Giáo án Ngữ văn 9 - Tập 1 Trường THCS Mỹ Lương

A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B Chuẩn bị:

1 Giáo viên : -Soạn giáo án.

 -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu

 -Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh hoạ

2 Học sinh : -Soạn bài .

 -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .

 

doc60 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tập 1 Trường THCS Mỹ Lương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Văn bản : Phong cách Hồ Chí Minh - Lê anh trà - Ngày soạn :13 / 8 / 2011 Ngày dạy : 15 / 8 / 1011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu -Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh hoạ 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(2 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): Nội dung hoạt động của giáo viên hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1:(15 phút): Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung -Gọi HS đọc VB -Kiểm tra việc đọc chú thích của HS -Xác định bố cục của VB? Hoạt động 2:( 23 phút) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản -Gọi HS đọc lại đoạn 1 -Cho HS thảo luận lớp: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của CT HCM sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy ? -HS đọc -HS trả lời -HS đọc -HS thảo luận lớp I Đọc và tìm hiểu chung 1 Đọc 2 Chú thích 3 Bố cục : 2 đoạn -Từ đầu -> hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM để tạo ra 1 nhân cách, 1 lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại -Còn lại : Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của CT HCM II Đọc –hiểu văn bản 1 Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM: (Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM) -Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả, CT HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền VH các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, BH đã : +Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều tiếng nước ngoài như : Anh, Pháp, Hoa, Nga…) +Qua công việc, qua LĐ mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau) +Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc -Điều quan trọng là người đã tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài +Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động +Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực +Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được) Tiết 2 Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp ) - Lê anh trà - Ngày soạn :14 / 8 / 2011 Ngày dạy : 17 / 8 / 2011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu -Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh hoạ 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(2 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Tiếp hoạt động 2( 20 phút) -Gọi HS đọc đoạn còn lại -Lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông của BH được biểu hiện ntn? -Cho HS trao đổi lớp: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? -Xác định những biện pháp nghệ thuật trong VB làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM? Hoạt động 3: ( 2 phút ):Hướng dẫn HS tổng kết -Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM? -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 8 Hoạt động 4: ( 15 phút ):Cho HS làm bài luyện tập trong SGK tr 8 -HS các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình -HS đọc -HS trả lời -HS trao đổi lớp -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc -HS các nhóm trình bày phần chuẩn bị ở nhà 2 Lối sống giản dị mà thanh cao của CT HCM -ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng CT HCM lại có 1 lối sống vô cùng giản dị +Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ(d/c) +Trang phục hết sức giản dị (d/c); tư trang ít ỏi(d/c) +Ăn uống đạm bạc (d/c) -Cách sống giản dị,đạm bạc của CT HCM lại vô cùng thanh cao,sang trọng +Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảch nghèo khó +Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời +Đây là 1 cách sống có văn hoá đã trở thành 1 quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên -Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất VN trong phong cách CT HCM Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao Những biện pháp nghệ thuật trong VB làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM -Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận 1 cách tự nhiên(d/c) +Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu(d/c) +Đan xen thơ NBK, cách dùng từ HV gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM và các bậc hiền triết của DT +Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức DT, hết sức VN. III Tổng kết *Ghi nhớ : SGK tr 8 IV Luyện tập Các nhóm tự trình bày phần sưu tầm của mình Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà -Soạn bài :Các phương châm hội thoại tiết 3 Các phương châm hội thoại Ngày soạn : 15 / 8 / 2011 Ngày dạy : 18 / 8 / 2011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất -Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(1 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): Nội dung hoạt động của giáo viên hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(10 phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về lượng -Gọi HS đọc đoạn đối thoại -Bơi nghĩa là gì? -Cho HS thảo luận lớp trả lời các câu hỏi SGK tr 8 -Cho HS đọc hoặc kể lại truyện “Lợn cưới, áo mới”.Cho HS thảo luận lớp câu hỏi SGK tr 9 -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 9 Hoạt động 2:( 10 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất -Gọi HS đọc hoặc kể lại truyện cười quả bí khổng lồ. Cho HS trả lời miệng các câu hỏi SGK tr 10 -Nếu không biết chắc 1 điều gì em có nên nói với các bạn trong lớp không? -Gọi HS đọc ghi nhớ 2 tr 10 Hoạt động 3: (17 phút ):Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1:.Cho HS trình bày cảm nhận riêng Bài 2: Cho HS làm miệng Bài 3: HS trả lời Bài 4:Cho HS thảo luận lớp -Bài tập 5: Cho HS thảo luận nhóm nhỏ. -HS đọc -HS trả lời -HS thảo luận lớp -HS đọc hoặc kể -HS thảo luận lớp -HS đọc -HS đọc hoặc kể -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc -HS trình bày -HS thảo luận lớp -HS trả lời -HS thảo luận lớp -HS thảo luận nhóm nhỏ I Phương châm về lượng Bài tập TH 1: -Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể -Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều An cần biết là 1 địa điểm cụ thể nào đó *Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi BT TH 2: VB “Lợn cưới, áo mới” -Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và chỉ cần trả lời “Nãy giờ tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả” *Trong giao tíêp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. *Ghi nhớ : SGK tr 9 II Phương châm về chất BT TH 3: -Truyện này phê phán tính nói khoác *Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật . Ta không nên nói những điều trái với điều ta nghĩ *Trong giao tiếp đừng nên nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. *Ghi nhớ : SGK tr 10 III Luyện tập Bài tập 1. -Các câu đều mắc một loại lỗi: sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm một phần nội dung nào. a)“Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.’’: Câu này thừa cụm từ nuôi ở nhà bởi vì gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b)“én là một loài chim có hai cánh.’’: Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vì thế có hai cánh là một cụm từ thừa. Bài tập 2. a)nói có sách, mách có chứng. b nói dối. c)nói mò. d) nói cuội. e) nói trạng. Các từ ngữ này đều chỉ những cách tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hôi thoại về chất. Bài tập 3 -Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không?’’, người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa). Bài tập 4, 5: HS tự làm Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà -Soạn bài : Sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh ---------------------------------- Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngày soạn :16 / 8 / 2011 Ngày dạy : 19 / 8 / 2011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn. -Biết cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(1 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): Nội dung hoạt động của giáo viên hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(7 phút): Hướng dẫn HS ôn lại những kiến thức về kiểu VBTM và các phương pháp TM Hoạt động 2:( 15 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu viết VB TM có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật -Gọi HS thay nhau đọc VB “HL- Đá và Nước” Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi SGK tr 12 -TG đã trình bày được sự kỳ lạ của HL chưa? Trình bày như thế là nhờ biện pháp gì? -Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong VB TM? Tác dụng của các VB đó? Hoạt động 3: (15 phút ):Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1:Cho HS thảo luận nhóm Bài 2: Cho HS làm miệng -HS trả lời -HS đọc -HS thảo luận nhóm -HS trả lời - miêu tả - liên tưởng -HS trả lời -HS thảo luận nhóm -HS làm miệng I Tìm hiểu 1 số biện pháp nghệ thuật trong VBTM 1 Ôn tập VBTM 2Viết VB TM có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật Văn bản “Hạ Long - Đá và Nước” -Giới thiệu vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được công nhận là di sản văn hoá thế giới. -Nội dung: thuyết minh sự kì lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên, tức thuyết minh về vẻ đẹp hấp dẫn kì diệu của Hạ Long. -Tác giả giới thiệu Hạ Long theo một phương diện ít ai nói tới, có thể nói là một phát hiện của nhà văn: đó là đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị. -Tác giả sử dụng phương pháp liệt kê là chính, biện pháp tưởng tượng và liên tưởng, dùng phép nhân hoá để tả các đảo đá a)Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc. b)Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng,… -Tác dụng giới thiệu vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà là một thế giới sống có hồn.Sau mỗi góc độ quan sát, tốc độ di chuyển, ánh sáng phản chiếu…là sự miêu tả những biến đổi của hình ảnh đảo đá, biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động, có hồn. Bài viết là một bài thơ văn xuôi mời gọi du khách đến với Hạ Long. *Ghi nhớ : SGK tr 13 II Luyện tập Bài tập 1 a)Có thể xem đây là truyện vui có tính chất thuyết minh hay là một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. -ở đây, yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp rất chặt chẽ. Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi. Nhưng mặt khác, hình thức nghệ thuật gây hứng thú cho người đọc. -Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là: -Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới… -Phân loại: các loại ruồi. -Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi. -Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính… b)Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: -Nhân hoá. -Có tình tiết. c)Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng, gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức. Bài tập 2. Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà -Soạn bài :Luyện tập sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong VBTM Tiết 5 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngày soạn : 17 / 8 / 2011 Ngày dạy : 20 / 8 / 2011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Giúp HS biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(2 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): Nội dung hoạt động của giáo viên hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:( 2 phút): GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS. -Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm lập dàn ý cho một trong bốn đề thuyết minh các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón. Hoạt động 2:( 30 phút): Cho HS các nhóm trình bày dàn ý, dự kiến cách sử dụng các biện pháp NT trong bài viết -HS bổ sung -GV chốt lại dàn ý Hoạt động 3: ( 10 phút ): Cho HS viết phần MB, KB -Gọi HS đọc bài đọc thêm tr 16 trình bày những ý đã tìm thành dàn ý chi tiết - Cho hs viết đoạn -HS thảo luận nhóm -HS các nhóm trình bày dàn ý -HS bổ sung -HS viết -HS đọc Đề bài: Thuyết minh 1 trong 4 đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón Yêu cầu: +Nội dung: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng ấy +Hình thức: Vận dụng 1 số biện pháp NT làm bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá Dàn ý Mở bài Giới thiệu chung Thân bài + Lịch sử ra đời + Cấu tạo : + Chất liệu + Qui trình làm + Giá trị kinh tế Kết bài Cảm nghĩ chung * Luyện tập Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà -Soạn bài :Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình Tiết 6, Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình –G.G. Mác-két - Ngày soạn :19 / 8 / 2011 Ngày dạy : 22 / 8 / 2011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. -Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): hoạt động của giáo viên h Đ của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(15 phút): Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung -Giới thiệu về tác giả ? -GV cho HS quan sát ảnh và giới thiệu thêm về tác giả -Nêu xuất xứ của VB? -GV đọc mẫu 1 đoạn và gọi HS đọc - Văn bản được chia làm mấy phần ? Hoạt động 2:( 20 phút) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản -Gọi HS đọc lại đoạn đầu. Trong đoạn đầu nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận ntn? - Tác dụng của cách vào đề ấy? -HS trả lời -HS quan sát -HS trả lời -HS đọc -HS trả lời 3 phần -HS đọc -HS thảo luận lớp I Đọc và tìm hiểu chung 1 Tác giả: SGK tr 19 2 Văn bản: *Xuất xứ:SGK tr 19 3. Đọc, chú thích 4. Bố cục : a . nguy cơ hạt nhân b . Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân c . Nhiệm vụ của chúng ta II Đọc –hiểu văn bản 1 Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân a)Nguy cơ chiến tranh hạt nhân - xác định cụ thể thời gian (“Hôm nay ngày 8-8-1986’’) và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản: “Nói nôm na…. trên trái đất’’. - tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: Kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất …hệ mặt trời’’. -Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời - Cách vào đề trực tiếp và bằng những chứng cứ rất xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. ---------------------------------------- Tiết 7 Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình –G.G. Mác-két - Ngày soạn : 19 / 8 / 2011 Ngày dạy : 22 / 8 / 2011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. -Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Bài mới Tiếp hoạt động 2 ( 20 phút) -Gọi HS đọc lại văn bản -Sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được TG chỉ ra bằng những chứng cứ nào? -Nhận xét nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn? -Gọi đọc tiếp đoạn 3 -Vì sao có thể nói: Chiến tranh “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược cả lý trí tự nhiên nữa”? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của TG về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất 1 khi chiến tranh hạt nhân nổ ra? - Gọi HS đọc đoạn cuối -Tác giả muốn gửi tới mọi người thông điệp gì? -Nếu CT vẫn xảy ra thì TG tiếp tục khẳng định điều gì? -Kết thúc lời kêu gọi của mình, TG nêu ra lời đề nghị gì? Nhằm mục đích gì? Hoạt động 3: (2 phút ):Hướng dẫn HS tổng kết -Gọi HS đọc ghi nhớ SGKtr 21 Hoạt động 4: (15 phút ):Hướng dẫn HS làm bài luyện tập SGK tr 21 để củng cố kiến thức - Đọc -HS trả lời - bang chứng rất ấn tượng -HS trả lời -HS đọc -HS thảo luận nhóm nhỏ -HS đọc -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc -HS viết b) Sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân -Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn +Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. D/c những VD so sánh làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang -Nghệ thuật lập luận của TG ở đoạn này thật đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được c)Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên -Chiến tranh không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì nó phản tiến hoá, phản lí trí tự nhiên( quy luật của tự nhiên, lô -gíc tự nhiên) như cách nói của tác giả -TG đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. +Từ đó dẫn đến 1 nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của CT HN ->Hiểm hoạ CT đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó. 2 Nhiệm vụ của con người: -Thông điệp mà tác gỉa muốn gửi tới mọi người: Đấu tranh ngăn chặn CTHN, cho 1 thế giới hoà bình: “Chúng ta đến đây…công bằng” - khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ những người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân - TG đã nêu ra 1 lời đề nghị: Cần lập ra 1 nhà băng lưu giữ trí nhớ tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân, để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong III Tổng kết *Ghi nhớ : SGK tr 21 IV Luyện tập PBCN của em sau khi học bài “Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình” của nhà văn G.G. Mác-két Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà -Soạn bài :Các phương châm hội thoại Tiết 8 : Các phương châm hội thoại (tiếp) Ngày soạn : 21 / 8 / 2011 Ngày dạy : 24/ 8 / 2011 A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự -Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(3 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): hoạt động của giáo viên h Đ của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(7 phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm quan hệ -Cho HS trả lời các câu hỏi SGK tr 21 -Muốn biết 1 câu nói có tuân thủ phương châm quan hệ không ta cần chú ý đến điều gì? -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 21 Hoạt động 2:( 7 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm cách thức -Cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2 trong mục II tr 21, 22 -Gọi HS đọc ghi nhớ tr 22 Hoạt động 3: ( 10 phút ):Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm lịch sự -Cho HS đọc truyện “Người ăn xin” và trả lời câu hỏi SGK tr 22 - Nêu quan điểm của em về vấn đề lịch sự ? Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 23 Hoạt động 4: ( 15 phút ):Hướng dẫn HS luyện tập để củng cố kiến thức Bài 1:Cho HS thảo luận lớp Bài 2: Cho HS làm việc độc lập Bài 3: HS làm miệng Bài 4: Cho HS thảo luận lớp Bài 5: Cho HS làm miệng -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc -HS thảo luận lớp - tự rút ra kết luận -HS đọc -HS đọc và thảo luận lớp -HS trả lời -HS đọc -HS thảo luận lớp -HS làm việc độc lập -HS làm miệng -HS thảo luận lớp -HS làm miệng I Phương châm quan hệ Bài 1: -TN này dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói 1 đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau *Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề *Ghi nhớ : SGK tr 21 II Phương châm cách thức Bài 2: -TN thứ nhất dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. - TN thứ 2 dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch -Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. ->Giao tiếp không đạt kết quả mong muốn *Khi giao tiếp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch -Câu trên có thể được hiểu theo 2 cách + Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định-> Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn +Nếu bổ nghĩa cho truyện ngắn :Tôi đồng ý với những nhận định của 1 (~ ) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác) Khi giao tiếp nếu không vì 1 lý do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách. *Ghi nhớ : SGK t

File đính kèm:

  • docngu van 9 tap 1.doc
Giáo án liên quan