Các ngày kỉ niệm của gia đình
- Hoạt động cùng nhau trong ngày nghỉ.
- Cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
- Các thành viên trong gia đình kính trọng, nhường nhịn, lễ phép với ông bà , bố mẹ trong gia đình
- Vui vẻ đón tiếp khách khi khách đến chơi, rót nước mời khách.
35 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề con: Nhu cầu về gia đình (2 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ CON : NHU CẦU VỀ GIA ĐÌNH: 2 TUẦN
MẠNG NỘI DUNG
GIA ĐÌNH LÀ NƠI VUI VẺ
HẠNH PHÚC
- Các ngày kỉ niệm của gia đình
- Hoạt động cùng nhau trong ngày nghỉ.
- Cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
- Các thành viên trong gia đình kính trọng, nhường nhịn, lễ phép với ông bà , bố mẹ trong gia đình
- Vui vẻ đón tiếp khách khi khách đến chơi, rót nước mời khách.
ĐỒ DÙNG TRONG
GIA ĐÌNH
Đồ gỗ (giường, tủ, bàn ghế)
Đồ điện
Đồ dùng ở bếp
Phương tiện đi lại
Đồ dùng cá nhân
Quần áo, khăn mặt
ĂN MẶC TRONG
GIA ĐÌNH
Aên thức ăn đúng giờ và thích hợp.
Các loại thực phẩm cần cho gia đình và lợi ích của chúng
Học cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
NHU CẦU GIA ĐÌNH
MẠNG NỘI DUNG
LÀM QUEN VỚI TOÁN
- So sánh chiều cao các đồ dùng trong gia đình
- Đếm và nhận biết các đồ dùng trong gia dình trong phạm vi 5
TẠO HÌNH
- Nặn quả, nặn dĩa đựng quả
- Nặn các loại quả
- Nặn các đồ dùng trong gia đình
- Vẽ theo ý thích
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
-Đọc vẽ chân dung mẹ
- Kể lại việc đi thăm họ hàng
- Kể về ngày kỷ của gia đình( sinh nhật, đi chơi công viên, ngày mừng thọ…)
- Đọc thơ “Thăm bà”
THỂ DỤC
Ném trúng đích nằm ngang
Bật xa 35 cm
LAO ĐỘNG
- Dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định
- Chăm sóc vật nuôi, cây trồng
THỂ DỤC
- Hát múa “Mẹ yêu không nào”, “ cháu yêu bà”
- Nghe hát khúc “ Khúc hát ru của người mẹ trẻ”
- Tổ ấm gia đình
- Trò chơi “Ai nhanh nhất”
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
- Một số đồ dùng gia đình
- Một số vật nuôi trong gia đình
- Một số loại rau
- Giới thiệu các bữa ăn và các món ăn
TRÒ CHƠI
- Người mua sắm giỏi
- Bánh xe quay
- Gia đình
- Lớp học
- Cửa hàng
- Phòng khám
- Xây hàng rào công viên
- Đóng vai các thành viên trong gia đình
NHU CẦU GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ CON: NHU CẦU GIA ĐÌNH ( 2 TUẦN)
T.N
MÔN HỌC
ĐỀ TÀI
MỌI LÚC, MỌI NƠI
Thứ 2
/
HM
TDBS
LQVH
HĐNT
HĐG
Vui chơi
- Trẻ dũng cảm tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Thơ û5, tay4, chân3, bụng5, bật3
- Truyện “Gấu con chia quà”
- Trẻ vào chơi ở các góc.
- Người mua sắm giỏi (TCHĐ)
Hoạt động tự chọn.
Cô kể chuyện cho cháu nghe
Thứ 3
/
Chiều
TDBS
LQVT
HĐNT
HĐG
Vui chơi
- Trò chuyện đầu giờ
- Thơ û5, tay4, chân3, bụng5, bật3
Dạy trẻ so sánh 2 và 3, thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3.
- Bánh xe quay (TCVĐ)
- Trẻ vào chơi ở các góc.
- Người mua sắm giỏi (TCHĐ)
Hoạt động tự chọn.
Trẻ nhận biết các nhóm đồ chơi trong lớp có 2 và 3
Thứ 4
/
chiều
TC
TDCK
HĐNT
HĐG
HĐTH
- Trò chuyện đầu giờ
- Ném trúng đích nằm ngang (HT: tay4)
TC: Cáo và thỏ
Bánh xe quay (TCVĐ)
- Trẻ vào chơi ở các góc.
