Trái Đất tham gia vào nhiều loại vận động trong vũ trụ nhưng có hai vận động chính ảnh hưởng trực tiếp đến các hiện tượng địa lí trên Trái Đất đó là vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và quay quanh Mặt Trời.
Giải được các bài toán về tính các ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, tính góc nhập xạ của các vĩ độ, cho thấy được tác dụng to lớn trong việc khắc sâu hơn kiến thức và những kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh để giải thích các hệ quả tạo ra bởi các chuyển động này. Học sinh hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của góc nhập xạ:
Đối với từng địa phương: Quy định năng lượng ánh sáng nhận được do đó ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt, khí áp, gió, chế độ ẩm, tạo ra sự phân mùa của khí hậu.
16 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trái Đất tham gia vào nhiều loại vận động trong vũ trụ nhưng có hai vận động chính ảnh hưởng trực tiếp đến các hiện tượng địa lí trên Trái Đất đó là vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và quay quanh Mặt Trời.
Giải được các bài toán về tính các ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, tính góc nhập xạ của các vĩ độ, cho thấy được tác dụng to lớn trong việc khắc sâu hơn kiến thức và những kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh để giải thích các hệ quả tạo ra bởi các chuyển động này. Học sinh hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của góc nhập xạ:
Đối với từng địa phương: Quy định năng lượng ánh sáng nhận được do đó ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt, khí áp, gió, chế độ ẩm, tạo ra sự phân mùa của khí hậu.
Đối với khí hậu toàn cầu: Tạo nên sự phân chia các đới khí hậu từ xích đạo đến 2 cực đối xứng qua xích đạo, các mùa giữa 2 bán cầu trái ngược nhau. Là nguyên nhân chủ yếu của quy luật địa đới, các đới cảnh quan, sinh ra ngoại lực, phân bố các khu khí áp, chế độ gió trên Trái Đất.
Qua việc nắm vững các cách tính này còn giúp học sinh phân tích được mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng tự nhiên, nhận xét và giải thích được những nguyên nhân của hệ quả, các sơ đồ, các hình vẽ liên quan đến hai chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trong SGK và các tài liệu khác.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. TÍNH NGÀY MẶT TRỜI LÊN THIÊN ĐỈNH Ở CÁC ĐỘ VĨ
1. Khái niệm: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến (từ chí tuyến Bắc (CTB) đến chí tuyến Nam (CTN) lúc 12h (giữa trưa) Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của một điểm, tia sáng Mặt trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày khác nhau.
Nguyên nhân : do trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’ không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC) đến Nam bán cầu (NBC).
Biểu hiện: Từ ngày 21/3 (Xuân Phân) đến ngày 23/9 (Thu Phân), BBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt tại các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC), xa nhất là tại CTB (23027’B).Từ sau ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau NBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh ở vùng nội chí tuyến NBC, xa nhất là tại CTN (23027’N).
Mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng vào các ngày khác nhau. Càng xa xích đạo khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau. Vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng này. Ngay tại đường chí tuyến 23027’ B & N chỉ có 1 lần duy nhất.
2. Bài tập: Để biết được ngày cụ thể Mặt Trời lên thiên đỉnh của các điểm ta tính như sau:
Ở Bắc bán cầu: từ ngày 21/3 đến 23/9: Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh tại xích đạo và các độ vĩ trong vùng nội chí tuyến ở Bắc bán cầu, xa nhất tại chí tuyến Bắc rồi trở về xích đạo mất 186 ngày.
Từ xích đạo lên chí tuyến B mất 186 ngày: 2 = 93 ngày với 23027’ vĩ tuyến.
Đổi 23027’ ra giây (”). 230 x 60’ + 27’ = 1407’ x 60” = 84.420”.
Trong 1 ngày Mặt Trời di chuyển 1 khoảng là: 84.420”: 93 ngày = 908”/ngày.
Ví dụ: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10002’B (tại Cần Thơ).
