I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên đồng thời nhận xét, so sánh được các đặc điểm cơ bản của một số phương tiện giao thông phổ biến (hình dáng, cấu tạo, công dụng, phạm vi hoạt động,.)
2. Kỹ năng: - Trẻ lựa chọn, phân loại, sắp xếp các loại phương tiện giao thông chính xác, đúng yêu cầu
3. Thái độ: - Trẻ có thái độ tích cực khi tham gia giao thông(Không thò đầu, tay khi ngồi trên các loại phương tiện giao thông)
- Mạnh dạn, tự tin trong giờ học.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Loại tiết: Tổng hợp
- Phương pháp chủ đạo: Quan sát, đàm thoại kết hợp với thực hành, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm: Phương tiện và luật lệ an toàn giao thông - Đề tài Một số phương tiện giao thông phổ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG
- MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Lê THị Hà – Trường Mầm non Tân Lợi – TP Buôn Ma Thuột
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên đồng thời nhận xét, so sánh được các đặc điểm cơ bản của một số phương tiện giao thông phổ biến (hình dáng, cấu tạo, công dụng, phạm vi hoạt động,....)
2. Kỹ năng: - Trẻ lựa chọn, phân loại, sắp xếp các loại phương tiện giao thông chính xác, đúng yêu cầu
3. Thái độ: - Trẻ có thái độ tích cực khi tham gia giao thông(Không thò đầu, tay khi ngồi trên các loại phương tiện giao thông)
- Mạnh dạn, tự tin trong giờ học.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Loại tiết: Tổng hợp
- Phương pháp chủ đạo: Quan sát, đàm thoại kết hợp với thực hành, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng:
+ GV: Đồ dùng bằng nhựa (Ô tô, thuyền buồm, tàu hỏa, máy bay); Tranh chưa hoàn thiện theo đề tài để trẻ tô màu; Băng cassette có các bài hát về phương tiện giao thông.
+ Trẻ: Mỗi trẻ 3 loại đồ chơi về phương tiện giao thông
- Nội dung tích hợp:
+ Âm nhạc: “Em đi chơi thuyền” –Trần kiết Tường; “Đoàn tàu nhỏ xíu”; “Em tập lái ô tô” Đoàn Phi.
+ Thơ “Con đường của bé”
+Tạo hình: “Tô màu các loại phương tiện giao thông”.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
STT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦATRẺ
1
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4
4.
ỔN ĐỊNH:
- GV dẫn dắt cho trẻ hát“Em đi chơi thuyền”
TRÒ CHUYỆN:
- Sáng nay ai đưa các cháu đi học?
- Ba mẹ đưa các cháu đi học bằng phương tiện giao thông gì?
- Ngoài các phương tiện vừa kể, các cháu còn biết những phương tiện nào?
- Cô sẽ mời các cháu đi thăm quan một xưởng sản xuất các loại phương tiện giao thông(PTGT) để cùng nhau tìm hiểu một số phương tiện giao thông phổ biến. Các cháu có đồng ý không nào?
HOẠT ĐỘNG CHUNG:
HOẠT ĐỘNG 1
- Nào bây giờ các cháu cùng cô lên đường đến xưởng nhé!
- Chúng ta đã đến xưởng sản xuất phương tiện giao thông. Các cháu quan sát thật kỹ rồi nói cho cô và các bạn biết trong xưởng có các loại phương tiện giao thông gì?
- GV cho trẻ quan sát vật mẫu “ô tô”, đố trẻ biết tên gọi của PTGT là gì?
- Cả lớp đọc tên PTGT “ô tô” vừa quan sát được
- Các cháu hãy quan sát xem ô tô có những đặc điểm gì?
+ Hình dạng thế nào?
+ Có các chi tiết chính nào?
+ Ô tô chạy ở đâu?
+ Tiếng còi kêu như thế nào?
+ Ô tô dùng để làm gì?
+ Ô tô chạy tốc độ như thế nào? Nhanh hay chậm?
- Ngoài ô tô còn có các loại PTGT khác nữa. các cháu hãy nghe câu đố về PTGT gì nhé!
