1.11a Câu 32: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A.19,76 gam. B. 22,56 gam. C. 20,16 gam. D. 19,20 gam.
2.11a Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bài tập các kim loại nặng và hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bài tập các kim loại nặng và hợp chất của chúng
1.11a Câu 32: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A.19,76 gam. B. 22,56 gam. C. 20,16 gam. D. 19,20 gam.
2.11a Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A.6. B. 3. C. 5. D. 4.
3.11a Câu 42: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3. C. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2.
4.11a Câu 51: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:
A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu. B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.
5.10a Câu 10: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A.12,80. B. 12,00. C. 6,40. D. 16,53.
6.10a Câu 11: Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là
A.NH3. B. KOH. C. NaNO3. D. BaCl2.
7.10a Câu 17: Có các phát biểu sau: (1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5. (3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. (4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Các phát biểu đúng là:
A.(1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
8.10a Câu 26: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
A.17,71. B. 16,10. C. 32,20. D. 24,15.
9.10a Câu 31: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A.4. B. 5. C. 3. D. 6.
10.10a Câu 47: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A.MgO, Na, Ba. B. Zn, Ni, Sn. C. Zn, Cu, Fe. D. CuO, Al, Mg.
11.10a Câu 49: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A.3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
12.10a Câu 55: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A.2,016 lít. B. 1,008 lít. C. 0,672 lít. D. 1,344 lít.
13.10a Câu 60: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A.85,88%. B. 14,12%. C. 87,63%. D. 12,37%.
14.09aCâu 1: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A.Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.
15.09a Câu 2: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là
A.20,125. B. 22,540. C. 12,375. D. 17,710.
16.09a Câu 17: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A.4. B. 2. C. 1. D. 3.
17.09a Câu 26: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là
A.7. B. 5. C. 4. D. 6.
18.09a Câu 41: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
A.4. B. 2. C. 5. D. 3.
19.09a Câu 47: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?
A.1,8. B. 1,5. C. 1,2. D. 2,0.
20.09a Câu 51: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A.95,00%. B. 25,31%. C. 74,69%. D. 64,68%.
21.08a Câu 7: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A.57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.
22.08a Câu 36: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A.Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag.
23.08a Câu 39: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A.amophot. B. ure. C. natri nitrat. D. amoni nitrat.
24.08a Câu 41: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A.0,746. B. 0,448. C. 1,792. D. 0,672.
25.08a Câu 50: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
26.08a Câu 51: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,015 mol và 0,04 mol. B. 0,015 mol và 0,08 mol. C. 0,03 mol và 0,08 mol. D. 0,03 mol và 0,04 mol.
27.07a Câu 41: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO .C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
28.07a Câu 52: Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
29.Cd11 Câu 2: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là
A.0,10. B. 0,05. C. 0,02. D. 0,16.
30.Cd11Câu 35: Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng: - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí; - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:
A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3. B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3. C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2. D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.
31.Cd11Câu 36: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A.FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3.
32.Cd11Câu 43: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 31,95) gam hỗn hợp chất rắn khan. Hoà tan hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,5 lít dung dịch CrCl3 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là
A.54,0 gam. B. 20,6 gam. C. 30,9 gam. D. 51,5 gam.
33.Cd11Câu 55: Hoà tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là
A.18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 28,35 gam. D. 39,80 gam.
34.Cd11Câu 59: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A.NH3. B. CO2. C. SO2. D. H2S.
35.Cd11Câu 60: Khi cho lượng dư dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch trong ống nghiệm
A. chuyển từ màu da cam sang màu vàng. B. chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
C. chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục. D. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
36.10cd Câu 48: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là
A.Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al.
37.Câu 52: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là
A.2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72.
38.09cd Câu 35: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A.Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO. C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca.
39.09cd Câu 45: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là
A.H2SO4 đặc. B. HNO3. C. H3PO4. D. H2SO4 loãng
40.09cd Câu 47: Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là
A.81,0 gam. B. 54,0 gam. C. 40,5 gam. D. 45,0 gam.
41.CD08Câu 29: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A.Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag.
42.CD08Câu 52: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2; Y + XCl2 → YCl2 + X. Phát biểu đúng là:
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +
43.Cd07Câu 1: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)
A.Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
44.Cd07Câu 6: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5; K = 39)
A. 0,75M. B. 1M. C. 0,25M. D. 0,5M.
45.Cd07Câu 23: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A.Fe. B. Na. C. K. D. Ba.
46.Cd07Câu 33: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A.Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe.
47.11b Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A.4. B. 6. C. 5. D. 2.
48.11b Câu 5: Cho các phản ứng: (a) Sn + HCl (loãng) → ; (b) FeS + H2SO4 (loãng) → ; (c) MnO2 + HCl (đặc)
(d) Cu + H2SO4 (đặc) ; (e) Al + H2SO4 (loãng) → ; (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hoá là
A.3. B. 5. C. 2. D. 6.
49.11b Câu 22: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là
A.2. B. 4. C. 3. D. 1.
50.11b Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X): (a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường). ; (b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc). ; (c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3. Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá là
A.(d). B. (a). C. (b). D. (c).
