Chủ đề tự chọn - Nghệ thuật truyện Kiều

A.Mục tiêu:

Giúp học sinh thấy được:

-Cái hay trong nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của đại thi hào Nguyễn Du

-Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả âm thanh.

B.Chuẩn bị:

+Thầy:4 đoạn thơ miêu tả 4 lần Thúy Kiều đánh đàn,câu hỏi thảo luận,giáo án

+Trò:Sưu tầm tài liệu liên quan,tìm đọc truyện Kiều.

C.Nội dung tổ chức hoạt động:

1.ổn định tổ chức

2.Bài mới:

 

doc34 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề tự chọn - Nghệ thuật truyện Kiều, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—{–—{– Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ đề 5 Nghệ thuật Truyện Kiều A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy được: -Một số đặc sắc trong nghệ thuật truyện Kiều -Củng cố hiểu biết về giá trị nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều B.Chuẩn bị: -Thầy:Một số trích đoạn truyện Kiều ,tư liệu tham khảo,giáo án -Trò C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy -học Phần I-Nguyễn Du miêu tả tiếng đàn —{–—{– A.Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được: -Cái hay trong nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của đại thi hào Nguyễn Du -Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả âm thanh. B.Chuẩn bị: +Thầy:4 đoạn thơ miêu tả 4 lần Thúy Kiều đánh đàn,câu hỏi thảo luận,giáo án +Trò:Sưu tầm tài liệu liên quan,tìm đọc truyện Kiều. C.Nội dung tổ chức hoạt động: 1.ổn định tổ chức 2.Bài mới: A.Những câu thơ miêu tả tiếng đàn trong truyện Kiều: Chú giải từ ngữ +dây vũ:dây to; dây văn:dây nhỏ +Tư Mã Tương Như gảy khúc đànPhượng cầu Hoàng để ve nàng Trác văn Quân +Kê khang được thầy dạy cho khúc Quảng Lăng… +Chiêu Quân:cung nhân nhà Hán bị Vua gả cho chúa Hung Nô.Đi đến cửa ải nhớ nước,nhớ nhà tự gảy đàn để giãi bày nỗi buồn +hồ điệp:con bươm bướm. +duyềnh quyên:vũng nước có mặt trăng soi vào +Lam Điền: vùng đất có truyền thuyết là nơi gieo hạt thành ngọc 1.So lần dây vũ dây văn Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương Khúc đâu Hán –Sở chiến trường Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau/? Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu Nghe ra như oán như sầu phải chăng? Kê Khang này khúc Quảng Lăng Một rằng Lưu thủy,hai rằng Hành vân Quá quan này khúc Chiêu Quân Nửa phần luyến chúa ,nửa phần tư gia Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa 2.Bốn dây như khóc như than Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ,người trong khóc thầm 3.Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay Ve ngâm vượn hót nào tày Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu 4.Khúc đâu đầm ấm dương hòa ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh Khúc đâu êm ái xuân tình ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên Trong sao châu nhỏ duyềnh quyên ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông Lọt tai nghe suốt năm cung Tiếng nào mà chẳng não nùng xôn xao B.Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tiếng đàn trong truyện Kiều ?Trong bốn lần Kiều đánh đàn,khúc nhác nào thể hiện niềm hạnh phúc ,yêu thương? Dựa vào từ ngữ hình ảnh nào mà em biết? