Giáo án chủ đề: thế giới động vật - Thật là hay

I/ Yêu cầu:

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài hát. Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài Thật là hay.

- Trẻ biết sử dụng nhạc cụ để gõ theo phách bài hát “Thật là hay”

- Trẻ biết yêu quý bảo vệ những động vật sống trong rừng.

- Tích hợp: MTXQ, LQVH

II/ Chuẩn bị:

- Đàn ozgan

- Mũ múa

- Đàn gỗ.

III/ Tổ chức hoạt động:

1. Hoạt động 1: Trò chuyện về các loài chim.

- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện về ngôi nhà của các chú chim xanh.

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về những chú chim xanh trong ngôi nhà.

- Các con vừa kể rất nhiều loài chim và về hình ảnh của các chú chim đang luyện giọng hót nào bây giờ cô và các con sẽ cùng hát lại bài hát Thật là hay nhé.

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án chủ đề: thế giới động vật - Thật là hay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200 GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Môn: GDAN Đề tài: Thật là hay NDTT: VĐ gõ phách Nghe hát: Lý hoài nam Trò chơi: Ai nhanh hơn I/ Yêu cầu: - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài hát. Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài Thật là hay. - Trẻ biết sử dụng nhạc cụ để gõ theo phách bài hát “Thật là hay” - Trẻ biết yêu quý bảo vệ những động vật sống trong rừng. - Tích hợp: MTXQ, LQVH II/ Chuẩn bị: - Đàn ozgan - Mũ múa… - Đàn gỗ. III/ Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về các loài chim. - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện về ngôi nhà của các chú chim xanh. - Cô và trẻ cùng trò chuyện về những chú chim xanh trong ngôi nhà. - Các con vừa kể rất nhiều loài chim và về hình ảnh của các chú chim đang luyện giọng hót nào bây giờ cô và các con sẽ cùng hát lại bài hát Thật là hay nhé. - Cô bắt nhịp trẻ hát lại bài hát. - Trẻ hát lại bài hát theo lớp, tổ và cá nhân. 2. Hoạt động 2: Dạy vận động vỗ tay theo phách bài hát. - Cô vận động vỗ tay theo lời bài hát 1 lần. - Lần 2 cô làm mẫu cách vỗ tay theo phách từng đoạn lời của bài hát * Cô dạy trẻ vận động vỗ tay theo phách - Cả lớp cùng thực hiện 1, 2 lần. - Cô cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm ,cá nhân …(Cô chú ý theo dõi và sửa sai cho trẻ) - Cô cho nhóm trai hát nhóm gái vỗ tay theo phách - Cô cho từng tổ, nhóm sử dụng nhạc cụ để gõ theo phách - Một nhóm trẻ biễu diễn lại bài hát 3. Hoạt động 3: Nghe hát. - Cô giới thiệu bài hát “Lý hoài nam” Dân ca Nam bộ - Cô mở máy cho trẻ nghe, cô làm động tác minh họa - Cô hát một nhóm trẻ thể hiện điệu bộ minh họa theo lời bài hát. 4. Hoạt động 4: Trò chơi ai nhanh hơn - Cô phổ biến luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần IV/ Nhận xét – Kết thúc Thứ sáu ngày tháng 12 năm 20 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MÔN: HĐTH ĐỀ TÀI VẼ VÀ TÔ MÀU BỨC TRANH ĐÀN GÀ I/YÊU CẦU: -Trẻ biết đặc điểm con gà qua màu lông, cổ, mào, đuôi, chân -Dạy trẻ vẽ được hình con gà bằng các nét vẽ đơn giản thể hiện được đặc điểm của con gà -Thông qua nội dung vẽ và tô màu đàn gà, tạo cho trẻ cảm nhận cái đẹp trong mỹ thuật .Trẻ biết yêu thương