Câu 1 (4 điểm): Nguyên tố R ở chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong một ion phổ biến sinh ra từ nguyên tử R có các đặc điểm sau: Số electron trên phân lớp p gấp đôi số electron trên phân lớp s; số electron của lớp ngoài cùng hơn số electron trên phân lớp p là 2.
1. Xác định R. Viết cấu hình electron của nguyên tử R
2. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. Giải thích?
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 7113 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Các bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG LỚP 10
1. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1 (4 điểm): Nguyên tố R ở chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong một ion phổ biến sinh ra từ nguyên tử R có các đặc điểm sau: Số electron trên phân lớp p gấp đôi số electron trên phân lớp s; số electron của lớp ngoài cùng hơn số electron trên phân lớp p là 2.
Xác định R. Viết cấu hình electron của nguyên tử R
Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. Giải thích?
Câu II: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
1. Năng lượng ion hóa thứ nhất ( I1 – kJ/mol) của các nguyên tố chu kì 2 có giá trị (không theo trật tự) 1402, 1314, 520, 899, 2081, 801, 1086, 1681. Hãy gắn các giá trị này cho các nguyên tố tương ứng. Giải thích.
Câu IV: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
1. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hiđro các hợp chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung dịch Y 1M. Xác định nguyên tố M và R.
2. Để hòa tan hoàn toàn a mol một kim loại cần một lượng vừa đủ a mol H2SO4, sau phản ứng thu được 31,2 gam muối sunfat và khí X. Toàn bộ lượng khí X này làm mất màu vừa đủ 500ml dung dịch Br2 0,2M. Xác định tên kim loại M.
Câu 3. KON TUM X, Y là 2 phi kim. Trong nguyên tử của X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Hợp chất XYn có các đặc điểm sau: X chiếm 15,0486% về khối lượng, tổng số proton là 100, tổng số nơtron là 106.
Hãy xác định số khối và tên của X và Y.
Cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử X trong hợp chất và biểu diễn cấu tạo của XYn.
Câu 3. VĨNH PHÚC 2012-2013
1. Cho độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối là ρ = 68 %. Từ đó hãy tính khối lượng riêng của nguyên tử Natri theo g/cm3, biết Natri kết tinh có dạng tinh thể lập phương tâm khối và bán kính của nguyên tử Natri bằng 0,189 nm (cho nguyên tử khối của Na là 23).
2. VĨNH PHÚC Ion nào trong số các ion sau đây có bán kính nhỏ nhất? Giải thích?
Li+, Na+, K+, Be2+, Mg2+
Câu 5: VĨNH PHÚC (2 điểm)
1. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng 1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca dạng hình cầu, có độ đặc khít là 74% (cho Ca = 40,08).
Câu 4 HÀ HUY TẬP
Độ phân ly nhiệt (tính theo %) ở 1000 K của các halogen:
F2
Cl2
Br2
I2
%
4,3
0,035
0,23
2,8
Hãy nêu quy luật chung của sự biến thiên độ phân ly nhiệt, giải thích sự bất thường về độ phân
ly nhiệt từ F2 đến Cl2.
Câu 6 HÀ HUY TẬP
Cho các phân tử: Cl2O ; O3 ; SO2 ; NO2 ; CO2 và các góc liên kết: 1200 ; 1100 ; 1320; 116,50 ; 1800.
a) Hãy ghi giá trị góc liên kết trên cho phù hợp với các phân tử tương ứng.
b) Giải thích ( ngắn gọn )
Câu 1: Thanh Hoá
1) Hãy chỉ ra điểm sai ở mỗi cấu hình electron sau:
1s22s12p5
1s2 2s22p64s23d6
1s22s22p64p64s2
Viết lại cấu hình cho đúng mỗi cấu hình trên. Mỗi cấu hình đúng đó là cấu hình của hạt nào (nguyên tử, ion). Hãy viết một phương trình phản ứng chứng minh tính chất hoá học điển hình ( nếu có) của hạt.
