Chuyên đề Các phương châm hội thoại

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phương pháp hội thoại. Vận dụng phân tích các bài tập.

B. Nội dung.

 

doc32 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8078 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Các phương châm hội thoại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : chuyên đề :các phương châm hội thoại A. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phương pháp hội thoại. Vận dụng phân tích các bài tập. B. Nội dung. ?Hội thoại là gì? ?Kể tên các phương châm hội thoại đã học? ?Nhận xét phương châm về lượng trong truyện? Lời phê như thế nào chứng tỏ học sinh vi phạm phương châm về lượng? Thế nào phương châm về chất? Tác dụng của phương châm về chất trong các đoạn trích? Kể một số chuyện cười và phân tích phương châm về chất? Ví dụ phương châm quan hệ? Ví dụ về phương châm cách thức? Hiểu biết của em về phương châm lịch sự? I. Hội thoại là gì? - Theo "Từ điển Hán Việt" - Phan Văn Các: Hội thoại là nói chuyện với nhau. - Hội thoại là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đối với mọi người. Cũng có thể hiểu nhau bằng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười. Nhưng hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ. - Nói tới hội thoại là nói tới giao tiếp. II. Các phương châm hội thoại. - Phương châm về lượng. - Phương châm về chất. - Phương châm quan hệ. - Phương châm cách thức. - Phương châm lịch sự. 1. Phương châm về lượng. - Lúc nói, lời nói phải có ý, không thừa, không thiếu; nội dung của lời nói lúc giao tiếp phải phù hợp với đối tượng giao tiếp. - Ví dụ 1: Trong chuyện "Trí khôn của tao đây" có 3 nhân vật Hổ, con Trâu, Người nông dân. Điều mà Hổ muốn biết là "cái trí khôn" của Người. Mọi điều hỏi đáp đều xoay quanh việc đó: - Này anh trâu! Sao anh to lớn thế kia mà để người bé điều khiển? - Người nhỏ bé nhưng có trí khôn. - Trí khôn là cái gì? - Anh đến hỏi người thì sẽ biết… - Anh có thể cho tôi xem cái trí khôn của anh được không? - Trí khôn tôi để ở nhà. -Anh có thể về lấy cho tôi xem một lát được không? - Ví dụ 2: Trong giao tiếp, có lúc vì sơ ý hay vội vàng, người nói diễn đạt mơ hồ, thiếu rõ ràng, cụ thể dẫn đến người nghe hiểu lầm. Ví dụ 3: "Hết bao lâu" (truyện cười Tây Ban Nha) Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi: - Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay hết bao lâu? Nhân viên đang bận đáp: - 1 phút nhé. - Xin cảm ơn! - Bà già đáp và đi ra. Ví dụ 4: Những bài tập làm văn của một số em bị phê là lan man, thừa ý, thiếu ý. Đó là khuyết điểm phương châm về lượng. 2. Phương châm về chất. - Khi giao tiếp phải nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình, đúng tấm lòng của mình. Không nên nghĩ một đằng, làm một nẻo. Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất của hội thoại. a. Ví dụ 1: Trong "Bình Ngô đại cáo" , Nguyễn Trãi viết: "Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cứ còn ghi" Nguyễn Trãi nêu những chứng cứ lịch sử, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn, khẳng định sức mạnh, nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niềm tự hào. b. Ví dụ2: Những sự thật lịch sử không thể chối cãi nhằm lên án, kết tội thực dân Pháp trong 80 năm thống trị đất nước ta: "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho nòi giống ta suy nhược" (trích "Tuyên ngôn độc lập") c. Những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời: "Con rắn vuông" "Đi mây về gió" "Một tấc lên giời"… 3. Phương