Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao, người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học, người dạy là những giáo viên có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong công tác dạy học.

Trong trường THCS, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn như thế nào để đạt hiệu quả cao là vấn đề không đơn giản. Thực tế cho thấy, hiện nay, một số học sinh không thích học văn, có em thậm chí còn lơ là, ít quan tâm học bộ môn này, có em còn từ chối vào đội tuyển học sinh giỏi văn. Phần lớn bài viết của các em rất ngắn và khô thiếu cảm xúc. Đó là biểu hiện của sự yếu kém về năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ văn chương của các em. Trước thực tế không mấy sáng sủa của việc học văn hiện nay của học sinh, người thầy dạy văn phải kích thích, thắp sáng tâm hồn các em bằng những tình cảm cao đẹp. Giúp các em biết đồng cảm, rung động trước số phận của con người trong trang sách cũng như trong cuộc đời. Người thầy truyền cho học sinh tình yêu văn chương, hướng cho các em có nhận thức đúng về vai trò của môn ngữ văn trong sự phát triển của xã hội hiện đại, đó là một công cụ để tư duy, giúp các em học tốt các môn học khác, là phương tiện giúp các em đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, là cầu nối để mọi người xích lại gần nhau hơn và để giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình vì. Do đó, người thầy dạy văn, đặc biệt là các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chính là người sẽ khơi dậy, đánh thức khả năng văn học đang tiềm ẩn trong mỗi học trò của mình.

Bản thân các em học sinh ở bậc THCS rất giàu cảm xúc, trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em rất dễ hóa thân vào nhân vật, cùng buồn, vui, sướng, khổ với nhân vật trong tác phẩm. Qua đó, dễ khơi gợi các em phát triển từ năng khiếu cảm thụ văn chương đến năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Văn học giúp các em cảm thụ và tiếp nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, làm cho đời sống tinh thần phong phú hơn, sáng tạo hơn và từ đó thêm yêu cuộc sống, yêu văn học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I. KHÁI QUÁT CHUNG Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao, người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học, người dạy là những giáo viên có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong công tác dạy học. Trong trường THCS, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn như thế nào để đạt hiệu quả cao là vấn đề không đơn giản. Thực tế cho thấy, hiện nay, một số học sinh không thích học văn, có em thậm chí còn lơ là, ít quan tâm học bộ môn này, có em còn từ chối vào đội tuyển học sinh giỏi văn. Phần lớn bài viết của các em rất ngắn và khô thiếu cảm xúc. Đó là biểu hiện của sự yếu kém về năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ văn chương của các em. Trước thực tế không mấy sáng sủa của việc học văn hiện nay của học sinh, người thầy dạy văn phải kích thích, thắp sáng tâm hồn các em bằng những tình cảm cao đẹp. Giúp các em biết đồng cảm, rung động trước số phận của con người trong trang sách cũng như trong cuộc đời. Người thầy truyền cho học sinh tình yêu văn chương, hướng cho các em có nhận thức đúng về  vai trò của môn ngữ văn trong sự phát triển của xã hội hiện đại, đó là một công cụ để tư duy, giúp các em học tốt các môn học khác, là phương tiện giúp các em đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, là cầu nối để mọi người xích lại gần nhau hơn và để giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình vì.  