2) Ba nguyên tố X, Y, Z ở trong cùng một chu kỳ thuộc bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố trên hầu như không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn ( nhóm, phân nhóm, chu kỳ), viết cấu hình electron của nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố
So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó
So sánh tính bazơ các hiđrôxit của các nguyên tố đó
Tìm cách tách từng ôxit ra khỏi hỗn hợp oxit của ba nguyên tố trên.
Câu 2: Thanh Hoá
1) Hãy cho biết dạng hình học và trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm với phân tử H2O và H2S. So sánh góc liên kết trong hai phân tử đó và giải thích.
2) Giải thích tại sao: Nhiệt độ sôi của nước (1000C) cao hơn nhiệt độ sôi với của HF (+19,50C), mặc dù chúng đều có liên kết hiđrô và khối lượng phân tử gần bằng nhau
Câu IV: CỤM(2,5 điểm)
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 4 lớp electron và 6 electron độc thân.
Dựa trên cấu hình electron, cho biết vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn.
So sánh (có giải thích) bán kính của các nguyên tử và ion X, X2+ và Y-.
Vẽ hình để mô tả cách tiến hành thí nghiệm điều chế khí HCl bằng những hóa chất và dụng cụ đơn giản có sẵn trong phòng thí nghiệm sao cho an toàn. Ghi rõ các chú thích cần thiết.
2. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Câu 2 (6 điểm): Cân bằng các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
Cu2S + HNO3 à Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
FeS + HNO3 à Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
CuS2 + HNO3 à Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2O + H2O
K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 à K2SO4 + MnSO4 + H2O
Câu V: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
1. Trong một tài liệu tham khảo có ghi những phương trình hóa học như dưới đây, hãy chỉ ra những lổi (nếu có) và sửa lại cho đúng.
a. CaI2 + H2SO4 đặc → CaSO4 + HI.
b. 3FeCl2 + 2H2SO4 đặc → FeSO4 + 2FeCl3 + SO2 + 2H2O
c. Cl2 +2KI dư → 2KCl + I2.
Câu 2. VĨNH PHÚC 2012-2013
1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a) Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2
b) P + NH4ClO4 H3PO4 + N2 + Cl2 + H2O
c) FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NnOm + H2O
Câu 1: VĨNH PHÚC (1,5 điểm)
Hoàn thành các phản ứng hoa học sau:
a. SO2 + KMnO4 + H2O →
b. Fe3O4 + H2SO4 đặc, nóng→
c. Fe3O4 + H2SO4 loãng →
d. FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
e. FeS2 + H2SO4 đặc, nóng →
f. CO2 + H2O + CaOCl2 →
Câu 3 HÀ HUY TẬP
Các chất và Ion sau đây đóng vai trò gì (oxi hóa hay khử) trong các phản ứng xảy ra trong dung dịch: Al, Fe2+, Ag+, Cl-,SO32-. Cho ví dụ.
Câu II: CỤM(2,5 điểm)
1.Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron:
a. FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
b. Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O ( với tỉ lệ số mol = )
c. FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NaOb + H2O
3. HALOGEN
Câu 3 (2 điểm): Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Xác định X, Y và tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4 (6 điểm): Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
2. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X và tính m.
Câu 5 (2 điểm):
1. Cho khí clo sục qua một ống nghiệm đựng dung dịch KI, một thời gian dài sau đó người ta dùng hồ tinh bột để xác nhận sự có mặt của iot tự do trong ống nghiệm. Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích bằng các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
2. Chỉ bằng cách pha trộn, hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau: HCl; NaOH; NaCl; Phenolphtalein
2. Trộn V1 lít dung dịch HCl 0,6M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2 biết 0,6 lít dung dịch A có thể hòa tan 1,02g Al2O3.