châm quan hệ. - Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. - Hiện tượng hội họp, mỗi người một ý nói lan man, mất thì giờ là vi phạm phương châm quan hệ. VD1: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” “Ông chẳng bà chuộc” VD2: “Chiếc áo ngự hàn” (Nguyễn Cao trang 127) 4. Phương châm cách thức. - Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng; tránh cách nói mơ hồ. VD: Trong truyện “Đặc sản Tây Ban Nha” Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số “2” to tướng bên cạnh. Người phục vụ “A” một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót. 5. Phương châm lịch sự. - Trong ứng xử, giao tiếp phải đặc biệt coi trọng phương châm lịch sự, từ ngôn ngữ đến cử chỉ phải tế nhị, khiêm tốn và biết tôn trọng, kính trọng người đang đối thoại với mình. - Trong Tiếng Việt các đại từ nhân xưng như “ông, bà, anh, chị” cùng với các tiếng như “thưa, kính thưa, vâng, dạ…” có tính biểu cảm đặc biệt, thể hiện tính cách, thái độ, quan hệ thân mật giữa các bên trong đối thoại. - Người ta coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội giao tiếp không chỉ thể hiện ở lời mà con thể hiện ở giọng, ở điệu. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe - Lịch sự: Tế nhị + khoan dung + khiêm tốn + cảm thông đến người khác. III. Những lời rào đón trong giao tiếp. 1. Khi một người nhận thấy mối nguy hiểm của sự vi phạm nguyên tắc về chất, họ hạn chế phán đoán của mình bằng cách nói. - Nếu tôi không lầm thì. - Tôi không nhớ rõ trong… - Tôi không dám chắc trong… - Tôi đoán là (hai đứa giận nhau) 2. Nếu không thể thông tin đầy đủ (vi phạm nguyên tắc về lượng) thì người ta có thể quy sự bất lực cho một số sức mạnh bên ngoài và nói: + Tôi không được phép tiết lộ. + Đó là bí mật quốc gia. - Khi một người nói nhiều hơn thông tin yêu cầu, họ cũng giải thích sự vi phạm của mình là hợp pháp. VD: + như các anh đã biết. + Tóm lại là. + Xin lỗi, tôi đã nói dông dài. 3. Khi muốn chuyển đề tài nói có thể dùng một số chiến lược: + Tôi muốn nói thêm là… + Trở lại vấn đề mà ta quan tâm… 4. Khi một người cố ý vi phạm nguyên tắc về cách thức, họ có thể dừng giữa chừng và nói: + Tôi xin mở ngoặc đơn là… + Xin chờ một phút, tôi đang cố gắng suy nghĩ xem... 5. Nguyên tắc lịch sự: - Nói cho bỏ ngoài tai, anh nhà chị cục tính lắm. - Tôi hỏi thật, anh có mắng cô ấy không? C. Hướng dẫn : Học sinh nắm nội dung bài. Chuyên đề 2 A. Mục tiêu. B. Nội dung Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? giải thích? Đọc chuyện cười sau và phân tích làm rõ phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Anh học trò đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp? Các nhân vật trong chuyện cười sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Để không vị phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì? Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp? Lời nói của người mẹ chồng đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sỹ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? cách sử sự có cần thiết không? các phương châm hội thoại (tiếp) - Củng cố những kiến thức đã học về các phương châm hội thoại. - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. - Vận dụng làm bài tập. I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. - Việc sử dụng các phương châm hội thoại cần phải phù hợp với đặc điểm với tình huống giao tiếp (đối tượng, thời gian, địa điểm, mục đích). II Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 1. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. VD: Lúng búng như ngậm hột thị… 2. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. VD1: + Cởu có biết chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra vào năm nào không? + Khoảng đầu thế kỷ XX. VD1: Người chiến sỹ không may rơi vào tay giặc -> không khai báo. 3. Người nói muốn gây được sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. VD: - Anh là anh em vẫn là em (Xuân Diệu). - Chiến tranh là chiến tranh. - Nó là con bố nó cơ mà! III. Luyện tập tổng hợp. BT1: (C20 BTTN) a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. b. Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh. c. Ngựa là một loài thú 4 chân. -> Vi phạm phương châm về lượng. BT2: (C21 BTTN) Nhân đức Có một người hay nói nịnh. Một hôm đến quan huyện khen. - Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Tôi chứng kiến tận mắt cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh. Quan nghe, cũng chối tai nhưng vẫn cười gượng. Một lúc dân đến báo đêm qua cọp bắt 3 người, xin đi trừ. - Người kia bí quá nói liều. - Chắc quan huyện bên cạnh nhân đức cũng chẳng kém quan lớn, nên chúng nó không có chỗ trú chân, đành phải quay lại. -> Vi phạm phương châm vật chất. BT3 (Tr18 BTTN) Truyện cười: Hỏi thăm sư Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi: - Adi Đà Phật! Sư ông vẫn khẻo chứ? Được mấy chấu rồi? Sư đáp: - Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi có mấy con. - Thế sư ông già có chết không? - Ai già lại chẳng chết. - Thế sau này lấy đâu ra sư con? -> Vi phạm phương châm về lượng. BT4 (Tr24 BTTN) Mắt tinh, tai tinh Có 2 anh bạn gặp nhau, một anh nói: - Mắt tớ tinh không ai bằng. Kìa! Một com kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một cả sừ sợi râu cho đến bước trân của nó. Anh kia nói: - Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vi vu và chân nó bước kêu sột soạt. A. Phương châm về lượng C. phương châm lịch sự B. phương châm về chất D. phương châm cách thức BT5 (Tr24 BTTN) Nối các câu (tục ngữ, ca dao) với các phương châm hội thoại thích hợp. 1. Ai ơi chớ vội cười nhau PC VL Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười 2. Biết thì thưa thốt PC VC Không biết thì dựa cột mà nghe 3. Nói có sách, mách có chứng PC QH 4. Lúng búng như ngậm hột thị PC CT 5. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược PC LS 6. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe 7. Ngựa là loài thú 4 chân BT6 (Tr25 BTTN) (Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan tới phương châm hội thoại nào? Lấy ví dụ?) Các phương châm hội thoại liên quan đến phép tu từ nào? lấy ví dụ? A. PC VL : Phóng. B. PC VC : Phóng đại (thậm xưng). C. PC QH : ẩn dụ. D. PC LS : Cụ ấy đã đi 3 năm rồi. E. PC CT : ẩn dụ. BT7 (Tr31 BTTN) Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp. Hiểu rõ nội dung mình được nói. Biết im lặng khi cần thiết. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. BT8 (Tr31 BTTN) Nói với ai? Nói khi nào? Có nên nói quá không? Nối ở đâu? BT9 (Tr32 BTTN) Cắn răng mà chịu Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may đều goá bụa. Mẹ dặn: Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu. Không bao lâu mẹ chống có tư tình, con dâu nhắc lại, mẹ nói: - Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ còn răng đâu mà cắn. A. PC VL C. PC LS B. PC QH D. PC CT BT10 (Tr33 BTTN) Có một chiến sỹ không may bị rơi voà tay địch. Bon địch bắt anh phải khai thật tất cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta lần này. Nhưng