Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản).
Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.
Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
72 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14519 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 5
TUẦN:
###
Từ 24/8 đến 28/8
MÔN
Tiết/TT bài
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú, bài tập cần làm
TOÁN
1
Ôn tập: Khái niệm về phân số (tr3)
Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
2
Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số (tr5)
Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản).
Bài 1, bài 2
3
Ôn tập: So sánh hai phân số (tr6)
Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
Bài 1, bài 2
4
Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo) (tr7)
Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.
Bài 1, bài 2, bài 3
5
Phân số thập phân (tr8)
Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, c)
TIẾNG VIỆT
1
TĐ: Thư gửi các học sinh
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm … công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
2
CT Nghe - viết: Việt Nam thân yêu
- Nghe - viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2; thực hiện đúng BT3.
Không.
3
LT&C: Từ đồng nghĩa
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (Nội dung Ghi nhớ).- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3).
HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3).
4
KC: Lý Tự Trọng
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
5
TĐ: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
HS khá, giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
6
TLV: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (Nội dung Ghi nhớ).- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III).
Không.
7
LT&C: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
8
TLV: Luyện tập tả cảnh
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
Không.
Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,…kể cả kiểm tra.
ĐẠO ĐỨC
1
Em là học sinh lớp 5
- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần pảhi gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.- Có ý thức học tập, rèn luyện.- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
KHOA HỌC
1
Sự sinh sản
Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
Không.
2
Nam hay nữ
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
Không.
LỊCH SỬ
1
"Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).+ Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chến.+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.- Biết các đường phố, trường học,... ở địa phương mang tên Trương Định.
Không
ĐỊA LÍ
1
Việt Nam-đất nước chúng ta
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: 330.000km2.- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.- Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
ÂM NHẠC
1
Ôn tập một số bài hát đã học
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.- Biết hát kết hợp vận động theo bài hát.
MĨ THUẬT
1
Thường thức mĩ thuật. Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- Hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
HS khá giỏi: Nêu được lí do tại sao mà thích bức tranh.
KĨ THUẬT
1
Đính khuy hai lỗ
- Biết cách đính khuy hai lỗ.- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
Với HS khéo tay:Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
THỂ DỤC
1
- Giới thiệu nội dung chương trình thể dục lớp 5.- Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.- Trò chơi "Kết bạn", "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau" và "Lò cò tiếp sức".
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số qui định, yêu cầu trong các giờ thể dục.- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 5
TUẦN:
2
Từ 31/8 đến 08/9 (nghỉ lễ 2/9 và nghỉ bù ngày khai giảng 05/9)
MÔN
Tiết/TT bài
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú, bài tập cần làm
TOÁN
6
Luyện tập (tr9)
Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
Bài 1, bài 2, bài 3
7
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số (tr10)
Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3
8
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số (tr11)
Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số.
Bài 1 (cột 1, 2), bài 2 (a, b,c), bài 3
9
Hỗn số (tr12)
Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
Bài 1, bài 2a
10
Hỗn số (tiếp theo) (tr13)
Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
Bài 1 (3 hỗn số đầu), bài 2 (a, c), bài 3 (a, c)
TIẾNG VIỆT
9
TĐ: Nghìn năm văn hiến
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Không.
10
CT Nghe - viết: Lương Ngọc Quyến
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3).
Không.
11
LT&C: MRVT: Tổ quốc
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm đước một số từ chứa tiếng quốc (BT3).- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
HS khá, giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
12
KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
13
TĐ: Sắc màu em yêu
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích).
HS khá, giỏi học thuộc toàn bộ bài thơ.
14
TLV: Luyện tập tả cảnh
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
Không.
15
LT&C: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
Không.
16
TLV: Luyện tập làm báo cáo thống kê
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
Không.
Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,…kể cả kiểm tra.
ĐẠO ĐỨC
2
Em là học sinh lớp 5
- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần pảhi gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.- Có ý thức học tập, rèn luyện.- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
KHOA HỌC
3
Nam hay nữ (tiếp theo)
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
Không.
4
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
Không.
LỊCH SỬ
2
Nguyễn Trường Tộ muốn canh tân đất nước
Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh;- Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.- Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
HS khá, giỏi:Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
ĐỊA LÍ
2
Địa hình và khoáng sản
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng.- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,…- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,...
Học sinh khá, giỏi:Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc-đông nam, cánh cung.
ÂM NHẠC
2
Học hát: Bài Reo vang bình minh
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.- Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.