* Đổi 10002’B ra giây ta có 36.120”. Vậy số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10002’B cách xích đạo là: 36.120” : 908” = 40 ngày
Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần I: 21/3 + 40 ngày = 30/4 (tháng 3 có 31 ngày).
Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần II: 23/9 - 40 ngày = 14/8 (tháng 8 có 31 ngày)
Tương tự cách tính trên ta có kết quả:
Địa điểm
Vĩ Độ
LẦN I
LẦN II
CẦN THƠ
10002’B
30/4
14/8
NHA TRANG
12015’B
09/5
05/8
HUẾ
16026’B
25/5
20/7
HÀ NỘI
21002’B
13/6
01/7
TP. HCM
10047’B
03/5
11/8
KON TUM
14020’B
17/5
28/7
Ở Nam bán cầu: từ ngày 23/9 đến 21/3 mất 179 ngày (năm nhuận có 180 ngày) - từ xích đạo đến chí tuyến Nam mất 89 ngày hoặc 90 ngày (năm nhuận).
Tương tự như ở BBC: 1 ngày Mặt Trời đi được: 84.420” : 90 ngày = 938”/ngày
Ví dụ: Tại vĩ độ 150N sẽ có 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh. Số ngày cách xích đạo 54000”: 938” = 58 ngày. Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh cụ thể sẽ là:
Lần I: từ ngày 23/9 + 58 ngày = 20/11 (tháng 10 có 31 ngày).
Lần II: từ ngày 21/3 - 58 ngày = 24/1 (tháng 2 chỉ có 28 ngày hoặc 29 ngày)
3. Cách tính tổng quát:
Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A0 vĩ, ta cần nắm số ngày từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo 00 đến chí tuyến 23027’đi mất ở BBC: 93 ngày. Ở NBC: 90 ngày. Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở BBC: 908”, ở NBC: 938”.
Bước 1: Đổi vĩ độ của điểm A ra giây (1)
Bước 2: Tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A bằng cách lấy (1): 908” (ở BBC) hoặc 938” (ở NBC) (2)
Bước 3: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh
Ở BBC: lần I: Từ 21/3 + số ngày đến A. lần II: 23/9 - số ngày đến A.
Ở NBC: lần I: Từ 23/9 + số ngày đến A. lần II: 21/3 - số ngày đến A.
Lưu ý : số ngày trong các tháng có liên quan: Các tháng có 31 ngày là: tháng I, III , V, VII, VIII, X, XII. Các tháng có 30 ngày là: tháng IV, VI, IX, XI.Tháng II chỉ có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.
4. Bài tập vận dụng và nâng cao:
Tính độ vĩ của 1 điểm khi biết ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm đó:
Ø Tính số ngày từ 21/3 hoặc 23/9 đến ngày đã cho của độ vĩ (n) ngày.
Ø Lấy (n) ngày x (nhân) 908” (BBC) hoặc x 938” (NBC), suy ra được độ vĩ.
Ví dụ: tính độ vĩ của điểm A, biết rằng Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 30/4.
Ø Tính số ngày từ 21/3 đến 30/4 là bằng 40 ngày.
Ø 40 ngày x 908” = 36320” = 10002’B.
II. TÍNH GÓC NHẬP XẠ CỦA CÁC VĨ ĐỘ
1. Khái niệm: Góc nhập xạ (góc chiếu sáng) là góc được tạo ra bởi các tia tới của ánh sáng Mặt Trời hợp với mặt phẳng chân trời của 1 điểm ở 1 độ vĩ trên bề mặt Trái Đất.
Cùng với mặt cong của bề mặt Trái Đất và chuyển động biểu kiến hàng năm của Trái Đất nên góc nhập xạ có 1 số tính chất sau:
- Góc nhập xạ của các vĩ độ khác nhau thì không bằng nhau, nhìn chung nhỏ dần từ xích đạo đến cực.