người chiến sỹ đó đã nói những điều sai sự thật khiến kẻ thù đã nguy khốn lại càng thêm nguy khốn. A. PC CT C. PC VL B. PC LS D. PC VC -> Ưu tiên cho một yêu cầu quan trọng hơn: + Đảm bảo bí mật. + Gây thiệt hại cho địch. Chuyên đề Người con gái nam xương A. Mục tiêu. - Giúp học sinh hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và “chuyện người con gái Nam Xương”. B. Nội dung: 1. Vài nét về thời đại và tác giả Nguyễn Dữ. - Từ thế kỷ thứ XVI, chế động phong kiến Việt Nam đã có những biểu hiện suy thoái. Nguyễn Dữ bất mãn và bất ??? trước thời cuộc, chán ghét cảnh quan trường điên đảo, bỏ đi ở ẩn. Tuy ở ẩn nhưng ông vẫn quan tâm đến cuộc đời, phản ánh những mặt xấu xa của xã hội phong kiến đương thời một cách có ý thức. 2. Truyền kỳ mạn lục: 20 truyện. - Tác phẩm có giá trị hiện thực vì nó phơi bày những tệ lậu của chế độ phong kiến và có giá trị nhân vì nó đề cao phẩm giá ????, tỏ niềm thông cảm với nỗi khổ đau và niềm mơ ước của nhân dân. Là một tác phẩm có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ???. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hoà sinh động. - Truyền kỳ mạn lục là thể mẫu mực của thể truyền kỳ, tiêu biểu cho những thành tựu của văn học??? viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Bùi Duy Tân – Từ điển văn học tập 2 3. Truyện người con gái Nam Xương. - Trong truyện có nhiều tình tiết cho ta biết câu truyện đã xẩy ra cuối đời Trần (chống giặc Chiêm Thành) và đời Hồ (cuối đời??? nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiên Bình về nước) cách xa thời Nguyễn Dữ hàng trăm năm. Nhưng truyện lại phản ánh thái độ chán ghét của nhân dân trước cảnh loạn lạc do nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Mạc – Lê trong thế kỷ XVI. - Nguyễn Dư đã mượn một cốt truyện dân gian của thế kỷ trước để phản ánh hiện thực xã hội như: Loạn lạc, nỗi oan khổ của người phụ nữ. Bộc lộ thái độ của mình trước hiện thực xã hội đó. a. Giá trị hiện thực. - Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Phóng tác một câu truyện xấy ra và được lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm về trước, Nguyễn Dữ muốn mượn truyện xưa để nói chuyện nay. a1. Câu truyện, loạn lạc gây ra đau khổ cho con người. - Trương Sinh ra lính, phải xa cách mẹ già, vợ trẻ buổi chia li thật ngậm ngùi, xót xa. Bà mẹ dặn con: “???binh cách, phải biết dữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mình mà tiến, đừng nên tham miếng mồi (ngon) thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy”. Người vợ tiễn chồng: “??? đi chuyến này… -> thế là đủ rồi”. - Xa con, bà mẹ sinh ốm. ??? vừa nuôi con thơ, vừa tận tình thuốc thang chạy chữa cho mẹ chồng nhưng không cứu nổi. Mẹ mất ??? một mình lo liệu ma chay. - ??? chạy loạn, đắm thuyền, chết đuối cả. a2. Lễ giáo phong kiến bất công khiến cho người đàn ông có quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ, dẫn đến cái chết đầy oan khuất của người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa. - Nguyên nhân gây nên cái chết của Vũ Nương. + Thói ghen tuông, lời nói ngây thơ. + Trong căn nguyên sâu xa là do sự bất công của lễ giáo phong kiến, chế độ nam quyền. Trương Sinh nghi oan, không cho vợ thanh minh. - Giá trị tố cáo càng cao khi Vũ Nương tuy được giải oan nhưng nàng không thể nào trở lại cõi dương gian với chồng con được nữa. Vũ Nương thà trở về sống dưới thuỷ cung còn hơn sống trên cõi đời đầy oan khuất, đau khổ của chế độ phong kiến đương thời. b. Giá trị nhân đạo: Phẩm chất Vũ Nương. b1. Đảm