Câu II. Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí Clor thu được 14,7994 gam muối clorua. Biết kim loại X có 2 đồng vị A và B có đặc điểm:
- Tổng số hạt cơ bản trong 2 nguyên tử A và B bằng 186
- Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2
- Một hổn hợp có 360 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hổn hợp này 40 nguyên tử A thì hàm lượng % của nguyên tử B trong hổn hợp sau it hơn trong hổn hợp đầu là 7,3%
1. Xác định giá trị m và tính khối lượng nguyên tử trung bình của kim loại X.
2. Xác định số khối của đồng vị A, B và số proton của X.
Đáp án: 1.m= 6,9894g X là kl Cu 2. A= 63, B=65 p=29
Câu I: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
1. Trong thiên nhiên, brom có nhiều trong nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hóa học điều chế brom từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau:
- Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển.
- Sục khí clo vào dung dịch mới thu được.
- Dùng không khí lôi cuốn hơi brom tới bảo hòa vào dung dịch Na2CO3.
- Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bảo hòa brom, thu hơi brom rồi hóa lỏng.
Hãy viết các phương trình phản ứng chính xảy ra trong các quá trình trên và cho biết vai trò của H2SO4.
Câu II: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
2. Có 1 lít dung dịch X gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hổn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A. Tính thành phần % khối lượng các chất trong A
Câu III: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
1a. Sục từ từ khí clo vào dung dịch KI, hãy cho biết màu sắc dung dịch biến đổi như thế nào? Giải thích.
b. Hãy giải thích tại sao ái lực electron của flo (3,45 eV) bé hơn của clo (3,61 eV) nhưng tính oxi hóa của flo lại mạnh hơn của clo?
2. Cho hổn hợp gồm 0,03 mol Al, 0,02 mol Cu và 0,02 mol Zn tác dụng với hổn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4, sau phản ứng thu được 4,76 gam hổn hợp khí SO2 và NO2 có thể tích là 1,792 lít (đktc) và m gam muối (không có muối amoni). Tính m.
Câu V: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
1. Trong một tài liệu tham khảo có ghi những phương trình hóa học như dưới đây, hãy chỉ ra những lổi (nếu có) và sửa lại cho đúng.
a. CaI2 + H2SO4 đặc → CaSO4 + HI.
b. 3FeCl2 + 2H2SO4 đặc → FeSO4 + 2FeCl3 + SO2 + 2H2O
c. Cl2 +2KI dư → 2KCl + I2.
Câu 4. VĨNH PHÚC 2012-2013
1. ClO2 là chất hoá chất được dùng phổ biến trong công nghiệp. Thực nghiệm cho biết:
a) Dung dịch loãng ClO2 trong nước khi gặp ánh sáng sẽ tạo ra HCl, HClO3.
b) Trong dung dịch kiềm (như NaOH) ClO2 nhanh chóng tạo ra hỗn hợp muối clorit và clorat natri.
c) ClO2 được điều chế nhanh chóng bằng cách cho hỗn hợp KClO3, H2C2O4 tác dụng với H2SO4 loãng (biết phản ứng giải phóng CO2).
d) Trong công nghiệp ClO2 được điều chế bằng cách cho NaClO3 tác dụng với SO2 có mặt H2SO4 4M.
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử (có giải thích) trong các phản ứng oxi hóa – khử.
2. Hòa tan hoàn toàn 25 gam một cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch muối có nồng độ phần trăm là 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn A và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch còn lại là 6,07%. Xác định công thức của muối A?
Câu 4: VĨNH PHÚC (2 điểm)
1. Dùng phương pháp sunfat điều chế được những chất nào trong số các chất sau đây; HF, HCl, HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)?
Câu 6: VĨNH PHÚC (1,5 điểm)
Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2 ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X?
Câu 4 HÀ HUY TẬP
Độ phân ly nhiệt (tính theo %) ở 1000 K của các halogen:
F2
Cl2
Br2
I2
%
4,3
0,035
0,23
2,8
Hãy nêu quy luật chung của sự biến thiên độ phân ly nhiệt, giải thích sự bất thường về độ phân
ly nhiệt từ F2 đến Cl2.
