I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhận biết mắt là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, mắt dùng để nhìn.
- Nhận biết số lượng hai, kết hợp tìm các bộ phận trong cơ thể có đôi như đôi mắt.
- Rèn luyện kỹ năng đôi bàn tay: cầm, sờ, nắm, phát triển các giác quan: ngửi, định hướng trong không gian.
- Phát triển ngôn ngữ, động đúng lời bài thơ, đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ.
- Biết vâng lời cô, nhường nhịn bạn. Lễ phép với cô giáo và người lớn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh bài thơ: Mắt để làm gì?
- Giấy, bút sáp màu, giá vẽ cho trẻ vẽ.
- Mảnh vải nhỏ để bịt mắt trẻ.
- Một số đồ vật, đồ dùng đồ chơi để trẻ đoán.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 24240 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm: Bản thân - Đề tài Đôi mắt của bé (lớp: mầm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm: Bản thân
Đề tài: Đôi mắt của bé
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhận biết mắt là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, mắt dùng để nhìn.
- Nhận biết số lượng hai, kết hợp tìm các bộ phận trong cơ thể có đôi như đôi mắt.
- Rèn luyện kỹ năng đôi bàn tay: cầm, sờ, nắm, phát triển các giác quan: ngửi, định hướng trong không gian.
- Phát triển ngôn ngữ, động đúng lời bài thơ, đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ.
- Biết vâng lời cô, nhường nhịn bạn. Lễ phép với cô giáo và người lớn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh bài thơ: Mắt để làm gì?
- Giấy, bút sáp màu, giá vẽ cho trẻ vẽ.
- Mảnh vải nhỏ để bịt mắt trẻ.
- Một số đồ vật, đồ dùng đồ chơi để trẻ đoán.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thơ: Mắt để làm gì?
Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Mắt để làm gì? ( có tranh minh họa)
Cô cho trẻ đọc từng khổ thơ theo cô.
Cho trẻ xem từng bức tranh của từng khổ thơ và đọc theo cô khổ thơ nói về bức tranh đó.
Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ?
Dạy trẻ hiểu đôi mắt để làm gì?
Vai trò của đôi mắt quan trọng như thế nào?
Cô và trẻ cùng đọc lại bài thơ: mắt để làm gì?
Có thể cho 2, 3 nhóm cùng đọc theo cô bài thơ.
Hoạt động 2: Trò chơi: Bịt mắt đoán đồ vật.
Cho trẻ ngồi thành 3 nhóm, cô cho lần lượt từng nhóm bịt mắt, một bạn trong nhóm không bịt mắt sẽ cầm đồ vật đưa cho các bạn sờ.
Sau khi cả 3 nhóm đều sờ đồ vật, cô gọi vài bạn trong nhóm đầu tiên lên nói xem đồ vật bạn sờ là gì?
Sau khi các bạn nói xong, bạn không bịt mắt trong nhóm sẽ nói cho nhóm biết bạn mình đoán đúng không và đưa đồ vật đó ra cho cả nhóm xem.
Lần lượt các nhóm nói lên đồ vật của mình.
Cô hỏi trẻ tại sao có bạn trong cùng một nhóm lại đoán đồ vật khác nhau?
Nói cho trẻ biết mắt để nhìn các đồ vật, đường đi, để học, nếu không có mắt thì không nhìn thấy gì cả.
Giáo dục trẻ giữ gìn mắt, giữ vệ sinh mắt: không lấy tay dụi mắt, không chọc đồ chơi, que vào mắt, nếu đau mắt phải đi khám bác sĩ.
Trò chơi: Cái gì có đôi?
Khi cô nói đôi: cả lớp gọi tên các bộ phận trong cơ thể có đôi: đôi tai, đôi tay, đôi chân…
Hoạt động 3: Trò chơi: Bịt mắt vẽ tranh.
Cô để 3 giá vẽ, trên có một tờ giấy trắng.
Ba nhóm xếp thành hàng dọc, người đầu tiên của mỗi nhóm sẽ bịt mắt lên vẽ hình tròn của khuôn mặt, sau đó quay về bịt mắt người kế tiếp dắt lên bảng rồi về đứng cuối hàng. Người bịt mắt vẽ 1 bộ phận của khuôn mặt rồi gỡ khăn che mắt, về che mắt người kế tiếp rồi dắt bạn lên vẽ tiếp bộ phận khác cho đến hết.
Sau khi 3 nhóm thực hiện xong, cô cho các nhóm quan sát bức tranh mình vẽ và nhận xét xem các bức tranh đó như thế nào? Tại sao các bức tranh lại như thế?
Kết thúc
File đính kèm:
- TOAN(10).doc