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả thành công tiếng đàn?Tác dụng của những BP đó? Cùng là khúc nhạc hạnh phúc ,yêu thương nhưng cung bậc âm thanh mỗi lần mỗi khác?thử lí giải sự khác nhau đó? Em thử nêu dự đoán của mình về hoàn cảnh Lần thứ 2 và 3 Kiều gảy đàn? Cách miêu tả có gì khác với 2 đoạn trước? E cảm nhận được điều gì về tâm trạng của nàng kiều trong 2 đoạn này? Theo em ,điều gì khiến cho người đọc,người nghe hiểu được tâm trạng Thúy Kiều qua tiếng đàn của nàng? 1.Khúc nhạc yêu đương: *Hoàn cảnh +Lần thứ nhất: -Khi Thúy Kiều và Kim Trọng đính ước,Kiều đã tự nguyện gảy đàn cho Kim Trọng nghe .Trong bốn lần gảy thì chỉ có lần đầu tiên này là Thúy Kiều tự nguyện hoàn toàn.Nàng đã trổ hết tài năng và hiểu biết của mình trong ngón đàn:nào Lưu thủy,Hành vân,nào khúc Quảng Lăng,khúc Chiêu Quân…Đó là tiếng đàn của mùa xuân,của buổi mai,của tuổi trẻ, của tình yêu nồng nàn mà trong sáng,của những gặp gỡ diệu kì giữa nhạc và thơ +Lần thứ 4: Khi Kiều đoàn tụ với gia đình và nối lại duyên xưa cùng chàng Kim sau 15 năm lưu lạc *Nghệ thuật: +Lần thứ nhất: -Số câu:14 -Biện pháp: sử dụng nhiều điển tích ,điển cố,điệp(kiểu cấu trúc,,từ ngữ),nhất là nghệ thuật so sánh đã taọ ra những câu thơ hay nhất trong truyện Kiều +Lần thứ 4: -Số câu:8 -Biện pháp Sử dụng điển tích,điển cố;điệp(cấu trúc,từ ngữ) nhưng thưa thớt hơn,âm điệu trầm hơn,nhất là từ ngữ gợi cảm giác đã được vận dụng hợp lí ở cuối đoạn càng làm nổi bật tâm trạng bên trong của nhân vật *Nội dung: -Lần thứ nhất:âm thanh tiếng đàn có đủ mọi cung bậc,nó cho thấy tâm hồn đương say sưa hạnh phúc với tình yêu ban đầu rất trong sáng và nồng nàn của nàng Kiều -lần thứ 4:âm thanh tiếng đàn có vẻ trong trẻo,đầm ấm ,êm ái nhưng trong đó vẫn ẩn chứa nỗi buồn não nùng thầm kín .Bởi vì lúc này Kiều tuy tái ngộ chàng Kim nhưng nàng không tránh khỏi mặc cảm :mình không còn là người con gái thanh tân như 15 năm về trước được gảy đàn cho Kim Trọng nghe;hơn thế cuộc đời nàng cũng đã nếm đủ bao điều đắng cay ,bất hạnh,đau đớn ,ê chề.Vậy nên dù được đoàn tụ với gia đình,đó là momg muốn lớn nhất của Kiều nhưng những tháng ngày lưu lạc vẫn chưa dễ gì làm cho nàng nguôi ngoai 2.Khúc nhạc khổ đau: *Hoàn cảnh: +Lần thứ 2:Kiều phải gảy đàn hầu rượu cho Hoạn Thư và Thúc Sinh trong vai một gia nô của nhà họ Hoạn +Lần thứ 3:Kiều phải gảy đàn hầu Hồ Tôn Hiến trong bữa tiệc hắn mừng công hạ được Từ Hải. *Nghệ thuật: -Đều không hề có điển tích,điển cố -Sử dụng nhiều động tính từ miêu tả trực tiếp sự đau khổ:khóc,than,tan nát lòng,khóc thầm,thảm sầu,nhỏ máu -Nghệ thuật so sánh và đối lập ở đoạn thơ thứ hai đã làm nổi bật tâm trạng của Kiều trong một tình huống éo le:phải gảy đàn mua vui cho kẻ đang hành hạ mình(Hoạn Thư)đồng thời giáp mặt mà không dám nhận người từng cùng mình bao lần “Má ấp tay kề”(Thúc Sinh). -ở lần thứ ba:thành ngữ:gió thảm mưa sầu,ve ngâmvượn hót,hình ảnh ẩn dụ:bốn dây nhỏ máu đã đủ đẻ diễn tả tâm trạng sầu thẩm ,đau khổ tột cùng của nàng Kiều khi phải gảy đàn cho kẻ vừa hại chết chồng mình,gảy đàn bên cạnh xác chồng mới vùi bên sông. 3.Sức lay động lòng người của tiếng đàn nàng Kiều. *Nguyên nhân: -Trước hết đàn nhạc là sở trường số một của