- Nặn đĩa quả (mẫu)
Hoạt động tự chọn.
Cho cháu chơi Cáo và thỏ
Thứ 5
/
Chiều
TC
TDBS
MTXQ
HĐNT
HĐG
Vui chơi
- Trò chuyện đầu giờ
- Thơ û5, tay4, chân3, bụng5, bật3
- Một số đồ dùng trong gia đình
- Bánh xe quay (TCVĐ)
Trẻ vào chơi ở các góc.
- Người mua sắm giỏi (TCHĐ)
Hoạt động tự chọn.
Trò chuyện với trẻ về đồ dùng trong gia đình
Thứ 6
/
Chiều
TC
TDBS
GDÂN
HĐNT
HĐG
Vui chơi
- Trò chuyện đầu giờ
- Thơ û5,tay4, chân3, bụng5, bật3
- Hát, múa “Mẹ yêu không nào”
Nghe hát: “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Bánh xe quay (TCVĐ)
Trẻ vào chơi ở các góc.
Sinh hoạt văn nghệ.
Cho cháu hát bài “Mẹ yêu không nào”
Thứ ngày tháng năm 2008
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
TRẺ DŨNG CẢM TỰ TIN KHI THAM GIA
VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Yêu cầu:
Cô và cháu trò chuyện vui vẻ.
Thông qua buổi trò chuyện trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể
II. Chuẩn bị :
Nội dung buổi trò chuyện.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định : Cô bắt nhịp cho cháu hát bài “Em yêu trường em”
2. Giới thiệu : Các con vừa hát bài hát nói về trường của mình. Vậy các con cho cô biết ở trường mầm non có những ai? Thưa cô có các cô giáo, các bác cấp dưỡng và bạn bè. Tất cả các hoạt động chung của trường do cô hiệu trưởng điều hành, mọi người ở trường phảt tham gia tất cả các hoạt động gọi là hoạt động tập thể.
- Các con cũng vậy khi học ở trường lớp mầm non, lớp tổ chức cái gì thì các con phải tham gia đầy đủ, đoàn kết tương trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Cô có thể cho trẻ chơi trò chơi kéo co, qua trò chơi này chính bản thân trẻ thấy được sức mạnh tập thể.
3. Kết thúc : Cho cháu hát bài “lớp chúng mình”
THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
THỞ5, TAY4, CHÂN3, BỤNG5, BẬT3
I. Yêu cầu:
Cháu tập đều đẹp các động tác, chú ý tập đều theo cô.
Phát triển cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
Sàn tập sạch sẽ.
Động tác của cô
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
Cho cháu xếp ba hàng dọc sau đó chuyển động vòng tròn làm theo người dẫn đầu, đi bằng các ngón chân , mũi bàn chân, gót chân, đi thường sau đó chuyển về đội hình 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung
2. Trọng động:
- Thở 5 : Máy bay ù ù
- Cho trẻ đi theo vòng tròn hoặc đi tự do, đưa tay ngang và làm tiếng máy bay ù ù
- Tay4 : hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao
TTCB: đứng tự nhiên đưa tay thả xuôi, đầu không cúi.
N1 : đưa một tay lên cao, một tay thẳng phía trước hơi chếch ra sau.
N2 : (Đổi tay đưa cao) theo dọc thân
N3 : như nhịp 1.
N4 : như nhịp 2 (tập 4l x 4n)
* Chân3 : Đứng đưa một chân ra phía trước.
N1 : đưa chân trái ra trước, các ngón chân hoặc gót chân chạm đất.
N2 : về TTCB
N3 : như nhịp 1.
N4 : như nhịp 2.(tập 4l x 4n)
* Bụng5 : ngồi dũi chân.
Quay người sang bên 900
- N1 : quay người sang trái tay phải chạm tay trái (chân dũi thẳng)
- N2 : về TTCB
- N3 : quay người sang phải tay trái chạm tay phải
- N4 : về TTCB(tập 4l x 4n)
* Bật 3 : Bật tách, khép chân.
TTCB : tay chống hông
- Nhịp 1 : bật tách chân, tay dang ngang lồng bàn tay sấp.
- Nhịp 2 : Bật kép chân.
3. Hồi tĩnh : Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt.
LÀM QUEN VĂN HỌC
CHUYỆN: GẤU CON CHIA QUÀ
I. Yêu cầu:
Cháu hiểu nội dung câu chuyện.