“ chẳng phải là chim; mà bay trên trời; chở được nhiều người; đi khắp mọi nơi”
- GV cho trẻ quan sát vật mẫu “Máy bay”
- Cả lớp đọc tên PTGT “Máy bay” vừa quan sát được
- Các cháu hãy quan sát xem máy bay có những đặc điểm gì?
+ Hình dạng thế nào?
+ Có các chi tiết chính nào?
+ Máy bay bay ở đâu?
+ Tiếng máy bay kêu như thế nào?
+ Máy bay dùng để làm gì?
+ Máy bay tốc độ như thế nào? Nhanh hay chậm?
- Đố bạn, đố bạn!
- Đây là loại phương tiện giao thông gì?
+ Hình dạng thế nào?
+ Có các chi tiết chính nào?
+ Ca nô chạy ở đâu?
+ Ca nô dùng để làm gì?
+ Ca nô chạy tốc độ như thế nào? Nhanh hay chậm?
*So sánh: Máy bay và ô tô.
- Giống nhau: Đều là PTGT; chở người và hàng hóa.
- Khác nhau:
Máy bay Ô tô
- Có cánh - Không có cánh
- To, chở được nhiều - nhỏ, chở ít
- bay nhanh hơn - Đi chậm hơn.
- bay trên không - Chạy trên đường
* Mở rộng: - Ngoài các PTGT này, các cháu còn biết các loại PTGT nào nữa? Kết hợp cho trẻ xem tranh.
* Giáo dục: Khi được đi trên các loại PTGT, các cháu cần phải giữ trật tự, không được thò đầu, tay ra ngoài và không được đứng trước hoặc sau xe để đảm bảo ATGT.
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi “Ai chọn đúng”
- Cô đã chuẫn bị cho các cháu nhiều loại PTGT. Cô có yêu cầu: cô nêu đặc điểm, các cháu chọn đúng PTGT.
+ Loại PTGT có 2 bánh, chuông kêu “Kính coong”
+ Loại PTGT có cánh, bay trên không.
+ Loại PTGT có 4 bánh, chạy trên đường bộ
- Cô dùng tín hiệu âm thanh mô phỏng tiếng kêu đặc trưng của các loại PTGT, yêu cầu trẻ chọn đúng PTGT
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “ Gắn PTGT vào vị trí hoạt động thích hợp”
- Chia trẻ thành 3 đội chơi, cho trẻ vượt chướng ngại vật rồi gắn đúng PTGT vào vị trí hoạt động thích hợp.
- cô nhận xét 3 đội chơi
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi “Tô màu PTGT”
- Chia trẻ thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Tô màu Ô tô khách
+ Nhóm 2: Tô màu máy bay
+ Nhóm 3: Tô màu tàu hỏa
KẾT THÚC: Trẻ hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”
- Cả lớp hát
- Dạ! ba, mẹ ạ.
- Lần lượt trẻ kể...
- mời 2 trẻ kể
- Vâng ạ!
- Trẻ vừa đi vừa hát đến bên mô hình đã chuẩn bị
- Lần lượt từng trẻ kể tên các loại PTGT mà trẻ từng biết.
- Cả lớp gọi tên các PTGT
- Ô tô.
- “ Xe ô tô” (2 lần)
- Trẻ quan sát
- Ô tô có hình chữ nhật, có đầu xe, thân xe, đuôi xe, có 4 bánh xe ...
-ô tô chạy trên đường bộ
- Bim bim
- Chở hành khách và hàng hóa.
- ô tô chạy nhanh
- Máy bay
- Trẻ đọc tên (2 lần)
-To, dài
Đầu, thân, đuôi, cánh, bánh ...
- Trên không
- Ù, ù...
- Chở hành khách và hàng hóa
- Bay nhanh
- Đố gì, đố gì?
- “Ca nô” (2l)
- Nhỏ, ngắn
- Ngắn, có mũi nhọn
- có động cơ...
- Chạy trên mặt nước
- Chở người
- Chạy nhanh.
GV gợi ý, trẻ so sánh.
- 2 trẻ kể
- trẻ chú ý
- trẻ chú ý
- Xe đạp
- Máy bay
- Ô tô
- cả lớp thực hiện
- Trẻ quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- Trẻ thực hiện
- Cả lớp hát và đi ra ngoài
File đính kèm:
- giao an tim hieu ptgt.doc