51.11b Câu 33: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là
A.57,15%. B. 14,28%. C. 28,57%. D. 18,42%.
52.11b Câu 42: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là
A.70%. B. 25%. C. 60%. D. 75%.
53.11b Câu 45: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A.3. B. 5. C. 4. D. 2.
54.11b Câu 49: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. B. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.
C. Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa.
D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.
55.11b Câu 52: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nung FeS2 trong không khí. (c) Nhiệt phân KNO3. (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư).
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư). (h) Nung Ag2S trong không khí. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư). Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A.3. B. 5. C. 2. D. 4.
56.10b Câu 25: Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A.3. B. 5. C. 4. D. 6.
57.10b Câu 30: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A.1. B. 4. C. 3. D. 2..
58.10b Câu 49: Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi (dư), thu được 40,3 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A.19,81%. B. 29,72%. C. 39,63%. D. 59,44%.
59.10b Câu 52: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hoá mạnh chuyển thành muối Cr(VI).
B. Do Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2.
C. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu.
D. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
60.09b Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. ; (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. II, III và VI. B. I, II và III. C. I, IV và V. D. II, V và VI.
61.09b Câu 47: Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom:
Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3. B. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.
C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4. D. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.
62.09b Câu 55: Khi hoà tan hoàn toàn 0,02 mol Au bằng nước cường toan thì số mol HCl phản ứng và số mol NO (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành lần lượt là
A. 0,03 và 0,02. B. 0,06 và 0,01. C. 0,03 và 0,01. D. 0,06 và 0,02.
63.07b Câu 23: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất xúc tác. B. chất oxi hoá. C. môi trường. D. chất khử.
64.07b Câu 40: Thực hiện hai thí nghiệm: 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. ; 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là (cho Cu = 64)
A. V2 = V1. B. V2 = 2V1. C. V2 = 2,5V1. D. V2 = 1,5V1.
65.07b Câu 54: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52)
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08.
66.12CD Câu 44: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?
A. 0,54 gam B. 0,81 gam C. 0,27 gam D. 1,08 gam
67.12CD Câu 54: Cho sơ đồ phản ứng:
+ KOH (đặc, dư) +Cl2
+ Cl2 (dư)
t0
Cr X Y
Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là
A. CrCl2 và K2CrO4. B. CrCl3 và K2Cr2O7 C. CrCl3 và K2CrO4 D. CrCl2 và Cr(OH)3
68.12B Câu 56: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. BaSO4 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước.B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử.
C. SO3 và CrO3 đều là oxit axit. D. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử.
69.12ACâu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng. D. CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit.
B. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng đolomit.C. Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.
70.12A Câu 49: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH. B. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr.
C. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42-
71.12A Câu 50: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,9. B. 1,3. C. 0,5. D. 1,5.
72.Câu 21: Cho dãy các ion : Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Fe2+ B. Sn2+ C. Cu2+ D. Ni2+
73.12CD Câu 49: Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Fe(NO3)3. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch HCl.
74.12CD Câu 52: Cho các phát biểu:
A.Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử;
B.Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc
C.Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;
D.Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2. Phát biểu đúng là
A. (2) và (4) B. (3) và (4) C. (1) và (3) D. (1) và (2)
75.12CD Câu 58: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ca.
76.12B Câu 8: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là:
A. Ni, Cu, Ag. B. Ca, Zn, Cu. C. Li, Ag, Sn. D. Al, Fe, Cr.
77.12B Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 4,83 gam. B. 5,83 gam. C. 7,33 gam. D. 7,23 gam.
78.12B Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường): (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt(III) clorua.(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat.(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
79.12B Câu 44: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,96. B. 11,48. C. 17,22. D. 14,35.
80.12B Câu 54: Cho E0pin(Zn-Cu) = 1,10V; và . Suất điện động chuẩn
của pin điện hóa Cu-Ag là
A. 0,46V. B. 0,56V. C. 1,14V. D. 0,34V.
81.12A Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư.
B. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt.
C. Photpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
D. Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 hoà tan được bột đồng.
82.12A Câu 27: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00.
83.12A Câu 29: Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
84.12A Câu 42: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):
aFeSO4 + bCl2 cFe2(SO4)3 + dFeCl3Tỉ lệ a : c là
A. 4 : 1. B. 3 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 1.
85.12A Câu 54: Hoà tan Au bằng nước cường toan thì sản phẩm khử là NO; hoà tan Ag trong dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm khử là NO2. Để số mol NO2 bằng số mol NO thì tỉ lệ số mol Ag và Au tương ứng là
A. 1 : 2. B. 3 : 1. C. 1 : 1. D. 1 : 3.
86.12A Câu 55: Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, cường độ dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dung dịch NaOH trước điện phân là (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể)
A. 5,08%. B. 6,00%. C. 5,50%. D. 3,16%.
87.12A Câu 58: Trường hợp nào sau đây tạo ra kim loại?
A. Đốt FeS2 trong oxi dư. B. Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc trong lò đứng.
C. Đốt Ag2S trong oxi dư. D. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện.
File đính kèm:
- cu-zn-cr....doc