đang. - Khi chống ra lính Vũ Nương đã một mình. + Nuôi dạy con thơ. + Nuôi dạy mẹ chồng, thuốc thang khi ốm đau, lo liệu ma chay khi mẹ chồng mất. b2. Hiếu nghĩa. - Với mẹ chồng: Chăm sóc, ma chay chu tất. - Với chồng: trọn vẹn nghĩa tình. + Biết chồng vốn đa nghi, nàng cũng giữ gìn khuôn phép ???? để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà. + Khi xa chồng, nàng không để xảy ra điều tai tiếng gì. + Khi bị nghi oan, không thể giãi bày được, nàng lấy cái chết để chứng thực nghĩa tình của mình. + Sau khi tự vẫn, được “cứu sống”, tuy cuộc sống thanh thản, sung sướng, nàng vẫn nhớ đến chồng, mong cho chồng biết đến nỗi oan và giải oan cho mình. b3. Trong trắng, thuỷ chung. - Vũ Nương hoàn toàn vô tội (giữ chọn nghĩa tình vợ chồng) nhưng lại bị oan, dù có dãi bày cũng không gỡ ra được. Nàng phải chết với lời thề: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch ???, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Vũ Nương tin ở tấm lòng trong trắng, chung thuỷ của mình nên sau khi chết được như lời nguyền. - Tiết nghĩa của Vũ Nương là như vậy, nhưng như trên đã nói: Oan được giải, gặp lại chồng nhưng nàng không thể trở lại sống ở cõi đời. Câu chuyện càng thương tâm. Tấm lòng nàng càng sáng tỏ. c. Giá trị nghệ thuật. - Truyện có nhiều thành công về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng chuyện giàu kịch tính, tập trung làm nổi bật nỗi oan của Vũ Nương. - Xuyên suốt câu chuyện, ??? mọi tình tiết, chi tiết có dịp là tác giả giới thiệu, khẳng định, ca ngợi phẩm chất của Vũ Nương. - Để Vũ Nương nói nhiều lần, giọng nói khi thì thắm thiết, khi thì thống thiết khiến người đọc càng xúc động. - Cách xây dựng tình tiết, thắt nút, gỡ nút đầy bất ngờ, kịch tính khiến người đọc càng xúc động, càng làm nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó. - Thắt nút bằng yếu tố bất ngờ: Một câu nói ngây thơ nghe như thật của một đứa trẻ mà gây nêm bão táp dây chuyền trong cuộc đời vợ chồng Trương Sinh. - Gỡ nút cũng bằng yếu tố bất ngờ: Bấy nhiêu bão tố, bi kịch oan khiên bỗng nhiên được làm sáng tỏ cũng bằng một câu nói ngây thơ của đứa trẻ “Cha ??? lại đến kia kìa” * “Người con gái Nam Xương” là một chuyện tình yêu đầy oan khuất. Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan. Thật là vô lý và bất công khi toàn bộ bi kịch đó là do một lời nói đùa của người mẹ mà đứa con thơ dại đã ngây thơ nói lại. Người đọc càng thương cảm, phẫn uất khi hiểu ra rằng. Vũ Nương chỉ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công đối với người phụ nữ. * Vũ Nương là một hiện tượng nhân vật phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam, thế kỉ XVI. Cái chết của nàng ngoài giá trị lên án xã hội phong kiến đương thời còn sáng ngời tiết nghĩa của một phụ nữ đức hạnh, phù hợp với cách đánh giá ??? hiện tượng nhân vật và câu chuyện đầy xúc động này. Nguyễn du và chuyện kiều A. Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu thêm về tác giả Nguyễn Du. - Nắm được một số đặc sắc về nội dung nghệ thuật của truyện Kiều. B. Nội dung. I. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du. - Nguyến Du (1765 - 1820). - Gia đình Nguyến Du là một gia đình phong kiến quan lại bậc cao. Cha làm đến Tể tướng. Anh (Nguyễn Khản) cunggx làm Tể tướng. Các anh em khác nhiều người đỗ đạt làm quan. - Dòng họ Nguyễn Trãi có nề nếp trước thuật và hay nôm. + Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Nễ (anh); Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện (cháu), Nguyễn Huy Tự (con rể Nguyễn Khản), 2 con gái của Nguyễn Khản đều có thi tập bằng chữ Hán hoặc có tiếng hay nôm. - Từ năm 11 tuổi, nhà có biến lớn. Nguyễn Nghiễm cùng với Hoàng Ngũ Phúc đem quân đánh chúa Nguyễn, nửa chừng bị bệnh trở về rồi mất (1776). Mẹ qua đời (1778). Nguyễn Khản mấy năm thăng giáng bất thường, khi kiêu binh nổi loạn thì trốn lên Sơn Tây với Nguyễn Điêu. Khi Tây Sơn ra Bắc cúng theo vua Lê chúa Trịnh một thời gian nữa nhưng bị bệnh mất vào năm 1786. Nguyễn Điêu chết mấy tháng trước. + Khi Nguyễn Du, Nguyễn Nễ, Nguyễn úc không theo kịp Chiêu Thống đành quay lại, phân tán mỗi người một nơi, gia đình Nguyễn Du đại tan nát. - Nguyễn Du đỗ tam trường (1784), đỗ thấp và làm quan. - Năm 1789 trở về quê vợ ở Hải An - Quỳnh Côi - Thái Bình. Anh vợ giúp Tây Sơn. Ông tham gia chống Tây Sơn nhưng không thực hiện được, định trốn vào Gia Định theo Nguyễn ánh thì bị bắt, bị giam 3 tháng ở Nghệ An. Sau đó về quê sống cuộc đời ẩn dật. Tự xưng là “người săn núi Hồng” (Hồng sơn liệp hộ) và “dân dài bể Nam” (Nam Hải điếu đồ). - Thanh Hiên thi tập là tập thơ sáng tác vào những năm lận đận trên 10 năm trời phiêu bạt, túng thiếu, bệnh tật, gian khổ làm cho đầu sớm bạc. Buồn xót xa cho chí hướng không đạt, văn võ không có chỗ dùng. - Nguyễn du không giữ 1 lòng trung thành với nhà Lê. Năm 1802 khi Gia Long ra Bắc, không được làm tri phủ Phù Dung -> tri phủ Thường Tín + 1805: Đông các đại học sĩ. + 1809: cai bạ Quảng Bình. + 1813: cử đi tuế cống nha Thanh -> Tham tri Bộ Lễ đến 1820. Trước đó ít lâu Minh Mạng mới lên ngôi đã chọn ông làm chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong, ông chưa kịp đi thì bị mất. - Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, truyện Kiều là những tác phẩm kỳ này. - Trong lòng ông luôn có điều gì uẩn khúc, một tâm sự u uất trong thời gian làm tôi nhà Nguyễn. Khi ốm nặng không chịu uống thuốc. Khi lâm chung -> bảo người nhà sờ tay chân -> họ kêu lạnh -> ông bảo “Được, được” rồi mất. + Trong thời gian làm quan nhiều lần xin vê quê nghỉ. Quan trên đè nén, tôi nhà Lê làm quan nhà Nguyễn, bất mãn > “toàn bộ cuộc đời” (Hoài Thanh). II. Truyện Kiều. 1. Giá trị hiện thực. a. Tội ác của giai cấp phong kiến thống trị. - Giai cấp thống trị trong xã hội người bíc lột người thời nào trả hung ác nhưng trong thời suy tàn, nó càng hung ác hơn. - Lũ quan ông lớn nhỏ đến lũ quan bà, tiểu thư của ??? gia lệnh tộc như mẹ con họ Hoạn cũng ngang ngược không ai bằng. b. Số phận người phụ nữ. - Cô gái họ Vương có sắc, có tài, nội tâm cao quý, biết thương mến và biết hy sinh. - Xã hội phong kiến đã vồ lấy nàng như một miếng mồi ngon, giật lấy đóa hoa tình yêu trong tay nàng, rồi từng người đầu trộm đuôi cướp, bằng pháp luật, bằng lừa gạt, vu oan, đểu cáng, lôi nàng ra khỏi cảnh trong trắng phòng khuê, cảnh nâng niu chiều chuộng của cha mẹ, dẫn nàng vào cảnh đời dơ bẩn, địa đày. - Lần đầu nàng dùng dao trong cái phản ứng nông nổi của nàng bị mẹo lừa của con mụ trùm già đánh bại. - Lần thứ hai nàng khôn khéo gửi mình cho Thúc Sinh. Nàng biết nào phải chuyện sum họp êm ấm mà là chuyện “sắn bùn chút phận con con”. -> ước muốn sụp đổ vào tay mẹ con Hoạn thư. - Lần thứ 3 nàng dùng hết lí lẽ mà xã hội phong kiến đã mớm cho, khuyến Từ Hải ra hàng để trỏe về với cha mẹ, ???? chế độ thối nát thể hiện ở tên tổng đốc vừa bất tài, vừa đê hèn không thể dung nổi một nguyện vọng bình thường, nhỏ mọn như thế. Tên này lừa giết chồng nàng, kiếm chác trên nhan sắc, tài hoa của nàng và khi thấy sợ với tiếng tăm, đem nàng gán ghép cho một