Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lơn và khỏe mạnh

 Mục tiêu:

- Trẻ biết cơ thể khoẻ mạnh và lớn lên là do được ăn uống đủ chất, môi trường sạch, an toàn, được quan tâm yêu thương và chăm sóc.

- Trò chuyện gợi mơ để trẻ hiểu biết về cơ thể lớn lên và thay đổi trở nên cao hơn, lớn hơn.

- Trẻ biết ăn đầy đủ các chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và muối khoáng.

- Trẻ được sống trong tình yêu thương của cha mẹ và người thân được chăm sóc sức khoẻ.

- Biết tập thể dục hàng ngày để cơ thể luôn khoẻ mạnh.

- Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ chất có hành vi văn minh chăm sóc sức khoẻ bản thân và bảo vệ môi trường.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10272 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lơn và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: v Mục tiêu: - Trẻ biết cơ thể khoẻ mạnh và lớn lên là do được ăn uống đủ chất, môi trường sạch, an toàn, được quan tâm yêu thương và chăm sóc. - Trò chuyện gợi mơ ûđể trẻ hiểu biết về cơ thể lớn lên và thay đổi trở nên cao hơn, lớn hơn. - Trẻ biết ăn đầy đủ các chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và muối khoáng. - Trẻ được sống trong tình yêu thương của cha mẹ và người thân được chăm sóc sức khoẻ. - Biết tập thể dục hàng ngày để cơ thể luôn khoẻ mạnh. - Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ chất có hành vi văn minh chăm sóc sức khoẻ bản thân và bảo vệ môi trường. v Mạng nội dung: - Phân biệt một số hành vi tốt (tốt và không tốt) về bảo vệ môi trường: Chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, làm ô nhiễm môi trường. - Tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân, không đi theo người lạ. - Phân biệt 4 nhóm thực phẩm. - Biết ích lợi của việc ăn ngủ, tập thể dục hợp lí đối với sức khoẻ. - Giữ gìn sức khoẻ phù hợp với thời tiết (mặc ấm khi trời lạnh, đội mũ khi đi nắng…) Dinh dưỡng và rèn luyện sức khoẻ Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh Sự yêu thương,chăm sóc của người thân Chơi thân thiện với bạn bè - Hợp tác với bạn trong mọi hoạt động. - Học hỏi và chia sẽ với người khác. - Sự yêu thương, chăm sóc nuôi dưỡng và dạy dỗ của những người thân trong gia đình, cô bác trong trong trường mầm non. - Tôi yêu quý và biết ơn mọi người và học hỏi người lớn. Môi trường không ô nhiễm và an toàn v Mạng hoạt động: - Thơ: “Thỏ bông bị ốm”. - Chuyền bóng qua đầu - qua chân. - Xây dựng: “Xây công viên cây xanh”. - Nội trợ: Chơi tranh lô tô cách pha sữa bột đậu. - Học tập: Về đúng nhà. - Nghệ thuật: Tô màu, nặn. - Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. - Phân vai: Cửa hàng thực phẩm. Phát triển thể chất Phát triển tình cảm-xã hội Tôi cân gì để lớn lên và khoẻ mạnh Phát tiển thẩm mĩ - Nặn theo ý thích. - Hát “Em yêu cây xanh”. + Nghe hát: “Lý cây xanh”. - Vì sao bé cần ăn đủ chất? - Đếm và so sánh đến số lượng 3. Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ (Từ ngày 27/10 đến 31/10/2008) Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - Cô thông thoáng phòng lớp, nhận trẻ vào lớp. Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, biết chào khách khi đến lớp. - Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ trẻ. Trò chuyện với trẻ về các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, biết ăn đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, mau lớn. - Trẻ chơi tự do theo ý thích. - Thể dục sáng. Hoạt động học Phát triển thể chất . - Chuyền bóng qua đầu- qua chân. Khám phá khoa học: - Vì sao bé cần ăn đủ chất? + Hát “Bé khoẻ-bé ngoan”. Phát triển nhận thức: - Đếm và so sánh đến số lượng 3. + Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh. Phát triển thẩm mĩ: - Nặn theo ý thích. + Hát “Bé hái quả trong vườn”. Phát triển ngôn ngữ: - Thơ “Thỏ bông bị ốm”. + Trò chuyện về những người chăm sóc trẻ. Phát triển thẩm mĩ: - Hát “Em yêu cây xanh”. + Nghe hát: “Lý cây xanh”. + Trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. Chơi và hoạt động ngoài trời - Dẫn trẻ dạo quanh sân trường, đố về các loại quả. - Hát “Bé khoẻ bé ngoan”, “Vì sao mèo rửa mặt”. - Chơi vận động: “Tạo dáng”, “Mèo đuổi chuột”, “Chơi với các ngón tay”. - Chơi theo ý thích. Chơi và hoạt động ở góc chơi - Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh. - Góc học tập: Tô màu tranh, dán hình bạn trai, bạn gái, nặn búp bê. - Góc thư viện: xem tranh truyện về bản thân. - Góc nội trợ: Chơi tranh lô tô cách pha sữa bột đậu. - Góc đóng vai: Cửa hàng thực phẩm. -Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh. Hoạt động chiều. Chơi và hoạt động theo ý thích - Vận động nhẹ, ăn quà xế. - Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn. - Trò chơi: Nhóm thực phẩm nào nhiều hơn, hãy đoán xem bao nhiêu bạn hát. - Rèn trẻ phương pháp chải răng, rữa tay. - Nêu gương cuối tuần: Cô nhận xét tuyên dương – dán hoa bé ngoan. - Vệ sinh, chuẩn bị trả trẻ. Thứ hai 27/10/2008 Đề tài: CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN I Mục tiêu: - Trẻ được quan sát bạn làm mẫu, được nghe cô hướng dẫn cách “Chuyền bóng qua đầu qua chân”. - Tất cả trẻ tham gia các hoạt động cùng cô, thực hiện đúng kĩ năng, yêu cầu bài tập. - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể lớn tên và khoẻ mạnh. II Chuẩn bị: - Sân tập rộng, bằng phẳng. - 4 quả bóng. III Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động - Cô lắc trống trẻ đi vòng tròn kết hợp đi kiểng chân, gót chân, dậm chân, chạy chậm giản 4 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động ¹ Bài tập phát triển chung: (4l*4n) + Tay 1: Hai tay đưa trước lên cao (6l*4n). + Chân 2: Ngồi khuỵu gối. + Bụng 3: Đứng cuối người về trước (6l*4n). + Bật 1: Bật tại chỗ. ¹Vận động cơ bản: “Chuyền bóng qua đầu qua chân”. - Trẻ làm mẫu cô giả thích. + TTCB: Trẻ đứng 4 tổ, chân dang rộng bằng vai, trẻ đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay. + Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh, trẻ đứng đầu hàng cầm bóng đưa lên cao qua khỏi đầu, người hơi ngã về sau, trẻ thứ 2 đón bóng bằng 2 tay chuyền cho trẻ tiếp theo, tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối hàng. - Nhóm trẻ lên thực hiện thử. * Hoạt động 3: Luyện tập - Lần lược từng tổ lên thực hiện. - Các tổ thi đua thực hiện. - Nhóm bạn cùng thực hiện. - Cô bao quát khi trẻ thực hiện. * Hoạt động 4: Trò chơi “Tạo dáng”. - Cách chơi: Cô và trẻ cùng hát các bài hát về con vật. Bài hát nói về con vật nào trẻ sẽ tạo dáng con vật đó theo yêu cầu của cô. - Cô bao quát trẻ chơi. IV- Hồi tĩnh: Cô hướng dẫn trẻ hít sâu, thở nhẹ nhàng. Đề tài: VÌ SAO BÉ CẦN ĂN ĐỦ CHẤT Tích hợp: BÉ KHOẺ BÉ NGOAN I Mục tiêu: - Trẻ được quan sát tranh, được nghe cô hướng dẫn đàm thoại về các loại thực phẩm cần thiết để lớn lên và khoẻ mạnh. - Trẻ tích cực tham gia học, tất cả trẻ biết tên các loại thực phẩm, tên 4 nhóm thực phẩm cần thiết. Trẻ thuộc lời bài hát và tham gia hát nhịp nhàng bàt “Bé khoẻ bé