Chuyên đề Địa lí Lớp 6 - Chuyên đề: Địa hình bề mặt Trái Đất

I.Mục tiêu bài học:

- HS nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình:núi, cao nguyên và đồi

- HS thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước

II.Tiến trình bài giảng.

1.Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra:

 3. Giới thiệu: Địa hình là toàn bộ các dạng lồi lõm trên bề mặt trái đấtnói chung hay một khu vực nói riêng.Căn cứ vào độ cao và hình dạng, người ta chia địa hình bề mặt trái đất làm bốn loại chính: núi, đồi, bình nguyên(đồng bằng), cao nguyên.

 4. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Địa lí Lớp 6 - Chuyên đề: Địa hình bề mặt Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề bám sát I.địa hình bề mặt trái đất I.Mục tiêu bài học: - HS nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình:núi, cao nguyên và đồi - HS thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước II.Tiến trình bài giảng. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra: 3. Giới thiệu: Địa hình là toàn bộ các dạng lồi lõm trên bề mặt trái đấtnói chung hay một khu vực nói riêng.Căn cứ vào độ cao và hình dạng, người ta chia địa hình bề mặt trái đất làm bốn loại chính: núi, đồi, bình nguyên(đồng bằng), cao nguyên. 4. Bài mới. 1.Địa hình núi a) Địa hình núi cao Núi cao là những núi có độ cao tuyệt đối trên 2000m. Trên thế giới có nhiều ngọn núi cao từ 6000m đến 8000m. ở vùng duyên hải phía Tây của Nam Mĩ có ngọn núiHu-át-ca-ran(Pê-ru) cao 6768m, ngọn A-công Ca-goa(Chi-lê) cao 6960mTại Nam á, nơi có nhiều đỉnh núi cao nhất thế giới, cao tới trên dưới 8000m tập trung ở dãy Hi-ma-lai-a mà điển hình là ngọn Ê-vơ-rétcòn gọi là đỉnh Chô-mô-lung-macao tới 8848m. ở Việt Nam, ngọn núi cao nhất là Phan-xi-păng cao 3143m. Càng lên cao, thời tiết càng lạnh.Thực vật chỉ còn là những cây bụi sống là là mặt đất cùng với rêu và địa y. Trên núi cao, cuộc sống con người trở nên khó khănTầng đất mỏng và thôkhiến con người không trồng trọt được các cây lương thực. Ngay việc nấu ăn cũng khó khăn vì áp suất không khí giảm. Nước sôi ở nhiệt độ 850c,900c,950c (tuỳ theo độ cao) nên nấu cơm rất lâu chín b) Địa hình núi trung bình Núi trung bình có độ cao tuyệt đối từ 1000-2000m. độ dốc sườn núi trung bình phổ biến là 25o-35 o . Thung lũng các sông chảy qua vùng núi trung bình đã mở ra thành chữ V rộng,một số nơi có hình chữ U. Do sườn núi trung bình đã bớt dốc nên lớp đất trồng trọt đã dày hơn thuận lợi cho việc thiết kế ruộng hình bậc thang Không khí ở miền núi trung bình trong lành, ít bụi, giàu ô xnên tuổi thọ trung bình của người miền núi rất cao, thường cao hơn ở đồng bằng Nói chung vùng núi trung bình đã có nhiều điều kiện thuận lợi đối với đối sống con người và tại đây đã gặp nhiều làng bản hơn so với vùng núi cao c) Địa hình núi thấp Núi thấp có độ cao tuyệt đối dưới 1000m. ở những vùng núi thấp, sườn núi đã bớt dốc đi nhiều, thường chỉ 20-25o .Sườn núi bớt dốc là điều kiện thuận lợi để người dân canh tác và làm ruộng bậc thang ở sườn núi và chân núi. Giao thông đi lại ở vùng địa hình núi thấpphát triển dễ dàng . Làng bản đông đúc hơn so với vùng địa hình núi trung bình d)Địa hình núi đá vôi Nước mưa, nước chảy đục đẽo địa hình đá vôibằng cách hoà tan, gặm mòn đá.Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì tốc độ hoà tan làm mòn đá vôi đạt trung bình 200mm/1000năm. Với tốc độ ấy thì chỉ trong khoảng 4 đến 5 triệu năm nước mưa, nước chảy sẽ hoà tan làm biến mất những khối núi, dãy núi đá vôi rất lớn trên bề mặt Trái Đất. Quá trình huỷ diệt, bào mòn bằng cách hoà tan đá vôi như trên người ta gọi là quá trình catxtơ. Địa hình cat xtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi Do bị nước mưa “hoà tan, gặm mòn, gọt đẽo ”nên núi đá vôi có những đặc điểm sau: - Đỉnh núi có dángắc, nhọn, hình răng cưa - Trong lòng núi có nhiều hang động - Trong các hang động có sự hình thành thạch nhũ. 2.Địa hình đồi Địa hình đồi có độ cao tương đối không quá 200m, độ dốc không lớn, nhiều khi thoải và thường không quá 25o Trên bề mặt Trái đất địa hình đồi thấy ở khắp nơi, song thường tập trung ở vùng chân núi làm thành một dải chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.ở nước ta thường gọi là miền đồi trung du Tuỳ theo cấu tạo nham thạch mà đồi có dạng địa hình khác nhau: có dạng bát úp, có dạng đỉnh bằng sườn lõm. .. Trên các sườn đồi, lớp đất khá dày thường trên dưới 1m, rất thuận lợi cho việc canh tác trồng cây công nghiệp như chè, sơn, các cây lương thực như sắn, khoai, ngô và nhiều cây ăn quả khác. Giao thông đi lại trong các vùng đồi cũng dễ dàng, do đó kinh tế ở các vùng đồi phát triển hơn so với miền núi. 3.Địa hình cao nguyên Cao nguyên là những dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m, bằng phẳng hay lượn sóng, có bề mặt chia cắt yếu và phân cách rõ rệt với các đồng bằng lân cận, nằm liền kề bằng các bậc địa hình *Đánh giá kết quả 1.Địa hình cat xtơ xuất hiện và phát triển trong những điều kiện nào? 2.Núi và đồi khác nhau ở những điểm chủ yếu nào? *Hoạt động nối tiếp 1.Trả lời câu hỏi trên vào vở và học thuộc 2. Chuẩn bị phần tiếp theo .

File đính kèm:

  • docchuyen_de_dia_li_lop_6_chuyen_de_dia_hinh_be_mat_trai_dat.doc
Giáo án liên quan