Qua câu chuyện giáo dục trẻ chăm chỉ học hành thì làm công việc mới dễ dàng.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa nội dung câu chuyện
Nội dung câu chuyện.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định : cho cháu hát bài “ Cả nhà thương nhau”
2. Giới thiệu : Có một bạn gấu rất ngoan, chăm chỉ học hành, được mẹ tặng cho rất nhiều quả táo và làm cho cả nhà vui lòng. Đó là nội dung của câu chuyện gì ?
Hôm nay cô sẽ kể cho lớp mình nghe nhé !
Cô kể diễn cảm lần một
Cô kể lần 2 : vừa kể vừa kết hợp cho trẻ xem tranh.
Cô kể lần 3 : trích dẫn và làm rõ ý.
- Đoạn 1 : từ đầu ... cho con từng ấy quả táo nhé. ... (nói lên yêu cầu của mẹ khi cho gấu táo)
- Đoạn 2 : “Gấu con vâng lời … chăm học hơn”(Gấu rất chăm ngoan đã chăm chỉ học hành và nhận được rất nhiều quả táo)
- Đoạn 3 : còn lại (nói lên gấu con chia quà thật ngộ nghĩnh, cả nhà rất vui)
3. Đàm thọai.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?
- Khi mẹ hái táo cho Gấu, gấu đã có phản ứng gì ?
- Mẹ đã có yêu cầu gì đối với Gấu ?
- Gấu đã làm gì sau khi nghe mẹ yêu cầu ?
- Năm mới đến, mẹ gấu đã sai gấu đi mua gì nào ?
- Gấu đã mua như thế nào ?
- Gấu đã đếm lại số người trong nhà như thế nào ?
- Gấu bố đã nói gì ?
* Cô kể lại cho cả lớp nghe lại lần nữa.
- Cô mời các bạn lên kể
(Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời)- Vừa rồi cô đã kể cho các con nghe câu chuyện “ Gấu con chia quà” các con thấy gia đình nhà gấu rất vui khi thấy gấu chăm chỉ học hành. Các con cũng vậy muốn cho ba mẹ vui thì các con phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cô giáo, bố mẹ, các con đã nhớ chưa nào?
- Bây giờ cô cháu mình cùng múa hát những bài nói về gia đình mình nhé.
4. Kết thúc : cho cháu chơi trò chơi: “ trời mưa” rồi ra chơi.
- Cháu hát cùng cô
- Cháu lắng nghe cô kể
- Thưa cô : gấu chê ít
- Học đếm.
- Thưa cô chăm chỉ học đếm.
Mỗi bạn kể một đoạn.
- Thưa cô vâng ạ.
- Cả lớp hát bài : “Cháu yêu bà”ø, “cả nhà thương nhau”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
BÁNH XE QUAY
I. Yêu cầu:
Rèn luyện phản xạ nhanh theo tín hiệu
II. Chuẩn bị:
Một cái xắc xô
III. Luật chơi: khi dứt tiếng xắc xô trẻ đứng ngay lại.
IV. Cách chơi:
- Chia trẻ thành 2-4 nhóm có một nhóm nhiều hơn các nhóm khácc 4-5 cháu, xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào, trong khi nghe cô gõ xắc xô , trẻ cầm tay nhau chạy vòng theo hướng ngược nhau (chạy theo nhịp gõ của xắc xô) làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng yêu tại chỗ (trẻ có thể nói ‘kết’ và dừng, cô gõ xắc xô chậm dần để khi trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt. Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để các cháu phản ứng theo đúng nhịp.
(khi cháu chơi cô khuyến khích động viên trẻ)
* Kết thúc : Cô nhắc trẻ hôm sau chơi ngoan.
Thứ ngày tháng năm 2008
LÀM QUEN VỚI TOÁN
DẠY TRẺ SO SÁNH 2 VÀ 3, THÊM BỚT ĐỂ TẠO
SỰ BẰNG NHAU TRONG PHẠM VI 3
I. Yêu cầu:
Cháu so sánh 2 và 3, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3.
II. Chuẩn bị :
Mỗi trẻ 3 cái chén, 3 cái thìa.
Đồ dùng của cô có kích thước lớn hơn.
Một số đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định :
Cho cháu hát bài “Nhà của tôi”
2. Giới thiệu : Các con vừa hát bài hát gì ?
- Vậy các con xem trong nhà của các con có những gì nhé ?
