1.Dạng 1:Tính khối lượng (hoặc thể tích khí, đktc) của chất này khi đã biết (hoặc thể tích) của 1 chất khác trong phương trình phản ứng.
2. Dạng 2: Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng chất tạo thành.
3. Dạng 3: Tính theo nhiều phản ứng
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 6 Tính theo phương trình hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 6
Tính theo phương trình hoá học
A.Lí thuyết
1.Dạng 1:Tính khối lượng (hoặc thể tích khí, đktc) của chất này khi đã biết (hoặc thể tích) của 1 chất khác trong phương trình phản ứng.
2. Dạng 2: Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng chất tạo thành.
3. Dạng 3: Tính theo nhiều phản ứng
B. Bài tập
Bài 1:Cho 8,4 gam sắt tác dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 16 gam đồng (II) oxit nóng.
a) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)
b) Tính khối lượng kim loại đồng thu được sau phản ứng.
Bài 2:Khi đốt, than cháy theo sơ đồ sau:
Cacbon + oxi khí cacbon đioxit
a) Viết và cân bằng phương trình phản ứng.
b) Cho biết khối lượng cacbon tác dụng bằng 9 kg, khối lượng oxi tác dụng bằng 24 kg. Hãy tính khối lượng khí cacbon đioxit tạo thành.
c) Nếu khối lượng cacbon tác dụng bằng 6 kg, khối lượng khí cacbonic thu được bằng 22 kg, hãy tính khối lượng oxi đã phản ứng.
Đáp số: b) 33 kg
c) 16 kg
Bài 3:Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Baì 4:Cho 2,8 gam sắt tác dụng với 14,6 gam dung dịch axit clohiđric HCl nguyên chất.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
c) Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)?
d) Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?
Đáp số: b) 8, 4 gam; c) 3,36 lít; d) 8, 4 gam sắt.
Bài 5:Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 26,4 gam hỗn hợp đồng và sắt, trong đó khối lượng đồng gấp 1,2 lần khối lượng sắt thì cần tất cả bao nhiêu lít khí hiđro.
Đáp số: 12,23 lít.
Bài 6:Cho một hỗn hợp chứa 4,6 gam natri và 3,9 gam kali tác dụng với nước.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc)
c) Dung dịch sau phản ứng làm quì tím biến đổi màu như thế nào?
Đáp số: b) 3,36 lít;
c) màu xanh
Bài 7:Có một hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO. Người ta dùng H2 (dư) để khử 20 gam hỗn hợp đó.
a) Tính khối lượng sắt và khối lượng đồng thu được sau phản ứng.
b) Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng.
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magiê, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất.
A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl
C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl
Bài 9:Cho 60,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kẽm Zn và sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric. Thành phần phần trăm về khối lượng của sắt chiếm 46,289% khối lượng hỗn hợp.Tính
a) Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b) Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra khi cho hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
c) Khối lượng các muối tạo thành.
Đáp số: a) 28 gam Fe và 32,5 gam kẽm
b) 22,4 lít
c)= 63,5gam và= 68 gam
File đính kèm:
- Bai tap tinh theo PTHH(1).doc