.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu nội dung truyện : Người anh chăm chỉ được mọi người quý mến và được hưởng hạnh phúc. Người em lười biếng nên bị trừng phạt, bị nghèo đói.
- Trẻ nhớ tên nhân vật.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ lao động, giúp đỡ mọi người, hiểu rằng : Mỗi người cần làm tốt công việc của mình.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ truyện .
- Bài thơ : “ Làm anh ”
- Tranh nhân vật người anh, người em, ông tiên có từ, từ còn thiếu chữ cái .
- Hoạt cảnh rối.
- Thuộc bài hát “ cả nhà thương nhau.”
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Gia đình - Hoạt động có chủ đích - Đề tài câu chuyện “hai anh em”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
ĐỀ TÀI : CÂU CHUYỆN “ HAI ANH EM ”
Người dạy: Nguyễn Thị Lan Oanh
Ngày dạy: 6 ngày 16 tháng 11 năm 2012
Lớp : Thôn 2
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu nội dung truyện : Người anh chăm chỉ được mọi người quý mến và được hưởng hạnh phúc. Người em lười biếng nên bị trừng phạt, bị nghèo đói.
- Trẻ nhớ tên nhân vật.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ lao động, giúp đỡ mọi người, hiểu rằng : Mỗi người cần làm tốt công việc của mình.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh minh hoạ truyện .
Bài thơ : “ Làm anh ”
Tranh nhân vật người anh, người em, ông tiên có từ, từ còn thiếu chữ cái .
Hoạt cảnh rối.
Thuộc bài hát “ cả nhà thương nhau.”
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
*HOẠT ĐỘNG 1:
- Cô cho đọc thơ “Làm anh”
+Các con vừa đọc bài thơ gì ?
+Bài thơ nói về những ai ?
-Bây giờ các con hãy nhìn xem cô có bức tranh gì đây nhé!
+Bức tranh vẽ cảnh gì đây ? “Cô nói nội dung bức tranh cho trẻ hiểu “
-Để biết điều gì sẽ xảy ra và tại sao lại như vậy,các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Hai anh em “nhé !
*HOẠT ĐỘNG 2: * Cô kể cho trẻ nghe.
Cô kể lần 1: cô kể diễn cảm:
Cô kể lần 2 theo tranh minh hoạ.
*Giảng Giải – Trích Dẫn:
- Người anh chăm chỉ, chịu khó, thể hiện ở các chi tiết gặt lúa, hái bông giúp mọi người, tưới và chăm sóc bí ngô giúp cụ già. Vì vậy người anh được thưởng công nhiều vàng bạc, châu báu.
- Người em lười biếng thể hiện : không gặt lúa, không hái bông, không chăm sóc cây, vì vậy người em đã bị trừng phạt, nghèo đói.
- Tình cảm yêu thương em của người anh ( trích đoạn “… chờ mãi không thấy em về …” cho đến hết).
*Đàm thoại:
+ Cô vừa kể chuyện gì?
+Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?
+Người anh là người như thế nào ?
+Người anh dã giúp đỡ những ai ?
+Cuối cùng người anh được hưởng những thành quả lao động như thế nào ?
+Người em là người như thế nào ?
+Người em có giúp đỡ mọi người không ? Người em giúp đỡ những ai ?
+ Cuối cùng người em có được hưởng những thành quả lao động như người anh không ? Vì sao ?
+Qua câu chuyện này các con yêu nhân vật nào ? Tại sao?
*Giáo dục tư tưởng :
-Đúng rồi đấy các con ạ! Chúng mình muốn có đựơc cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì phải chăm chỉ như người anh,Cứ lười nhác như người em thì sẽ bị trừng trị và nghèo đói đấy.
-Vì vậy qua câu chuyện này các con học tính cách siêng năng của người anh, ngưòi nhỏ làm việc nhỏ nhé!
*HOẠT ĐỘNG 3 :
-Diễn tả từ bằng hành động : Cho trẻ làm động tác “ gặt lúa” “ hái bông”
-Điền chữ còn thiếu vào tranh: Các con vừa được chơi trò chơi “ gặt lúa” “ hái bông”
Bây giờ các con hãy chú ý xem ai đến thăm lớp mình nhé! Cô gắn tranh“Người anh, Người em, Ông tiên” cho đọc từ dưới tranh , viết chữ còn thiếu dưới tranh ,đọc từ hoàn chỉnh.
-Cô tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh : Cô mời 5 trẻ lên kể .
-Cho lớp nhận xét.
-Cô biểu diễn rối : Kể lại bằng rối 1 lần nữa.
Kết thúc:
Hát bài : “Cả nhà thương nhau”
File đính kèm:
- GIAO AN(23).doc