3. Nội dung :
- Luyện đếm : Vậy các con đếm xem trong nhà của các con có những gì và số lượng là bao nhiêu nhé !
1, 2, 3 (tất cả có 3 cái xoong)
1, 2, 3 (tất cả có 3 cái đĩa)
* So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3
- Các con xem trong nhà còn có những gì nữa ?
(Cô xếp 3 cái chén thẳng hàng)
- Còn có gì đây nữa các con ?
(Cô xếp 2 cái thìa cho trẻ đếm)
- Vậy nhóm chén và thìa, nhóm nào nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu ? muốn hai nhóm bằng nhau ta phải làm gì ?
- Cho trẻ lên bảng lấy 1 thìa đặt vào nhóm thìa và cho trẻ đếm cả 2 nhóm, sau đó nhận xét 2 nhóm bằng nhau.
- Tương tự như thế với các nhóm như (3 thành viên, 3 ly uống nước)
- Cô nói : chúng ta ai cũng có chén và thìa, vậy các con hãy lấy 3 cái chén ăn cơm đặt thành hàng ngang, cô cho cả lớp đếm 1, 2, 3 (tất cả 3 cái chén)
- Cô nói : các con hãy lấy 3 cái thìa đặt vào 3 cái bát.
Vậy số thìa và số bát như thế nào ? muốn số thìa và số bát bằng nhau làm như thế nào ?
- Cho trẻ đếm lại số bát và số thìa rồi nêu nhận xét.
- Cô cho trẻ cất dần số chén và thìa rồi cho trẻ đếm.
* Luyện tập :
- Cho cháu chơi “về đúng số nhà”
- Cách chơi: cô có 3 ngôi nhà , 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn, cháu cầm trên tay 1 thẻ có kí hiệu 1, 2 hoặc 3 chấm tròn, cháu vừa đi vừa hát, khi nào có hiệu lệnh của cô thì cháu về nhà của mình.
- Khi cháu chơi được 1 hoặc 2 lần cô có thể cho các bạn đổi thẻ cho nhau.
3. Kết thúc : Cho cháu hát bài “ Tập đếm”
- Thưa cô : “Nhà của tôi”
- Cháu đọc theo cô
- 1, 2, 3 (tất cả có 3 cái chén)
- Thìa ăn cơm
- Nhóm chén nhiều hơn 1
- Thêm một cái thìa.
- 1, 2, 3 (có 3 cái thìa)
- Cháu đếm 1, 2 (có tất cả 2 cái thìa)
- Thêm vào một cái thìa nữa
- Cháu chơi hứng thú
- Cháu hát cùng cô
Thứ ngày tháng năm 2008
THỂ DỤC CHÍNH KHÓA:
NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
HỖ TRỢ(TAY4)
I. Yêu cầu:
Cháu định được hướng ném và ném đúng tư thế.
Rèn luyện cho trẻ tính chính xác
Giáo dục cháu khi tham gia chơi không xô đẩy nhau.
II. Chuẩn bị:
Tranh, Túi cát, mũ thỏ.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
Cho cháu xếp ba hàng dọc sau đó chuyển động vòng tròn vừa đi vừa hát bài “cháu yêu bà” kết hợp với các kiểu đi khác nhau: đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi thường sau đó chuyển về đội hình 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Trọng động:
- Thở 5 : Cháu làm tiếng còi tàu tu tu
- TTCB: đứng thẳng, tay thả xuôi, đầu không cúi.
- TH: Hai tay đưa trước miệng giả làm tiếng còi tu tu
- Cô có thể nói: tàu kêu to hơn, cháu ngân dài ra (tập 2l x 4n)
- Tay4 : (Hỗ trợ) tay đưa lên cao, 1 tay thẳng phía trước, tay kia hơi chếch ra sau.
TTCB: đứng thẳng, tay thả xuôi, đầu không cúi.
N1 : đưa 1 tay lên cao, 1 tay thẳng phía dưới hơi chếch ra sau
N2 : đổi tay đưa cao theo dọc thân
N3 : như nhịp 1.
N4 : về TTCB (tập 3l x 4n)
* Chân3 : đứng đưa 1 chân ra phía trước
- TTCB :N1 : đưa chân trái ra trước, các ngón chân hoặc gót chân chạm đất
N2 : về TTCB
N3 : đưa chân phải ra trước như nhịp 1.