ngoan”. - Giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại thực phẩm giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh và giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp. II Chuẩn bị: - Các loại thực phẩm. - Tranh lô tô. - Đàn organ. III Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Cô dẫn trẻ đi đến cửa hàng rau quả, chọn mua một số rau quả quen thuộc. - Cho trẻ xem các loại thực phẩm vừa mua. * Hoạt động 2: Đàm thoại về các loại thực phẩm. - Cô gợi hỏi: + Con vừa mua được những loại thực phẩm nào? + Thực phẩm nào là rau ăn quả? + Còn đâu là rau ăn lá và ăn củ? + Ngoài ra con còn biết những loại thực phẩm nào nữa? - Hát “Bé khoẻ bé ngoan”. - Cô gợi hỏi trẻ kể tên các món ăn được chế biến từ c1c loại rau, củ, quả. + Muốn cơ thể luôn khoẻ mạnh, mau lớn con phải ăn những loại thực phẩm nào? + Những thực phẩm nào có nhiều chất đạm? + Kể tên các món ăn được chế biến từ chất đạm? + Thế còn chất bột đường có từ đâu? + Món ăn nào được chế biến từ chất bột đường? + Dầu, mỡ, bơ là thực phẩm giàu chất gì? - Nhóm bạn hát bài “Bé khoẻ bé ngoan”. - Giáo dục: Trẻ ăn đủ chất để có sức khoẻ tốt + Những thức ăn nào cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng? + Rau, củ, quả được chế biến thành những món ăn nào? * Chuyển tiếp: Đọc thơ “Thực phẩm ta cần”. * Hoạt động 3: - Trò chơi: “Chuyển hàng về đúng kho”. + Cách chơi: Cô vẽ 4 vòng tròn, đại diện cho 4 nhóm thực phẩm, mỗi trẻ cầm 1 tranh về các nhóm thực phẩm, khi nghe cô nói tên thực phẩm nào trẻ có tranh đó thì chạy nhanh về nhóm thực phẩm cô yêu cầu. - Cô bao quát trẻ chơi. - Hát “Bé khoẻ bé ngoan”. - Trò chơi: “Bé thông minh”. + Cho trẻ tìm và phân nhóm các loại thực phẩm qua tranh lô tô. + Trẻ kể tên các thực phẩm có trong rỗ. - Cô yêu cầu trẻ tìm thức ăn có chứa chất đạm, vitamin và muối khoáng, chất béo, chất bật đường. - Hát “Bé khoẻ bé ngoan”. IV Kết thúc bài: Cô nhận xét – tuyên dương trẻ. * Nhận xét cuối ngày: Thứ ba 27/10/2008 Đề tài: ĐẾM VÀ SO SÁNH ĐẾN SỐ LƯỢNG 3 Tích hợp: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH I Mục tiêu: - Trẻ được quan sát, được nghe cô hướng dẫn cách đếm và so sánh đến số lượng 3. Tất cả trẻ thực hiện đúng kỹ năng đếm và biết so sánh hai nhóm đồ vật, biết cách thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3. - Trẻ tích cực tham gia chơi trò chơi “Tìm đúng nhà”. Tham gia trò chuyện cùng cô về các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. - Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ các nhóm thức ăn nhằm giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh, thông minh, mau lớn. II Chuẩn bị: - Các loại thực phẩm. - Giáo cụ của trẻ. - Đàn organ. III Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Hát “Bé khoẻ bé ngoan”. + Muốn mau lớn con phải làm gì? * Hoạt động 2: Oân số lượng 1-2. - Cô gợi hỏi trẻ kể tên 2 loại thực phẩm có chất đạm, 3 loại thực phẩm có chất bột đường. + Hai nhóm này như thế nào? + Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn? + Muốn hai nhóm bằng nhau phải làm sao? Chuyển tiếp: Đọc đồng dao “Đi chợ”. * Hoạt động 3: Đếm đến 3, so sánh số lượng 3. - Cô gợi hỏi trẻ mua đươc những gì? - Cho trẻ lên phân nhóm thực phẩm đã mua. + Có bao nhiêu thực phẩm chứa chất đạm? + Mấy loại thực phẩm giàu chất béo? + Nhóm chất đạm và chất béo như thế nào với nhau? + Để hai nhóm bằng nhau và bằng 3 con làm sao? * Chơi “Ai kể đúng”. - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội kể theo yêu