Do đó, người thầy dạy văn, đặc biệt là các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chính là người sẽ khơi dậy, đánh thức khả năng văn học đang tiềm ẩn trong mỗi học trò của mình. Bản thân các em học sinh ở bậc THCS rất giàu cảm xúc, trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em rất dễ hóa thân vào nhân vật, cùng buồn, vui, sướng, khổ với nhân vật trong tác phẩm. Qua đó, dễ khơi gợi các em phát triển từ năng khiếu cảm thụ văn chương đến năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Văn học giúp các em cảm thụ và tiếp nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, làm cho đời sống tinh thần phong phú hơn, sáng tạo hơn và từ đó thêm yêu cuộc sống, yêu văn học. Việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực cảm thụ văn chương ở bậc THCS là việc làm mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc nhằm phát hiện và đào tạo những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực văn học. Công tác này góp phần không nhỏ vào việc hướng các em vươn tới đỉnh cao của chân - thiện - mĩ. Việc phát hiện và giúp các em phát triển khả năng của mình trong lĩnh vực văn chương là việc làm cần thiết, đúng đắn. Đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm ở cấp học. Năng khiếu văn càng được phát hiện, bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vì vậy, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi việc phát hiện, tuyển chọn học sinh có năng khiếu là khâu đặc biệt quan trọng. Đối với học sinh lớp 6, chủ yếu dựa vào bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, và qua quan sát ý thức học tập của học sinh khi học một số tiết ngữ văn trong những tuần lễ đầu. Đối với các lớp 7, 8, 9, kết quả học môn ngữ văn của năm học trước là một căn cứ, tuy nhiên phải biết kết hợp với việc chọn các em có thiên hướng về văn chương, yêu thích học môn ngữ văn, thích tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ như các cuộc thi kể chuyện, sáng tác văn thơ văn, văn nghệ… Bởi vì không có tình yêu đối với văn học, các em khó có thể theo được các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn. II. NỘI DUNG: 1. Phát hiện học sinh giỏi văn: 1.1 Trước hết, phải xác định thế nào là học sinh giỏi văn:   Như phần khái quát chung đã đề cập, học sinh giỏi văn phải là những em có niềm đam mê, yêu thích văn chương. Niềm say mê học văn được biểu hiện thông qua ý thức học tập bộ môn, tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả những yêu cầu do giáo viên đặt ra như làm các bài thực hành, luyện tập, viết đoạn văn, nhất là trong việc tìm đọc tài liệu tham khảo để mở mang kiến thức. Qua đó, học sinh được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo và thể hiện trong nội dung bài viết của các em. Các em có ý thức liên tưởng đến cuộc sống phong phú, nhạy cảm và sâu sắc. Chất văn được hình thành từ sự chắt lọc tinh tế các vấn đề các em tiếp thu được trong kiến thức sách vở và kiến thức thực tế từ đời sống thường ngày. Mọi vấn đề của đời sống xã hội dưới cách nhìn, cách nghĩ của học sinh giỏi văn đều trở thành những ý tưởng mới. Do đó, học sinh giỏi văn là những em có vốn tri thức phong phú do các em đọc nhiều, biết nhiều, nhớ nhiều và thuộc nhiều. Học sinh giỏi văn thường rất nhạy cảm. Các em có đời sống tinh thần phong phú, tầm nhìn rộng mở với thế giới quanh mình. Dễ vui và cũng dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học thông qua lời giảng của thầy cô. Từ đó, các em tiếp nhận vấn đề hay bộc lộ quan điểm, tình cảm yêu, ghét của mình cũng rất rõ ràng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bài viết, thông qua những nhận định, đánh giá về vấn đề đặt ra. Đối với học sinh giỏi văn, khả năng diễn đạt thường mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, phong cách diễn đạt hàm xúc và có bản sắc riêng. Ở các em, vốn từ tiếng Việt rất phong phú, dồi dào, các em biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau kể cả trong lời nói giao tiếp hằng ngày. Học sinh giỏi văn thường có khả năng lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, nắm chắc các yêu cầu khi viết một đoạn văn, bài văn