I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được môi trường xung quanh bé.
- Trẻ nhận biết được hành vi đúng, hành vi sai đối với môi trường xung quanh mình.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ, khả năng tư duy của trẻ.
- Trẻ biết tạo ra những đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế phẩm.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp góp phần làm đẹp thêm cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử.
- Những bài hát: “Em vẽ môi trường màu xanh”; “Em yêu cây xanh”; “Ra chơi vườn hoa”;
- Khay nhựa, kệ để trẻ trưng bày.
- Video clip về môi trường bị ô nhiễm
- Hình ảnh:Về hành vi bảo vệ môi trường và chưa bảo vệ môi trường.
- Nhiều vật liệu phế thải như bao ni lông, hộp sữa, muỗng sữa chua.để trẻ làm đồ chơi.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Thế giới thực vật - Hoạt động: Khám phá khoa học - Đề tài môi trường trong mắt bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Môi trường trong mắt bé
Độ tuổi: Lớp mẫu giáo nhỡ
Người dạy: Nguyễn Thị Tường Vi
Ngày dạy: 1.../11/2012
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được môi trường xung quanh bé.
- Trẻ nhận biết được hành vi đúng, hành vi sai đối với môi trường xung quanh mình.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ, khả năng tư duy của trẻ.
- Trẻ biết tạo ra những đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế phẩm.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp góp phần làm đẹp thêm cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử.
- Những bài hát: “Em vẽ môi trường màu xanh”; “Em yêu cây xanh”; “Ra chơi vườn hoa”;
- Khay nhựa, kệ để trẻ trưng bày.
- Video clip về môi trường bị ô nhiễm
- Hình ảnh:Về hành vi bảo vệ môi trường và chưa bảo vệ môi trường.
- Nhiều vật liệu phế thải như bao ni lông, hộp sữa, muỗng sữa chua...để trẻ làm đồ chơi.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động mở đầu:
- Các con ơi! Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 các bạn lớp N2 tổ chức biểu diễn thời trang,cô mời các con cùng đón xem.
- Về xem buổi biễu diễn thời trang hôm nay cô xin giới thiệu có các cô trong BGH nhà trường cùng về xem các bạn lớp nhỡ 2 biểu diễn thời trang, chúng mình vỗ tay để chào đón các cô đi nào!
Màn biểu diễn thời trang xin phép được bắt đầu, với bộ sưu tập thời trang do Nhà thiết kế thời trang: Nga - Vi, từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng tạo nên những bộ trang phục rất lạ mắt và hấp dẫn, đầu tiên bạn Hà Tiên, Quốc Huy đã đến với màn trình diễn thời trang qua trang phục áo đầm, áo sơ mi từ nguyên vật liệu áo mưa tiện lợi trông đẹp mắt, tiếp đến bạn Anh Thư với bộ trang phục váy và Quang Nguyễn với bộ trang phục người Ê Đê từ những chiếc đĩa đã qua sử dụng đã kết thành bộ trang phục thật hấp dẫn, tiếp theo là phần biểu diễn thời trang của bạn thùy Trâm và Thanh Thúy với bộ váy đầm, cuối cùng là bạn Thảo Nguyên với chiệc đầm dài thật xinh xắn được kết từ những bao mì tôm, bạn Ngọc Thạch với bộ trang phục quần dài, áo sơ mi cánh tay.
Một tràn vỗ tay để chúc mừng các bạn đã thể hiện phần biểu diễn thời trang của mình.
Các con có nhận xét gì về bộ sưu tập thời trang mà các bạn vừa biểu diễn (trẻ nói theo suy nghĩ của mình: những bộ trang phục làm bằng đĩa, làm bằng bao ni lông, bao mì tôm ……).
A! Đúng rồi từ những nguyên vật liệu phế phẩm nhà thiết kế đã tạo nên những bộ thời trang thật đẹp mắt và đó cũng là cách mà các nhà thiết kế đã làm sạch môi trường qua việc tận dụng các phế liệu.
Các bạn ơi! qua phần biểu diễn thời trang chúng mình muốn gởi đến các bạn một thông điệp “Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường”.
Cô cảm ơn phần biễu diễn của các con
2. Hoạt động trọng tâm:
- Các con nhìn xem xung quanh con có ai? (cô, bạn...)
- Thế ngoài sân trường mình có gì các con? (trẻ kể: cầu trượt, bập bênh ...)
- Ngoài những đồ chơi ra con còn thấy có những gì? (cây bàng, nhiều hoa, vườn rau...)
