I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện .Nắm bắt được trìng tự và diễn biến câu chuyện : Người hiền lành thì được hưởng phúc , người tham lam thì bị trừng trị
- Trẻ thể hiện cảm xúc , biết lắng nghe cô kể chuyện
- Phát triển khả năng tưởng tượng , suy đoán và ngôn ngữ mach lạc
- Giáo dục trẻ biết tham gia hoạt động cùng tập thể , bàn bạc và thảo luận trong nhóm chơi
II/ CHUẨN BỊ :
- Trước hoạt động cho trẻ:
+ Tô màu các nhân vật rời trong chuyện (cắt rời)
+ Làm quen bài hát “Bầu và Bí”
+ Bộ tranh truyện cho mỗi trẻ , thẻ rời cá loại rau củ , lá , quả
- Giáo cụ : tranh phông , nhân vật rời , mặt nạ nhân vật , bút
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Các loại rau - Chuyện: Quả bầu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề : CÁC LOẠI RAU
Chuyện : Quả bầu tiên ( lần 1 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện .Nắm bắt được trìng tự và diễn biến câu chuyện : Người hiền lành thì được hưởng phúc , người tham lam thì bị trừng trị
- Trẻ thể hiện cảm xúc , biết lắng nghe cô kể chuyện
- Phát triển khả năng tưởng tượng , suy đoán và ngôn ngữ mach lạc
- Giáo dục trẻ biết tham gia hoạt động cùng tập thể , bàn bạc và thảo luận trong nhóm chơi
II/ CHUẨN BỊ :
- Trước hoạt động cho trẻ:
+ Tô màu các nhân vật rời trong chuyện (cắt rời)
+ Làm quen bài hát “Bầu và Bí”
+ Bộ tranh truyện cho mỗi trẻ , thẻ rời cá loại rau củ , lá , quả …
- Giáo cụ : tranh phông , nhân vật rời , mặt nạ nhân vật , bút
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Tổ chức hoạt động cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 : Trò chuyện – giới thiệu chuyện
-Cho trẻ hát bài “Bầu và Bí”
Trẻ hát theo nhạc
-Nội dung bài hát nói về điều gì ?
-Kể về bầu và bí sống chung giàn , thương yêu nhau …
-Đố các con bầu và bí thuộc nhóm gì ?
-Nhóm rau ăn quả
-Cô có một câu chuyện liên quan đến quả bầu nhưng không phải là quả bầu bình thường đâu nhé , các con có muốn biết điều kỳ lạ ở quả bầu này không ? Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện quả bầu tiên.
-Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
Hoạt động 2 : Kể chuyện
-Lần 1 : Cô kể chuyện tranh kết hợp câu hỏi định hướng
-Cô kể : “Ngày xưa….xuống đất gãy cánh”
Các con thử đoán xem cậu bé sẽ làm gì với chú én nhỏ?
-Chú bé chăm sóc , cho chim ăn , cho chim ngủ ấm ….
-Cô kể tiếp “Chú bé vội…khi bổ ra”
Theo con trong quả bầu của chú bé có gì không ?
-Có hột bầu , vàng bạc , thức ăn ngon ….
-Cô kể đoạn cuối cùng
Chuyện gì sẽ xảy ra với tên địa chủ
Lần 2 : cô kể chuyện diễn cảm, sau khi kể xong đàm thoại :
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Theo con cậu bé là người như thế nào ?
+ Con nghĩ gì về ông địa chủ ?
-Có quần áo rách , có rắn rít , có quả hư ….
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ
Hoạt động 3 : Đàm thoại
- Cậu bé là người tốt bụng , thường giúp đỡ mọi người , cho nên cậu bé đã cứu được một con chim én và để trả ơn cho cậu bé , chim én đã làm gì ?
- Chim én tặng cậu bé hạt bầu
-Cậu bé đã làm gì với hạt bầu và tiếp theo có điều kỳ lạ nào xảy ra không ?
- Cậu bé trồng hạt bầu và trong quả bầu có vàng bạc , châu báu .
