Chuyên đề Áp dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy vào phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong bộ môn Vật lí ở trường THCS Trần Quốc Toản

Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Người học tự tìm tòi, tự nghiên cứu một cách tích cực để từ đó chiếm lĩnh kiến thức trên cơ sở có sự tham gia hướng dẫn của giáo viên. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là người học tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học đã được qui định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Do đó trong quá trình dạy giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh tự lập ra kế hoạch, liên kết, xâu chuỗi các kiến thức, sự kiện, kinh nghiệm cuộc sống để tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề (nội dung bài học).

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Áp dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy vào phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong bộ môn Vật lí ở trường THCS Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: “ÁP DỤNG LINH HOẠT KĨ THUẬT DẠY HỌC BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG BỘ MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Người học tự tìm tòi, tự nghiên cứu một cách tích cực để từ đó chiếm lĩnh kiến thức trên cơ sở có sự tham gia hướng dẫn của giáo viên. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là người học tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học đã được qui định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Do đó trong quá trình dạy giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh tự lập ra kế hoạch, liên kết, xâu chuỗi các kiến thức, sự kiện, kinh nghiệm cuộc sống để tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề (nội dung bài học). Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm thì các kĩ thuật dạy học tích cực là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự thành công của phương pháp. Tuy vậy, trong mỗi kĩ thuật dạy học đều có những ưu điểm nhất định, nên trong một tiết học người giáo viên phải biết lựa chọn, áp dụng những phương pháp dạy học nói chung, kĩ thuật dạy học nói riêng một cách linh hoạt để đem lại một tiết dạy thành công nhất, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Với mục đích trên, tổ Tự nhiên đã chọn chuyên đề “Áp dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy vào phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong bộ môn Vật lí ở trường THCS Trần Quốc Toản” để cùng đồng nghiệp trao đổi. * Đối tượng nghiên cứu: Kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy và phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. * Phạm vi nghiên cứu: Môn Vật lí cấp THCS ở trường THCS Trần Quốc Toản. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề nghĩa là dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. Trên cơ sở đó người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kĩ năng tư duy bậc cao, kĩ năng sống. Kĩ thuật dạy học tích cực bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy…, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. BĐTD là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay cả một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng. Cũng chính vì thế nên kĩ thuật dạy học BDTD là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. Môn Vật lí là một trong những môn khoa học tự nhiên lí thú, hấp dẫn trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Trong đời sống có rất nhiều hiện tượng vật lí xảy ra liên quan đến nội dung bài học, để giải thích được vấn đề thực tiễn này đòi hỏi người học phải biết tự lập kế hoạch, tự định hướng, hợp tác… Như vậy chúng ta cần linh hoạt khi áp dụng kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy trong phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong bộ môn Vật lí ở trường THCS. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm tình hình: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, trường THCS Trần Quốc Toản có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối tốt, phòng học và phòng thực hành Vật lí kiên cố, sạch sẽ, có đồ dùng và thiết bị dạy học của các khối lớp đầy đủ. - Giáo viên được tham gia tập huấn đầy đủ các lớp bồi dưỡng như thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là trong hai năm gần đây, nhà trường tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và giáo viên sử dụng tương đối có hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực. - Đa số học sinh trường THCS Trần Quốc Toản ngoan, chịu khó trong học tập, các em có tương đối đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập. - Đội ngũ giáo viên môn Vật lí của trường gồm có 2 giáo viên nên thuận lợi trong việc trao đổi và học tập lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Phần lớn học sinh của trường đều là người địa phương nên trong quá trình học tập một số em chưa thật sự tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học, nhiều em còn rụt rè không dám đưa ra ý kiến của mình trước tập thể, quá trình trải nghiệm các vấn đề thực tế của các em chưa nhiều. Đối với phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thì các em chưa quen với hình thức học tập này. Vì thế đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải có kĩ năng giải quyết vấn đề và những kĩ năng liên quan khác. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học thường theo kiểu quy nạp kiến thức, nghĩa là sau khi kết thúc một đơn vị kiến thức, tiết học hay một chương thì giáo viên hướng dẫn hay yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức theo bản đồ tư duy để học sinh đã quen dần với kiểu học có sử dụng BĐTD. Cho nên việc sử dụng BĐTD theo phương pháp diễn dịch kiến thức học sinh còn khá bỡ ngỡ. Để khắc phục những hạn chế trên trong quá trình dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học, giúp các em chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức thông qua hoạt động của giáo viên tổ chức kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn chuyên đề “Áp dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy vào phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong bộ môn Vật lí ở trường THCS Trần Quốc Toản” nhằm giúp cho người học tự khám phá, tự nghiên cứu và tự lĩnh hội kiến thức. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ: 1. Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên giải quyết vấn đề kết hợp sử dụng kĩ thuật dạy học (KTDH) bản đồ tư duy: 1.1 Các kĩ năng cần thiết trong dạy học dựa trên giải quyết vấn đề: Vấn đề phải chứa đựng sự nghi ngờ, sự không chắc chắn, khó khăn và được đưa ra để thảo luận. Mức độ tư duy của học sinh khi tham gia giải quyết vấn đề thể hiện ở 3 mức độ. - Mức độ 1: Bài tập vận dụng. Thường là bài tập ở cuối bài hay cuối chương. Vấn đề sẽ phát triển kĩ năng tư duy ở mức độ biết được giới hạn trong khuôn khổ chương trình. - Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập. Là sự chuyển hóa các bài tập vận dụng ở mức độ 1 thành các tình huống trong thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp học sinh phát triển kĩ năng hiểu và vận dụng; có sự liên quan của tình huống và thực tiễn cuộc sống của học sinh, từ đó học sinh sẽ nhận thức rõ về nội dung môn học và tích cực tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề. - Mức độ 3: Tình huống thực tế. Đây là mức độ cao nhất của vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu thì học sinh sẽ phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, so sánh thông qua các hoạt động khám phá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề. 1.2 Các bước giải quyết vấn đề: Vận dụng kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy để giải quyết vấn đề và nó giúp ta thể hiện được các bước đi tiếp theo, phát triển lối tư duy hàng dọc (một chiều), đến tư duy hàng ngang (hai chiều) và tư duy mở rộng (đa chiều). Giải quyết vấn đề gồm các bước sau đây: Đánh giá giải pháp Lựa chọn Giải pháp Thực thi giải pháp Phân tích vấn đề 1.3 Các mức độ vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề: Việc vận dụng các mức độ của phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề gồm 4 mức độ và có 5 nội dung cơ bản. Các mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết vấn đề Kết luận 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV + HS 3 HS + GV HS HS HS HS + GV 4 HS HS HS HS HS + GV - Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề; Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên; Giáo viên nêu kết luận đánh giá kết quả làm việc của học sinh. - Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề; Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề; Giáo viên và học sinh cùng kết luận và đánh giá. - Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống; Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn các giải pháp; Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả và kết luận. Khi cần, giáo viên bổ sung, chính xác hóa kết luận. - Mức 4: Học sinh chủ động thực hiện tất cả các nội dung trên; Giáo viên chỉ tham gia khi cần thiết. Tóm lại, ở mức độ 1, giáo viên thực hiện tất cả bước, học sinh chỉ tham gia giải quyết vấn đề, hoạt động của giáo viên chiếm ưu thế. Theo mức độ tăng dần, người học được chủ động tham gia nhiều hơn. Đến mức độ 4 (nghiên cứu), hoạt động của học sinh chiếm ưu thế, chủ động thực hiện tất cả các bước, giáo viên chỉ chính xác hóa kết luận khi cần. Đây là mức đạt đến dạy học theo định hướng nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Trên thực tế ở địa phương hay mục tiêu của môn học cấp THCS, mỗi giáo viên có thể đảm nhiệm một số môn học nên rất khó áp dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, vì vậy cần có sự lựa chọn thích hợp bằng cách tìm sự giao thoa giữa các môn học đó; điều kiện dạy học cụ thể; sự hiểu biết của giáo viên về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề; quá trình làm quen của học sinh với các mức độ dạy học dựa trên giải quyết vấn đề; trình độ năng lực của học sinh có thể áp dụng ở mức độ 2,3 hay 4. 2. Các ví dụ minh họa áp dụng linh hoạt KTDH bản đồ tư duy trong phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở môn Vật lí cấp THCS: Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở môn Vật lí cấp THCS được áp dụng tùy thuộc vào từng bài có nội dung liên quan đến thực tiễn và đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kĩ năng”. 2.1 Vật lí 9: Tiết 12 - Bài 12: Công suất điện Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên giải quyết vấn đề kết hợp sử dụng linh hoạt KTDH bản đồ tư duy ở mức độ 2 là xây dựng câu chuyện thực tế dựa trên bài tập. Câu chuyện tình huống: Thầy có một bóng đèn dây tóc bị cháy (dây tóc bị đứt), lúc đó khuya không còn quán nào bán bóng đèn nên thầy đã lắc cho hai đầu dây tóc ở chỗ bị đứt dính lại với nhau và thắp sáng thêm một thời gian nữa. Theo các em lúc này bóng đèn sáng mạnh hơn, yếu hơn hay như thư nào? Học sinh dự đoán có 3 trường hợp: mạnh hơn, yếu hơn, như nhau. Đèn sáng mạnh hay yếu phụ thuộc vào công suất. Để giải thích được vấn đề ở đầu bài chúng ta sẽ nghiên cứu bài công suất, trước hết ta tìm hiểu về các số liệu ghi trên bóng đèn (chính là nội dung I. Công suất định mức). GV sử dụng kĩ thuật dạy học BĐTD để phân tích các vấn đề có liên quan đến câu chuyện tình huống và cũng có thể dựa theo trình tự bài học theo sách giáo khoa. Chẳng hạn: Sau khi tìm hiểu xong nội dung I ta tiếp tục nghiêm cứu phần II Sau khi thiết lập xong công thức tính công suất điện, học sinh cùng với giáo viên tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề. Mức độ vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là mức độ 3. Áp dụng vào phần III. Vận dụng: Cuối tiết học giáo viên sử dụng lại kĩ thuật dạy BĐTD để hệ thống hóa toàn bộ nội dung bài học: 2.2 Vật lí 8: Tiết 13 - Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét Câu chuyện tình huống: Nhân dịp tổng kết năm học 2011-2012, lớp 9/1 Cô Tuyết tổ chức đi dã ngoại tại khe Bà Lâu. Bạn Thịnh có mang theo 6 chai nước ngọt 1,5 lít hiệu Coca Cola rất nặng, đến nơi theo đề nghị của Lớp trưởng bạn Tuất bỏ 6 chai nước ngọt đó xuống nước để cho lạnh. Khi đó bạn Thịnh mới phát hiện ra một điều rất lạ là nâng 6 chai nước ngọt đó trong nước lên thì nhẹ hơn rất nhiều so với khi mang trên đường. Vấn đề này được làm rõ trong tiết 13 - Lực đẩy Ác si mét. GV sử dụng kĩ thuật dạy học BĐTD để phân tích các vấn đề có liên quan đến câu chuyện tình huống và cũng có thể dựa theo trình tự bài học theo sách giáo khoa. Ta xét xem khi nhúng vật trong chất lỏng thì nó có