Chuyên đề 2: môn Sử - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.Lí do chọn chuyên đề:

Trong quá trình dạy học hiện nay,việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng,để nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh và vai trò của người thầy trong quá trình dạy học cần phải có một phương pháp mới trong giảng dạy và học tập,góp phần nâng cao chất lượng ở các bộ môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng.

Gíao viên chúng ta thường chỉ chú trọng việc truyền tải kiến thức đến học sinh một cách đầy đủ và cơ bản nhất nhưng rất ít chú trọng đến vấn đề hướng dẫn học sinh tự học ở nhà đối với nội dung kiến thức cũ cũng như nội dung kiến thức mới.Việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà của giáo viên thường diễn ra sơ sài,chỉ dành một ít thời gian khiêm tốn cho công việc này, nên học sinh thường không chú ý và xem nhẹ bộ môn .Vì vậy việc học sinh không học bài và không chuẩn bị tốt nội dung bài học mới thường xuyên diễn ra ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học của thầy và trò,nếu giáo viên không làm tốt công tác hướng dẫn thì sẽ rất mất thời gian dẫn đến việc không truyền tải tốt nội dung của bài.

Vì vậy chuyên đề này được xây dựng nhằm giúp giáo viên và học sinh có ý thức hơn trong việc hướng dẫn và chuẩn bị bài ở nhà một cách tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học môn Lịch sử có hiệu quả .