-Có thật là trong quả bầu có vàng bạc không ? Nào mình cùng đến nhà cậu bé xem sao .
-Nhà của cậu bé sao mà xa quá , chạy nhanh lên các bạn , coi chừng qua một vườn rau đấy , hãy nhảy qua nhé .Tới chưa các bạn
-Trẻ cùng cô đứng lên , cùng đi với cô
-Trẻ thực hiện chạy nahnh , bật xa , chạy chậm
-Hình như cậu bé đang bổ quả bầu ra kìa , các bạn nhìn xem có gì không
-Có nhiều bạc , vàng , quần áo đẹp …
-Khi lão địa chủ biết tin thì ông ta đã làm gì ?
- Ông ta bẽ gãy cánh chim én rồi giả bộ chăm sóc
-Chim én cũng tặng hạt bầu nhưng khi thành quả bầu thì sao ?
- Trẻ làm động tác bỏ quả bầu và la lên “Oi toàn là rắn rít …”
-Tại sao quả bầu của lão địa chủ và cậu bélại khác nhau như thế ?
- Vì cậu bé hiến lành nên được thưởng , ông địa chủ gian ác bị trừng trị ….
-Vì sao lão địa chủ có quả bầu toàn là rắn rít ?
- Vì ông địa chủ tham lam , không biết giúp đỡ mọi người
-Nếu con là ông địa chủ con sẽ làm gì?
- Giúp đỡ mọi người , không bẽ gãy cánh chim én ..
-Nếu con là cậu bé con sẽ làm gì khi có quả bầu tiên
- Con sẽ chia cho mọi người ?
+ Hoạt động 4 : Trò chơi “Ráp nhân vật”
-Các con hãy đi chọn cho mình một loại rau , sau đó kết theo loại
- Trẻ lấy rau dán vào tay và kết nhóm “
+ Nhóm rau củ
+ Nhóm rau lá …
-Các con sẽ ráp đúng nhân vật sau đó đặt tên theo thái độ của nhân vật trong tranh
-Trẻ ráp và thỏa thuận nhóm đặt tên
-Cô ghi lại tên nhân vật từng nhóm đặt
-Trẻ đặt tên :
+ Cậu bé dễ thương
+ Cậu bé nhân hậu …
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ điểm : MỘT SỐ LOẠI RAU
Chuyện : Quả bầu tiên ( lần 2 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ khắc sâu chi tiết , nắm được tiến trình câu chuyện và tính cách nhân vật
- Trẻ thể hiện được tính cách , tâm trạng nhân vật
- Phát triển khả năng tập kể sáng tạo , tưởng tượng , phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Trẻ tích cực hoạt động , thỏa thuận trong nhóm
II/ CHUẨN BỊ :
-Đồ dùng của cô : Một quả bầu thật , mâm , dao cắt , một đôi đũa 2 đầu gắn 2 ngôi sao màu xanh , đỏ
-Đồ dùng của trẻ :
+ 4 tranh nền (cô vẽ sẵn)
*Tranh vẽ buổi sáng , có cây xanh , vườn hoa
*Tranh vẻ nhà anh nông dân , phía ngoài là vườn rau
*Tranh vẽ cảnh ban đêm trong vườn rau nhà anh nông dân , có cây to
*Tranh vẽ trong khu rừng có cây , cỏ , mặt trăng
+ Bông hoa có gắn chữ : y, g , h …(hay chữ đang học)
+ Rỗ chứa các nhân vật rời
-Trước hoạt động : cho trẻ tô màu và cắt rời các nhân vật (anh nông dân , lão địa chủ , quả bầu , quả bí , quả dưa hấu , củ cà rốt ….)
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Tổ chức hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 : Trò chơi Ao thuật
-Đố các con đây là cái gì ?
-Trẻ tự phán đoán theo suy nghĩ của trẻ
-Vì sao con biết đây là cây đũa thần ?
