Chuyên đề Định hướng về cách thức học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

I. MỤC ĐÍCH VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhằm để nâng cao chất lượng học của học sinh

Nhằm để định hướng cho học sinh cách thức học tập phù hợp và đạt hiệu quả .

Bản thân tự nhận thấy hoạt động học là một hoạt đông bao gồm nhiều khâu , nhiều bước :

Học trên lớp , học ở nhà ; Chuẩn bị bài cũ , soạn bài mới , đọc sách tham khảo , bổ sung kiến thức . . .Nhưng trong các khâu , các bước đó “ việc chuẩn bị bài cũ và soạn bài mới ở nhà “ có vai trò quyết định đến kết quả học tập của học sinh trong hoạt động học . Từ việc nhận thấy vai trò đó tôi đã suy nghĩ , tìm tòi , nghiên cứu và chọn đề tài này .

II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Thực Trạng :

Qua việc kiểm tra bài cũ trên lớp – học trên lớp ta có thể đánh giá việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh như sau :

a. Việc học bài cũ :

- Nhiều em không học bài cũ , không thuộc bài và soạn bài mới khi đến lớp.

- một số bộ phận học sinh học chiếu lệ , sơ sài , đối phó .

- Học sinh học vẹt mà chưa hiểu nội dung mình học thuộc nói lên điều gì . Kết quả là học đầu quên đuôi, quên chữ đầu là quên toàn bài . Nên đến lớp GV hỏi một nội dung sau của bài thì không thể trả lời được hoặc lòng vòng không đúng câu hỏi

- Khi giáo viên hỏi thì các em lại viện lí do “ Bài dài quá em học không thuộc , hôm nay bài nhiều quá , hôm nay kiểm tra 15 phút , 1 tiết , .Em không thể ngồi lâu học bài , em run quá nên quên hết bài , . . .”

- Đến lớp thì tâm lí rất sợ khi nói đến trả bài , tìm giải pháp thoát thân.

* Từ việc học bài như thế nên đến khi kiểm tra 15 phút ,1 tiết thì kết quả thu được là rất thấp vì dung lượng bài kiểm tra nhiều hơn khi trả bài.Từ đó sinh ra tâm lí chán nản .