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 2: môn Sử - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ TỔ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 2 :MÔN SỬ .HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Lí do chọn chuyên đề: Trong quá trình dạy học hiện nay,việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng,để nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh và vai trò của người thầy trong quá trình dạy học cần phải có một phương pháp mới trong giảng dạy và học tập,góp phần nâng cao chất lượng ở các bộ môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Gíao viên chúng ta thường chỉ chú trọng việc truyền tải kiến thức đến học sinh một cách đầy đủ và cơ bản nhất nhưng rất ít chú trọng đến vấn đề hướng dẫn học sinh tự học ở nhà đối với nội dung kiến thức cũ cũng như nội dung kiến thức mới.Việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà của giáo viên thường diễn ra sơ sài,chỉ dành một ít thời gian khiêm tốn cho công việc này, nên học sinh thường không chú ý và xem nhẹ bộ môn .Vì vậy việc học sinh không học bài và không chuẩn bị tốt nội dung bài học mới thường xuyên diễn ra ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học của thầy và trò,nếu giáo viên không làm tốt công tác hướng dẫn thì sẽ rất mất thời gian dẫn đến việc không truyền tải tốt nội dung của bài. Vì vậy chuyên đề này được xây dựng nhằm giúp giáo viên và học sinh có ý thức hơn trong việc hướng dẫn và chuẩn bị bài ở nhà một cách tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học môn Lịch sử có hiệu quả . 2.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7a2,môn Lịch sử khối 7 trường THCS Suối Ngô. II.THỰC TRẠNG: 1.Về giáo viên: -Thuận lợi: +Gíao viên tích cực dạy học theo phương pháp mới, sử dụng triệt để các đồ dùng trực quan. +Được tiếp cận với việc dạy học theo phương pháp mới,học tập qua các lớp tập huấn theo chu kì. +Aùp dụng công nghệ thông tin kịp thời,có hiệu quả. -Khó khăn: +Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên còn hạn chế. +Chưa tham gia dự giờ giáo viên trường bạn. +Một số bài dài nên giáo viên không đủ thời gian để thực hiện bước hướng dẫn học sinh tự học. 2.Về học sinh: a.Thuận lợi: Có đầy đủ sách giáo khoa bộ môn. b.Khó khăn: Các em còn xem nhẹ bộ môn,phân biệt môn phụ môn chính nên còn lơ là trong học tập,không có sự chuẩn bị bài chu đáo nên việc tìm hiểu bài học mới còn thụ động,lúng túng dẫn đến việc mất nhiều thời gian. 3.Về cơ sở vật chất: a.Thuận lợi: Được sự quan tâm của nghành,ban giám hiệu nhà trường nên CSVC tương đối đầy đủ như phòng TV.TB phục vụ tốt cho bộ môn. b.Khó khăn: Tuy nhiên ĐDDH phục vụ cho bộ môn còn hạn chế như thiếu tranh ảnh,lược đồ… III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1.Yêu cầu chung của việc thực hiện: Gíao viên phải hướng dẫn học sinh việc chuẩn bị tốt nội dung kiến thức cũ và kiến thức mới một cách cụ thể,có thể lồng ghép phần câu hỏi ,bài tập củng cố và hướng dẫn hướng dẫn học sinh tự học ở nhà trong từng phần nội dung bài học. 2.Sự cần thiết phải chuẩn bị: a.Gíao viên: -Bám xác chuẩn kiến thức kĩ năng Xác định đúng trọng tâm của bài. -Tham khảo tài liệu chuyên môn về những vấn đề liên quan. -Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học. -Gíao viên phải xem bước hướng dẫn tự học là một trong những bước quyết định sự thành công hay thất bại của giờ học . -GV lồng ghép phần “hướng dẫn hs tự học “vào suốt tiết dạy,nhất là sau mỗi tiêu mục của bài (ứng dụng tuỳ từng tiết,từng khối có thể.) -Gv đưa ra hướng dẫn cụ thể cho bài cũ và bài mới trên bảng phụ và yêu cầu hs ghi vào vở. -Đưa ra câu hỏi vừa sức với từng đối tượng học sinh:Yếu,trung bình,khá,giỏi. b.Học sinh: -Chuẩn bị trước ở nhà,giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và tính điểm vào phần kiểm tra miệng. -Tích cực đóng góp xây dựng bài. -Phối hợp với GVCN-PHHS để giáo dục nâng cao ý thức tự học của học sinh. -Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh sưu tầm thêm tư liệu ngoài sách giáo khoa. 3.Các bước tiến hành: -Bước 1:Oån định lớp:kiểm diện học sinh. -Bước 2:Kiểm tra miệng. * Phần kiểm tra học sinh học bài cũ : ?Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên?Theo em nguyên nhân nào là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng?(10 đ) ?Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên?(10 đ) * Phần kiểm tra học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà : ?Em nào hãy cho cô biết hôm nay chúng ta sẽ học bài gì? ? Gồm có các nội dung lớn nào ?Các nội dung đã giao ở tiết trước các em đã hoàn thành đến đâu ?