Câu I: CỤM(5,0 điểm)
1. Chọn 7 chất khác nhau mà khi cho 7 chất đó lần lượt tác dụng với dung dịch HCl có 7 chất khí khác nhau thoát ra. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
3. Hãy so sánh tính axit, tính oxi hoá và tính bền của các axit sau:
a. HF, HCl, HBr, HI b.HClO, HClO2, HClO3, HClO4
Câu VI: CỤM(2,5 điểm)
Để xác định thành phần dung dịch A có chứa các muối NaCl; NaBr; NaI, người ta làm ba thí nghiệm sau:
TN1: lấy 20 ml dung dịch A đem cô cạn thu được 1,732 gam muối khan
TN2: Lấy 20 ml dung dịch A lắc kĩ với nước brom dư, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 1,685 gam muối khan.
TN3: Lấy 20 ml dung dịch A, sục khí clo tới dư, sau đó đem cô cạn dung dịch thì thu được 1,4625 gam muối khan.
1. Tính nồng độ mol/ l của mỗi muối trong dung dịch A.
2. Từ 1 m3 dung dịch A có thê điều chế bao nhiêu kg Br2, I2.
4. OXI- LƯU HUỲNH
Câu I.
1. Có các kim loại sau: Cu, Al, Fe, Au. Hãy lựa chọn kim loại nào có tính chất hóa học phù hợp vơi dữ kiện cho dưới đây, viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có:
a. Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dd NaOH
b. Tác dung với dung dịch H2SO4 và tác dụng với dung dịch NaOH
c. Không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng tác dụng với H2SO4 đặc,nóng.
d. Đẩy được Kim loại Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 .
Câu III. Dung dịch A (dd NaOH ) ; dung dịch B ( dd H2SO4 )
- Trộn 0,3 lít dd A với 0,2 lít dd B thu đựơc dung dịch C. Trích 20ml dung dịch C ( thêm vào 1 ít quì tím thấy có màu xanh) phải dùng 40ml dd HCl 0,05M cho vào để màu xanh trở lại tím.
- Nếu trộn 0,2 lít dd A với 0,3 lít dd B thu được dung dịch D. Trích 20ml dung dịch D (thêm vào 1 ít quì tím thấy có màu đỏ) phải dùng 80ml dd NaOH 0,1M cho vào để màu đỏ trở lại tím.
Tính nồng độ mol/ lit của dd A và dd B.
Câu IV.
1. Đốt hoàn toàn một hỗn hợp khí A ( gồm C2H2, C2H4, CH4, C2H6 ) thì thu được 8,96 lít khí CO2 và 9 gam nước.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính thể tích khí Oxi cần dùng ( các khí đo ở đktc)
b) Tính khối lượng của hỗn hợp A.
2. Đốt hoàn toàn m gam một hyđrocacbon X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình I (chứa dd H2SO4 đ,dư), bình II (chứa dd Ca(OH)2 dư), sau khi phản ứng xảy ra, người ta thấy khối lượng bình I tăng thêm 21,6 gam, trong bình II tạo 100 gam kết tủa trắng.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính giá trị m.
b) Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỷ khối hơi của X so với oxi là 2,25.
c) Viết công thức cấu tạo có thể có của X.
2. HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013 Cho m gam hổn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Sục khí H2S dư vào phần 1 thu được 1,28 gam kết tủa, cho Na2S dư vào phần 2 thu được 3,04 gam kết tủa. Tính m.
Câu V: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
2. Đun nóng hổn hợp X gồm bột Fe và S trong điều kiện không có không khí, thu được hổn hợp rắn A. Cho A tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thu được sản phẩm khí Y có tỉ khối hơi so với H2 là 13. Lấy 2,24 lít (đktc) khí Y đem đốt cháy rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy đó đi qua 100 ml dung dịch H2O2 5,1% (có khối lượng riêng bằng 1g/ml), sau phản ứng thu được dung dịch B. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hổn hợp X.
b. Xác định nồng độ % các chất trong B.
Câu VI: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
1. Cho m gam hổn hợp kim loại Ba, Na (được trộn theo tỉ lệ số mol 1:1) vào nước được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho khí CO2 hấp thị từ từ vào dung dịch X. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa theo số mol CO2 hấp thụ.