N4 : về TTCB (tập 4l x 4n)
* Bụng5 : ngồi dũi chân (ngồi dũi chân quay người sang 900)
- N1 : quay người sang trái, tay phải chạm tay trái
- N2 : về TTCB
- N3 : quay người sang phải tay trái chạm tay phải
- N4 : về TTCB(tập 2l x 4n)
* Bật 3 : Bật tách, kép chân.
Cho trẻ thực hiện (2l x 4n)
* Vận động cơ bản :
- Cho cháu đứng thành 2 hàng ngang đối diện.
+ Giới thiệu : Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây ? thưa cô bạn đang ném trúng đích nằm ngang(cô chỉ bạn đang ném và giới thiệu)
+ Cô ném mẫu lần 1 không giải thích.
+ Cô ném mẫu lần 2 kết hợp giải thích.
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bia ném
Bia ném
- Đứng trước vạch kẻ chân trước , chân sau(chân trái bước lê) chân phải để sau, tay phải cầm túi cát đưa ngang tần mắt nhằm vào đích và ném trúng đích.
+ Cháu thực hiện
- Cô mời 2 cháu nhanh nhẹn lên thực hiện cho cả lớp xem.
- Sau đó cứ mỗi lần cô mời 2 cháu lên thực hiện cho đến hết (khi cháu ném cô động viên khuyến khích, nhắc cháu ném đúng)
+ Cô ném lại một lần nữa cho cả lớp xem.
* Trò chơi vận động : Cáo và Thỏ
- Cách chơi : cô vẽ một vòng tròn, cả lớp làm thỏ, cử một bạn nhanh nhẹn ra làm cáo, thỏ đi ăn vừa đi vừa hát, khi nào cáo đuổi thì thỏ phải chạy nhanh vào vòng, nếu bạn nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt.
- Bạn nào bị cáo bắt phải hát một bài.
( Cô cho trẻ chơi 3 lần)
3. Hồi tĩnh :
Cho cháu chơi trò chơi ‘uống nước chanh’
Thứ ngày tháng năm 2008
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Yêu cầu:
Cháu nhận biết một số đồ dùng trong gia đình.
Biết công dụng và chất liệu của từng đồ dùng đó.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.
II. Chuẩn bị :
Chén , bát, thìa, đĩa, xoong, nồi, bếp ga ...
Mỗi cháu một đồ chơi có các loại trên.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định :cô bắt nhịp cho các cháu đọc bài thơ “Đi cầu đi quán”
2. Giới thiệu :
Các con ạ, chúng ta cần rất nhiều đồ dùng trong gia đình, có nhiều loại đồ dùng khác nhau, vì vậy bố mẹ và các con thường hay đi mua sắm. Vậy các con hãy quan sát xem bố mẹ các con đã đi mua sắm những đồ dùng gì nhé.
3. Nội dung :
- Cô đưa cái xoong ra và hỏi :
+ mẹ mua được cái gì đây ?
+ Cái xoong dùng để làm gì ?
+ Cái xoong làm bằng chất liệu gì ?
- Cô giới thiệu tổng quát chi tiết về cái xoong, cho trẻ đeọc về tên gọi, vật liệu , công dụng, cho trẻ lên sờ xem.
- Tương tự như thế các đồ dùng đã chuẩn bị.
- Cô mời các bạn lên nhận xét, đồ dùng để làm gì ? làm bằng dụng cụ gì ?
Tất cả các đồ dùng này rất cần thiết cho gia đình, vì vậy chúng ta khi dùng phải giữ gìn thật cẩn thận và giữ cho chúng luôn sạch sẽ. Đặc biệt là các đồ dùng bằng sứ rất dễ vỡ.
Để có các đồ dùng này thì các cô các bác công nhân làm việc rất vất vả mới có được.
* Cho trẻ chơi trò chơi “Mẹ cất đồ dùng gì?”
- Cho trẻ quan sát kĩ các đồ dùng để trên bàn, sau đó xem mẹ đã cất đồ dùng gì đi nhé !
- Cho trẻ so sánh 2 đồ dùng cái xoong và cái bát.
+ Giống nhau : đều là đồ dùng gia đình.
+ Khác nhau : cái xoong làm bằng nhôm, Inox để đun nấu, còn cái bát làm bằng sứ dùng để ăn.
- Tương tự so sánh cái chén với bếp ga và các cặp đồ dùng khác.
* Chơi trò chơi : “chọn đồ vật giơ lên theo yêu cầu của cô”
VD : Cô nói đồ dùng để uống.