chịu tác dụng của lực nào hay không và phương chiều như thế nào (đó là nội dung phần I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó). * Tiếp đến là tìm hiểu nội dung phần II và giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài: Sử dụng BĐTD theo nội dung bài học: Cuối tiết học giáo viên sử dụng lại kĩ thuật dạy BĐTD để hệ thống hóa toàn bộ nội dung kiến thức bài học: 2.3 Vật lí 7: Tiết 15 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang Câu chuyện tình huống: Sau khi bạn Thúy được đi xem văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20-11, năm học 2012-2013 ở nhà văn hóa huyện Phước sơn. Bạn Thúy mới thắc mắc và hỏi bạn Anh là tại sao trong nhà văn hóa các bức tường lại sần sùi như vậy. Bạn Anh trả lời chắc là người ta làm như vậy cho đẹp ấy mà. Bạn Thúy cũng chưa thỏa mãn với câu trả lời của bạn Anh vì khi làm tường phẳng cũng rất đẹp. Để trả lời chính xác câu hỏi của bạn Thúy chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học “Phản xạ âm-Tiếng vang” Nội dung bài học được trình bày theo BĐTD: Nội dung I/ Âm phản xạ-Tiếng vang Tiếp đến nội dung phần II/ Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. Cuối cùng là nội dung III/ Vận dụng Trong nội phần III ta lồng ghép vào giải thích câu chuyện tình huống đưa ra ở đầu bài Cuối tiết học giáo viên sử dụng lại kĩ thuật dạy BĐTD để hệ thống hóa toàn bộ nội dung kiến thức bài học: 2.4 Vật lí 6: Tiết 30 - Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ Câu chuyện tình huống: Thứ sáu tuần trước, bạn Tường có hỏi bạn Phong, tại sao ba của tớ khi mới trồng chuối phải cắt (chặt bỏ) bớt lá? Bạn Phong rất bối rối và suy nghĩ mãi lý do tại sao nhưng vẫn không tìm được câu trả lời. Các em giúp bạn Phong trả lời vấn đề này nhé. Để trả lời được câu hỏi của bạn Tường ta cần tìm hiểu các nội dung trong bài “Sự bay hơi và ngưng tụ”. Giáo viên trình bày các nội dung bài học theo BĐTD: Cuối tiết học giáo viên sử dụng lại kĩ thuật dạy BĐTD để hệ thống hóa toàn bộ nội dung kiến thức bài học: Ngoài bộ môn Vật lí ra, còn có thể áp dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy vào phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong bộ môn Công nghệ ở trường THCS, chẳng hạn: Tiết 36-Bài 38: Đồ dùng loại điện quang - Đèn sợi đốt. Câu chuyện tình huống: Hôm trước bạn Thương làm vỡ bóng đèn dây tóc và khi đến trường bạn Thương đố bạn Cường: "Bóng thủy tinh của đèn sợi đốt bị vỡ, dây tóc không đứt. Khi đó cho dòng điện chạy qua, đèn có sáng như lúc chưa vỡ không?" Bạn Cường trả lời: "Vẫn sáng bình thường", như vậy đúng hay sai, các em giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi đó. Giáo viên dựa vào nội dung bài học và xây dựng BĐTD: Trong nội dung phần cấu tạo của đèn sợi đốt giáo viên giúp học sinh trả lời tình huống câu chuyện đưa ra. Cuối tiết học giáo viên dùng BĐTD để hệ thống bài học: V. KẾT LUẬN: Qua thực tế giảng dạy cho thấy, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực BĐTD trong phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề học sinh sẽ học tập một cách chủ động, tích cực; nội dung tiết học gần gũi cuộc sống; huy động được tối đa học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Thông qua kĩ thuật dạy học này còn phát triển được năng lực của học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để lập kế hoạch) mà còn phát triển khả năng hội họa và sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. VI. NHỮNG ĐỀ NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề mới được tập huấn vào đầu năm học 2012-2013 nên còn nhiều bỡ ngỡ trong thiết kế và giảng dạy, do đó giáo viên cần nghiên cứu kĩ hơn. - Mặc dầu phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải áp dụng được cho tất cả các bài học cũng như tất cả các môn học nên giáo viên cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp này để dạy học. - Trong một tiết dạy chúng ta cần sử dụng, kết hợp nhiều kĩ thuật dạy học tích cực và nhiều phương pháp phù hợp để đem lại sự thành công nhất của tiết dạy. - Nếu đề tài này được áp dụng thì nhà trường cần có hướng chỉ đạo thực hiện trong toàn trường nhằm đem lại hiệu quả thiết thực của đề tài.

File đính kèm:

  • docBaocao CD1.doc