kiều:”Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương” Hơn thế Nàng còn là một con người đa sầu đa cảm vì vậy đàn và thơ là những phương tiện hưũ hiệu nhất để nàng giãi bày tâm tư ,tình cảm của mình.Chính vì thế mà tiếng đàn của Kiều dù ở hoàn cảnh nào cũng chính là tiếng lòng của nàng.Cho nên những tiếng đàn đó có linh hồn sức sống riêng của nó giống như cuộc đời nàng Kiều vậy. -Thứ nữa,ngôn ngữ miêu tả của Nguyễn Du đạt đến một trình độ điêu luyện,khiến cho không chỉ nhân vật sống động như thật mà âm thanh tiếng đàn đó còn có sức lôi cuốn mãnh liệt bao thế hệ bạn đọc vì có lẽ trong các đối tượng được miêu tả thì miêu tả âm thanh là khó vào bậc nhất vì nó trừu tượng,lại vô hình .Nhưng nhà thơ đã làm cho tiếng đàn ấy thể hiện được đúng các trạng thái tâm lí của nhân vật ,chứng minh được một cách thuyết phục ngón đàn nhạc của Thúy Kiều “ăn đứt”người đời .Mà bao hàm trong những dòng thơ tuyệt vời ấy là một trái tim đập chung một nhịp với nhịp cảm xúc của nhân vật của mình.Chính vì thế những đoạn thơ trên còn là mẫu mực để bao nhà thơ ,nhà văn học tậểntong sự cảm phục và ngưỡng mộ. *Biểu hiện: -Khi Kim Trọng nghe tiếng đàn Thúy Kiều gảy thì: Ngọn đèn khi tỏ khi mờ Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu Khi tựa gối,khi cúi đàu Khi vò chín khúc ,khi chau đôi mày Còn Hoạn Thư-vợ của Thúc Sinh- một tiểu thư con nhà khuê các khi đòi Kiều gảy đàn,nghe thấy cũng:”thương tài.Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân” Còn Hồ Tôn Hiến _quan tổng đốc:mặt sắt đen sì cũng phải” nhăn mày ,rơi châu” xúc động khi nghe tiếng đàn não nuột của nàng. D.Dặn dò: -Sưu tầm những câu thơ miêu tả âm thanh mà em thấy hay vào sổ tay văn học -Tìm đọc trong truyện Kiều và những đoạn trích truyện Kiều trong SGK những câu thơ có dấu ấn của ca dao ,tục ngữ,thành ngữ dân gian và ngược lại —{–—{– Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Phần II - Ngôn ngữ và sức sống của truyện Kiều —{–—{– A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy được: -Cội rễ tài năng của Nguyễn Du là biết tiếp thu chọn lọc và vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa dân tộc trong đó có ca dao,tục ngữ,thành ngữ dân gian vào các sáng tác của mình trong đó phải kể đến kiết tác Truyện Kiều -Sự ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ trong truyện Kiều đến ngôn ngữ toàn dân -Bồi dưỡng tình yêu và tinh thần giữ gìn phát huy cái hay,cái đẹp trong ngôn ngữ dân tộc. B.Chuẩn bị: -Thầy :giáo án,tài liệu tham khảo -Trò:Sưu tầm theo hướng dẫn của giáo viên. C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học uổn định tổ chức: v.Bài mới *Giới thiệu bài: A.Dấu ấn của ngôn ngữ & thơ ca dân gian trong truyện Kiều: I.Dấu ấn của ca dao dân ca: a)Hình thức thể thơ lục bát: Cả thiên tiểu thuyết 3254 câu đều được thể hiện bằng những câu thơ lục bát uyển chuyển,giàu nhạc điệu,đậm chất dân tộc b)Cách diễn đạt và ý tứ: VD1: Ca dao có câu: +Tiễn đưa một chén rượu nồng Vầng trăng xẻ nửa ,tơ lòng dứt đôi +Vầng trăng ai xẻ làm đôi Đường trường ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng? Hình ảnh “vầng trăng xẻ nửa” đã tượng trưng cho sự xa cách của hai con người đang yêu Nguyễn Du vận dụng vào trong truyện Kiều