhân các số nguyên. + Tính chất giao hoán: a.b=b.a + Tính chất kết hợp: a.b.c = a.(b.c) = (a.b).c + Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a(b+c) = a.b + a.c 9/ Bội và ước của số nguyên Cho a, b Z và b ¹ 0.Nếu có số nguyên q sao cho a=b.q thì ta nói a chia hết cho b.Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a. Ví dụ: –9 là bội của 3 vì –9 = 3.(-3) E/- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGKtoán 6 tập 1 NXB Giáo Dục. 2. SBT toán 6 tập 1 NXB Giáo Dục. 3. Luyện giải và ôn tập toán 6 tập 1 NXB Giáo Dục. D/- BÀI TẬP TIẾT 1+2. I-DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: A/ Bài tập tại lớp: BÀI TẬP 1 Điền chữ Đ ( đúng), chữ ( sai) thích hợp vào ô vuông: Phân tích: Để điền chữ Đ hay chữ S vào mỗi ô vuông cần xét xem các số đã cho số nào chỉ thuộc tập hợp N, số nào chỉ thuộc tập hợp Z, số nào vừa thuộc tập hợp N, vừa thuộc tập hợp Z. Giải: Số 7 và số 0 vừa thuộc tập hợp N, vừa thuộc tập hợp Z, ta điền chữ Đ vào ô vuôn g trong mỗi trường hợp. Ta có: Số -9 Z nhưng số -9 N, số 11,2Z. ta điền các chữ Đ vào ô vuông như sau: BÀI TẬP 2 a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 5, 105, -5, 1, 0, -3, -15; b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: -125, 21, 0, -175, 4, -2001, 2001 Giải: a)................................................................................... b)................................................................................... BÀI TẬP 3 Điền dấu (>; = ; <; ) thích hợp vào ô vuông: c) ( -15) +(-16) (-15); d) (-20)( -8) + (-13). e) 23+ ( -13) (-23) + 13; d) (-15) +(+15) 27+(-27). ( Hướng dẫn giải: Thực hiện phép cộng hai số nguyên để tìm kết quả; So sánh hai kết quả trong mỗi trường hợp cùng mối quan hệ giữa các hạng của tổng để rút ra nhận xét). BÀI TẬP 4: Trong các câu sau, câu nào đúng? Câu nào sai? a) Tổng hai số nguyên dương là một số nguyên dương; b) Tổng của hai số nguyên âm là một số âm ; c) Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên dương. d) Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên âm. e) Hiệu hai số nguyên âm là một số nguyên âm; f) Hiệu hai số nguyên dương là m ột số nguyên dương. g) Hiệu giữa hai số nguyên dương với m ột số nguyên âm là một số nguyên dương. Giải: a) Đúng; b) Đúng: c) Sai; d) Sai..e)..............f) ...............g)..................... BÀI TẬP 5 Điền số thích hợp vào ô trống: a) a -3 -5 6- 0 b 11 -8 9 15 a-b b) a -3 5 -a 15 0 c) a -9 17 -70 -95 b 11 -20 -20 0 -230 a.b -1500 -2100 0 BÀI TẬP 6: Áp dụng tính chất: a (b - c) = ab – ac, điền số thích hợp vào ô trống: a) .(-13) + 8. (-13) =[( -7) +8].(-13)=; b) (-5) .[(-4) - ] = (-5).(-4) - (-5)(-14) = BÀI TẬP 7 Cho a =4; b =-6. Tính 2a.b2. Trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây có một đáp án đúng. Hãy chọn đáp án đúng: A: (-288); B: 288 C: 144 D:(-144) B/ Bài tập về nhà Chú y:ù bài tập nào chưa giải ở lớp HS về nhà tiếp tục làm. Bài1: Không thực hiện phép tính. Hãy so sánh: a) -5.9 (-35).6 0; b)12.27 ( -12) (-27) c) 47.(-21).57 0 d) -7.(201)(-441) 13.15 e) 15. (-39).375.0(-3).(-5) (-7).11 Bài2: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau: x -15 17 13 -13 -21 -25 y -3 -5 11 0 -55 x.y -91 -66 -168 0 1000 TIẾT 3 + 4 II- BÀI TẬP TỰ LUẬN: A-Bài tập tại lớp: Bài 8: Tính giá trị của biểu thức: Bài 9:Tính: a) 347 + (-40) + 3150 + (-307); b) (-315) + (-400) + (-285); Bài 10: Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết: a) – 5 < x < 4; b) – 6 x 6 Bài 11:Tính: a) 11 + (-13) + 15 + (-17) + 19 + (-21); b) (-12) + 16 + (-16) + 20 + (-20) + 24. HD: Nhóm các hạng tử đối nhau Bài 12: Tính: a) 55 – (-5); b) (-41) – (-17); c) (-37) – 27 d) (-19) – (-19) Bài 13 Tính nhanh: a) 515 + [72 + (-515) + (-32)] b) (9765 – 115) – 9765; c) (-3075) – (75 – 3075) HD: Vận dụng qui tắc bỏ dấu ngoặc Bài 14:Tính: a) (55 – 15).(-7) + 25.(-23 – 27); b) (-29).(85 – 47) – 85.(47 – 29); c) (-16).(-25).(-12); d) 48.(-21) + (-142).(-24). Đáp số: a) -1530; b) -2632; c) -4800; d) 2400 Bài 15: Tìm tất cả các bội của 5 và -5; 11 và -11; Tìm tất cả các ước của: -1; 5; -15; 36 B/Bài tập về nhà: Bài1: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: -37; 5; -5; -2002; -1999; 30; 0; -1 ; 1. Bài2 Tính tổng sau: a) [(-17) +(-13)]+ (-20); b) – (-319) + (-127) - 312 + 20; c) 777-(-133) – 60 – 50; d) 555 - (-333) - (-222) +15; Đáp số: a) -50; b)-100; c) -10; d)1125 Bài3 Liệt kê các số sau và tính tất cả các số nguyên x thoả mãn: a) -7< x < 5; b) -4< x < 3; c) -15x16. Bài 4 Điền số thích hợp vào ô trống: x -45 5 -48 0 -25 y -15 -7 11 1 x:y 7 -1 18 TIẾT 5 GIẢI BÀI TOÁN TÌM X Tìm số nguyên x biết: a) x –2 = -3 ` b) x+4 = -2 x –2 +2 = -3 +2 x+4 – 4 = -2 – 4 x = -3 +2 x = -6 x = -1 b/ x -(-4) =1 c/ x+8 = (-5) +8 x = 1- 4 x= -5 x= -3 Bài 1:Tìm x biết: a) x+ (-5) =12 ; b) x-( - 6 ) = 8 c) x+ 8 = (-6) + 9; d) 7-x = 8- (-7) e) x- 8= (-3) -8 Họ và tên:...................... Lớp: 6A....... ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT BÀI TỰ CHỌN – SỐ 3 Điểm Lời phê của GV ĐỀ: Câu 1( 3điểm) Điền số thích hợp vào ô vuông: a) b) a -5 -100 0 -5 b 15 25 -14 a+b 10 -100 Câu2 ( 2điểm) Thực hiện phép tính một cách hợp lí: a) ( - 475) +[ (-36)+( - 475) ]; b) 35.(-125).2.(-8); Câu 3 ( 2 điểm) Tìm x biết : a) x +14= (-125) + 14. b) -12 x = 36 Câu4 ( 2 điểm) a)Tìm các ước của : -8 b) Tìm 5 bội của 11. Câu 5( 1điểm)Tìm tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn: -15< x <14.

File đính kèm:

  • docBS4.doc
Giáo án liên quan