MĨ THUẬT
2
Vẽ trang trí. Màu sắc trong trang trí
- Hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.- Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
HS khá giỏi: Sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí.
KĨ THUẬT
2
Đính khuy hai lỗ
- Biết cách đính khuy hai lỗ.- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
Với HS khéo tay:Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
THỂ DỤC
2
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.- Trò chơi "Chạy tiếp sức" và "Kết bạn".
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Tư thế đứng nghiêm, thân người thẳng tự nhiên là được.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 5
TUẦN:
3
Từ 09/9 đến 15/9
MÔN
Tiết/TT bài
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú, bài tập cần làm
TOÁN
11
Luyện tập (tr14)
Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
Bài 1 (2 ý đầu), bài 2 (a, d), bài 3
12
Luyện tập chung (tr15)
Biết chuyển:- Phân số thành phân số thập phân.- Hỗn số thành phân số.- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
Bài 1, bài 2 (2 hỗn số đầu), bài 3, bài 4
13
Luyện tập chung (tr15)
Biết:- Cộng, trừ phân số, hỗn số.- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 4 (3 số đo: 1, 3, 4), bài 5
14
Luyện tập chung (tr16)
Biết:- Nhân, chia hai phân số.- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
Bài 1, bài 2, bài 3
15
Ôn tập về giải toán (tr17)
Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
Bài 1
TIẾNG VIỆT
17
TĐ: Lòng dân (Phần 1)
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
18
CT Nhớ-viết: Thư gửi các học sinh
- Viết đúng CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
HS khá, giỏi nêu được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
19
LT&C: MRVT: Nhân dân
Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số tàhnh ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (Bt2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
HS khá, giỏi thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2; đặt câu với các từ tìm được (BT3c).
20
KC: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
Không.
21
TĐ: Lòng dân (tiếp theo)
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
22
TLV: Luyện tập tả cảnh
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
Không.
23
LT&C: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
24
TLV: Luyện tập tả cảnh
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,…kể cả kiểm tra.
ĐẠO ĐỨC
3
Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,…
KHOA HỌC
5
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
Không.
6
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
Không.
LỊCH SỬ
3
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/2885, phái chhủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị.+ Tại vùng căn cứ, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương: Phạm Bành-Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiến phong,... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
HS khá, giỏi:Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
ĐỊA LÍ
3
Khí hậu
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc-Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
Học sinh khá, giỏi:- Giải thích đuợc vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.- Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
ÂM NHẠC
3
- Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh- TĐN số 1
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Biết đọc bài TĐN số 1.
MĨ THUẬT
3
Vẽ tranh. Đề tài Trường em
- Hiểu nội dung đề tài, biết cách chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh.- Biết cách vẽ tranh đề tài Trường em.- Học sinh vẽ được tranh đề tài Trường em.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
KĨ THUẬT
3
Thêu dấu nhân
- Biết cách thêu dấu nhân.- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.- Với HS khéo tay:+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
THỂ DỤC
3
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.- Trò chơi "Bỏ khăn".
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 5
TUẦN:
4
Từ 16/9 đến 22/9
MÔN
Tiết/TT bài
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú, bài tập cần làm
TOÁN
16
Ôn tập và bổ sung về giải toán (tr18)
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
Bài 1
17
Luyện tập (tr19)
Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
Bài 1, bài 3, bài 4
18
Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo) (tr20)
Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng àny gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
Bài 1
19
Luyện tập (tr21)
Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
Bài 1, bài 2
20
Luyện tập chung (tr22)
Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
Bài 1, bài 2, bài 3
TIẾNG VIỆT
25
TĐ: Những con sếu bằng giấy
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
Không.
26
CT Nghe-viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
- Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và qui tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3).
Không.
27
LT&C: Từ trái nghĩa
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ).- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3).
HS khá, giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
28
KC: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Không.
29
TĐ: Bài ca về trái đất
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc (trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc 1, 2 khổ thơ). Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ.
HS khá, giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ.
30
TLV: Luyện tập tả cảnh
- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
Không.
31
LT&C: Luyện tập về từ trái nghĩa
- Tìm đuợc các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm đuợc ở BT4 (BT5).
HS khá, giỏi thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
32
TLV: Tả cảnh (Kiểm tra viết)
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
Không.
Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,…kể cả kiểm tra.
ĐẠO ĐỨC
4
Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,…
KHOA HỌC
7
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
Không.
8
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
Không.
LỊCH SỬ
4
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:- Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.- Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
HS khá, giỏi:- Biết được nguyên nhân của sự biế
File đính kèm:
- nguyen son(1).doc