Câu VI: HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013
2. A là dung dịch chứa AgNO3 0,01M, NH3 0,25M và B là dung dịch chứa các ion Cl-, Br-, I- đều có nồng độ 0,01M. Trộn dung dịch A với dung dịch B (giả thiết bân đầu nồng độ các ion không đổi). Hỏi kết tủa nào được hình thành? Trên cơ sơ phương pháp, hãy đề nghị các nhận biết ion Cl- trong dung dịch có chứa đồng thời 3 ion trên.
Biết: Ag(NH3) Ag+ + 2NH3 k = 10-7,24; TAgCl = 1,78.10-10; TAgBr = 10-13, TAgI = 10-16.
Câu 1 KON TUM. Hãy trình bày và giải thích các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau đối với dung dịch Na2S (dung dịch X).
Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X và đun nóng.
Thêm vài giọt dung dịch CuCl2 vào dung dịch X.
Thêm vài giọt dung dịch X vào dung dịch AlCl3.
Thêm vài giọt dung dịch X vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4.
Câu 2. KON TUM a. Giải thích tại sao khi cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với kim loại (ví dụ Mg) lại cho sản phẩm khử chủ yếu là SO2.
b. Sục khí Cl2 vào H2O thu được dung dịch nước Clo có chứa HCl và HClO. Làm thế nào để tách HClO ra khỏi dung dịch đó.
c. Ion I- trong dung dịch KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3, H2SO4 đặc, Br2, IO3-(trong môi trường axit). Viết các phản ứng xảy ra.
Câu 4. KON TUM Hoà tan hoàn toàn 2,56 gam một kim loại M trong dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc). Lượng SO2 trên tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,6 gam muối.
Viết phương trình hoá học.
Tính V.
Xác định tên kim loại M.
Câu 5. VĨNH PHÚC 2012-2013
Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác, khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối.
1. Xác định kim loại M và tính m.
2. Cho x gam Al vào dung dịch X thu được ở trên, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 gam chất rắn. Tính x?
2. VĨNH PHÚC 2012-2013 Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch Y và 5,6 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của ). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Hỏi cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan?
2. VĨNH PHÚC 2012-2013 Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài trong bình miệng hở các dung dịch sau đây: (a) axit sunfuhiđric, (b) axit bromhiđric.
Câu 1. VĨNH PHÚC 2012-2013
1. Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư đều cho sản phẩm là Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Viết các phương trình hóa học.
Câu 2: VĨNH PHÚC (1 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn muối sunfua của một kim loại có công thức MS trong khí O2 dư thu được oxit kim loại. Hoà tan oxit này vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 29,4% thu được dung dịch muối sunfat nồng độ 34,483%. Tìm công thức của MS?
Câu 3: VĨNH PHÚC (2 điểm)
Cho m gam hỗn hợp NaBr, NaI phản ứng axit H2SO4 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí A (gồm 2 khí). Ở điều kiện thích hợp, các chất trong hỗn hợp A phản ứng đủ với nhau tạo ra chất rắn màu vàng và một chất lỏng không làm đổi màu quỳ tím. Cho Na lấy dư vào chất lỏng được dung dịch B. dung dịch B hấp thụ vừa đủ với 2,24 lít CO2 tạo 9,5 gam muối. Tìm m?
2. VĨNH PHÚC Có 3 bình mất nhãn, mỗi bình chứa 1 dung dịch hỗn hợp sau: Na2CO3 và K2SO4; NaHCO3 và K2CO3; NaHCO3 và K2SO4. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 bình này mà chỉ được dùng thêm dung dịch HCl và dung dịch Ba(NO3)2 làm thuốc thử.
Câu 1 HÀ HUY TẬP
Cho các chất sau: HNO3, Cu, Fe, Na, S, C, NaNO3, Cu(NO3)2, NH4NO3.Hãy viết tất cả các phương trình phản ứng có thể tạo ra khí NO2 (ghi rõ điều kiện nếu có).
Câu 3: Thanh Hoá
1) Cho khí A lội qua dung dịch KMnO4 (môi trường H2SO4) làm cho dung dịch mất màu.