thành: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc,nửa soi dặm trường Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh đó giúp tác giả diễn tả được không chỉ là sự xa cách khi Thúy Kiều chia tay Thúc Sinh mà còn thể hiện được tâm trạng buồn vời vợi của nàng Kiều khi lại một mình đối diện với nỗi cô đơn VD2: Ca dao diễn tả sức mạnh của tình yêu giúp con người có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Thất bát sông cũng lội,tứ cửu,tam thập lục đèo cũng qua Được nhà thơ vận dụng sáng tạo vào việc thể hiện tình yêu chung thủy mãnh liệt của chàng Kim với Thúy Kiều: Rắp mong treo ấn từ quan Mấy sông cũng lội ,mấy ngàn cũng qua VD3: Ca dao khi nói về nỗi nhớ thương chất chứa trong lòng người con gái khi xa cách người yêu có câu: Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng Ai đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy Nguyễn Du mượn ý đó để miêu tả tâm trạng nóng lòng mong đợi trong sự khắc khoải buồn bã của: Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê Kết luận: Ca dao với lối diễn đạt tình tứ ,ý nhị đã được Nguyễn Du vận dụng như một thứ chất liệu nghệ thuật chứ không phải một thứ vật liệu đơn thuần .Ông đã chọn lọc,nhào nặn tạo cho nó một sinh khí mới phù hợp với phong cách ,với tâm hồn mình.Khiến nhiều câu lục bát trong truyện Kiều đạt đến độ uyên bác ,mẫu mực mà lại gần gũi với ca dao-một thể thơ đậm đặc hồn dân tộc 2.Dấu ấn của thành ngữ ,tục ngữ: a)Thành ngữ,tục ngữ được vận dụng nguyên khối. +Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng +Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong nham hiểm giết người không dao +ở đây tai vách mạch rừng Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi +Rằng hay thì thật là hay Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào +Quản bao tháng đợi năm chờ Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm +Hàn huyên chưa kịp dãi dề Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao Người nách thước,kẻ tay dao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi b)Thành ngữ tục ngữ được tách hoặc xen +Nàng rằng non nước xa khơi Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm +Nghĩ đà bưng kín miệng bình Nào ai có khảo mà mình lại xưng +Những là e ấp dùng dằng Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi wVận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân +Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm +Nàng rằng:”Trời nhé có hay Quyến anh rủ yến sự này tại ai? Đem người giẩy xuống giếng thơi Nói rồi ,rồi lại ăn lời được ngay Còn tiên “tích việt “ở tay Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai? B ảnh hưởng từ truyện kiều tới văn hóa ,văn học dân gian và văn học viết uCa dao: a)Sen xa hồ sen khô ,hồ cạn Liễu xa đào liễu ngả liễu nghiêng Anh xa em như bến xa thuyền Như Thúy Kiều xa Kim Trọng biết mấy niên cho tái hồi b)Bóng ai thấp thoáng vườn hoa Hình như Kim trọng đến nhà Kiều -Vân vTrong sinh hoạt văn hóa(Hát đối ,giao duyên hoặc ngâm ,vịnh,lẩy Kiều thậm chí có cả hình thức bói Kiều).VD hát đối _Nữ:Nghe tin anh học có tài Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng? -Nam:Thiên Thai là của nàng Kiều Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra wQuan niệm sống: Làm trai biết đánh tổ tôm Uống chè chính Thái ,xem nôm Thúy Kiều x Trong nói năng,diễn đạt: Tên các nhân vật trong truyện Kiều đến nay được nhân dân ta quen dùng để gọi cho một kiểu người,một loại người;đàn ônglừa lọc tráo trở trong tình yêu bị gọi là Sở Khanh.Những kẻ buôn người,kinh doanh môi giới mại dâm bị gọi là Tú Bà.Những ai cả ghen ,ghê gớm bị gán cho cái tên là Hoạn Thưv..v Khi tình yêu mới chớm nở,người ta thường mượn câu kiều để nói hộ lòng mình: Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không Đẻ lí luận cho mối quan hệ khăng khít giữa tâm trạng con người và cái nhìn cảnh vật,người ta luôn viện dẫn câu: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ *Thay cho lời kết: Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ trong truyện Kiều rất tích cực,không chỉ đối với thời kì văn học trung đại mà cả với văn học hiện đại,không chỉ với văn học dân tộc mà cả với nền văn học thế giới.Ngày nay vẫn rất nhiều người coi Thúy Kiều như là một con người bằng xương bằng thịt bước vào văn học vì vậy mà vẫn không ngừng ra đời những tác phẩm như bài thơ của Văn Trọng Hùng dưới đây: Gửi Thúy Kiều Phải chi Kim trọng là ta Thì nàng đâu phải phong ba một đời Dẫu không khuâý nước chọc trời Lật nhào cung điện ,đổi ngôi sơn hà Thì nàng vẫn mãi bên ta Tiết trinh đâu phải chỉ là tiết trinh Thúy Vân trăm đẹp nghìn xinh Cũng không thay được bóng hình Kiều xưa Yêu như ai đấy bằng thừa Lờy em thay chị lại vừa được quan Ta đõy quyết chớ tỡm nàng Dẫu xơ xỏc nhị,dẫu tàn tạ hương Thủy chung vẫnvẹn yờu thương Cuộc đời như lớp mờ sương sỏ gỡ Gươm đàn một gỏnh ta đi Trỏnh xa cỏi chốn thị phi tầm thường —{–—{– Chủ đề 6 Ngày soạn: Ngày dạy: Một số kiểu lỗi cần tránh khi làm văn nghị luận —{–—{– A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh qua chủ đề: -Nhận diện và hệ thống hóa được một số kiểu lỗi các em thường gặp khi làm văn nghị luận -Nắm được nguyên nhân và có ý thức rèn luyện để tránh được các lỗi cơ bản đó khi làm văn B.Chuẩn bị: -Thầy:Nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án,tập hợp bài làm văn của học sinh,phiếu học tập _Trò:vở ghi,giấy nháp C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học uổn định tổ chức vBài mới: *Giới thiệu bài:Nhắc lại đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống xã hội A/Hệ thống hóa một số kiểu lỗi thường gặp khi làm văn: HĐ của thầy và trò Kiến thức cơ bản Chia lớp thành các nhóm Thảo luận theo câu hỏi (1)Hãy liệt kê tên các lỗi mà bài văn ,bài kiểm tra các em thường mắc phải ,theo bảng sau Kiểu lỗi Liệt kê 1.Lỗi hành văn Vd: 1/Sai chính tả 2.Lỗi về bố cục 3.Lỗi lập luận (2) Trong số các lỗi đó,những lỗi nào các em hay mắc nhiều nhất? Thử tìm nguyên nhân ? Từ những nguyên nhân vừa tìm được,em thử đưa ra kế hoạch ,hoặc hướng sửa chữa cho mình trong các lần làm văn sau? Hướng dẫn: -Làm việc theo nhóm,thảo luận, -Thống nhất ý kiến và báo cáo kết quả -trao đổi ,rút kinh nghiệm chung GV đưa ra ý cơ bản chốt lại cho HS Thực hành –Luyện tập Bài 1: Đọc kĩ từng trường hợp sau,phân tích lỗi và hướng sửa +)Học không chỉ để cống hiến mà còn để xây dựng bản thân cho hoàn thiện hơn (Bài làm của HS) +Với tinh thần hiếu