- Vào 2 ngày 21/3 và 23/9 góc nhập xạ có sự đối xứng qua đường xích đạo: tại xích đạo góc nhập xạ = 900, các điểm nằm trên cùng 1 vĩ độ ở Bắc và Nam bán cầu thì có góc nhập xạ bằng nhau.
- Vào ngày 22/6 góc nhập xạ lớn nhất ở CTB và = 900, vào ngày 22/12 góc nhập xạ lớn nhất ở CTN và = 900.
- Chỉ có các vĩ độ trong vùng nội chí tuyến mới có góc nhập xạ lớn nhất = 900 ứng với ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh .Ngoài vùng chí tuyến góc nhập xạ luôn nhỏ hơn 900.
- Góc nhập xạ của mỗi độ vĩ thay đổi trong năm. Lớn nhất ứng với ngày Hạ chí và nhỏ nhất ứng với ngày Đông chí của bán cầu đó đối với các vĩ độ từ chí tuyến về hai cực. Trong vùng nội chí tuyến là ngày Mặt trời lên thiên đỉnh tại điểm đó.
2. Cách tính góc nhập xạ:
2.1. Công thức tổng quát: h0 = 900 - φ ± δ
Trong đó: * φ: độ vĩ của điểm cần tính.
* δ: độ lệch của góc chiếu so với xích đạo.
- Vào 2 ngày 21/3 và 23/9 Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo nên δ = 0.
- Ngày 22/6 và 22/12 Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo nên ở CTB hoặc CTN nên δ = ± 23027’.
Ngày 21/3 và 23/9 tại xích đạo h0 = 900 – 00 = 900 và giảm từ xích đạo về 2 cực.
Ngày 22/6: Mặt trời lên thiên đỉnh tại CTB (23027’ B), nên mọi vĩ độ ở ngoài vùng nội chí tuyến BBC có δ = + 23027’ xích đạo và NBC có δ = - 23027’.
Ngày 22/12: Mặt trời lên thiên đỉnh tại CTN (23027’ N), nên mọi vĩ độ ở ngoài vùng nội chí tuyến NBC có δ = + 23027’ xích đạo và BBC có δ = - 23027’.
2.2. Kết quả: Góc nhập xạ của các vĩ độ trong năm:
Địa điểm
21/3 và 23/9
22/6
22/12
900B
66033’B
23027’B
00
23027’N
66033’N
900N
00
23027’
66033’
900
66033’
23027’
00
23027’
46054’
900
66033’
43006’
00
00
43006’
66033’
900
46054’
23027’
Riêng các điểm trong vùng nội chí tuyến vào 2 ngày 22/6 và 22/12 thì được tính theo công thức sau: h0 = 900 – δ + φ hay h0 = 66033’+ φ
Ví dụ 1: Góc nhập xạ ngày 22/6:
- Ở vùng nội chí tuyến BBC: h0 = 900 – δ + φ hay h0 =66033’+ φ.
+ Ở 100B: h0 = 900 – 23027’ +100 = 76033’ hay h0 =66033’+100 = 76033’
+ Ở 200B h0 = 900 – 23027’ +200 = 86033’ hay h0 =66033’+200 = 86033’
- Ở vùng nội chí tuyến NBC thì áp dụng công thức chung: ho = 900 - δ - 23027’
Ngày 22/12 thì ngược lại với ngày 22/6.
- Ở vùng nội chí tuyến NBC: h0 = 900 – δ + φ hay h0 =66033’+ φ.
+ Ở 100 N: h0 = 900 – 23027’ +100 = 76033’ hay h0 =66033’+100 = 76033’
+ Ở 200 N: h0 = 900 – 23027’ +200 = 86033’ hay h0 =66033’+200 = 86033’
- Ở vùng nội chí tuyến BBC thì áp dụng công thức chung: h0 = 900 - φ - 23027’
3. Tính độ vĩ (φ) khi biết góc nhập xạ:
Từ công thức tổng quát tính góc nhập xạ:
h0=900 - φ ± δ à φ = 900 – h0 ± δ
3.1. Đối với vùng nội chí tuyến: φ = h0 - 900 + δ
Ví dụ 1: Tính φ của điểm A nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h0= 800
δ A = (800 - 900) + 23027’ = 13027’ = 13027’B.