Cho biết bản chất của khí A? kể ra một số chất vô cơ có thể là A. Viết phương trình phản ứng minh họa
Nếu khí A làm mất màu dung dịch KMnO4 đồng thời tạo kết tủa, A có thể là chất nào? Viết phương trình minh họa
2) Cho 1,26 g hỗn hợp Mg và Al (trộn theo tỉ lệ mol 3:2) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng vừa đủ, thu được 0,015 mol một sản phẩm có chứa lưu huỳnh.
Xác định sản phẩm có chứa lưu huỳnh là chất nào trong các chất SO2, S, H2S?
KhÝ C
A
dung dÞch B
Tính thể tích dung dịch H2SO4 36,75 % (d= 1,28 g/cm3) đã dùng
3)
Dụng cụ vẽ bên cạnh có thể dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau trong phòng thí nghiệm: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4. Giải thích. Lập bảng để xác định chất A, B, C tương ứng
Câu 3: Thanh Hoá
Hoà tan 2,14 g một muối clorua vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Cho 1/2 dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87 g kết tủa.
Xác định công thức muối clorua đã dùng
Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện, nếu có)
X Y Cl2 Z
+ NaOH
+ KOH, đun sôi
khÝ R
khÝ Q
Đơn chất A
đơn chất B
Nêu và giải thích quy luật biến đổi, tính axit, độ bền và tính ôxi hoá trong dãy: HClO, HClO2, HClO3, HClO4
Câu 5: Thanh Hoá
Nung a(g) hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 là 13.
Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X
Cho phần 2 tác dụng hết với 55 g dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được V lít khí SO2 (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 58,25 g kết tủa. Tính a, V.
Câu III: CỤM (3,0 điểm)
1. Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Chọn các chất khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư đều cho sản phẩm là Fe2(SO4)3,SO2 và H2O. Viết các phương trình hóa học.
2. Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc thấy có 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng tạo MgSO4, H2O và 1 sản phẩm khử X. Xác định X?
Câu V: CỤM(2,5 điểm )
Đốt cháy a gam một sunfua kim loại M hoá trị II thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng lượng dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch này tới nhiệt độ thấp tách ra 15,625 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà có nồng độ 22,54%.
1. Hỏi M là kim loại gì?
2. Xác định công thức tinh thể T biết a =12 gam.
Câu VII: CỤM (2,0 điểm) Hãy giải bài tập sau bằng 1 đến 3 cách khác nhau:
Cho m gam FexOy tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo thành dung dịch X và 2,24 l khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc ). Cô cạn dung dịch X thu được 120 gam một muối khan.
Tính m và xác định công thức của FexOy.
6. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG CÂN BẰNG HÓA HỌC
Câu 5. KON TUM Dưới tác dụng của nhiệt PCl5 bị phân tích theo cân bằng sau:
PCl5(k) PCl3(k) + Cl2 (k)
Nếu cho 0,55 mol PCl5(k) vào bình kín có dung tích 12 lít và đốt nóng đến 2500C, ở trạng thái cân bằng thu được 0,33 mol Cl2. Hãy xác định KC, KP của phản ứng.
Ở 2730C, áp suất 1 atm hỗn hợp cân bằng có khối lượng 2,502 gam. Hãy xác định , KC và KP của phản ứng..
Câu 6. KON TUM Tính pH của dung dịch thu được trộn 10 ml dung dịch CH3COOH (pH = 3,5) với 10 ml dung dịch Ba(OH)2 (pH = 11,5). Biết CH3COOH có Ka = 10-4,76.
7. PHÂN BIỆT CÁC CHẤT
Câu 1 HÀ HUY TẬP
Có 6 gói bột màu tương tự như: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp Fe + FeO. Chỉ được dùng thêm dung dịch HCl có thể phân biệt 6 gói bột đó được không? Giải thích bằng phương pháp hóa học.
Câu III: CỤM (3,0 điểm)
2. Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu và Ag. Bằng phương pháp hoá học hãy tách rời hoàn toàn các kim loại ra khỏi hỗn hợp trên.
3. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
File đính kèm:
- cac chuyen de boi duong hsg 10(1).doc