học,với đức tính cần cù,sáng tạo, dũng cảm và tài năng ,ý chí tự lực ,tự cường…họ sẽ đảm đang sứ mệnh lịch sử (Bài làm của HS) +Với Bác Hồ việc học là phương tiện duy nhất để cứu nước (Bài làm của HS) +Bới vậy ,chúng ta mới có những người học rộng ,tài cao như Chủ tịch Hồ Chí Minh,Nguyễn Huệ (Bài làm của HS) +Nhà thơ ẩn dụ Bác Hồ là một mặt trời (Bài làm của HS) +Nhìn nhận thế hệ trẻ hiện nay ,vui mừng vì họ đều biết học là gì. (Bài làm của HS) +Mọi người đã đi làm thì cần làm tốt nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ mà cấp trên giao thêm nên không có thời gian để học thêm các kiến thức. (Bài làm của HS) +Lại có người lấy việc học là trọn đời như Lê nin đã từng đưa ra câu:”Học.học nữa.học mãi”.Quan niệm đó của Lê nin là hoàn toàn chính đáng nhưng nếu mà cứ học như vậy thì thật là uổng phí (Bài làm của HS) +Bên cạnh những người có suy nghĩ như vậy cũng có nhiều học sinh do hoàn cảnh khó khăn không được cắp sách đến trường học (Bài làm của HS) +Nhưng ngược lại với những ước mơ hoài bão ấy thì một lớp thanh niên hiện nay lại chạy theo thói ăn chơi (Bài làm của HS) +Men đê lê ép là người tìm ra hơn 60 nguyên tố hóa học cũng là người đi đầu trong việc sáng tác ra bản tuần hoàn hóa học (Bài làm của HS) (Bài làm của HS) +Đối với một số khác,đồng tiền của họ dùng để từ thiện,xây nhà tình nghĩa,giúp được phần nào sự khó khăn vất vả đối với những người nghèo khó (Bài làm của HS) 2.Chữa các lỗi trong từng trường hợp sau +Mẹ hay khắc khoải với chúng tôi. +Cần có biện pháp giải quyết mạnh hơn đối với những trường hợp phóng nhanh vượt ẩu là những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn +Cách đây 3 năm ,đứa con trai duy nhất của chị lại lên học trường cấp III.Còn lại người mẹ ở ba gian nhà gạch trống trải ,quạnh hiu. +Hắn úp quyển sách lên mặt,nằm xuống đánh một giấc đến chiều. +Cháu vẫn nhớ kì nghỉ hè năm ngoái có lần được lùa gà vào chuồng cùng bà. +Bà Toan giống hệt cô Thúy thời con gái. +Đây là công việc bức tử cần làm ngay. +Những câu thơ nghe thâm thúy cả người. +Lớp tôi có khoảng 56 học sinh +Cây cầu giúp chiếc xe vận tải qua sông và bóp còi rộn vang cả quãng sông yên tĩnh. +Ngôi nhà bao quanh một khu đất rộng,nằm trong một hàng tường rào thấp Bài 3 I/Lỗi hành văn „ 1.1 Lỗi dùng từ: a)Dùng từ không đúng chuẩn mực: +Dùng từ không chính xác về nghĩa VD:Người dân đã mượn trí tưởng tượng của mình để xây dựng nên những hình tượng kì vĩ. +Dùng từ không chuẩn xác về ngữ âm,chính tả: VD: Lãng mạng,xán lạn v..v. +Dùng từ không hợp phong cách: Hs dùng từ địa phương vào làm văn nghị luận hoặc văn thuyết minh hoặc sử dụng ngôn ngữ nói vào văn viết một cách tùy tiện. VD:[…] Lời nhận xét ấy có đúng không?Đúng quá đi chứ!Nào,mời bạn cùng tôi tìm hiểu rõ vấn đề ấy b)Lỗi lặp từ ngữ: +Lặp lại một từ quá nhiều lần gây lủng củng hoặc nhàm chán VD: Có khi bị trói nhưng hồn thơ bác vẫn chan hòa cùng cảnh vật.Chúng có thể trói thân thể Bác nhưng không trói được tâm hồn Bác +Lặp lại liền nhau 2 từ đồng nhĩa Vd:Quá trình vượt núi cao là quá trình con người trưởng thành,lớn lên 1.2 Lỗi về đặt câu a)Câu thiếu thành phần chính: +Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ +Thiếu chủ ngữ +Thiếu vị ngữ b)Câu