chăm sóc con vật gần gủi -Biết bảo vệ các con vật có ích cho con người và xã hội -Tích hợp LQCV,ÂN II/CHUẨN BỊ -Tranh vẽ mẫu đàn gà -Mô hình các con vật nuôi -Giấy vẽ, màu tô cho trẻ và cô -Giá đựng sản phẩm của trẻ III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: Gây hứng thú -Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “đàn gà con” đến trang trại nuôi các con vật gần gủi -Trẻ cùng quan sát và đàm thoại các con vật về đặc điểm, màu sắc, hình dáng của chúng *Hoạt động 2: Cô hướng dẫn -Cô dùng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ cùng xem tranh mẫu -Đàm thoại tranh mẫu : mình gà trống tròn to, đầu gà hình tròn nhỏ, cổ gà cao, mào gà to và đỏ, đuôi gà dài có nhiều màu -Gà mái chân thấp, cổ ngắn, màu lông không nhiều màu như gà trống - Gà con, nhỏ lông màu và… +/Cô vẽ và tô màu tranh -Cô vừa vẽ vừa hỏi trẻ nên vẽ như thế nào ? vẽ cái gì trước ? -Cô vẽ thân gà là hình tròn to trước, tới cổ gà là hai đường thẳng song song, đầu gà là hình tròn nhỏ. chân gà cao, đuôi gà ..cứ như vậy cô hướng dẫn trẻ vẽ và nêu đặc điểm của từng bộ phận của con gà . Con gà hoàn thành cô hỏi trẻ kể lại các bộ phận của chúng một lần nữa. *Hoạt động 3: Trẻ vẽ và tô màu tranh -Cô cho trẻ về chổ ngồi và tiến hành vẽ -Cô chú ý theo dỏi trẻ vẽ, nhắc trẻ tư thế ngồi vẽ, cách cầm bút, và các đặc điểm của con vật -Cô đi đến từng trẻ quan sát và gợi ý để trẻ vẽ, nếu trẻ nào sắp xong cô gợi ý cho trẻ vẽ thêm những chi tiết phụ để bức tranh them sinh động và hoàn hảo. -Nhắc trẻ thời gian *Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm -Cho trẻ đọc bài thơ “Tìm ổ” và mang sản phẩm của mình lên kệ trưng bày -Trẻ tự nhận xét bài của bạn và của mình -Cô nhận xét chung +/Kết thúc :Nhận xét tiết học *Ưu:………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… *Tồn:………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………….. Thứ hai ngày tháng năm 20 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MÔN: TD ĐỀ TÀI : CHẠY NHANH 10 M I/YÊU CẦU -Trẻ biết thi đua cùng bạn, chạy thật nhanh về đích -Nhằm phát triển các cơ chân, tay và thể chất nhanh nhẹn -Cô giáo dục trẻ có ý thức thi đua giữa các tổ. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ăn nhiều rau,quả chín, ăn cá, tôm, thịt để có năng lượng -Tích hợp ; âm nhạc, LQVH II/CHUẨN BỊ -Sân tập sạch sẽ, đích chạy đến -Các loại động vật để chơi III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: gây hứng thú -Cô cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu nhón gót, hạ gót, đi nhanh, đi chậm…Sau đó cho trẻ về đứng theo tổ dãn cách đều *Hoạt động 2: Trọng động +/Bài tập phát triển chung -Hô hấp 1: Làm gà gáy -tay 5: tay thay nhau quay dọc thân -Chân 1: Ngồi xuống đứng lên liên tục -Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên -Bật 2 : Bật tiến về phía trước +/ Vận động cơ bản -Cô cho trẻ đứng thành hai hàng theo đội -Cô giới thiệu bài . chạy nhanh 10 m -Cô làm mẫu lần 1 -Lần 2 giải thích tư thế đứng sau vạch chuẩn, chân trước chân sau, mắt nhìn thảng hướng đích, khi nghe hiệu lệnh chạy thật nhanh đến đích -Cô mời hai trẻ khá lên thực hiện *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện -Cô cho hai trẻ một lên thực hiện -Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần -Cô động viên những trẻ chưa thực hiện được và còn nhút nhát +/Giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất đinh dưỡng để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh *Hoạt động 4: Hồi tĩnh -Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vừa đi vừa đọc bài thơ “Nàng tiên ốc” Hít thở nhẹ nhàng +/Kết thúc: Nhận xét tiết học * Ưu:.............................................................................................................. ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... * Tồn:............................................................................................................ ...................................................................................................................... Thứ ngày tháng năm 20 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MÔN: MTXQ ĐỀ TÀI THAM QUAN – QUAN SÁT CÁC CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG I/YÊU CẦU: -Dạy trẻ nhận biết và phân biệt được 1 số con vật sống trong rừng, gấu, khỉ, hổ, voi -Nêu được đặc điểm của một số con vật đó, hình dáng, màu sắc -Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, kĩ năng phân biệt, phân nhóm -Cung cấp vốn từ, khệnh khạng, lông vằn, hung giữ… -Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên, biết ý thức bảo vệ những động vật quý hiếm -Tích hợp: âm nhạc, văn học II/CHUẨN BỊ: -Các tranh vẽ -Lô tô cho trẻ chơi III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: Gây hứng thú -Cho cả lớp hát bài “Chú voi con” -Cùng trò chuyện với trẻ về các loại vật sống trong rừng -Cô giới thiệu bài, cho cả lớp nhắc lại *Hoạt động 2: Làm quen với các con vật -Cô nêu câu đố : Lông vằn, lông vện mắt xanh Dáng di uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi ? (Con hổ) -Cô treo tranh con hổ,cho trẻ quan sát và đọc từ (con hổ) -Cô hỏi trẻ con hổ giống con vật nuôi trong gia đình mình? Cô hỏi trẻ con hổ nó như thế nào? -Bộ lông con hổ như thế nào/ -Mời trẻ lên chỉ các bộ phận con hổ -Cô nêu khái quát con hổ rất hung giữ, chuyện ăn thịt các con vật khác, có bộ lông vằn sống trong rừng… +/Làm quen con voi -Cô cho cả lớp đọc bài thơ con voi -Cô treo tranh con voi ra và hỏi trẻ, cùng trẻ đàm thoại về con voi, hình dáng, đặc điểm màu sắc, sở trường của nó… -Cứ như vậy cô cho trẻ làm quen với các con vật khác nhau như con khỉ, con gấu, con nai… *Hoạt động 3: so sánh -So sánh con voi với con gấu +Giống nhau: có 4 chân, sống trong rừng, tự kiếm ăn ,… +Khác nhau: Con voi hiền biết giúp người, con gấu hung giữ, ăn thịt những con vật nhỏ hơn mình,con voi ăn lá cây,cỏ, rau… -Giáo dục: Trẻ biết yêu thiên nhiên biết ý thức bảo vệ các con vật quý hiếm để bảo tốn thiên nhiên,cân bằng môi trường sống… *Hoạt động 4: Trò chơi củng cố -Con gì biến mất ,cô cất dần tranh và hỏi trẻ con gì biến mất? -Trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô -Cho trẻ chơi 2-3 lần +Kết thúc:Nhận xét tiết học: *Ưu:……………………………………………………………….. ……………………………………………………………………. *Tồn:……………………………………………………………… …………………………………………………………………… Thứ ngày tháng năm 