Ví dụ 2: Tính φ của điểm B nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h0 = 87034’.
φ B = 87034’ - 900 + 23027’ = 21001’B
3.2. Đối với vùng ngoại chí tuyến: φ = 900 – h0+ δ
Ví dụ: Tính φ của điểm C có h0 = 43006’ vào ngày 22/6.
φ C = 900 – h0 + δ = 900 – 43006’ + 23027’ = 71001’B.
3.3. Đối với tất cả các độ vĩ ở NBC: vào ngày 22/6
Công thức tổng quát là φ = 900 – h0 – δ
Ví dụ: Tính φ của điểm D khi biết h0 = 43006’
φ D = 900 – h0 – δ = 900 – 43006’ – 23027’ = 23027’N.
Vào ngày 22/12 thì ngược lại với ngày 22/06.
BÀI TẬP TÍNH GIỜ
Câu 1. Dựa vào lược đồ các khu vực giờ trên thế .Hãy hoàn thành bảng tính giờ tại các địa phương sau đây.
Niu Iooc
Luân Đôn
Hà Nội
Tô Ki ô
9 giờ
12 giờ
15 giờ
0 giờ
Câu 2. Một trận bóng đá World Cup 2010 diễn ra giữa Nam Phi và Mexico lúc 21 giờ ngày 11/6/ 2010 theo giờ Việt Nam (Việt Nam 1050Đ). Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia sau:
Vị trí
Ấn Độ
Trung Quốc
LB. Nga
Australia
Hoa Kì
Kinh độ
750Đ
1200Đ
450Đ
1500Đ
1200T
Giờ
Ngày/tháng
Câu 3. Một trận bóng đá của giải vô địch thế giới ở Hàn Quốc diễn ra lúc 13 giờ ngày 01 – 06 – 2002, được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia sau đây:
Vị trí
Hàn Quốc
Việt Nam
Anh
LB. Nga
Australia
Ac hen tina
Hoa Kì
Kinh độ
1200Đ
1050Đ
00
450Đ
1500Đ
600T
1200T
Giờ
13
Ngày, tháng
01/6
Câu 4.
a. Một trận bóng đá ở Anh được tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 08 – 03 – 2004, được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau đây:
Vị trí
Việt Nam
Anh
LB. Nga
Australia
Hoa Kì
Kinh độ
1050Đ
00
450Đ
1500Đ
1200T
Giờ
15
Ngày, tháng
08 - 3
b.Ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08 – 3 thì các đại điểm khác trên Trái Đất có cùng ngày 08–3 nhưng giờ lại khác nhau ? Giải thích tại sao
Câu 5. Một bức điện được đánh đi từ TP. Hồ Chí Minh (múi giờ số 7 ) đến Pa ri (múi giờ số 0 ) hồi 2 giờ sáng ngày 01–01-2001, hai giờ sau thì trao cho người nhận, hỏi lúc đó là mấy giờ ở Pa ri ?
Câu 6.
a. Một bức điện được đánh từ Hà Nội (múi giờ số 7 ) đến Niu Iooc (múi giờ số 19) hồi 9 giờ ngày 02/3/2011, một giờ sau thì trao cho người nhận,lúc đó là mấy giờ và ngày nào ở Niu Iooc ?
b. Điện được trả lời đánh từ Niu Yooc hồi 1 giờ ngày 02/3/2010, một giờ sau thì trao cho người nhận,lúc đó là mấy giờ và ngày nào ở Hà Nội.
Câu 7. Một Hội nghị được tổ chức ở nước Anh vào lúc 20 giờ ngày 20/10/2006 thì ở Hà Nội (Việt Nam) Newdeli (Ấn Độ) và Oasinton ( Hoa Kỳ) là mấy giờ ? Biết rằng Anh múi giờ 0, Hà Nội múi giờ 7, Newdeli múi giờ 5 và Oasinton múi giờ 19.