ghép chính phụ thiếu vế: c)Dùng thiếu hoặc sai dấu câu d)Câu không lo gic do dùng sai quan hệ từ hoặc từ ngữ chuyển tiếp 1.3 Lỗi về diễn đạt: a)Thiếu rõ ràng rành mạch thậm chí mơ hồ về nghĩa gây hiểu lầm hoặc khó hiểu b)Khoa trương ,khuôn sáo(Lời lẽ nhận định,cách đánh giá không đúng mức) VD:HS cứ đánh giá về bất cứ tác giả nào cũng dùng:nổi tiếng,tài năng,câu thơ câu văn nào cũng cho là sinh động gợi cảm VD2 :Bài thơ tràn đầy tình yêu thiên nhiên: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa ở đây tác giả sử dụng ngôn từ rất phong phú làm cho bài thơ thêm đậm đà và nhiều màu sắc quê hương ‚Lỗi về dàn ý và bố cục: 2.1Thiếu hoặc thừa ý 2.2Lặp ý +ý sau nhắc lại một phần hoặc nội dung cơ bản của ý trước +ý sau bao chứa ý trước hoặc ngược lại VD:Để chứng minh:lao động là cái đáng quí nhất,một bạn đã lập các ý theo trình tự sau: +Lao động sáng tạo ra loài người +lao động nuôi sống con người +Lđ tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội và con người +Lđ là môi trường để con người rèn luyện ,hoàn thiện mình Như vậy ý 3 và 4 nằm trong ý 2 2.3Sắp xếp ý lộn xộn,không theo một trình tự nào ƒ Lỗi về lập luận 3.1Luận điểm không thuyết phục +Luận điểm không toàn diện: VD:Lão Hạc là một người nông dân có một tình thương bao la(Bài làm HS) +Không có câu chủ đề hoặc chủ đề lan man không tập trung +Luận điểm không có tính tư tưởng hoặc tư tưởng sai lầm 3.2Luận cứ thiếu chuẩn xác không đáng tin cậy +Trích sai do nhớ sai dẫn chứng: VD:Khi trích dẫn những câu thơ cuối trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều ,có học sinh đã chép sai một cách tai hại Êm đềm chiếu phủ ,màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai +Dẫn chứng không tiêu biểu: Vd:Nhân dân ta vạch mặt bọn phong kiến bất tài: Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai (Bài làm HS) +Không nêu xuất xứ của dẫn chứng(của tác giả nào,nằm trong tác phẩm nào) +Lí lẽ không có tính khách quan,phiến diện,: -Lão Hạc là một con người nhu nhược không có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ như chị Dậu(Bài làm HS) 3.3Luận cứ không phù hợp với luận điểm: Vd:Ca dao vang lên tiếng thét đấu tranh của người phụ nữ: Chàng ơi phụ thiếp làm chi? Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng 3.4.Sắp xếp luận cứ không đạt mục đích ,không theo trình tự VD: Lão Hạc có một tìnhthương bao la.Lão thương con chó Vàng của lão:”Tao ăn cái gì ,mày ăn cái ấy……Sau này tao chết mày ở với ai?”Lão thà chết chứ không chịu tiêu vào số tiền của con trai và nhất định không bán nhà.Lão ăn củ chuối thay cơm và cuối cùng khi không còn gì để ăn nữa lão đã tự tử và chết một cách đau đớn vật vã. II.Nguyên nhân và hướng khắc phục Nguyên nhân 1.Lỗi hành văn: +Vốn từ nghèo nàn,kém năng lực mã hóa tư tưởng tình cảm bằng ngôn từ +Không nắm vững đặc điểm của từ (chính tả, ngữ âm, nghĩa ,từ loại,hoàn cảnh sử dụng) +Không nắm vững các nguyên tắc tạo và sử dụng câu Tiếng Việt trong nói và viết +Chưa có ý thức tự trau dồi ngôn ngữ 2.Lỗi về bố cục: +Không thấy được tầm quan trọng của việc làm văn theo một bố cục định trước->Nghĩ gì viết nấy +Không nắm vững đặc điểm ,sự khác nhau về bố cục của từng kiểu văn bản +Không phân phối thời gian