- Thế chúng ta đang ngồi ở đâu vậy? (lớp học).
- À đúng rồi chúng ta đang ngồi trong lớp học. Thế ngồi trong lớp học con thở được nhờ vào bộ phận nào của cơ thể? (cái mũi).
- Vậy chúng ta thở được nhờ có gì? (cái mũi). Mũi làm nhiệm gì các con? (hít không khí). Chúng mình cùng làm động tác hít vào, thở ra cùng cô nào!
* Cô tóm ý: Không khí ở xung quanh ta, nó rất quan trọng đối với con người đấy các con à! Hàng ngày chúng ta sống được đều nhờ có không khí. Nếu môi trường bị ô nhiễm thì không khí bị ô nhiễm, các con sẽ bị bệnh tật. Nào cô cháu chúng mình thi nhau vẽ về môi trường xanh -sạch-đẹp nhé! cô và trẻ cùng hát bài “Em vẽ về môi trường màu xanh” trẻ chuyển đội hình.
- Các con nhìn lên màn hình và theo dõi trong đoạn phim có những hình ảnh gì nhé! (Cho trẻ xem đoạn phim ô nhiễm môi trường).
- Các con nhìn thấy gì qua đoạn phim vừa rồi? (...............
- Vì sao môi trường bị ô nhiễm các con? (mời 4-5 trẻ trả lời).
* Cô tóm ý: Môi trường bị ô nhiễm chúng ta sẽ bị nhiều bệnh tật (do hít thở không khí nhiều bụi bẩn), không có nước sạch để uống (nước bị ô nhiễm), không có cây xanh sẽ không có bóng mát cho các con vui chơi.
- Vậy để môi trường xanh - sạch - đẹp các con phải làm gì ? Mời 4- 5 trẻ ( trồng nhiều cây xanh, hoa, không vứt rác bừa bãi, không vứt xác chết của động vật xuống ao, hồ...)
À đúng rồi đấy các con để cho môi trường khỏi bị ô nhiễm các con phải biết bỏ rác đúng nơi qui định, không vứt rác bừa bãi, không ngắt cành, bẻ lá và phải biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng...
- Cô cho trẻ đọc vè lô tô chuyển đội hình 2 hàng dọc
Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô nói
Không vứt bừa bãi, các thứ ngoài đường
Khuyên răng mọi người, tập sống văn minh
Những thứ không dùng bỏ nơi qui định
Qui định cái mà qui định.
* Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
Cách chơi: Trên bảng của cô có nhiều tranh ảnh vẽ về những hành vi đúng, hành vi sai, khi có hiệu lệnh của cô các con đi lên theo đường hẹp và đến bảng treo tranh các con sẽ dùng bút gạch chéo vào hình ảnh theo yêu cầu của cô, trong cùng thời gian đội nào thực hiện đúng là thắng.
- Cô kiểm tra kết quả 2 đội
Trò chơi 2: Đôi tay xinh.
“TC nhẹ: Tay đâu- Tay đây.
Hai bàn tay xinh của các con hằng ngày làm gì? Để biết ơn cô giáo bằng đôi bàn tay xinh các con định làm gì để tặng cô giáo? (cho trẻ tự trả lời)
Cách chơi: Từ nhiều vật liệu: hộp sữa, bao nilông, lá cây... bằng đôi tay khéo léo của mình con làm thành những món quà xinh xắn để tặng cô giáo nhé!
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm, cô nhận xét.
- Cô giáo dục: Các con rất giỏi, các con đã làm nhiều món quà thật đẹp để tặng cô giáo nhân ngày 20/11 có một ý nghĩa thật lớn lao và bên cạnh đó các con cũng biết tận dụng những nguyên vật liệu đã qua sử dụng để tạo nên sản phẩm đẹp, làm được điều này cũng chính là cách mà các con cùng cô và mọi người làm cho môi trường thêm trong sạch.
3. Kết thúc hoạt động:
Lớp hát “Em yêu cây xanh”
GIÁO ÁN DỰ THI
CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
Hoạt động: Toán
Đề tài: Số 5 xinh xinh
Độ tuổi: Lớp mẫu giáo nhỡ
Người dạy: Phạm Thị Thu
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và đếm đúng số lượng trong phạm vi 5.
- Trẻ biết tạo nhóm có số lượng 5. Nhận biết đúng chữ số 5.
2. Kỹ năng:
Trẻ có kĩ năng đếm, so sánh, thêm bớt trong phạm vi 5.
- Trẻ biết đếm từ trái qua phải và bớt từ phải qua trái.
- Trẻ biết xếp tương ứng 1:1.
