I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát, bài nghe hát, biết được tên tác giả.
- Trẻ nhớ tên bài hát, hát đúng, hát rõ lời và biết vận động múa theo lời bài hát . Biết sáng tạo những vận động mới theo lời bài hát.
- Chú ý nghe cô hát trọn vẹn bài hát.
- Biết cách chơi trò chơi và hứng thú tham gia trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng múa cho trẻ.
- Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe cô và bạn hát.
- Biết trả lời một số câu hỏi to, rõ ràng, biết diễn đạt ý của mình mạch lạc.
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
3. Thái độ:
- Biết chú ý lắng nghe cô và bạn hát
- Qua nội dung bài hát giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn năng lượng mặt trời: Ánh nắng mặt trời buổi sáng có nhiều chất vitamin D rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Vì vậy vào mỗi buổi sáng khi các con thức dậy, thì các con nên mở tất cả các cửa sổ để mặt trời chiếu vào trong phòng và các con nên tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng, để cơ thể các con hấp thụ được chất vitamin D cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13085 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh hoạt động chung: giáo dục âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi giáo viên giỏi huyện năm học 2012 - 2013
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên.
Chủ đề nhánh: .
Hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc
Nội dung trọng tâm: Dạy VĐ múa bài “Nắng sớm”
Nội dung kết hợp:
* Nghe hát : “Đi cấy” Dân ca thanh hoá.
* Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh hơn.
Thời gian 30 - 35 phút
Độ tuổi: Mẫu giáo Lớn C
Địa điểm: Lớp MG Lớn C Trường MN Đức Yên
Người dạy: Nguyễn Thuý Nga
Ngày Soạn: 25/ 03/ 2013
Ngày dạy: 27/ 03/ 2013
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát, bài nghe hát, biết được tên tác giả.
Trẻ nhớ tên bài hát, hát đúng, hát rõ lời và biết vận động múa theo lời bài hát . Biết sáng tạo những vận động mới theo lời bài hát.
Chú ý nghe cô hát trọn vẹn bài hát.
Biết cách chơi trò chơi và hứng thú tham gia trò chơi.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng múa cho trẻ.
- Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe cô và bạn hát.
Biết trả lời một số câu hỏi to, rõ ràng, biết diễn đạt ý của mình mạch lạc.
Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
Thái độ:
Biết chú ý lắng nghe cô và bạn hát
Qua nội dung bài hát giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn năng lượng mặt trời: ánh nắng mặt trời buổi sáng có nhiều chất vitamin D rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Vì vậy vào mỗi buổi sáng khi các con thức dậy, thì các con nên mở tất cả các cửa sổ để mặt trời chiếu vào trong phòng và các con nên tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng, để cơ thể các con hấp thụ được chất vitamin D cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Trang phục của cô: áo dài
- Đàn oóc gan ghi các bài hát “Nắng sớm”, “ Đi cấy”.
*. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng cho trẻ.
- Mũ mặt trời, mũ đám mây ( đủ cho mỗi trẻ).
- 7 Mũ thỏ.
- 5 vòng tượng trưng cho 5 ngôi nhà.
- Chiếu cho trẻ ngồi, chỗ ngồi hợp lý cho trẻ.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ điểm.
- Cô đọc câu đố:
“ Gà gáy ó o
Mặt trời ló dạng
Đố anh, đố bạn
Phải gọi buổi nào?” (Buổi sáng).
- Buổi sáng ngủ dậy nhìn lên bầu trời các con thấy gì?
- Ông mặt trời vào mỗi buổi sáng như thế nào?
* Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm:
Dạy trẻ vận động : Múa bài “ Nắng sớm” sáng tác: “Hàn Ngọc Bích”.
- Có một bài hát cũng nói về ánh nắng của buổi sáng các con có biết đó là bài gì không?
Bài: “Nắng sớm” nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích.
- Cô cháu mình cùng hát vang bài hát này nhé ( Cả lớp hát cùng cô 1 lần)
- Các con thấy lời bài hát có hay không?
- Để bài hát hay hơn và sinh động hơn thì chúng ta cần phải làm gì?
( Vỗ tay theo nhịp, vỗ tay theo phách, theo tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, vỗ tay theo lời ca và múa).
- Dạy vận động múa bài hát: “ Nắng sớm”.
- Hôm nay cô sẽ dạy các con cách múa bài “ Nắng sớm”. Các con chú ý xem cô hát và múa nhé.
- Cô múa mẫu cho trẻ xem 1 lần.
- Lần 2: Cô vừa múa vừa phân tích từng động tác cho trẻ hiểu.
+ Động tác 1: Từ “Mở cửa ra cho nắng sớm vào phòng”.
- Đưa hai tay từ trong đưa ra trước mở ra , làm giống động tác mở cửa, mắt nhìn theo tau, đồng thời chân nhún.