cầu của cô, đội nào kể đủ và đúng sẽ thắng, chọn số tương ứng cho mỗi loại thức ăn. - Hát “Bé hái quả trong vườn”. * Hoạt động 4: Trò chơi: “Kéo tay hay làm”. - Cách chơi: Chia trẻ làm 4 đội, mỗi đội sẽ tự sáng tạo món ăn chọn loại thực phẩm để chế biến, nêu tên món ăn mình vừa chế biến, sau đó chọn số tương ứng các loại thực phẩm có trong món ăn. - Cô bao quát trẻ. + Những thực phẩn này giúp gì cho cơ thể con? - Giáo dục trẻ cần ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn, thông minh, học giỏi chống các bệnh tật. - Hát “Quả gì”. IV Kết thúc bài: Cô nhận xét - tuyên dương trẻ. * Nhận xét cuối ngày: Thứ tư 29/10/2008 Đề tài: NẶN THEO Ý THÍCH Tích hợp: BÉ HÁI QUẢ TRONG VƯỜN I- Mục tiêu: - Trẻ được quan sát, được nghe cô hướng dẫn cách nặn. Tất cả trẻ tham gia hoạt động cùng cô. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để nặn một số quả quen thuộc. Rèn kỹ năng nặn và tư thế ngồi cho trẻ. Hát vui tươi bài hát “Bé hái quả rtrong vườn”. - Giáo dục trẻ ăn đủ chất để có sức khoẻ tốt, biết giữ gìn vệ sinh môi trường không hái hoa bẻ cành. II-Chuẩn bị: - Vật mẫu của cô. - Đất nặn, khăn lau tay, bảng. - Máy cassette. III Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Hát “Bé hái quả trong vườn”. + Bài hát nói lên điều gì? + Trong bài hát có những loại quả nào? + Ngoài ra con biết quả gì nữa? * Hoạt động 2: Quan sát vật mẫu. - Cô cho trẻ quan sát mẫu và nêu nhận xét. + Con vừa quan sát thấy những gì? + Các quả có hình dạg như thế nào? + Màu sắc ra sao? * Hoạt động 3: Cô gợi ý trẻ nêu lên ý thích và cách nặn. + Con thích nặn quả gì? + Muốn nặn được quả cam con nặn nhưn thế nào? - Tương tự cô hỏi trẻ về một số quả khác mà trẻ thích. - Hái “Bé hái quả trong vườn”. * Hoạt động 4: Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện nặn theo ý thích. - Cô bao quát, nhắc trẻ cách ngồi nặn, động viên trẻ cón lúng túng. * Hoạt động 5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Trẻ nhận xét sản phẩm đẹp của mình và bạn. Cô nhận xét - tuyên dương sản phẩm đẹp, động viên sản phẩm chưa đẹp. Gợi hỏi trẻ: + Aên quả có ích lợi gì? + Quả là thực phẩm thuộc nhóm nào? - Cho trẻ kể 3 nhóm thực phẩm còn lại. - Giáo dục trẻ ăn quả có nhiều vitamin và muối khoáng giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh tật. IV Kết thúc bài: Cô nhận xét – tuyên dương trẻ. * Nhận xét cuối ngày: Thứ năm 30/10/2008 Đề tài: THƠ “THỎ BÔNG BỊ ỐM” Tích hợp: TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ I Mục tiêu: - Trẻ được xem tranh, được nghe cô đọc diễn cảm bài thơ “Thỏ bông bị ốm”. Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ, tham gia trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ tham gia đọc diễn cảm kết hợp làm động tác minh hoạ cho lời bài thơ. Rèn kỉ năng phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ. - Trẻ tham gia tích cực trò chơi “Ai chọn đúng”. Hiểu được tình yêu thương chăm sóc của người thân. Giáo dục trẻ chăm ngoan lễ phép, vâng lời ngườilớn. II Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ. - Tranh có hành vi đúng và hành vi sai. - Đàn organ. III Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Chơi “Con thỏ”. - Hoạt cảnh: Cho 1 trẻ giả làm thỏ ngồi dưới góc cây khóc. - Hỏi trẻ: Vì sao thỏ khóc. - Cô giới thiệu bài thơ. * Hoạt động 2: Giúp trẻ tri giác toàn bộ bài thơ. - Cô đọc thơ diễn cảm. + Bài thơ nói lên đìêu gì? + Tóm nội dung: Bài thơ nói về 1 chú thỏ bị ốm, được mẹ đưa đến bệnh viện khám và chữa bệnh