Chương Trình Địa Phương: Tìm hiểu về nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9- 9- 1937. Quê ở Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Là một nhà văn, nhà thơ của Việt Nam.

-Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc.

-Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:

+Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.

+Năm 1964, nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

+Năm 1960-1966: dạy tại trường quốc học Huế.

+Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.

+Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương Trình Địa Phương: Tìm hiểu về nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 Chương Trình Địa Phương: Tìm hiểu về nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. I)Sơ lược tiểu sử của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. 1)Cuộc đời, thân thế của nhà thơ Hoàn Phủ Ngọc Tường. - Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9- 9- 1937. Quê ở Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Là một nhà văn, nhà thơ của Việt Nam. -Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. -Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua: +Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. +Năm 1964, nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. +Năm 1960-1966: dạy tại trường quốc học Huế. +Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ. +Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 - Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. - Hiện nay (2012), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Gia đình: +Vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ + Hai con gái là Hoàng Dạ Thư (Làm việc tại Nhà xuất bản Trẻ) và Hoàng Dạ Thi (Từng làm thơ, viết văn, hiện đã định cư tại Mỹ ) Nhà thơ & gia đình của mình 2) Giải thưởng. - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980. - Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1999 ; 2008 ) - Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cô đô (1998 – 2003 ). - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2007). Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 II) Sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Tường khi sáng tác thơ 1) Thể loại. a)Thể loại bút ký. -Rất nhiều ánh lửa ( 1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981) -Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984) -Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984) -Huế - di tích và con người (1995) -Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 20 -Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001) -Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005) b)Thể loại thơ. - Những dấu chân qua thành phố (1976) -Người hái phù dung (1992) Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 c) Thể loại nhàn đàm. - Người ham chơi( NXB Thuận Hóa,1998 ) - Người gái đẹp ( NXB Thuận hóa,2001) d)Thể loại tuyển tập. -Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường ( 4 tập NXB Trẻ - 2002 ) 2)Phong cách sáng tác * Về bút ký -Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. -Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc -Có thể nói, bằng tình yêu và tài năng của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm kiếm, phát hiện và khẳng định những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương. Hành trình chữ nghĩa ấy về con sông xứ Huế không chỉ nói lên tình cảm yêu mến, sự say mê đến độ đắm đuối của nhà văn trước những vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của Hương giang mà còn cho thấy sự tài hoa, chất lãng mạn bay bổng của tác giả.  -Nói đến sự tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, thiết nghĩ trước hết phải nói đến cách nhìn nhận và phát hiện của nhà văn về vẻ đẹp của dòng sông. Ở đây, sông Hương không hiện lên với một vẻ đẹp thuần nhất mà hiện ra trong những vẻ đẹp khác nhau và hết sức phong phú. Mỗi vẻ đẹp lại đem đến một cảm nhận riêng thú vị cho độc giả. Chỉ riêng việc hình dung vẻ đẹp của sông Hương như vẻ đẹp của người thiếu nữ, ta đã thấy ít nhất năm lần trong đoạn trích này sông Hương mang những nét quyến rũ riêng : “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”; “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”; “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; “giống như nàng Kiều trong đêm tình tự”;  “người con gái dịu dàng của đất nước”. Ngoài những “mệnh đề” đã được khái quát như thể chỉ dành riêng cho sông Hương, các đoạn miêu tả dòng chảy uốn lượn của con sông đều đem đến cảm nhận về vẻ đẹp gợi cám, đáng yêu của người thiếu nữ. Khi thì giống như những đường cong trên thân thể người con gái : “sông Hương đã chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”;  khi thì như tấm lụa mềm mại “dòng sông mềm như tấm lụa”; có lúc lại giống cái dáng vẻ yêu kiều và tiếng nói dễ thương của người gái đẹp : “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”… Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1   * Về nhàn đàm - Trong nhàn đàm, từ các chi tiết, sự việc nhà văn đã móc nối, kết hợp chúng tại để bộc lộ ý tưởng sáng tạo của mình. Cái lối xâu chuỗi, tập hợp các sự vật, hiện tượng, sự việc trong đời sống thành một chỉnh thể bằng logic suy nghiệm độc đáo, bất ngờ, đan xen với cảm xúc, lồng ghép cái tôi thẩm mỹ của nhà văn đã trở thành kết cấu độc. Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 -Ở nhàn đàm, Hoàng Phủ Ngọc Tường thường đi vào khai thác những gì thuộc về đằng sau của sự kiện, nhưng vẫn đảm bảo tính nóng hổi, thời sự của thông tin. Đó là cái hiện thực đã lắng lại từ lịch sử của cuộc sống, từ chính bản thân những gì ông đã gắn bó và trải nghiệm. Nói cách khác, cái hiện thực, sự kiện mà ông ghi chép không đơn thuần là cái phản ánh, cái ghi chép tức thì mà ở đó đã có sự nghiền ngẫm, chiêm nghiệm qua lăng kính cuộc đời của nhà văn. Vẻ đẹp của sông Hương qua góc nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường 3)Những sáng tác tiêu biểu. a) Về thơ. Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 Về chơi với cỏ Thưa rằng người đã quên tôi Tôi về chơi với ngọn đồi cỏ may Một đường hang một dấu giày Một người ngồi một tháng ngày bóng nghiêng Cảm ơn người trái đào tiên Tôi về lãng đãng nơi miền cỏ gai Cỏ gai hoa thắm mặt người Trinh nữ ơi trinh nữ ơi - tôi buồn Thôi người ở lại soi gương Tôi đi về phía con đường cỏ lau Nợ người một khối u sầu Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi Mai kia rồi cũng xa người Tôi về ngủ dưới khung trời cỏ hoa Tuyển tập thơ của Hoàng phủ Ngọc Tường Dạ Khúc Có một buổi chiều nào như chiều xưa Anh về trên cát nóng Đường dài vành môi khát bỏng Em đến dịu dàng như một cơn mưa. ... Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 Cho tôi chiếc hôn nồng cháy Nỗi đau bắt đầu từ đấy Ngọt ngào như trái nho tươi. Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh Nửa vành mi cong hờn dỗi Em xõa muộn sầu trên gối Rối bời như mớ tơ xanh. Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn Em có lời thề dâng hiến Cho anh trọn một đời người. Có buổi chiều nào như chiều nay Căn phòng anh bóng tối dâng đầy Anh lặng thầm như là cái bóng Hoa tàn một mình em không hay. Tập thơ hay của Hoàng Phủ Ngọc Tường( có bài Dạ Khúc) Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 b) Về bút ký Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư nên trong chiến tranh thoát khỏi bị xe Mỹ càn ủi.Đúng một trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ, quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng.Người sinh ra ở gò Nổi để chết dưới chân thành Hà Nội, xương thịt trở về với đất làng mà chính khí vang động sử sách,"trời cao bể rộng đất dày-núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi". Trước mặt người ta đọc thấy cặp câu đối viếng của Tôn Thất Thuyết: "Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khả vô tâm" (Lấy cái chết để thành tên tuổi, xưa nay người anh hùng đâu muốn thế/ Một thời trung nghĩa lòng không thể hổ thẹn khi nhìn đai cuộc ngày nay)... Tập bút kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường Miền Cỏ Thơm "Nhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi lại phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ. Tôi không hề có ý xúc phạm, chỉ muốn lưu ý thêm về vai trò của cỏ trong quy hoạch đô thị. Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 hoang như ở Huế.Đà Lạt cũng được xây dựng trên những ngọn đồi, nhưng ở đây hình tượng hoa mimosa và cây thông đã khiến người ta quên mất sự có mặt của cỏ dại. Có lần vào cuối đông, tôi ngồi trong trại viết của Hội Nhà Văn ở Quảng á và nhìn ra con đê sông Hồng xanh ngun ngút những cỏ kéo dài suốt những cánh đồng vùng Yên Phụ mịt mùng trong mùa mưa bụi xàm, tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Trãi nói về nỗi tâm đắc với cỏ ở Hà Nội: Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi. Tôi nghiệm ra rằng cái thế đắc địa nhất của cỏ chính là những triền đê; ở đó cỏ nghiễm nhiên giữ vai trò của mọi loại hoa trên mặt đất. Có lẽ ngày xưa trong một chức quan rỗi việc. Nguyễn Trãi đã có nhiều lần buông lỏng cương ngựa đi dọc triền đê này để ngắm vẻ đẹp của cỏ. Những đã có mấy ai được ngắm thoả thích màu tươi xanh của cỏ dọc thân đê giống như tôi trong buổi sáng mùa xuân năm ấy. ”Miền cỏ thơm” được lưu truyền tới hôm nay Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 III) Ý kiến của người trong giới. -Nhà văn Tô Hoài. “Nếu có thể so sánh, thì tôi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc đến ngóc ngách những sự tích xưa sau của Sài Gòn-Bến Nghé, tôi thì nhớ được ít nhiều tên phố, tên làng vùng Hà Nội, Hoàng Phủ Ngọc Tường thì trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế”. -Nhà văn Nguyễn Tuân: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửa” -Nhà văn Nguyên Ngọc: “Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là "người ham chơi". Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ “ -Nhà thơ Hoàng Cát: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được”. -Nhà thơ Ngô Minh: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc...thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm "triết học về cái chết...thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột...Đấy là thơ của cõi âm"... Đó là một nhận xét xác đáng. Trường THCS Thị Trấn Hải Lăng – Lớp 9A Tổ 1 -Trên Website vnexpress. Trong số không nhiều nhà văn đã dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của mình cho thể ký hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đặc sắc. Ðóng góp của ông từ thể văn này bắt nguồn từ vốn sống và tri thức chắc chắn do một quá trình quan sát, suy ngẫm và tìm đọc... Sự nhạy bén trong việc nắm bắt hiện thực nhanh và chóng nảy ra những vấn đề đáng quan tâm, đáng bình luận, là nguồn gốc tạo nên thành công ở các trang viết của nhà văn... Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông...Ông viết rất nhiều về hoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung.

File đính kèm:

  • docTo Huu.doc
Giáo án liên quan