hợp lí khi làm văn. +Kĩ năng dựng đoạn văn và liên kết đoạn chưa tốt. 3.Lỗi về lập luận: +Không nắm vững đặc trưng của văn nghị luận. +Văn nghị luận là một thể văn đòi hỏi tư duy logic cao và vận dụng tổng hợp rất nhiều các kĩ năng Hướng sửa 1/Tích cực tự trau dồi vốn từ ngữ :ôn tập, tra cứu,học hỏi(nghe,đọc) năng luyện tập(nói ,viết) 2/Học kiểu bài tuân theo trình tự: -ôn lí thuyết trước khi làm bài tập. -đọc kĩ đề để nắm đúng yêu cầu và tìm ý -Lập dàn ý trước khi viết bài văn -Viết bài xong cần dành thời gian đọc sửa -Chủ động cân đối thời gian làm bài 3/Tích cực rèn cách diễn đạt trong sáng,dễ hiểu,ngắn gọn.logic Học kĩ các kiến thức lí thuyết về :luận điểm,luận cứ,lập luận,thế nào là chứng minh,giải thích,tổng hợp,phân tích vv.v Thực hành –Luyện tập Bài 1.Hướng dẫn +Lỗi:diễn đạt chưa đầy đủ,rõ nghĩa (Cống hiến cái gì?cho ai?)và chưa chính xác: xây dựng bản thân =>Sửa:Học không chỉ để cống hiến trí tuệ,sức lực để quê hương, đất nước mà còn giúp ta ngày càng hoàn thiện nhân cách bản thân +Lỗi:trình bày ý chưa ngắn gọn,chặt chẽ;dùng từ sai(đảm đang) =>Với tài năng và tinh thần hiếu học,đức tính cần cù ,sáng tạo cùng ý chí tự lực ,tự cường …họ sẽ đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình +Lỗi:lí lẽ phiến diện ,không đúng đắn,chưa logic(Việc học là phương tiện) =>Sửa: Với Bác Hồ việc học trở thành một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để tìm ra con đường cứu nước,cứu dân +Lỗi:dẫn chứng không phù hợp với kết luận( Nguyễn Huệ không xếp vào người học rộng tài cao )sắp xếp tên không theo trình tự hợp lí(HCM trước Ng-Huệ) =>Sửa:Bởi vậy VN ta mới có những người học rộng tài cao làm rạng danh non sông ,đất nước như Mạc Đĩnh Chi,Lê Quý Đôn,Nguyễn Du,HCM,Tôn Thất Tùng, +Lỗi :Dùng từ sai ”ẩndụ”-là một biện pháp tu từ chứ không phải là một động từ. =>Sửa:Nhà thơ đã ngầm so sánh Bác như một mặt trời +Lỗi:Câu thiếu chủ ngữ(Ai vui mừng),Nội dung không thỏa đáng(họ đều biết học là gì.) =>Sửa:Thêm chủ ngữ:chúng ta vui mừng vì rất nhiều người trong số họ đã xác định được mục đích học tập đúng đắn cho mình +Lỗi:tư tưởng không tích cực,không phù hợp =>Đến cơ quan,mọi người phải làm việc rất căng thẳng vì họ phải tuân theo những qui định rất nghiêm ngặt về thời gian ,chất lượng công việcv..v nhưng cũng không vì thế mà nhiều người trong số họ coi thường hay ngừng việc học tập +Lỗi:Kết luận không đạt tính tư tưởng ,không phù hợp với luận cứ đưa ra(mâu thuẫn trong lập luận: học như vậy thì thật là uổng phí) =>Sửa: Lại có người lấy việc học là trọn đời theo như phương châm của Lê nin :”Học.học nữa.học mãi”. Quan niệm đó của Lê nin là hoàn toàn đúng đắn.Nhưng chỉ có học đơn thuần mà không đem ra áp dụng vào thực tiễn đời sống ,phục vụ lợi ích cho cá nhân và cộng đồng thì học như vậy lại là uổng phí +Lỗi:Câu chưa rõ nghiã do một vế câu chưa hoàn chỉnh ,lủng củng,thiếu thống nhất về đối tượng được nêu và đặc điểm(Người có suy nghĩ-học sinh có hoàn cảnh) =>Sửa:Bên cạnh những bạn được gia đình tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc học và vui chơi thậm chí một số còn được nuông chiều qúamức như vậy lại có những học sinh gặp phải

File đính kèm:

  • docChu de tu chon nang cao co chon loc.doc