20 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MÔN: HĐTH ĐỀ TÀI: NẶN CÁC CON VẬT GẦN GŨI I/YÊU CẦU -Trẻ biết nặn 1 số con vật gần gũi với trẻ trong cuộc sống như chó, mèo, gà.. -Luyện kĩ năng đã học trẻ sáng tạo và tập tạo dáng nặn của các con vật ở các trạng thái khác nhau -Qua việc nặn các con vật trẻ biết yêu thương các con vật xung quanh mình và biết chăm sóc bảo vệ chúng -Tích hợp: mtxq, toán II/CHUẨN BỊ: -Mẫu nặn của cô -Dất nặn cho trẻ, bảng con -kệ sản phầm -Mô hình các con vật gần gũi với trẻ III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: Gây hứng thú -CÔ cho trẻ đi thăm quan vườn bách thú vừa đi vừa hát bài “Em đi chơi thuyền” -Đến mô hình các con thú cô đã nặn sẵn tạo thành công viên vườn bách thú -Trẻ quan sát và đàm thoại về các con vật mà trẻ thấy -Cô gợi ý cho trẻ quan sát hình dạng màu sắc, đặc điểm nổi bật của các con vật đó -Cô cho trẻ đi về chổ ngồi *Hoạt động 2: Trẻ thực hiện -Cô cho trẻ vào chổ ngồi và thực hiện -Cô bao quát trẻ nhắc lại một số đặc điểm của con vật gần gũi -Hướng dẫn những trẻ nặn chưa được -Nhắc trẻ tư thế ngồi nặn và các kĩ năng nặn đã học. Như xoay tròn ấn dẹp, lăn dọc, miết.. -Trẻ biết sử dụng các kĩ năng thành thạo *Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm -Cô cho trẻ mang sản phẩm của mình lên kệ trưng bày -Vừa đi vừa đọc bài thơ “Mèo đi câu cá “ -Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn -Cô nhận xét chung * giáo dục : cô giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm, bảo quản đất nặn tốt +/Kết thúc Nhận xét tiết học *Ưu :…………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………... * Tồn:………………………………………………………………................ ……………………………………………………………………………….. Thứ ngày tháng năm 20 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MÔN: MTXQ ĐỀ TÀI: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH I/YÊU CẦU: -Trẻ biết tên các con vật nuôi trong gia đình - Lợi ích, con vật nuôi trong gia đình -Trẻ so sánh được sự giống nhau, khác nhau rõ nét của 2 con vật đó như cấu tạo, mt sống, thức ăn, sinh sản, tiếng kêu.. -Trẻ yêu quý chăm sóc những con vật nuôi trong gia đình -Biết trông coi không để những con vật đó phóng uế bừa bãi ra nhà mất vệ sinh -Tích hợp : âm nhạc, II/CHUẨN BỊ; -Mô hình nhà búp bê -Tranh các con vật chó, mèo -Tranh chơi trò chơi III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: Gây hứng thú -Cho trẻ hát bài “Thương con mèo” -Đàm thoại về bài hát con mèo sống ở đâu? -Ngoài con mèo nuôi trong gia đình ra cón những con vật nào nữa ? *Hoạt động 2: Đàm thoại nói về con chó – mèo - Cô nêu câu đố; Con gì nằm ở đầu hè Người lạ nó sủa Người quen nó mừng ( Con chó ) -Trẻ nó tên con chó, cô cho trẻ xem tranh ( hình chiếu ) về con chó - Trẻ quan sát và nhận xét - Con chó kêu làm sao ? - Nó có mấy chân ? Nó còn có gì nữa ? - Nuôi chó để làm gì ? - Chó thường thích ăn gì ? - Cô động viên trẻ trả lời câu rõ ràng, đủ ý -Hỏi trẻ có thích nuôi chó không vì sao? -Cô dẫn trẻ đi đến thăm nhà bạn búp bê (mô hình nhà búp bê) -Khi đi trên đường phải bật qua con suối nhỏ - Cho một trẻ giả làm tiếng kêu con mèo, cô hỏi trẻ tiếng kêu của con gì? - Cho trẻ xem tranh