- Đồ dùng thức ăn.
- Đồ dùng để nấu.
(khi cháu chơi cô động viên, khuyến khích trẻ.)
* Giáo dục :
Các con ạ, các cô chú công nhân đã lao động vất vả để làm ra các đồ dùng gia đình.
Ba mẹ các con đã giành tiền để đi mua sắm cho nên các con phải luôn giữ gìn cẩn thận đồ dùng trong gia đình để được bền và sạch đẹp.
4. Kết thúc :
Cho trẻ đọc thơ ” Cái bát xinh xinh” rồi ra chơi.
- Cháu đọc cùng cô.
- Lắng nghe cô giới thiệu
- Thưa cô cái xoong để đun nấu ạ.
- Thưa cô bằng nhôm
- Cháu lên quan sát và sờ vào.
Cháu lên trả lời.
- Cháu đứng lên so sánh
- Cháu cầm ly giơ lên
- Cháu cầm thìa giơ lên.
Thứ ngày tháng năm 2008
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
HÁT MÚA : “MẸ YÊU KHÔNG NÀO ”
NGHE HÁT “KHÚC HÁT RU CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ”
TRÒ CHƠI: AI NHANH NHẤT
I. Yêu cầu:
Cháu hát múa vui vẻ bài hát “Mẹ yêu không nào”
Chú ý nghe cô hát, hưởng ứng nghe cô hát.
Chơi trò chơi sôi nổi
II. Chuẩn bị:
1. Đề tài hoạt động nghệ thuật : “Mẹ yêu không nào” tình thương gia đình
2. Bài hát bổ sung và nội dung tích hợp
+ Bài hát trong chương trình
- Mẹ yêu trong nào
- Em có ba, em có má
- Cháu yêu bà
+ Bài hát ngoài chương trình “Ba ngọn nến lung linh”
+ Nghe hát “ Khúc hát ru của người mẹ trẻ”
+ Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
3. Chuẩn bị cho hoạt động:
- Trống lắc, phách tre, phách dừa
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Ca hát
- Các con đến lớp các con chào ai?
Khi đi em hỏi khi về em chào mới là bé ngoan
- Cô mở nhạc bài “Mẹ yêu không nào”
- Cô cho cả lớp hát hai lần
- Muốn biết ba mẹ có yêu các con khôngnào chúng ta hãy thể hiện bài hát và cùng múa lên nhé
- Cô mở nhạc
- Cô mời tổ múa ( khi cháu hát múa cô động viên cháu hát hay múa đẹp)
+ Thế ở nhà các con ngoài ông bà ra các con còn có ai nữa nào?
- Cô mở nhạc “ Em có ba, em có má”
+ Các con ạ, không phải ba mẹ mới yêu thương các con mà còn ông bà cũng yêu thương các con, vậy các con có yêu bà của mình không nào?
- Trong gia đình ba được ví như cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là ccây nến hồng, các con có thấy gia đình mình như vậy không nào?
- Cô mở nhạc bài “ Ba ngọn nến lung linh”
+ Nghe hát bài “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”
- Các con lớn lên trong lời ru tiếng hát của mẹ, mẹ đã nuôi nấng các con nên người. Bây giờ các con sẽ được nghe lại giai điệu bài hát từ thuở ấu thơ nhé
- Cô mở nhạc bài “ Khúc hát ru của người mẹ trẻ”
- Lần 2 cô hát cho trẻ nghe kết hợp với làm điệu bộ minh họa
* Trò chơi: “ Ai nhanh nhất”
Cô nói: Thấy các con ngoan ba mẹ rất yêu thương các con bây giờ ba mẹ sẽ xem các con chơi có ngoan không nhé?
- Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
Cách chơi:
Cô đặt 5 cái vòng ở giữa lớp, mỗi lần chơi là 6 bạn, các bạn đi xung quanh cací vòng tròn vừa đi vừa hát, khi nào có hiệu lệnh của cô cháu vào vòng thật nhanh, ai không tìm được vòng thì thua cuộc phải nhảy lò cò một vòng
Khi trẻ chơi cô khuyến khích động viên trẻ tham gia chơi nhiệt tình không xô đẩy nhau
( Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lần)
- Các con biết không, trong gia đình ai cũng có ông bà, cha mẹ, anh chị em. Để cho gia đình mình được đầm ấm vui vẻ thì các con phải chăm ngoan, học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn, khi đi em hỏi, khi về em chào
- Cô mở nhạc bài “mẹ yêu không nào”
- Cháu hát múa lại bài hát rồi kết thúc tiết học
Thưa cô chào cô giáo
Chào ba mẹ
Cả lớp hát cùng
- Cả lớp cùng múa bài “Mẹ yêu không nào”
- Tổ múa, múa cá nhân.
