Chủ Đề: Ngôi trường của bé - Đề tài: Bác Bảo vệ và bác Lao công (Nhóm lớp: Lá)

I. Mục đích yêu cầu:

- Củng cố và rèn luyện kỹ năng rẻ nhớ nội dung câu chuyện. Lập lại được những lời thoại ngắn của các nhân vật. Nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện.

- Củng cố và cung cấp thêm cho trẻ những hình ảnh của những người quen thuộc mà bé gặp trong trường. Hiểu thêm về ý nghĩa công việc và có thái độ đúng đắn: biết chào hỏi, lễ phép và tôn trọng những người lao động.

- Ôn số lượng từ 1 đến 5, hình thành biểu tượng về số lượng 6.

- Rèn kỹ năng ném bằng một tay.

- Giáo dục trẻ biết tự tin nói lên ý kiến của mình. Biết tuân theo luật chơi và kiên nhẫn đợi đến lượt, biết ngồi ngăn ngắn và thực hiện đúng yêu cầu của cô.

II. Chuẩn bị:

- Bảng nỉ có chia 2 ô lớn, một ô màu xanh và một ô màu đỏ của 2 đội. trông mỗi ô lớn chia làm 2 ô dọc nhỏ, 1 ô công cụ lao động của bác lao công, một ô là của bác bảo vệ. Trong mỗi ô dọc đó chia làm 6 ô ngang. Đánh thứ tự từ 1 đến 5. Ô cuối cùng không để số.

- Thẻ hình các công cụ lao động và công việc của bác bảo vệ và bác lao công.

- Giấy A4. Một bên là ô có số lượng một số công cụ lao động. Một bên là chữ số cho trẻ nối.

- Truyện tranh kể về bác bảo vệ và bác lao công.

- Băng keo để dán vạch chơi trên sàn nhà.