tên thuộc hạ cho xong chuyện. - Cử chỉ quyên sinh của Thúy Kiều ở ?? Tiền Đường không chỉ chấm dứt đoạn đời 15 năm lưu lạc của nàng mà còn là một hình thức ??? về xã hội đã đầy đọa nàng. Đó là một xã hội không sống được. 2. Giá trị nhân đạo. a. Một mối tình đầy ý nghĩa lãng mạn. b. Một sức mạnh vùng lên tháo cũi sổ lồng. - Trên cuộc đời Thúy Kiều, oan khốc chồng chất. Phật đã bó tay, thành thần vô dụng. Con người lương thiện biết dựa vào đâu. Người đọc chờ một lưỡi gươm vung lên: Từ Hải xuất hiện. - Trong chí Nguyến Du cũng như nhân dân, Từ Hải là hình ảnh lí tưởng của công lí. Công lý trong quan niệm của Từ giản dị mà dứt khoát, nó như cuộc sống hàng ngày của ?? anh. Phản ứng của Từ trước những cảnh bất bình vừa đột ngột vừa mãnh liệt như sấm vang sét nổ. Cơn giận của Từ như có cái gì là mãnh liệt của tự nhiên, trời đất, kẻ có tội đừng mong còn đường trốn thoát. - Xã hội vua quan phong kiến của cái triều Minh vững vàng ấy biến nàng thành một gái thanh lâu. Từ Hải đã đưa nàng từ gái thanh lâu lên địa vị một phu nhân đầy quyền uy. - Giữa pháp trường nghiêm mặt, Thúy Kiều sánh vai cùng Từ Hải, một mình xét xử -> sự thay bậc đổi ngôi rõ rệt. * Hình ảnh của tự do. - Từ Hải đi vào cuốn chuyện thoạt tiên với tư cách một cách chơi phong nhã. Chỉ ngỏ một lời là xong -> sống yên vui với Thúy Kiều. Từ bỗng dưng đến, bỗng dưng ra đi, trở về với thiên binh vạn mã, chết đứng. Nói mãnh liệt, đột ngột thì hành động của Từ như một cơn bão bất ngờ. Nói ánh sáng mà đời Từ đem lại cho cuốn truyện thì Từ như một ngôi sao băng xẹt qua bầu trời, sáng lòa một chốc rồi vụt tắt. - ?????. Đó là con đường ???, là cái khuôn mà mọi cá tính phải dập mình vào nếu không muốn trở thành loạn thần tặc tử. + Con người Từ, bắt đầu từ hình vóc, dường như không phải sinh ra để ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của phong kiến. Kích thước của tấm thân, của tài trí, của sinh hoạt đều xa cái cỡ tầm thường của công thức phong kiến. Tới lui của Từ không phải ở chỗ lễ nghĩa. Hoạt động của Từ không phải ở ngưỡng cửa gia đình cũng không quì lạy trước một tấm bia đá dưới chân nhà vua. Công của Từ là công của trời cao đất rộng. Trên đầu Từ không phải là nợ quân thần, dưới chân không phải là bao nhiêu sự ràng buộc tủn mủn. Đầu đội trời, chân đạp đất, Từ như một cây trụ kênh thiêng sừng sững, hiên ngang giữa đời. Con người như thế tất nhiên phải lấy giang hồ làm nhà cửa, lấy việc chèo chống non sông làm nơi vùng vẫy của mình “dọc ngàng nào biết…”. + Sức mạnh ấy đi liền với một đức tin ở mình cao độ. Từ tay không mà nói có thiên binh vạn mã, ước với người yêu có muôn chung nghì tứ, báo ân báo oán. Từ ??? là thế như trúc tre ngói tan, 5 tòa cõi nam đều bị đạp đổ. + Từ khinh bỉ bọn người vào luồn ra cúi. Khi người ta xúc phạm đến lòng yêu tự do, đến cuộc đời ngang dọc của mình thì phản ứng của Từ nhạy như thuốc súng. -> Đó là cái khao khát vỗ cánh lên 9 trùng Tiêu Hán để làm “bạn với kiêu ô”. Là khao khát của một cuộc đời rộng rãi, nguy hiểm trong vẻ vang của chim ưng, khác hẳn lý tưởng tầm thường của con rắn trong “bài ca chim ưng” của Gorki. - Xã hội phong kiến suy đồi không dung nạp thứ tự do mà Từ tiêu biểu. Hồ Tôn Hiến giết được Từ nhưng khát vọng tự do của Từ vẫn sống mãi với lòng quần chúng bị áp bức, thể hiện mơ ước tự do. Ngôn ngữ thiên nhiên trong truyện kiều I. Mở rộng về những lời bình truyện Kiều. 1. Lời xưa: Làm trai biết đánh tổ tôm Uống chi Chính Thái, xem Nôm - Thúy Kiều Mới là hợp thú tao nhã. 2. Bài

File đính kèm:

  • docGAV92.doc