nên thỏ đã khỏi đau. - Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ. * Hoạt động 3: Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. - Cô gợi hỏi: + Bài thơ nói về ai? + Thỏ bông bị gì? +Tại sao tỏ bông bị ốm? + Mẹ bế thỏ bông đi đâu? +Bác sĩ hỏi thỏ bông những gì? + Thỏ bông trả lời ra sao? + Khám xong bác sĩ làm gì? + Qua bài thơ con thấy thỏ bônh thế nào? + Con phải ăn uống như thế nào? - Giáo dục trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, phải ăn chín, uống sôi để không bị đau bụng, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. * Hoạt động 4: Luyện tập - Lớp đọc thơ cùng cô kết hợp minh hoạ động tác. - Nhóm bạn, cá nhân tham gia đọc thơ. - Từng tổ thi đua đọc thơ. - Cô bao quát và sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 5: - Trò chơi: “Ai chọn đúng”. + Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội, cùng quan sát tranh có hành vi đúng, hành vi sai. Trẻ chọn tranh theo yêu cầu của cô. Đội nào chọn nhanh và đúng sẽ chiến thắng. - Cô bao quát khi trẻû chơi. - Đọc “Nhờ ăn khoẻ, nhờ chăm làm Bé chăm ngoan, nghe lời ba mẹ Aên nhiều đủ chất, không thiếu thứ nào Giúp cả mọi người, bé đậy rất thích”. IV Kết thúc bài: Cô nhận xét – tuyên dương trẻ. * Nhận xét cuối ngày: Thứ sáu 31/10/2008 Đề tài: EM YÊU CÂY XANH Tích hợp: Cây xanh và môi trường sống I Mục tiêu: - Trẻ được nghe cô hát diễn cảmbài hát “Em yêu cây xanh”. Tất cả trẻ thamgia hoạt động cùng cô. - Trẻ hát nhịp nhàng và vận động vỗ tay theo phịp của lời bài hát. Được nghe cô hát bài “Lý cây xanh”. Trẻ tìm hiểu cùng cô về cây xanh và môi trường sống. Tham gia tích cựctrong trò chơi âm nhạc. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II Chuẩn bị: - Nhạc cụ cho trẻ. - Đàn organ. - Mô hình vườn cây. III Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Cô dẫn trẻ tham quan mô hình vườn cây kết hợp bài hát “Lá xanh”. + Con vừ xem gì? + Trong vườn có nhữ loại cây gì? + Cây xanh có ích lợi gì đối với đời sống của chúng ta? + Muốn có nhiều cây xanh con phải làm gì? - Cô giới thiệu bài hát “Em yêu cây xanh”. * Hoạt động 2: - Cô hát diễn cảm kết hợp với đàn. + Tóm nội dung: Bài hát nói về bạn nhỏ thích trồng nhiều cây xanh, cho sân trường có nhiều bóng mát,có nhiều hoa đẹp. - Cô mời lớp hát cùng cô. - Cô hát kết hợp vận đậng vỗ tay theo nhịp. - Lớp hát và vận động cùng cô - Nhóm bạn, tổ, cá nhân hát và vận động -Cô baoquát sửa sai cho trẻ khi vận động. - Hỏi trẻ: Ở nhà có trồng cây con phải làm gì? - Giáo dục: Cây xanh cho ta bóng mát, cho ta quả để ăn, chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng không được bức lá, bẻ cành. * Hoạt động 3: Nghe hát “Lý cây xanh’. - Cô hát kết hợp đàn. + Tóm nội dung: Bài hát nói về cây xanh có nhiều chú chim đanh đậu trên cành cây hót líu lo và miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên. - Cô hát kết hợp vận động, trẻ tham gia hưởng ứng cùng cô. * Hoạt động 4: - Trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. + Cách chơi: Cho trẻ ngồi vòng tròn , một bạn lên che mắt lại, cô cất đồ vật xong cho cả lớp hát. Lớp hát nhỏ là chỗ không có đồ vật, hát tolà chỗ có đồ vật. Bạn nào không tìm được sẽ ra ngoài một lần chơi. - Cô bao quát trẻ. - Hát “Em yêu cây xanh”. III Kết thúc bài: Cô nhận xét – tuyên dương trẻ. * Nhận xét cuối ngày: * Đánh giá cuối tuần : DUYỆT Mỹ Tho, ngày 22 tháng 10 năm 2008 P.HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Viễn

File đính kèm:

  • docBan Than Tuan 3.doc