và nói tên con mèo - Cô hỏi trẻ nuôi mèo để làm gì ? - Mèo biết làm gì ? ( bắt chuột, trèo cây) - mèo có đặc điểm ntn? - Mèo thích ăn gì ? * Giáo dục trẻ biết yêu thương và chăm sóc con vật nuôi có ích *Hoạt động 3: So sánh +Giống nhau: Đều là những con vật được nuôi trong gia đình, đều có ích cho con người -Gia súc: Có 4 chân, đẻ con… + Khác nhau : tiếng kêu, mèo biết leo trèo -Hỏi trẻ có thuộc bài hát nào nói về các con vật không ? -Trẻ hát bài hát về các con vật “gà trống, mèo con, cún con” *Hoạt động 4: Trò chơi “Xem ai nói nhanh” -Cô giải thích cách chơi -Cho trẻ chơi nói nhanh theo yêu cầu của cô -Cô nói bắt chuột – trẻ trả lời con mèo - Cô nói gâu gâu – trẻ nói con chó… +Kết thúc : Nhận xét tiết học *Ưu:………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… *Tồn ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… Thứ ngày tháng 12 năm 2009 CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MÔN: GDAN ĐỀ TÀI: NDTT:HÁT VẬN ĐỘNG “ĐÀN GÀ CON” NDKH:NH. “BÈO DẠT MÂY TRÔI” TC. SOLMI I/YÊU CẦU: -Trẻ biết hát bài “Đàn gà con” thể hiện được sắc thái âm nhạc, qua đó trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương các con vật nuôi -Trẻ biết vận động làm động tác minh họa cho bài hát. -Trẻ thích nghe cô hát và hiểu được giai điệu của lời bài hát -Trẻ biết yêu thương và chăm sóc các con vật gần gũi. Biết gữi gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ gọn gàng -Tích hợp mtxq. II/CHUẨN BỊ -Tranh từ con chim -Dụng cụ âm nhạc III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: Gây hứng thú -Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của các con vật” -Cô hỏi trẻ gà sống ở đâu? tiếng kêu của nó như thế nào? -Hỏi trẻ có bài thơ nào nói về con gà không? - Cho trẻ cùng đọc đoạn bài thơ ‘Gà mẹ đếm con” *Hoạt động 3: Dạy vận động +Ôn hát: - Cô đàn cho trẻ nghe bài hát Đàn gà con - Hỏi trẻ cô vừa đàn bài gì / của ai sáng tác ? - Cô cho trẻ cùng hát lại 1 lần - Tổ hát lại, cô động viên trẻ hát -Mời cá nhân trẻ hát -Cô chú ý sữa sai cho trẻ + Dạy vận động -Cô cho trẻ chuyển đội hình .Vừa đi vừa đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” - Cô vận động lần 1 - Lần 2 giải thích động tác vận động minh họa lời bài hát -Trẻ vận động theo cô -Cô mời từng tổ hát và vận động theo cô -Cô chú ý sữa sai cho trẻ -Mời 2-3 cá nhân trẻ hát và vận động cho cả lớp cùng xem -Cô sữa sai cho trẻ -Cả lớp cùng vận động lại lần nữa +/Bài bổ sung - Cô cho trẻ hát múa bài Một con vịt *Hoạt động 3: Nghe hát “Bèo dạt mây trôi” -Cô hát lần 1 -Hát lần 2 giới thiệu lời bài hát, tên tác giả, minh họa theo lời bài hát *Hoạt động 4 : Trò chơi “Sol mi” -Cô giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi -Tiến hành cho trẻ chơi -Cô theo dỏi trẻ chơi, chú ý nhắc nhở những trẻ chưa thực hiện đúng -Cô cho trẻ chơi 2-3 lần +/Kết thúc : Nhận xét tiết học *Ưu:……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… *Tồn:……………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….. Thứ hai ngày tháng năm 20 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT MÔN: TD ĐỀ TÀI : BẮT CHƯỚC DÁNG ĐI CỦA CÁC CON VẬT I/YÊU CẦU -Trẻ biết bắt chước dáng đi của các con vật quen thuộc - Trẻ biết phối hợp chân tay để tạo dáng đi của các con vật trong gia đình -Nhằm phát triển các cơ chân, tay và thể chất nhanh nhẹn -Cô giáo dục trẻ có ý thức thi đua giữa các tổ. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ăn nhiều rau,quả chín, ăn cá, tôm, thịt để có năng lượng -Tích hợp ; âm nhạc, LQVH II/CHUẨN BỊ -Sân tập sạch sẽ, thoáng mát -Mũ các con vật cho trẻ chơi III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: gây hứng thú - Cô đọc câu đố về “con gà trống” cho trẻ đoán, trẻ làm tiếng gà trống gáy - Trò chuyện nói về một ngày mới chào đón các con vật -Cô cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu nhón gót, hạ gót, đi nhanh, đi chậm…Sau đó cho trẻ về đứng theo tổ dãn cách đều *Hoạt động 2: Trọng động +/Bài tập phát triển chung -Hô hấp 1: Làm gà gáy -tay 5: tay thay nhau quay dọc thân 2l x 4 nhịp -Chân 1: Ngồi xuống đứng lên liên tục 2l x 4 nhịp -Bụng 2: Gió thổi cây nghiêng 2 l x 4 nhịp -Bật 2 : Bật tiến về phía trước 2l x 4 nhịp - Các con ơi xem ai đến kìa ( chim bồ câu ) - bạn chim đến tặng lớp quà, chúng mình cùng xem đó là món quà gì nhé. Rất nhiều con vật, vậy đó là những con vật gì ? - Vậy thì chúng mình hãy đội mũ lên đề tạo dáng các con vật đó nhé. +/ Vận động cơ bản -Cô cho trẻ đứng thành hai hàng đối diện -Cô giới thiệu bài . bắt chước dáng đi của các con vật X x x x x x x X x x x x x x -Cô làm mẫu lần 1 -Lần 2 giải thích động tác tạo dáng từng con vật cho trẻ thấy -Cô mời hai trẻ khá lên thực hiện *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện -Cô cho hai trẻ một lên thực hiện -Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần -Cô động viên những trẻ chưa thực hiện được và còn nhút nhát - Mỗi lần trẻ thực hiện tốt cô tặng trẻ một bông hoa +/Giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất đinh dưỡng để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh * Trò chơi : Mèo và chim sẽ - Cô phổ biến luật chơi và cho trẻ chơi 2,3 lần. *Hoạt động 4: Hồi tĩnh -Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vừa đi vừa đọc bài thơ “Kể cho bé nghe” Hít thở nhẹ nhàng +/Kết thúc: Nhận xét tiết học * Ưu:.............................................................................................................. ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... * Tồn:............................................................................................................ ...................................................................................................................... Thứ ngày tháng năm 20 GIÁO ÁN - CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - MÔN : LQVH - ĐỀ TÀI : Thơ : Chuyện Thỏ bông bị ốm 1.YÊU CẦU: * KT : - trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, các nhân vật có trong bài thơ. * KN : - Trẻ trả lời câu đầy đủ ý * GD : - Trẻ biết ăn uống sạch sẽ, ăn đủ xuất, không ăn bánh kẹo có nhiều màu sắc. * Tích hợp : GDAN – GDLG 2. CHUẨN BỊ: - Mô hình - Tranh bài thơ 3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát : Trời nắng trời mưa - Trò chuyện hỏi trẻ bài hát nói về bạn nào vậy ? -Thế bạn thỏ đi tắm nắng vui chơi thì tự nhiên trời làm sao? -Đúng rồi trời đang nắng mà chuyển sang mưa là dễ bị bệnh lắm đó các con ạ. Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bai thơ thỏ bông bị ốm. * Hoạt Động 2: đọc thơ - Bây giờ c/c chú ý lắng nghe xem nội dung bài thơ nói gì nhé - Cô đọc thơ lần 1 sử dụng mô hình - Cô đọc thơ lần 2 với tranh - diễn cảm - Cô trích dẫn và làm rõ ý sủ dụng tranh - Lưu ý cô cho trẻ làm quen hiểu câu thều thào; mệt mõi nói không ra lời. - Từ sôi ào ào; bụng có tiếng kêu, dau dữ dội. - dọc thơ tại nhà búp bê * Hoạt Động 3: Đàm thoại - Cô vừa đọc cho c/c nghe bài thơ gì ? - bài thơ nói về ai ? - bạn thỏ bị làm sao ? - các con ơi! Bạn thỏ ăn uống không hợp vệ sinh nên bị đau bụng đấy, vậy c/c có như bạn thỏ bông không nào ? * Giáo dục ; Giáo dục trẻ chỉ nên ăn thứcăn đã nấu chín, uống sôi, ăn uống đủ chất. mặc quần áo ấm vào mùa lạnh, mát vào mùa hè giữ gìn cơ thể sạch sẽ c/c nhớ chưa nào. * Hoạt Động 4: trẻ đọc thơ - cả lớp đọc thơ - tổ nhóm, đọc thơ. - cô chú ý sữa sai, động viên trẻ đọc thơ - Cho trẻ chơi phân vai làm bác sĩ khám bệnh - Nhận xét sau khi chơi * Kết thúc : - NXTD RÚT KINH NGHIỆM *Ưu: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *Tồn : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Đạt : ………………… Thứ ngày tháng năm 20 GIÁO ÁN - CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - MÔN : LQVH - ĐỀ TÀI : BÁC GẤU ĐEN VÀ 2 CHÚ THỎ 1.YÊU CẦU: * KT : - trẻ hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên truyện, các nhân vật có trong truyện * KN : - Trẻ trả lời câu đầy đủ ý - Trẻ biết bạn thỏ nâu biết giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, còn bạn thỏ trắng không ngoan * GD : - Trẻ biết biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. * Tích hợp : GDAN – GDLG 2. CHUẨN BỊ: -Tranh kể - Mô hình - Trang phục cho trẻ đóng kịch 3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát : Đố bạn - Trò chuyện nói về bài hát có những con gì ? * Hoạt Động 2: Kể truyện - cô giới thiệu, có hai bạn thỏ ở trong 1 khu rừng nọ. một hôm trời mưa to, rất to. Các con có biết chuyện gì sảy ra vào hôm mưa to đó không ? các con lắng nghe cô kể câu chuyện bác gấu đen và 2 chú thỏ nhé ? - Cô kể lần 1 sử dụng mô hình - Cô kể chuyện lần 2 với tranh - diễn cảm - Cô trích dẫn và làm rõ ý sử dụng tranh - Lần 3 cô kể bằng hình trên máy chiếu, kết hợp gợi hỏi trẻ * Hoạt Động 3: Đàm thoại - Cô gợi ý đặt câu hỏi cho trẻ trả lời - Cô vừa kể cho c/c nghe câu chuyện gì ? - Bác gấu đi đến nhà ai ? - bạn thỏ nói gì với bác gấu ? - bác gấu lại đi tiếp đến nhà của ai - Ai đã cho bác gấu vào nhà ? - Bác Gấu đã nói gì với bạn thỏ ? * Giáo dục ; Giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ mọi người khi có việc cần. Mọi người khải biết thương yêu giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn * Hoạt Động 4: Tập đóng kịch - Cô cho trẻ đóng kịch, cô là người dẫn truyện - Động viên trẻ tham gia đóng kịch, biết nhận vai. * Kết thúc : - NXTD RÚT KINH NGHIỆM *Ưu: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *Tồn : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Đạt : …………………

File đính kèm:

  • docgiao an Chu De dong vat.doc
Giáo án liên quan