- Cháu hát kết hợp làm điệu bộ minh họa
- Cả lớp hát bài “ Cháu yêu bà”
- Cháu nghe nhạc và hát theo
- Cháu nghe và hưởng ứng
- Cháu tham gia tích cực
- Cháu ngồi lắng nghe cô dặn dò
- Cháu múa bài “mẹ yêu không nào”
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
CHỦ ĐỀ : NHU CẦU GIA ĐÌNH
T.N
MÔN HỌC
ĐỀ TÀI
MỌI LÚC, MỌI NƠI
Thứ 2
/
Chiều
Họp mặt
TDBS
LQVH
HĐG
Vui chơi
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi ở trường lớp
- Tập theo bài “ Đu quay”
- Thơ “ Thăm nhà bà”
Trẻ vào chơi ở các góc
- Người đầu bếp giỏi (TCHT)
Hoạt động tự chọn
Cháu đọc thơi “ Thăm nhà bà”
Thứ 3
/
Chiều
TC
TDBS
LQVT
HĐNT
HĐG
VC
Trò chuyện đầu giờ
- Tập theo bài “ Đu quay
Dạy trẻ so sánh chiều rộng của hai đối tượng
Mèo đuổi chuột
Trẻ vào chơi ở các góc
- Người đầu bếp giỏi (TCHT)
Hoạt động tự chọn
Trẻ so sánh chiều rộng của các đồ dùng trong lớp
Thứ 4
/
chiều
TC
TDCK
LQVT
HĐNT
HĐG
HĐTH
Trò chuyện đầu giờ
- Bật xa 35cm HT chân2
- Đội hình vòng tròn
TC: tung cao hơn nữa
Mèo đuổi chuột rộng của
Trẻ vào chơi ở các góc
- Nặn đồ dùng gia đình
Hoạt động tự chọn
Trẻ chơi tung bóng
Thứ 5
/
Chiều
TC
TDBS
MTXQ
HĐNT
HĐG
VC
Trò chuyện đầu giờ
- Tập theo bài “ Đu quay
Nhu cầu ăn uống của gia đình nhu cầu của dinh dưỡng đối với các thành viên trong gia đình
Mèo đuổi chuột
Trẻ vào chơi ở các góc
- Người đầu bếp giỏi (TCHT)
Hoạt động tự chọn
Trò chuyện về dinh dưỡng hàng ngày của trẻ
Thứ 6
/
Chiều
TC
TDBS
GDÂN
HĐNT
HĐG
VC
Trò chuyện đầu giờ
- Tập theo bài “ Đu quay
- Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “ cháu yêu bà”
- Nghe hát “tổ ấm gia đình”
TC: Ai nhanh nhất
Mèo đuổi chuột
Trẻ vào chơi ở các góc
Sinh hoạt văn nghệ
Trẻ hát bài “ cháu yêu bà”
Thứ ngày tháng năm 2008
HỌP MẶT: BIẾT GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
Ở TRƯỜNG LỚP
I. Yêu cầu:
Cô và cháu trò chuyện về ngày nghỉ
Giáo dục cháu ngoan ngoãn, biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định và phải biết giữ gìn.
Biết vâng lời cô, thực hiện đúng tiêu chuẩn bé angoan cô đề ra.
II. Chuẩn bị :
Tranh.
Bé chơi xây dựng
Bé xếp đồ chơi vào kệ.
Câu chuyện cô kể theo tranh.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Giới thiệu : Cho cháu chơi trò chơi “Con thỏ”
Cô nói: hôm nay là ngày thứ 2 là ngày đầu tuần của một tuần học, cô cháu mình cùng trò chuyện về ngày nghỉ hôm qua nhé.
2. Nội dung : cho cháu kể lần lượt về công việc của cháu đã làm được trong ngày nghỉ. Trong khi cháu kể , nhắc trẻ kể theo thứ tự, kể thật thà, không nói theo bạn. Trong khi cháu kể cô chú ý gợi ý t
File đính kèm:
- Giao an mam non chu diem gia dinh.doc