I. Mục đích – yêu cầu:
a. Kiến thức:
§ Trẻ hiểu được khi tổ chức một lễ hội cần có chương trình văn nghệ thì mới hấp dẫn và thú vị.
§ On lại các bài hát có nội dung liên quan đến ngày 8 -3 (là ngày dành cho bà, cho mẹ, cho cô )
b. Kỹ năng :
§ Tập trung chú ý lắng nghe giai điệu bài hát để vào đúng nhịp và khi hát đuổi không bị nhầm với nhóm bạn.
§ Trẻ biết hát theo tay đánh nhịp của cô, hát nối đuôi, hát đuổi.
§ Hát diễn cảm vui tươi kết hợp vận động nhịp nhàng theo điệu nhạc.
§ Biết hưởng ứng theo điệu nhạc.
c. Phát triển :
§ Phản xạ nhanh theo tay đánh nhịp của cô.
§ Khả năng tưởng tượng sáng tạo phong phú trong các vận động: vỗ tiết tấu chậm, múa, minh họa theo lời bài hát.
d. Giáo dục :
§ Thẩm mỹ: nhận ra được những ca từ hay trong bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi, dí dỏm của các bài hát.
§ Tình yêu thương đối với mẹ, với bà,
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3011 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Lễ hội 8 - 3 - Đề tài khúc hát yêu thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI 8 - 3
Đề tài: Khúc hát yêu thương (ngày thứ 5 )
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ hiểu được khi tổ chức một lễ hội cần có chương trình văn nghệ thì mới hấp dẫn và thú vị.
Oân lại các bài hát có nội dung liên quan đến ngày 8 -3 (là ngày dành cho bà, cho mẹ, cho cô…)
Kỹ năng :
Tập trung chú ý lắng nghe giai điệu bài hát để vào đúng nhịp và khi hát đuổi không bị nhầm với nhóm bạn.
Trẻ biết hát theo tay đánh nhịp của cô, hát nối đuôi, hát đuổi.
Hát diễn cảm vui tươi kết hợp vận động nhịp nhàng theo điệu nhạc.
Biết hưởng ứng theo điệu nhạc.
Phát triển :
Phản xạ nhanh theo tay đánh nhịp của cô.
Khả năng tưởng tượng sáng tạo phong phú trong các vận động: vỗ tiết tấu chậm, múa, minh họa theo lời bài hát.
Giáo dục :
Thẩm mỹ: nhận ra được những ca từ hay trong bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi, dí dỏm của các bài hát.
Tình yêu thương đối với mẹ, với bà,…
Nội dung kết hợp:
Vận động: vận động theo bài hát.
Phương pháp – biện pháp:
Quan sát, trò chuyện.
Trò chơi, luyện tập, thực hành.
Chuẩn bị:
Đĩa nhạc các bài hát về mẹ, về bà, nhạc giao hưởng.
Rối ngón.
Tiến hành hoạt động:
Oån định:
- Trò chuyện với trẻ về việc tiến hành kế hoạch cho Lễ hội 8 – 3.
+ Những ngày vừa qua, lớp mình đã chuẩn bị được gì cho ngày 8 – 3 rồi vậy các con?
- Trẻ nhớ lại và liệt kê cùng cô.
+ Muốn cho ngày hội thêm thú vị , hấp dẫn thì cần chuẩn bị thêm những hoạt động gì nữa?
- Cô nhắc lại cho trẻ hiểu được khi tổ chức một lễ hội cần có chương trình văn nghệ thì mới hấp dẫn và thú vị.
+Vậy bây giờ chúng ta cùng tập những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho ngày hội nha!
Hoạt động 1: “Khúc hát yêu thương”
- Hỏi trẻ những bài hát về ngày 8 – 3 mà trẻ biết.
+ Bây giờ các con cùng cô ôn lại một số bài hát đó nha.
- Lần 1: Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung, hát lại những bài hát mà trẻ biết:
“Quà 8 – 3”,” Múa cho mẹ xem”, “Cháu yêu bà”ø (Mỗi bài hát một lần)
- Cô lưu ý sửa sai cho trẻ (nếu có).
+ Bây giờ cô sẽ làm nhạc trưởng, các con hát theo tay đánh nhịp của cô.
- Lần 2: Cô cho trẻ chia thành 2 nhóm (bạn trai – bạn gái).
- Cho trẻ nhắc lại một số hiệu lệnh cần thiết. Chú ý phần hát đuổi ở bài “Cháu yêu bà”ø.