- Trẻ có kĩ năng tạo nhóm với số lượng 5.
- Trẻ tham gia hứng thú và tích cực các trò chơi trong phạm vi 5.
3. Giáo dục:
- Tính kỹ luật, trật tự và nhanh nhẹn trong khi tập.
- Giáo dục trẻ phải chăm sóc hoa và không hái hoa bẻ cành.
II. Chuẩn bị:
- Thẻ bài, chữ số, thiệp, hoa, vòng.
- Các hình ảnh cài vào máy.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động mở đầu:
Chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”.
Hoạt động trọng tâm:
- Các con chơi gì mà vui thế.
- Cô thấy các con chơi vui quá, cô thưởng các con chơi trò chơi nữa không kém phần hấp dẫn đó là trò chơi: “Đôi mắt thần kì”: Bằng đôi mắt của mình các con hãy nhìn nhanh lên màn hình và đoán xem có bao nhiêu bông hoa thì các con có thẻ bài tương ứng cầm chạy nhanh lên và cùng đồng thanh.
+ 2 hoa đồng tiền
+ 3 hoa cúc.
+ 4 hoa hồng.
- Các con giỏi quá, cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi: “ Ai thông minh nhất”: Để tham gia trò chơi này, các con lên oẳn tù tì chọn ra bạn chiến thắng để được quyền chọn hình ảnh theo yêu cầu của cô.
- Mời trẻ lên chọn 4 hoa đồng tiền.
- Mời cá nhân đếm, lớp đếm lại.
- Để biểu thị cho 4 hoa đồng tiền, các con dùng chữ số mấy? ( Trẻ lên chọn, cá nhân đếm, lớp đếm).
- Cô muốn có 5 hoa đồng tiền cô phải làm gì?
- 4 bông hoa thêm 1 bông hoa thì có tất cả bao nhiêu bông hoa?
- Cho cá nhân đếm, lớp đếm.
- Các con ơi, mùa xuân đến không những hoa đồng tiền mà còn có những đóa hồng nở rộ trong vườn xuân nữa đấy các con.
- Cho trẻ đếm nhóm hoa hồng. (4 hoa hồng).
- Nhìn vào 2 nhóm hoa con có nhận xét gì?
- Muốn nhóm hoa hồng bằng số lượng hoa đồng tiền bằng 5 thì các con phải làm gì?
- Bây giờ các con nhìn thấy 2 nhóm như thế nào? Đều bằng mấy?
- Cô đem hoa hồng cắm vào lọ để trang trí cho đẹp, Cô lấy bớt 1 hoa hồng còn mấy hoa hồng, tương tự bớt đến khi hết nhóm hoa hồng.
- Còn lại nhóm hoa đồng tiền.
- Cho trẻ đếm lại nhóm hoa đồng tiền.
- Để biểu thị nhóm hoa đồng tiền có số lượng là 5 thì con dùng chữ số mấy?
- Để xem các bạn nói có đúng không cô thưởng cho các con chơi trò chơi “Bé nào đoán giỏi?”
- Giới thiệu với trẻ chữ số 5. Nêu nét cấu tạo của chữ số 5?
- Chơi “Bum lá xà”, cho trẻ về nhóm tìm chữ số 5.
- Cô kiểm tra.
* Trò chơi 1: “ Đội nào nhanh hơn”.
- Cách chơi: Các con chia làm 3 đội, bật qua vòng lên chọn hoa trang trí vào lọ đủ số lượng theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi: Đội nào trang trí hoa vào lọ đủ số lượng 5 thì đội đó thắng cuộc.
* Trò chơi 2: “Thi ai chọn đúng”.
- Cách chơi: Cô tặng mỗi bạn 1 chiếc thiệp, các con về nhóm chọn hoa trang trí vào mỗi chiếc thiệp sao cho tương ứng với số lượng trên thiệp thật đẹp để đi chúc xuân.
- Luật chơi: Bạn nào trang trí hoa đúng với số lượng trên thiệp thì sẽ được thưởng 1 tràn pháo tay.
- Các con ơi, hoa thật là đẹp phải không các con, người ta dùng hoa để trang trí, để tặng cho nhau vào những ngày hội ngày lễ, hoa tạo cho môi trường của chúng ta xanh, sạch, đẹp nên các con phải chăm sóc hoa và không được hái hoa, bẻ cành các con nhớ chưa nào.
* Kết thúc: Bây giờ thì cô cháu mình cùng đi chúc xuân nào các con.
File đính kèm:
- GIAO AN KPKH.doc