(Các sự lớp trả lời ….) -Bước 3:Bài mới: IV.BÀI 15 : SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-VĂN HOÁ THỜI TRẦN I.SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: Phần 1.Tình hình kinh tế sau chiến tranh : -Trước hết cho học sinh nêu lên một vài nét chính về tình hình kinh tế thời Lí trước khi vào bài để có sự logic và có sự chú ý vào bài tốt hơn . Sau đó tiếp tục cho học sinh trình bày bối cảnh xã hội thời trần sau chiến tranh .Bằng cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý . -Về kinh tế : Nhân dân và nhà nước phải làm gì ?(Học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà ). -> Nông nghiệp: Phục hồi và phát triển sản xuất . -Giáo viên phân tích kĩ nhanh chóng phục hồi sản xuất nói chung và mở rộng diện tích có sự tham gia của ai ?(Ở đây giáo viên hướng học sinh vào vấn đề để giải quyết .) -Ở phần này cũng phải chú ý đến ruộng đất công vẫn chiếm ưu thế .(Cho học sinh liên quan đến bài học cũ thời Đinh -Tiền Lê. Dẫn dắt cho học sinh so sánh .) Nhắc lại : ruộng đất công là gì ? ->Thuộc quyền sở hữu của nhà nước thời phong kiến (còn gọi là công điền ) -Điểm chú ý là sự phát triển của các điền trang . -Ngoài nông nghiệp cũng cho học sinh chú ý đến thủ công nghiệp . Hai điểm cần chú ý trước hết là trình độ kĩ thuật nâng cao như đóng thuyền chiến và đúc súng .Ngoài ra còn hình thành một số làng chuyên . -Sau khi dạy xong mục 1,chuẩn bị bước sang mục 2, từng bước giáo viên đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh : -Vậy em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?(Hs nắm được nhờ những chính sách khuyến nông của nhàn Trần mà nông nghiệp phục hồi và phát triển). * Phần này hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số làng chuyên hiện nay liên hệ địa phương …. Tây Ninh chúng ta có những nghề thủ công nào còn được lưu truyền trong nhân dân?(Làm nón,mộc,bánh tráng,mây tre ở Trường Hòa Trường Lưu ,Hòa Thành Tây Ninh …) -Vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản về thương nghiệp chú ý Trung tâm Thăng Long, Vân Đồn… Phần 2..Tình hình xã hội sau sau chiến tranh : Gợi ý cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ: Các tầng lớp xã hội dưới thời Lí?( Vua ,địa chủ, nông dân, tá điền... Đưa vấn đề cho học sinh giải quyết :Các tầng lớp thời Trần có gí thay đổi ?Hướng dẫn kĩ cho phầm này qua sơ đồ :+Thống trị:Vương hầu- quý tộc. +Bị trị:Nông dân –thương nhân –thợ thủ công Hướng dẫn học sinh đọc SGK để hiểu thêm về các tầng lớp quý tộc . -Ở mục 2 giáo viên tiếp tục củng cố bài thông qua một số câu hỏi: -Em hãy cho biết vì sao xã hội thời Trần ngày càng bị phân hoá sâu sắc?sự phân hoá đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của nhân dân? -> Do nhà Trần là nhà nước quân chủ quý tộc,tất cả quyền lực tập trung vào quý tộc Trần,quý tôïc Trần ngày càng có nhiều ruộng đất và hưởng nhiều đặc quyền,đặc lợi.Ngược lại nhân dân lao động ngày càng có ít ruộng đất,phải lệ thuộc vào địa chủ…. ?GV yêu cầu học sinh lên bảng vẽ sơ đồ phân hoá xã hội thời Trần. * Sau đó gợi ý cho học sinh so sánh sự phân hóa xã hội thời Trần có khác gì so với thời Lý ?( Sâu sắc hơn địa chủ ngày càng tăng , nông dân và nô tỳ ngày càng nhiều ). Bước 4:Câu hỏi và bài tập củng cố: -Làm bài tập trắc nghiệm thông qua việc giải ô chữ.Phần này giáo viên lựa chọn nội dung bài cho phù hợp để xây dựng hệ thống các câu hỏi để thực hiện trò chơi. -Hs điền vào sơ đồ giáo viên cho sẵn để kiểm chứng việc tiếp nhận kiến thức của học sinh. Bước 5:Hướng dẫn học sinh tự học:(Gv thể hiện trên bảng phụ) *Đối với bài học ở tiết học này: -Học bài cũ,chú ý về sự phát triển kinh tế làm bài tập trong vở bài tập lịch sử. -Sưu tầm tài liệu,tranh ảnh về những nghề thủ công truyền thống ở Tây Ninh hiện nay. *Đối với bài học ở tiết học sau: -Chuẩn bị phần II:SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ. -Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. -Tìm hiểu những hình thức sinh hoạt văn hoá thời Trần,Những công trình nghệ thuật tiêu biểu ? Theo em những hình thức sinh hoạt văn hoá thời Trần có gì giống và khác so với hình thức sinh hoạt của nhân dân thời ø Lí? -Gíao dục thời Trần phát triển như thế nào so với thời Lí? V.KẾT LUẬN: 1. Ưu điểm : Chuẩn bị tốt bài cũ và bài mới ở nhà là một việc làm hết sức quan trọng và không thể thiếu trong một tiết học,bởi nó sẽ tạo điều kiện cho học sinh nắm vững kiến thức cũ và mới trước khi lên lớp,lúc này gv chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức,học sinh sẽ là đối tượng chủ động trong việc tìm hiểu bài.Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cụ thể để học sinh nắm vững bài một cách khoa học ,phù hợp với trình độ tiếp nhận và thời gian học ở nhà của học sinh vùng biên giới.Có như vậy mới giúp học sinh tự tìm tòi,sáng tạo,từ đó mới học tốt và yêu thích bộ môn,không còn xem nhẹ bộ môn. 2.Hạn chế: Sau tiết dạy mẫu..

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE LICH SU.doc
Giáo án liên quan