Vị trí
Anh
Việt Nam
Ấn Độ
Hoa Kì
Múi giờ
0
7
5
19
Giờ
20
Ngày/tháng
20/10/2006
Câu 8. Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 01/03/2006 đến London sau 12h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại London thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các điểm sau:
Vị trí
Tokyo
New Delhi
Sydney
Washington
Los Angeless
Kinh độ
1350Đ
750Đ
1500Đ
750T
1200T
Giờ
Ngày
Câu 9. Một trận bóng đá giao hữu giữa hai đội Pháp và Brasil diễn ra lúc 19 giờ 45 phút ngày 28 tháng 2 năm 2006 tại Brasil (kinh độ 450T). Các nước đều có truyền hình trực tiếp trận đấu này, hãy tính giờ truyền hình trực tiếp ở các nước sau:
Nước
Kinh độ
Nước
Kinh độ
Việt Nam
1050Đ
Achentina
600T
Anh
00
Nam Phi
300Đ
LB Nga
450Đ
Gambia
150T
Hoa Kỳ
1200T
Trung Quốc
1200Đ
Câu 10. Một trận bóng đá giao hữu giữa hai đội Hà Lan và Brasil diễn ra lúc 19 giờ ngày 28 tháng 2 năm 2006 tại Brasil (kinh độ 450T), được truyền hình trực tiếp. Hãy tính giờ truyền hình trực tiếp ở các nước trong bảng sau:
Vị trí
Việt Nam
Buenos Aires
Anh
Bắc Kinh
Moscow
Nam Phi
Gambia
Los Angeles
Kinh độ
1050Đ
600T
00
1200Đ
450Đ
300Đ
150T
1200T
Giờ
Ngày - tháng
PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
A/NỘI DUNG:
I/Vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ:
1/Vị trí, giới hạn lãnh thổ:
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á với các tọa độ trên đất liền:
+ Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang.
+ Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau.
+ Điểm cực tây: 102019’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.
+ Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa.
Nằm ở rìa đông nam của lục địa Á –Âu, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campu chia, phía đông và đông nam giáp Biển Đông.
Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331212km2.
Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.
2/Vị trí nêu trên có nhiều thuận lợi về tự nhiên và phát triển kinh tế đồng thời cũng gặp không ít khó khăn:
a/ Thuân lợi
- Về tự nhiên:
+ Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, khoảng từ 23023’B - 8034’B nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu bắc do đó thiên nhiên nước ta mang đăc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy, nước ta không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: Mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Nước ta giáp Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Biển Đông tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ đất liền.
+ Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là nguồn kháng sản năng lượng và kim loại màu.
+ Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồng động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.
+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa Miền Bắc và Miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo.
- Thuận lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng:
+ Kinh tế: Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông thuận lợi cho việc phát triển ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam còn là cửa ngõ ra biển đông của các nước Đông Nam Á đất liền nên có vị trí quan trọng.
+ Văn hóa, xã hội: Việt Nam là nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là điều kiện để nước ta chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
+ Về quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á – một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
b/ Khó khăn:
- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân hóa mùa của khí hậu, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên.
- Nước ta có diện tích không lớn nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển dài, hơn nữa Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thể việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gặp nhiều khó khăn.
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển.
*Câu hỏi:
1/ Hình dạng lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? Hình dạng ấy có ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải?
2/ Nêu đặc điểm của vị trí Địa lýnước ta? Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng nước ta?
II/ Đặc điểm địa hình:
1/ Đặc điểm chung: Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, thay đổi từ bắc vào nam, từ tây sang đông, từ miền núi đến đồng bằng và bờ biển, hải đảo. Sự đa dạng phức tạp ấy diễn ra trên một nền chung tạo nên những đặc điểm nổi bật của địa hình.
a/ Đồi núi là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình Việt Nam.