nhất là kĩ năng làm bài văn nghị luận. 1.2. Phát hiện học sinh giỏi văn như thế nào: Việc phát hiện học sinh giỏi văn có tính chất quyết định đến chất lượng đội tuyển học sinh giỏi nên có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo viên dạy văn cần quan sát để nắm bắt kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em. Một phần, học sinh giỏi văn bộc lộ khả năng văn học qua những kĩ năng này. Các em nói năng rành mạch, diễn đạt lưu loát những ý nghĩ, quan điểm của bản thân. Hoặc thông qua bài viết, dù là đoạn văn hay bài văn thì đối với học sinh có năng khiếu văn chương cách viết, cách diễn đạt, cách lập luận thường rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc riêng dễ dàng cuốn hút người đọc. Thông qua đó, giáo viên có thể phát hiện ra những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Học sinh có năng khiếu văn học chưa hẳn là học sinh có kiến thức chuyên sâu. Để đánh giá đúng khả năng kiến thức thực tế của các em, giáo viên cần kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác nhau. Xem lại kết quả học tập bộ môn ngữ văn ở những năm học trước, kết quả các bài viết, bài kiểm tra của học sinh để khẳng định kết quả học tập đó là chắc chắn, liên tục. Tham khảo ý kiến của các giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp học để nắm rõ năng lực, sở trường của học sinh cũng như điểm mạnh, điểm yếu của học sinh khi tham gia học tập bộ môn. Sau cùng, giáo viên dành thời gian đọc kĩ một số bài viết, xem kĩ giọng văn, chất văn, cách cảm, cách nghĩ của học trò để khẳng định học sinh đó có khả năng văn chương không. Có thể bài viết của học sinh chưa sâu về nội dung, chưa chuẩn về hình thức, nhưng có nhiều câu văn, đoạn văn mượt mà, giàu cảm xúc, hình ảnh, nhạc điệu tạo nên nét độc đáo riêng, ấn tượng riêng thì đó chính là biểu hiện khởi đầu của học sinh có năng khiếu văn học. Phát hiện học sinh có năng khiếu văn học để thành lập đội tuyển học sinh giỏi bộ môn ngữ văn đòi hỏi người thầy phải thường xuyên quan tâm tới bài viết của học sinh. Từng bài viết của học sinh đều được ghi nhận, đánh giá tỉ mỉ, trân trọng mọi sự tiến bộ, sáng tạo của học sinh. Đồng thời kèm cặp sát sao, chỉ bảo, uốn nắn các lỗi học sinh thưòng mắc phải để giúp các em phát triển kĩ năng ngày một tốt hơn. Chấm bài cho học sinh giỏi có thể thông qua đối thoại trực tiếp với các em. Thầy chỉ ra cho học sinh thấy ưu điểm các em đạt được, lỗi các em mắc thường mắc phải. Học sinh có thể tự nêu lên quan điểm của mình, tự đánh giá về bài viết của mình để các em tự rút ra kinh nghiệm cho những bài viết sau. Tuy nhiên, mọi cố gắng của các em đều được thể hiện trên bài viết, bài viết khẳng định chất lượng, hiệu quả học tập bộ môn ngữ văn của các em. Thông qua các bài viết, bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có cơ sở để chọn lọc học sinh  bổ sung vào đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng. 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: 2.1. Lên kế hoạch bồi dưỡng: Sau khi thành lập được đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên tiến hành lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng dựa trên chương trình nội dung kiến thức của cấp học. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết việc thực hiện càng hiệu quả, tránh được tình trạng thích gì dạy nấy theo cảm tính của giáo viên. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi bao gồm việc xây dựng kế hoạch về thời gian bồi dưỡng,  nội dung kiến thức cần cung cấp, hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Trong đó, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là một trong những khâu quan trọng nhất của kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi văn. Vì vậy giáo viên bố trí, sắp xếp sao cho học sinh càng được thực hành nhiều càng tốt. Trước hết, cần xây dựng kế hoạch về thời gian bồi dưỡng, phân phối thời gian phù hợp để giáo viên hoàn toàn chủ động với lượng kiến thức cần chuyển tải, cần ôn luyện cho học sinh. Lên kế hoạch về thời gian phải hợp lí, sắp xếp các buổi bồi dưỡng không nên quá gần nhau, có thể phân đều trong tuần để học sinh có điều kiện  về thời gian hoàn thành các bài tập ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên, mặt khác các em có thời gian để học các môn học khác, các em  không bị căng thẳng, áp lực về tâm lí thi cử. Vì vậy, sau khi nghiên cứu kĩ chương trình ngữ văn, định hướng kiến thức cần ôn luyện, giáo viên xác định thời gian ôn luyện cho từng phân môn cụ thể. Trước tiên, giáo viên định hướng số tiết cần ôn luyện cho từng phân môn. Đối với học sinh giỏi, đa số các em đã có một số kĩ năng cơ bản về cách dùng từ, đặt câu,  cách dử dụng dấu câu và  khả năng vận dụng các biện pháp tu từ khá tốt. Vì vậy, thời lượng cho phần tiếng Việt giáo viên nên bố trí số tiết ôn luyện ít hơn so với tập làm văn và phần văn bản. Phần tập làm văn và phần văn bản có sự tích hợp khá chặt chẽ, nhiều văn bản được xem là mẫu mực về thể loại để vận dụng, tìm hiểu trong phần tập làm văn. Vì vậy, thời lượng  tiết ôn luyện cho hai phân môn này cần nhiều hơn, tập chung chủ yếu vào phần tập làm văn. Ngoài ra, việc phân định thời gian cụ thể để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi rất cần thiết. Kế hoạch ngắn hạn nhằm đạt mục tiêu thi chọn hoc sinh giỏi cấp trường chủ yếu diễn ra trong tháng 9, tháng 10, kiến thức ôn luyện tập trung vào lớp dưới và một phần kiến thức mới của từng khối. Kế hoạch trung hạn hướng tới mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh thường diễn ra sau khi kết thúc học kỳ I. Học sinh đã được tuyển chọn qua kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, các em ít nhiều đều có khả năng văn chương cho nên ngoài số tiết bồi dưỡng trên lớp, giáo viên cần có kế hoạch chi tiết hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học ở nhà theo yêu cầu của giáo viên để bổ sung kiến thức cho các em. Đối với kế hoạch dài hạn, ngoài việc bồi dưỡng học sinh giỏi chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh, còn phải bồi dưỡng tạo nguồn học sinh giỏi cho những năm tiếp theo.  Thời gian ôn luyện kéo dài trong năm học hoặc có thể nhiều năm,  để tránh trùng lặp, nhàm chán, giáo viên  cần có kế hoạch ôn luyện, nâng cao chi tiết, kết hợp hài hòa  giữa  ôn luyện  trên lớp có giáo viên hướng dẫn với tự học ở nhà để kĩ năng làm văn của các em từng bước được củng cố, nâng cao. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị như lực lượng tham gia bồi dưỡng, các biện pháp cụ thể, mang tính khả thi, điều kiện, phương tiện phục vụ công tác bồi dưỡng  học sinh giỏi,  mục tiêu phấn đấu trong từng giai đoạn… Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng hợp lí giữa các phân môn sẽ giúp giáo viên hoàn toàn chủ động về mặt kiến thức. Giáo viên nghiên cứu sắp xếp lượng kiến thức giữa các phân môn cần chuyển tải tới học sinh cho phù hợp. Cần chú ý tính thống nhất giữa các phân môn để lên kế hoạch bồi dưỡng hợp lí, giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Trong cùng một khối của cấp học cần có sự thống nhất về kế hoạch bồi dưỡng để tránh sự trùng lặp về nội dung, kiến thức giữa các giáo viên dạy bồi dưỡng. Có thể phân công mỗi giáo viên phụ trách một mảng, một dạng đề (đối với trường lớn, đông giáo viên) hoặc một giáo viên bồi dưỡng theo khối lớp thì cũng phải lập kế hoạch cụ thể và thống nhất trong tổ chuyên môn. Để có được một nội dung chương trình bồi dưỡng hiệu quả, không gây nhàm chán cho học sinh, giáo viên cần có sự sáng tạo, linh hoạt. Vì các đơn vị kiến thức học sinh đều đã được học, nếu giáo viên làm công việc dạy lại, nói lại sức thuyết phục sẽ không cao. Do đó, giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, ý thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc được giao từ đó luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để có đủ khả năng xây dựng được một chương trình, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi vừa rộng, vừa sâu đảm bảo khoa học, hợp lí đáp ứng được khả năng vượt trội của học sinh giỏi.   Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: - Đối với phân môn Tiếng Việt, ngoài việc củng cố lí thuyết về cách dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu từ…giáo viên cần chuẩn bị hệ thống bài tập ứng dụng đối với từng loại để học sinh thực hành. Riêng lớp 9, phần tiếng Việt đề cập đến các vấn đề như thuật ngữ; sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ; cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp…đều là những vấn đề có khả năng áp dụng rộng rãi trong việc phân tích văn bản hoặc trong việc tạo lập văn bản. Đặc biệt trong hoạt động giao tiếp thì các kiến thức như hàm ý, các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại…khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh cách tạo cho mình kĩ năng vận dụng tất cả những kiến thức đã học một cách linh hoạt vào việc xử lí tình huống đang đặt ra một cách sáng tạo, hiệu quả thông qua hoạt động giao tiếp hoặc thông qua bài viết của các em. - Đối với tập làm văn, một môn học mang tính tổng hợp, thực hành. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên chú ý đưa phần thực hành, luyện tập thành nội dung chủ yếu của kế hoạch. Khi tổ chức ôn luyện cho học sinh giáo viên cần chuẩn bị kĩ càng một vài đề cụ thể để học sinh tiếp cận đề và tự giải quyết bằng nhiều cách khác nhau giúp các em  phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo. Tôn trọng sự sáng tạo của học sinh là việc giáo viên cần quan tâm, tránh tình trạng giáo viên áp đặt kiến thức, học sinh phải nói, viết theo ý của thầy cô hoặc sao chép kiến thức của người khác một cách khuân mẫu. Học sinh càng được luyện tập, thực hành nhiều kĩ năng viết văn càng được củng cố, nâng cao. Sản phẩm cuối cùng giáo viên mong đợi ở học sinh là những đoạn văn, bài văn đảm bảo kiến thức, có hồn, được trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Giáo viên phải giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý thức học tập bộ môn, kiên trì tích lũy kiến thức, chịu khó tập nói, tập viết. Để tránh tình trạng học sinh viết quá ngắn gọn, hàm xúc. Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, giáo viên chú ý đến phần luyện viết cho học sinh. Trước tiên, khi luyện viết, giáo viên đưa ra đề tập làm văn có kèm theo quy định về số trang để học sinh phải cố gắng suy nghĩ, tìm tòi nội dung viết đủ số trang theo yêu cầu đặt ra. Khi khả năng diễn đạt, khả năng  tạo lập văn bản của học sinh đã được củng cố, nhuần nhuyễn, cùng một vấn đề đặt ra, giáo viên yêu cầu học sinh viết ngắn lại. Với cách luyện viết như vậy làm cho học sinh luôn phải chủ động, sáng tạo làm chủ kiến thức, từ đó kĩ năng viết văn từng bước được hoàn thiện. Giáo viên cần phát hiện kịp thời khả năng vượt trội của học sinh về phương diện nào đó trong cách dùng từ, đặt câu, trong cách diễn đạt, hoặc một cảm nhận cá nhân thể hiện sự sáng tạo của học sinh…để biểu dương khích lệ kịp thời, tạo hứng thú học tập bộ môn cho các em. - Đối với phần văn bản, chương trình ngữ văn cấp THCS thường có sự tích hợp chặt chẽ với tiếng Việt và tập làm văn. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình, nắm vững hệ thống các văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, sắp xếp các văn bản đã học theo chủ đề, theo thể loại thơ, văn bản miêu tả, tác phẩm văn tự sự, các  văn bản văn nghị luận, văn bản nhật dụng…và bố trí sao cho ngữ liệu của chúng được tận dụng, phát huy tối ưu theo quan điểm tích hợp, gắn kết chặt chẽ với phần tập làm văn của cấp học để xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi khoa học, có chiều sâu, phù hợp với từng khối của cấp học. Vận dụng phương pháp tích hợp hữu hiệu ở môn ngữ văn là một trong những đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tinh thần tích cực học tập của học sinh, học sinh phải  tư duy, suy nghĩ, vận dụng, chuyển hóa những bài học ở lĩnh vực này, tình huống này sang những lĩnh vực khác, tình huống khác một cách chủ động, sáng tạo. Chẳng hạn, khi ôn luyện các tác phẩm văn tự sự, ngoài việc chú trọng vào yếu tố tự sự (cách kể, diễn biến câu chuyện) cần chú ý đến yếu tố miêu tả, biểu cảm, các nhận xét đánh giá khiến câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, giáo viên cần có những bài tập để học sinh tự thống kê, so sánh một số văn bản tự sự về phương thức biểu đạt, về thể loại, về đề tài, nội dung tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật… giúp học sinh khả năng khái quát vấn đề đã học. 2.2. Hướng dẫn học sinh tự học:   Đối với học sinh giỏi, việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà là công việc đòi hỏi giáo viên phải làm thường xuyên nhằm phát huy khả năng của học sinh trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Do đó, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần quan tâm việc hướng dẫn các em cách học, cách đọc tài liệu tham khảo một cách có chọn lọc, có hệ thống theo chủ đề nhất định.  Khi đọc sách, đọc các bài văn mẫu cần hướng dẫn học sinh biết rút ra những tư tưởng chính trong mỗi đoạn, ghi chép lại những câu văn hay, tóm tắt được những ý tưởng chủ đạo phù hợp với thực tiễn để có thể vận dụng trong quá trình học tập bộ môn. Tự học, tự đọc thường xuyên có hệ thống, khoa học, hợp lí sẽ làm tăng khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh luôn chủ động trong lĩnh hội tri thức, biến tri thức đọc được từ sách vở thành những giá trị đích thực của bản thân  để hình thành những phẩm chất, năng lực mới giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập bộ môn. Do đó, khi đọc các loại sách tham khảo, các bài văn mẫu, học sinh sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm qua bài viết của người khác, học sinh có thể vận dụng, bắt chước một cách có chọn lọc, sáng tạo, chuyển hóa tri thức của người khác mình đọc được, học được thành vốn tri thức của bản thân có chọn lọc, sáng tạo chính là một phương pháp học văn có hiệu quả. Vì vậy, giáo viên dạy văn cần quan tâm hướng dẫn học sinh cách đọc, cách học, giúp các em rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương, khả năng tích lũy kiến thức  giúp ích cho việc học văn của các em. III. KẾT LUẬN: Tóm lại, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm cần thiết và quan trọng của nhà trường, của giáo viên đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là một công việc phải làm thường xuyên, liên tục để phát hiện học sinh giỏi bổ sung cho đội tuyển. Do đó, làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của mỗi giáo viên, đòi hỏi người giáo viên ngoài tâm huyết, yêu nghề phải thực sự có năng lực chuyên môn mới đủ tầm để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là một công việc không dễ dàng nhưng cũng không quá khó. Người thầy phải không ngừng trau dồi đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, không ngừng sáng tạo, đổi mới nâng cao năng lực cá nhân, đủ tài, trí để cảm hóa, thuyết phục người học bằng chính năng lực và bản lĩnh của mình. Công việc khởi đầu cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Kế hoạch càng hoàn chỉnh, chi tiết, giáo viên càng chủ động về thời gian và kiến thức cần chuyển tải tới học sinh. Sau mỗi năm học cần rà soát, đánh giá dựa trên cơ sở kết quả đạt được trong năm học để xem xét, điều chỉnh nhằm hoàn thiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho những năm tiếp theo./. Nguyễn Văn Quốc (THCS An Linh, Phú Giáo, Bình Dương, 0978868198)

File đính kèm:

  • docBOI DUONG HSG VAN.doc