- Túi cát thể dục.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ Đề: Ngôi trường của bé - Đề tài: Bác Bảo vệ và bác Lao công (Nhóm lớp: Lá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Đề: Ngôi trường của bé Đề tài: Bác Bảo vệ và bác Lao công Nhóm lớp: Lá I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố và rèn luyện kỹ năng rẻ nhớ nội dung câu chuyện. Lập lại được những lời thoại ngắn của các nhân vật. Nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện. - Củng cố và cung cấp thêm cho trẻ những hình ảnh của những người quen thuộc mà bé gặp trong trường. Hiểu thêm về ý nghĩa công việc và có thái độ đúng đắn: biết chào hỏi, lễ phép và tôn trọng những người lao động. - Ôn số lượng từ 1 đến 5, hình thành biểu tượng về số lượng 6. - Rèn kỹ năng ném bằng một tay. - Giáo dục trẻ biết tự tin nói lên ý kiến của mình. Biết tuân theo luật chơi và kiên nhẫn đợi đến lượt, biết ngồi ngăn ngắn và thực hiện đúng yêu cầu của cô. II. Chuẩn bị: - Bảng nỉ có chia 2 ô lớn, một ô màu xanh và một ô màu đỏ của 2 đội. trông mỗi ô lớn chia làm 2 ô dọc nhỏ, 1 ô công cụ lao động của bác lao công, một ô là của bác bảo vệ. Trong mỗi ô dọc đó chia làm 6 ô ngang. Đánh thứ tự từ 1 đến 5. Ô cuối cùng không để số. - Thẻ hình các công cụ lao động và công việc của bác bảo vệ và bác lao công. - Giấy A4. Một bên là ô có số lượng một số công cụ lao động. Một bên là chữ số cho trẻ nối. - Truyện tranh kể về bác bảo vệ và bác lao công. - Băng keo để dán vạch chơi trên sàn nhà. - Túi cát thể dục. III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: Kể chuyện: Bác lao công và bác bảo vệ trường em Cô kể một câu chuyện về công việc của bác Lao công và bác Bảo vệ trường. Đàm thoại: Trong câu chuyện trên có 2 nhân vật nổi bật. Đố con biết đó là những ai? Bác bảo vệ trường làm công việc gì? Bác lao công làm công việc gì? Gợi ý cho trẻ nói lên ý nghĩa công việc của bác lao công và bác bảo vệ. Các con có thấy rằng, công việc của bác lao công và bác bảo vệ rất đáng trân trọng không? Vì sao? Khi gặp bác lao công và bác bảo vệ con phải làm gì? (phải chào hỏi lễ phép) Gợi ý cho trẻ kể thêm nhiều công việc của bác lao công và bác bảo vệ ở trường mầm non. Có thể gợi ý để trẻ chia sẻ: Ngoài bác lao công và bảo vệ con thường gặp ở trường con còn gặp các bác bảo vệ ở đâu? (ở các cơ quan của ba mẹ.v.v..) 2. Hoạt động 2: Đồ dùng nào của ai? Gợi ý cho trẻ: trong trường mầm non, bác lao công làm những công việc gì? Bác lao công cần những dụng cụ gì để làm sạch trường lớp, chăm sóc sân vườn, cây xanh.v.v.? Bác bảo vệ ngoài công việc giữ an ninh và bảo vệ an toàn cho bé, giúp khách liên hệ với nhà trường thì bác còn làm công việc gì? Để sửa chữa đồ chơi, hàng rào, bàn ghế.v.v… Bác bảo vệ sử dụng các công cụ gì để làm những công việc trên? Giới thiệu một số dụng cụ và công cụ làm việc của bác bảo vệ. Trò chơi: tìm dụng cụ làm việc. Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội có một số bịch cát. Trên sàn nhà, cô dán (vẽ) 2 đường thẳng song song cách nhau 2m. Một đầu là vạch xuất phát, cách vạch xuất phát khoảng 1, 5m cô dán các vạch ngang song song, mỗi vạch cách nhau 0.5m, khoảng giữa các vạch được đánh số thứ tự từ 1 đến 5 và giữa các vạch để các thẻ hình công cụ lao động của bác lao công và bác công nhân. Phía cuối cùng cách vạch số 5:1m để một bảng nỉ được chia làm 2 ô lớn, một ô màu xanh của đội xanh và một ô màu đỏ của đội đỏ. Mỗi ô lớn chia làm 2 phần: công cụ của bác lao công và công cụ của bác cấp dưỡng. Trong mỗi ô công cụ có chia số thứ tự từ 1 đến 5 và từ trên xuống dưới Trẻ đứng thành 2 hàng dọc trước vạch xuất phát. Chú ý nghe cô giải thích trò chơi: Bạn đầu tiên lấy một bịch cát trong rổ, tiến đến vạch xuất phát, ném một tay bịch cát vào các vạch đích bên trên. Sau đó chạy nhanh đến chỗ bịch cát, lấy thẻ hình trong ô có bịch cát dán thẻ hình đó lên bảng theo đúng số thứ tự và đúng công cụ lao động. Sau đó chạy về chỗ và bạn tiếp theo tiếp tục. Cuối trò chơi, cô kiểm tra kết quả của mỗi đội. 3. Hoạt động 3: Sau số năm là số mấy? Với các thẻ hình bé vừa lấy được, cô gỡ hết các thẻ hình ra khỏi bảng và gọi một bé đội xanh và một bé đội đỏ lên xếp các thẻ hình vào từng ô. Ô số 1 để một thẻ hình, ô số 2 để 2 thẻ hình cho đến ô số 6. Cô gọi 2 bạn khác lên, phát cho mỗi bạn một số thẻ hình và yêu cầu xếp vào ô dưới ô số 5. Yêu cầu cả lớp đếm xem có mấy thẻ hình (6 thẻ hình) Cho cả lớp so sánh giữa 5 và 6 Chọn chữ số mấy để gắn vào ô có 6 thẻ hình. Các nhóm chia nhau về bàn và nhận tờ giấy của mình, nói các nhóm khối lượng công cụ lao động với chữ số tương ứng. 4. Kết thúc: nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docbac lao cong.doc