Đồi núi chiếm tới ¾ lãnh thổ, nhưng chủ yếu núi thấp dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%. Cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao 3143m.
Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông chạy dài 1400km từ miền Tây Bắc đến Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo.
Vùng đồi núi nước ta rất hiểm trở, khó khăn đi lại và bị chia cắt bởi một mạng lưới sông ngòi dày đặc, đồng thời sườn lại rất dốc và đỉnh thì chênh vênh so với thung lũng.
Tương phản với vùng núi là vùng đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồng bằng chân núi và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dãy đồng bằng Duyên hải Miền Trung.
b/ Cấu trúc địa hình Việt Nam là cấu trúc cổ được Tân Kiến Tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
Lãnh thổ Việt Nam đã được củng cố vững chắc từ sau gia đoạn Cổ kiến Tạo. Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải.
Vận động Tân Kiến Tạo, vận động tạo núi Hymalaya đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau và thấp dần từ nội địa ra biển gồm đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa . .
Hướng núi chính là hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt trong khu vực từ hữu ngạn sông Hồng đến đèo Hải Vân. Hướng vòng cung là hướng sơn văn chính của khu vực tả ngạn sông Hồng và khu vực Nam Trung Bộ. Các núi Việt bắc và Đông Bắc là những cánh cung ngắn mở rộng về phía bắc và qui tụ tại vùng núi Tam Đảo. Còn ở Nam Trung Bộ là cả một cánh cung lớn ôm lấy các cao nguyên ba dan phía tây. Các hướng núi chính của hệ núi Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các luồng gió mùa khiến cho sự phân hóa Bắc - Nam và Đông - Tây của khí hậu Việt Nam rất rõ ràng.
c/Địa hình Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm.
Cùng với Tân Kiến Tạo, hoạt động ngoại lực đã tác động trực tiếp và làm biến đổi địa hình nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm gió mùa đất đá dễ bị phong hóa mạnh mẽ, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt là nước hòa tan với núi đá vôi tạo nên dạng địa hình karst độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi tạo nên những hang động kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam. Sinh vật nhiệt đới cũng hình thành nên một số địa hình đặc biệt như đầm lầy, than, bùn ở U Minh và tại các vùng bờ biển, hải đảo và các bờ biển san hô.
Tóm lại, địa hình Việt Nam là địa hình tích tụ, xâm thực nội chí tuyến gió mùa ẩm có sự cân bằng giữa địa chất, địa hình và thổ nhưỡng, sinh vật mà ta cần bảo vệ.
d/Địa hình Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế – xã hội.
Sự khai phá địa hình để quần cư và sản xuất đã làm biến đổi địa hình đồng thời làm xuất hiên các dạng địa hình nhân tạo như các công trình kiến truc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chưa nước
2/Đặc điểm các khu vực địa hình.
a/Khu vực đồi núi.
- Đồi núi nước ta có độ cao, độ dốc và hình dạng khác nhau tùy thuộc theo tính chất nham thạch cũng như cường độ hoạt động địa chất và csự tác động của các yếu tố ngoại lực và được chia thành các vùng núi sau:
- Vùng núi Đông Bắc: là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng đi từ dãy Con Voi đến bờ biển Quảng Ninh. Vùng núi này nổi bật với các cánh cung lớn và vùng đồi phát triển rộng. Các cánh cung mở rộng về phía bắc, đầu chụm lại ở Tam Đảo. Địa hình karst khá phổ biến tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ như Ba Bể, Vịnh Hạ Long.
- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả là những dãy núi cao hùng vĩ, những sơn nguyên đã vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam, điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn. Tây bắc còn có những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh...
- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã dài khoảng 600km chạy theo hướng Tây bắc – Đông Nam. Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang được nâng cao ở hai đầu phía bắc là vùng núi phía Tây Nghệ An, phia nam là vùng núi phía Tây Thừa Thiên - Huế, ở giữa thấp trũng là vùng núi đá vôi Quảng Bình và núi thấp Quảng Trị. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển là ranh giới với Trường Sơn Nam
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là các khối núi và cao nguyên ba dan hùng vĩ nằm dưới dạng xếp tầng trên các độ cao khác nhau: 400m, 800m, 1000m điển hình là cao nguyên Kon Tum, Playku, Đăklak, Di Linh. Các bán bình nguyên xen đồi phía tây tạo nên sự bất đối xứng giứa sườn Đông – Tây của vùng Trường Sơn Nam.
b/Khu vực đồng bằng.
Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn gồm:
- Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích gần 40000km2 do phù sa sông Mê Kông bồi đắp, có nhiều vùng trũng rộng lớn như Đồng Tháp Mười, khu Tứ giác Long Xuyên. Diện tích đất mặn, đất phèn lớn. ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta.
- Đồng bằng sông Hồng với diện tích gần do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, có các ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m, đất trong đê không còn bồi đắp tự nhiên nữa. Đây là vùng trọng điểm lúa lớn thứ hai nước ta.
- Đồng bằng Duyên hải miền Trung với diện tích khoảng 15000km2 bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ kém phì nhiêu, lớn nhất là đồng bằng Thanh Hóa (3100km2).
c/Địa hình bờ biển: dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên được shia thành nhiều đoạn khác nhau.
- Bờ biển ở các đồng bằng châu thổ có nhiều bãi bùn, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và khai thác muối.
- Bờ biển ở các vùng chân núi, hải đảo, khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch biển.
*Câu hỏi:
1/Trình bày đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? So sánh đặc điểm địa hình của miền so với miền Tây Bắc và Đông Bắc?
2/Đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi của miền?
3/Địa hình nước ta có đặc điểm chung gì? Đồi núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
4/Dựa vào Atlas Địa lý Việt Nam . Em hãy cho biết, đoạn từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên nào? Nhận xét về địa hình và nham thạch (địa chất) của các cao nguyên đó?
III/Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu nước ta được hình thành bởi các nhân tố: Vị trí địa lí; các hoàn lưu gió mùa và địa hình.
Vì vậy, khí hậu Việt Nam rất đặc sắc so với các nơi khác trên thế giới nằm cùng vĩ độ, vì không khô hạn như Bắc Phi và Tây Á cũng không nóng ẩm quanh năm như ở các quần đảo Đông Nam Á mà có một mùa đông rõ rệt ở phía Bắc, một mùa khô kéo dài ở phía nam. Khí hậu có sự thay đổi từ Bắc vào Nam , từ Tây sang Đông và từ thấp lên cao. Tuy vậy, nhìn chung khí hậu nước ta mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
1/Tính chất nội chí tuyến
Vị trí Địa lý trên đất liền nước ta với điểm cực bắc sát chí tuyến bắc và điểm cực nam gần đường Xích Đạo đã khiến cho bầu trời quanh năm chan hòa ánh nắng, lượng bức xạ tổng công trung bình năm > 120 Kcal/cm2, số giờ nắng nhiều đạt từ 1400 đến 3000 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình luôn luôn trên 200C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
2/Tính chất gió mùa ẩm.
Do vị trí nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á – Âu là nơi gió mùa hoạt động điển hình trên thế giới chính vì thế gió mùa đã chia khí hậu nước ta thành hai nùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió:
- Mùa đông: Gió mùa đông bắc xuất phát từ cao áp Xi-bia mang đến cho nước ta một mùa đông lạnh ( nhiệt độ dưới 200C) và khô.
- Mùa hạ gió mùa tây nam hoạt động xen kẽ với các đợt gió đông nam mang đến cho nước ta một mùa hạ nóng ẩm (nhiệt độ luôn trên 200C) và mưa nhiều.
Gió mùa đã mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn từ 1500 đến 2000mm/năm và có độ ẩm không khí rất cao trên 80%.
3/Tính chất đa dạng:
Khí hậu nướ
File đính kèm:
- BOI DUONG HSG K12.doc