- Cho trẻ hát lại các bài hát đó :
+ Bài “Quàø 8 – 3”: cả hai nhóm cùng hát.
+ Bài “Múa cho mẹ xem”: hát nối đuôi.
+ Bài “Cháu yêu ba”ø: hát đuổi.
- Cô lưu ý sửa sai trẻ về giai điệu và ca từ nếu có.
Hoạt động 2: “Những nghệ sĩ tài ba”
+ Các con nghĩ xem, nếu mình chỉ hát thì những tiết mục văn nghệ có sinh động hấp dẫn không?
+ Vậy mình phải làm sao để các tiết mục được hay hơn? (trẻ trả lời theo ý thích)
+ Với bài “Quà 8 – 3” chúng ta sẽ làm gì?
- Cô gợi ý dựa trên câu trả lời của trẻvà hướng trẻ đến vận độngvỗ tiết tấu chậm để tạo ra những âm thanh vui nhộn trong bài hát “Quà 8 – 3”
- Cô cho trẻ bắt cặp với nhau,hát và vận động vỗ tiết tấu chậm.
- Cho trẻ sáng tạo các kiểu vỗ tiết tấu chậm khác nhau (vỗ tay, vỗ vai, vỗ kết hợp cùng bạn…)
- Mở rộng: Trong ngày 8 – 3 có thể sử dụng thêm các nhạc cụ khác để vỗ tiết tấu chậm tạo ra nhiều âm thanh vui nhộn khác.
- Cô gợi ý trẻ tiếp tục:
+ Thế còn bài hát “múa cho mẹ xem” thì sao?
- Cô tạo tình huống:
+ Hôm trước, cô nhìn thấy ở góc âm nhạc có 2 bạn múa rất xinh. Bây giờ cô sẽ mời hai bạn đó lên đây múa cho các con xem nha!
- Lần 1: cô cho cả lớp hát, 2 bạn múa làm mẫu.
- Cô gợi hỏi trẻ vài động tác mà trẻ vừa múa.
- Cô nhắc trẻ chú ý vài động tác khó (cuộn tay, nhún,…)và gợi ý vài động tác múa liên quan đến bài hát.
- Lần 2: cô cùng trẻ múa và hát.
- Lần 3: cho trẻ múa và hát, đứng hình hàng ngang so le.( cô quan sát và sửa động tác cho trẻ được đẹp hơn.)
+ Nãy giờ mình đã hát các bài hát kết hợp vỗ tiết tấu, múa, vậy còn bài hát “Cháu yêu bà”, các con sẽ định làm gì?
- Dựa trên ý tưởng của trẻ, cô tiếp tục hướng trẻ đến vận động minh họa cho bài hát “Cháu yêu bà”
- Lần 1: Cô mời trẻ lên đóng vai, cho 1 trẻ đóng vai bà,1 trẻ đóng vai cháu. Khơi gợi để trẻ hóa trang giống bà. Khi cả lớp hát, 2 bạn sẽ múa minh họa.
- Lần 2: Thay nhóm trẻ khác, nếu trẻ thể hiện minh họa chưa đạt cô có thể đóng vai bà.
- Thế là chúng ta đã tập xong các tiết mục văn nghệ dành cho ngày 8 – 3 rồi. Bây giờ cô sẽ cho các con nghe một điệu nhạc rất hay mà 1bạn nhỏ muốn dành tặng mẹ trong ngày 8 – 3.
Hoạt động 3: “Điệu nhảy của kiến”
- Cô mở một đoạn nhạc giao hưởng, kết hợp biểu diễn rối ngón theo điệu nhạc cho trẻ xem.
- Cô và trẻ nhận xét giai điệu nhạc:
+ Các con nghe giai điệu nhạc vừa rồi thấy thế nào?
+ Còn hai bạn nhảy theo nhạc thì sao?
+ Các con có muốn nhảy giống như bạn Kiến không? Vậy bây giờ chúng ta sẽ làm đàn kiến đi chơi theo điệu nhạc nhé!
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Kiến con đi chơi”.
- Cách chơi: Trẻ đứng vòng tròn, đặt 4 ngón tay lên lưng bạn. Khi nghe tiếng nhạc,đi vòng tròn đồng thời 4 ngón tay sẽ làm những chú kiến di chuyển trên lưng bạn theo điệu nhạc.
File đính kèm:
- khuc hat yeu thuong.doc