+ Động tác 2: Từ “Nắng cùng em hát và cùng chơi múa vòng”
- Một tay phía trên, một tay phía dưới cuộn cổ tay từ ngoài vào trong vuốt xuống, mắt nhìn theo tay đồng thời chân đưa ra phía trước gót bàn chân chạm đất. Sau đó đổi bên.
+ Động tác 3: Từ “Có cô chim khuyên khen là vui quá”
- Hai tay các con bỏ phía trước đưa sang phải người nghiêng theo tay, chân nhún, sau đó đổi bên.
+ Động tác 4: Từ“Vui cùng nắng sớm ơ má ai cũng hồng”
- Hai tay đưa lên cao cuộn cổ tay nghiêng người sang bên phải, nghiêng người sang bên trái, chân nhún. đến từ “cũng hồng” hai tay các con đưa từ trên xuống và bỏ hai bên má, đầu hơi nghiêng .
- Cô múa lần 3: ( Cả lớp hát cô múa).
- Cho cả lớp hát múa cùng cô 3 lần:
+ Lần 1: Đội hình chữ u. . ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+ Lần 2: Đội hình 1 vòng tròn. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+ Lần 3: Đội hình 2 vòng tròn. . ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng hát hay múa đẹp, hôm nay cô sẽ tổ cuộc thi hát múa giữa các tổ để xem tổ nào múa đẹp hơn các con có đồng ý không?
- Cô mời luân phiên 3 tổ. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô nhận xét kết quả thi đua giữa các tổ.
- Cô tổ chức cuộc thi giữa các nhóm:
+ Mời nhóm bạn nam, và nhóm bạn nữ thi tài ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô nhận xét giữa 2 nhóm.
- Mời cá nhân trẻ lên hát, múa. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+ Hỏi trẻ: : Các con vừa vận động múa theo lời bài hát gì?
+ Bài hát "Nắng sớm” do ai sáng tác?
* Giáo dục trẻ biết tân dụng nguồn năng lượng mặt trời: ánh nắng mặt trời buổi sáng có nhiều chất vitamin D rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Vì vậy vào mỗi buổi sáng khi các con thức dậy, thì các con nên mở tất cả các cửa sổ để mặt trời chiếu vào trong phòng và các con nên tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng, để cơ thể các con hấp thụ được chất vitamin D cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn.
- Cả lớp vận động lại 1 lần: Đội hình chữ u
*.Hoạt động 3: Nghe hát bài “Đi cấy” dân ca “Thanh Hoá”
- Vừa rồi các con đã hát và vận động múa rất giỏi. Bây giờ cô sẽ hát tặng cho các con một bài hát các con có thích không?
- Bài hát “ Đi cấy” của Dân ca “Thanh hoá”
- Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sang tác?
Bài hát có giai điệu tha thiết, trữ tình, lời bài hát .
- Các con có yêu quý mẹ của mình không? Yêu quý mẹ các con phải làm gì?
- Cô hát lần 2: Có làm động tác minh hoạ - trẻ hưởng ứng cùng cô.
*. Hoạt động 4: Trò chơi “Mèo con – Cún con – Chim gõ kiến. ”
- Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con trò chơi có tên là “ Mèo con – cún con – Chim gõ kiến”
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu bài vận động.
- Cô và trẻ cùng hát 1 lần.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý nghe cô nói.
- Chú ý xem cô múa mẫu và phân tích từng động tác.
- Trẻ chuyển đội hình theo yêu cầu của cô.
- Tổ, nhóm, cá nhân luân phiên vận động.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp múa lại 1 lần.
- Lắng nghe cô giới thiệu bài hát.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát.
- Lắng nghe cô giảng nội dung bài hát.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Cô hát trẻ hưởng ứng cùng cô.
( Cô giải thích: - Khi cô nói “Mèo con” thì các con vừa kêu meo meo meo theo tiêt tấu chậm.
Khi cô nói “Cún con” thì các con vừa làm tiếng “gâu gâu gâu gâu” theo tiết tấu phối hợp.
Khi cô nói “ Chim gõ kiến” thì các con gõ vào lòng bàn tay 5 cái liên tục theo tiết tấu nhanh và nói “ cốc,cốc, cốc, cốc, cốc”
- Bây giờ cô cháu mình cùng chơi nhé.
- Cho cả lớp chơi cùng cô 2-3 lần, sau đó cô đổi cách chơi: Mời từng tổ đóng vai từng con vật, cô nói tên con vật nào thì trẻ của tổ đó làm tiếng kêu của con vật đó theo quy định. ( Cô chú ý sưả sai cho trẻ).
* Hoạt động 5 : Kết thúc hoạt động : Cô nhận xét buổi học và tuyên dương trẻ. Trẻ đọc bài thơ “ Bó hoa tặng cô” đi ra ngoài./.
- Chú ý, lắng nghe cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ đổi cách chơi theo cô yêu cầu.
- Lắng nghe cô nhận xét, đọc thơ và đi ra.
File đính kèm:
- giao an mn 5 tuoi am nhac.doc