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Định hướng về cách thức học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD –ĐT BẠC LIÊU CộNG HOÀ XÃ HộI CHủ NGHĨA VIệT NAM TRƯỜNG THPT ĐỊNH THÀNH Độc lập Tự do Hạnh phúc Định Thành , ngày 08 tháng 10 năm 2008 Chuyên đề ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÁCH THỨC HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ CỦA HỌC SINH I. MỤC ĐÍCH VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm để nâng cao chất lượng học của học sinh Nhằm để định hướng cho học sinh cách thức học tập phù hợp và đạt hiệu quả . Bản thân tự nhận thấy hoạt động học là một hoạt đông bao gồm nhiều khâu , nhiều bước : Học trên lớp , học ở nhà ; Chuẩn bị bài cũ , soạn bài mới , đọc sách tham khảo , bổ sung kiến thức . . .Nhưng trong các khâu , các bước đó “ việc chuẩn bị bài cũ và soạn bài mới ở nhà “ có vai trò quyết định đến kết quả học tập của học sinh trong hoạt động học . Từ việc nhận thấy vai trò đó tôi đã suy nghĩ , tìm tòi , nghiên cứu và chọn đề tài này . II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Thực Trạng : Qua việc kiểm tra bài cũ trên lớp – học trên lớp ta có thể đánh giá việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh như sau : Việc học bài cũ : - Nhiều em không học bài cũ , không thuộc bài và soạn bài mới khi đến lớp. - một số bộ phận học sinh học chiếu lệ , sơ sài , đối phó . - Học sinh học vẹt mà chưa hiểu nội dung mình học thuộc nói lên điều gì . Kết quả là học đầu quên đuôi, quên chữ đầu là quên toàn bài . Nên đến lớp GV hỏi một nội dung sau của bài thì không thể trả lời được hoặc lòng vòng không đúng câu hỏi - Khi giáo viên hỏi thì các em lại viện lí do “ Bài dài quá em học không thuộc , hôm nay bài nhiều quá , hôm nay kiểm tra 15 phút , 1 tiết , ….Em không thể ngồi lâu học bài , em run quá nên quên hết bài , . . .” - Đến lớp thì tâm lí rất sợ khi nói đến trả bài , tìm giải pháp thoát thân. * Từ việc học bài như thế nên đến khi kiểm tra 15 phút ,1 tiết thì kết quả thu được là rất thấp vì dung lượng bài kiểm tra nhiều hơn khi trả bài.Từ đó sinh ra tâm lí chán nản . Việc làm bài tập ở nhà : Về nhà ít làm bài tập ngay sau buổi học mà chờ đến khi có tiết học hôm sau mới đem bài tập ra làm nên thường bị động thời gian và quên mất phương pháp Bài tập làm không hoàn thành , làm theo hình thức đối phó: Lấy bài giải ra chép vào , hoặc đến lớp mượn bài tập của bạn chép vào . Kết quả là không hiểu bài tập của mình làm tại sao ra kết quả đó . Khi giáo viên gọi lên bảng thì không biết đường giải – không biết trả lời tại sao có kết quả đó . Dần dần theo thời gian bị hổng kiến thức phương pháp sinh ra tâm lí chán học . C. Việc soạn bài mới : Phần lớn học sinh ít chịu tự học , tự nghiên cứu , tìm tòi xem nội dung bài học hôm nay mình học có những nội dung gì. Thường soạn bài qua loa , đối phó giáo viên bộ môn , chép bài từ sách tham khảo , mượn tập học chép lại có khi của các Anh chị học trước chép lai . Soạn bài kiểu gối đầu : Học xong bài nào về viết lại nội dung bài đã học vào tập bài soạn , khi giáo viên bộ môn gọi đến thì bảo “ hôm nay do công việc nên chưa soạn kịp em quên , …” . Kết quả tiếp thu chậm bài mới hoặc không thể tiếp thu được kiến thức học của ngày hôm đó . Giáo viên bộ môn đặt ra câu hỏi thì không thể trả lời được – dẫn đến đến lớp học trầm, tạo ra tâm lí bị động do hằng ngày không phát biểu nên khi biết được nội dung nào đó thì không dám trả lời, không dám phát biểu vì không tự tin. Tâm lí rất sợ phát biểu trên lớp . Giải Pháp: Từ thực trạng nêu trên , qua quá trình tìm hiểu, rút kinh nghiệm từ trong giảng dạy và tiếp xúc với các em. Bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của khâu chuẩn bị nội dung học tập ở trên lớp cũng như ở nhà nên đề ra những giải pháp sau đây: a. Tạo thói quen tích cực trong học tập: Phần lớn học sinh hông học tốt thường không có thói quen ngồi lâu để học bài và làm bài . Khi học bài thì như tù túng , nặng nề khó nhọc , cảm thấy đau đầu khi ngồi lâu . Cho nên để tạo cảm giác thỏai mái khi ngồi học thì ta nên tạo thói quen hàng ngày . Tập thói quen ngồi học mỗi ngày tăng dần theo thời gian nếu bản thân chưa thích nghi. Chẳng hạn ngày đầu tiên học 10 phút , ngày hôm sau tăng thời gian lên 15 hoặc 20 phút va nhiều ngày thì ta có thể có thói quen ngồi học được lâu mà khi đó ta không bị ức chến về tâm lí học bài . đến lúc đó có thể một ngày ta không học bài cảm thấy thiếu và muốn học bài . Người ta thường gọi đó là thói quen học bài . Đây là thuận lợi bước đầu cho việc học bài ở nhà . b.Cách thức học bài cũ và làm bài tập ở nhà : Từ thực trạng học sinh ít khi học và làm bài tập ngay sau buổi học nên khó khăn nhiều trong việc thuộc bài và làm bài tập ở nhà nên : Sau khi đi học về ngày hôm đó nên dành một thời gian nhất định để học bài và làm bài của bài mới học ngày hôm đó . Vì mới học nên kiến thức quen và nhớ phương pháp nên phần lí thuyết thì dễ thuộc và bài tập có thể giải quyết được . Do chuận bài bước đầu trước khi học và có thời gian làm quen trên lớp và lần thứ 03 tiếp nhận ở nhà khi học xong nên kiến hức nhớ lâu , đến tiết học đó ngày hôm sau thì không bị động về bài học và bài tập nữa. Những bài tập giải chưa được thì đem trao đổi với bạn bè , thầy cô nên sẽ không có hiện tượng không làm bài tập ở nhà . Tâm lí thỏai mái khi bước vào tiết học , khi còn phập phồng lo sợ trả bài hay kiểm tra bài tập , hứng thú với tiết học hơn . Do chuẩn bị bài có thời gian như vậy nên những bài tập ở nhà được đọc đi đọc lại nhiều lần , thuộc đề , đến lớp thầy , cô, bạn bè giải thì nhớ lâu hơn . c.Tạo thẻ kiến thức : Ta dùng bìa cứng tạo thành những thẻ nhớ có thể bỏ vào túi được . Ghi vào đó những kiến thức cơ bản họac khó nhớ như :Định luật , định lí , công thức hoặc những từ mới của A.văn … Ta có thể mang theo bên mình khi cần thếit hay thời gian rảnh rỗi ta có thể xem lại một cách dễ dàng mà không cần chạy vào lật tập , lật sách . Thực hiện chiến lược học mọi lúc , mọi nơi . III. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ : Ưu điểm : Định hướng cho học sinh phương pháp và cách thức học hiệu quả trước thực trạng hiện nay . Dễ thực hiện cho mọi cá nhân học tập . Tạo cho học sinh có thói quen tốt trong học tập, hạn chế thói quen tham gia những cuộc vui vô bổ .Rèn luyện cho HS ý thức học tập hàng ngày. Giải thóat cho Hs tâ lí nặng nề khi đến lớp , vào tiết học và những giờ kiểm tra . Giúp học sinh hứng thú , phấn khởi học , tích cực học hơn . Hạn chế được thực trạng đến lớp 03 không : Không làm bài tập – không làm bài cũ – không sọan bài mới . Hạn chế : Cần có thời gian để tạo thói quen . Cần có sự kiên trì của học sinh . IV.KẾT LUẬN : Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân và qua trao đổi với những em Hs đạt thành tích cao trong những năm vừa qau . Trên cơ sở đó tôi đã xây dựng nên chuyên đề này nhằm góp phần vào việc định hướng cho HS xây dựng thói quen học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp . Nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn và có hiệu quả hơn . Tuy nhiên đó là sự tổng hợp theo ý kiến của cá nhân tôi nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót .Mong các quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề này được hòan thiện hơn . Người viết đề tài

File đính kèm:

  • docPHUONG PHAP HOC BAI VA LAM BAI O NHA .doc
Giáo án liên quan