-Con đã thấy ở đâu
-Nó dài giống đôi đũa
-Con thấy trong chuyện cổ tích , thấy bà tiên thường cầm …
-Đôi đũa có gì lạ ?
-Có một đầu xanh , một đầu đỏ
-Cô sẽ là bà tiên hóa phép nhé “Um ba la , úm ba la có gì xảy ra” ( cô dùng đầu đỏ)
-Không được rồi cô sẽ thay đầu xanh vậy “ Um ba la , Um ba la hãy xuất hiện ”(cô đưa ra 1 mâm che kín bên trong là quả bầu)
-Trẻ cùng làm động tác với cô
-Con đoán xem đây là cái gì ?
-Quả bầu này chỉ để chơi thôi . Theo con thì để làm gì ? Nấu gì ?
-Để cô cắt ra xem có gì bên trong không ( lấy dao cắt quả bầu ra)
-Sao không có châu báu ? Cô nhớ có một quả bầu thưởng nhiều vàng bạc châu báu cho nhười tốt bụng và trừng trị người tham lam . các con có nhớ đó là chuyện gì không ?
-Chuyện gì đã xãy ra trong quả bầu tiên ?
-Trẻ trả lời theo ý trẻ
-Để nấu canh , xào …
-Trẻ quan sát cô cắt
-Đó là chuyện quả bầu tiên
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ
-Anh nông dân đã làm gì mà được thưởng quả bầu?
-Anh chăm sóc chim én …..được chim tăng hạt bầu ….
Các con có biết vì sao gọi là quả bầu tiên không ?
-Vì có nhiều châu báu , vì quả bầu trừng phạt người tham lam và thưởng cho người tốt bụng ….
-Thế ông lão nhà giàu đã làm gì để có quả bầutiên
-Trẻ kể lại việc làm của lão kết hợp hành động “ Bẻ gãy cánh chim én …”
-Con đoán xem quả bầu của lão có chứa gì ?
-Có quần áo rách , rắn , chén bể , đất cát …
Hoạt động 2 : đàm thoại ( khắc sâu chi tiết )
-Các con thử tưởng tượng xem thái độ của cậu bé khi thấy chim én rơi xuống
-Cậu bé vội lao ra cứu chim én
( kết hợp động tác )
-Khi chim én bay về thì cậu bé như thế nào ?
-Cậu bé mừng rỡ , vuốt ve chim én …
-Thái độ của ông địa chủ khi giả vờ chăm sóc chim én ra sao ?
-Con thử đoán xem khi bổ quả bầu ra ông địa chủ sẽ làm gì ?
-Ông làm bộ xót thương , vỗ về …
( Làm động tác kèm theo )
-Ông ta hoảng sợ , hốt hoảng , bỏ chạy …
Hoạt động 4 : Tập kể sáng tạo
-Cho trẻ lấy hoa có chữ đeo vào và kết thành nhóm
-Trẻ lấy hoa đeo vào và kết thành nhóm
- Bông hoa có gì lạ
Bông hoa có chữ
-Con đọc xen chữ gì
-Trẻ đọc chữ trên hoa
-Mỗi nhóm có mấy bạn
-Có … bạn
-Số bạn 4 nhóm như thế nào
- Bằng nhau / ít hơn / nhiều hơn
-Các con về nhóm chọn nhân vật thay thế hay thêm nhân vật có thể là cây , hoa … sau đó kể thành câu chuyện
-3 tổ trưởng lấy tranh phông , nhân vật rời và về nhóm thực hiện
-Cô mời trẻ trong nhóm kể chuyện , có thể kể nối tiếp theo nhóm
-Từng nhóm kể , các bạn bổ sung
-Cô xen kẻ đặt một số câu hỏi :
Ví dụ như :
+ Câu chuyện của con xảy ra vào lúc nào ?
+ Tại sao con gắn lão địa chủ ở đây
+ Con đặt tên cho câu chuyện là gì ?…
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ
-Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì cho bản thân
-Không tham lam , biết giúp đỡ mọi người …
File đính kèm:
- 11.doc